Top 10 # Khám Tổng Quát Bệnh Xã Hội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Tổng Quát Giải Phẫu Bệnh

Những bệnh ác tính do clone của tế bào tạo máu gốc. Tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non chiếm ≥ 20% tế bào có nhân trong máu ngoại biên hoặc trong tủy xương.

2. PHÂN LOẠI AML THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI WHO 2008:

2.1/ Bạch cầu cấp dòng tủy với những nhiễm sắc thể bất thường đặc hiệu (Acute myeloid leukamia with recurrent genetic abnormalities):

Bạch cầu cấp dòng tủy với chuyển vị ( 8;21) [AML with ( 8;21) (q22;q22) ; RUNX1-RUNX1T1]

Bạch cầu cấp dòng tủy với đảo vị hoặc chuyển vị (16) [AML with inv (16) (p13.1,q22); CBFB-MYH11]

Bạch cầu cấp với chuyển vị (15;17) [Acute promyelocytic leukemia with t (15;17) (q22;q120, PML- RARA]

Bạch cầu cấp với chuyển vị (9;11) [AML with t(9;11) (p22,q23) ; MLLT3-MLL]

Bạch cầu cấp với chuyển vị (6;9) [AML with t(6;9)(p23;q34); DEK-NUP214]

Bạch cầu cấp với đảo vị hoặc chuyển vị (3) [AML with inv(3)(q21;q26.2) or t(3;3)(q21;q26.2); RPN1-EV11]

Bạch cầu cấp với chuyển vị (1:22) [AML (megakaryoblastic) with t(1;22)(p13;q13); RBM15-MKL1]

Đề nghị : Bạch cầu cấp dòng tủy với đột biến NPM1 (AML with mutated NPM1)

Đề nghị : Bạch cầu cấp dòng tủy với đột biến CEBPA (AML with mutated CEPBA)

Bạch cầu cấp dòng tủy có độ biệt hóa tối thiểu (M0) (AML with minimal differentiation)

Bạch cầu cấp dòng tủy không trưởng thành (M1) (AML with no maturation)

Bạch cầu cấp dòng tủy trưởng thành (M2) (AML with maturation)

Bạch cầu cấp dòng tủy và dòng mono (M4) (Acute myelomonocytic leukemia)

Bạch cầu cấp dòng mono (M5) (Acute monoblastic/monocytic leukemia)

Bạch cầu cấp dòng hồng cầu (M6) (Acute erythroid leukemia)

Bạch cầu cấp dòng mẫu tiểu cầu (M7) (Acute megakaryoblastic leukemia)

Bạch cầu cấp dòng basophils (Acute basophilic leukemia)

Tăng sinh cấp toàn bộ tủy với xơ tuy đi kèm (Acute panmyelosis with myelofibrosis)

3. NGUYÊN NHÂN :

Cơ địa được xem là nguyên nhân góp phần tạo nên bạch cầu cấp như: hội chứng Down, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tăng 10-20 lần, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng mẫu tiểu cầu tăng hơn 500 lần.Thiếu máu Fanconi. Một số những bệnh di truyền hiếm gặp khác cũng có tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp. Môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp. Các yếu tố môi trường gồm nhiễm Phóng xạ, xạ trị, hóa trị, chất hóa học như Benzene,… bên cạnh đó Tiền căn về những bệnh tạo máucũng là một trong những nguyên nhân gay bạch cầu cấp như Hội chứng loạn sinh tủy, những bệnh tăng sinh tủy, những bệnh loạn sinh/tăng sinh tủy đều có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.

4. SINH LÝ BỆNH:

Do sự tích tụ của nhiều đột biến gene. Các đột biến được chia làm hai loại gồm loại một là những dấu hiệu của tiền tăng sinh, ví dụ : FLT3, NPM1, KIT và loại hai là những bất thường trong quá trình trưởng thành, ví dụ : PML-RARA, CEBPA, RUNX1-RUNX1T1.

Tần suất bệnh: Khoảng 3,4/100.000 người, Ở Mỹ có khoảng 10.000 trường hợp mới mỗi năm.

Diễn tiến tự nhiên: Có diễn tiến lâm sàng nhanh

6. LÂM SÀNG:

Những triệu chứng như mệt mỏi (thiếu máu), xuất huyết ( giảm tiểu cầu ), nhiễm trùng (giảm bạch cầu đa nhân). Những biểu hiện ngoài tủy như U, nốt ở da, phì đại nướu răng, sarcoma tủy.

8. YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO CHẨN ĐOÁN:

Những yếu tố cần thiết để chẩn đoán bạch cầu cấp trong tất cả trường hợp như máu ngoại biên và/hoặc mẫu hút tủy và / hoặc mẫu sinh thiết tủy, dấu ấn miễn dịch, di truyền học, bệnh sử hoàn chỉnh và chính xác, tiền sử có nhận hóa trị và/hoặc xạ trị, tiền căn về các bịnh tạo máu khác (như hội chứng loạn sinh tủy).

Những yếu tố cần được bổ sung tùy theo từng trường hợp gồm hóa tế bào, FISH (nếu karyotype không thành công, Một số bất thường ẩn không thể phát hiện bằng karyotype), Sinh học phân tử ( Karyotype bình thường : FLT3,NPM1,CEBPA …Karyotype bất thường : tùy từng bịnh viện, tùy những phát hiện mới, tùy phác đồ điều trị ….).

9. GIẢI PHẪU BỆNH:

Lam máu ngoại biên: Đối với lam máu ngoại biên, chúng ta xét tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non trên 200 bạch cầu.

Lam hút tủy: Đối với lam hút tủy không có bệnh khác đi kèm, chúng ta cũng xét tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non trên 500 tế bào có nhân không, kể cả tế bào của bệnh đi kèm (như tương bào trong đa u tuy, lympho bào trong bạch cầu mãn dòng lympho).

Đặc điểm tổng quát về các loại tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non:

Nguyên tủy bào (Myeloblasts):Bào tương có hạt ưa azure và/hoặc que Auer (Hình 1)

Nguyên bào mono (monoblasts) : Kích thước lớn, bào tương có màu xám pha lẫn xanh da trời, có thể có hạt ưa azure mịn. (Hình 2).

Nguyên mẫu tiểu cầu (megakaryoblasts): Bào tương có nhú hoặc có những mảnh vỡ của tương bào, nhưng không đặc hiệu (Hình 3)

Tiền tủy bào (promyelocytes): Chỉ được xem là tế bào non trong bạch cầu cấp tiền tủy bào (acute promyelocytic leukemia). Nhân có một hoặc hai thùy. Bào tương có nhiều hạt hoặc không có hạt. Có thể có nhiều que Auer (tế bào bó củi, Faggot cells). (Hình 4)

Tiền mono bào (promonocytes): Bào tương có màu xanh da trời pha lẫn màu xám. Nhân có nhiễm sắc chất mịn. Màng nhân xếp nếp

Nguyên bào hồng cầu (erythroblasts): Chỉ được đếm như tế bào non trong bạch cầu cấp dòng hồng cầu, bào tương có màu kiềm đâm và có thể có không bào bao quanh nhân. (Hình 6)

Thường có bất thường về công thức máu như giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đa nhân. Sự hiện diện và % của tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non.

Quan sát hồng cầu để đánh giá tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)

Yêu cầu lam tủy giàu tế bào và nhuộm đẹp.

Một số hình ảnh tế bào non ( blast) của các type bạch cầu cấp dòng tủy.

Yêu cầu phải đủ kích thước và nhuộm đẹp.

Nhận diện tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non bằng cách sử dụng hóa mô miễn dịch nếu cần.

Những điểm cần lưu ý như không phải tất cả tế bào non đều dương tính với CD34, đặc biệt là bạch cầu cấp tiền tủy bào, nguyên mẫu tiểu cầu , nguyên bào mono, tiền mono bào và nguyên hồng cầu. Hóa mô miễn dịch không nhạy cảm bằng dấu ấn miễn dịch.

Đánh giá loạn sinh của mẫu tiểu cầu. Đánh giá những bệnh lý đi kèm như bệnh tế bào mast, những bệnh lý khác.

Esterase không đặc hiệu:

Nếu dương tính chúng ta xác định dòng mono, nhưng nếu âm tính chúng ta vẫn không loại trừ được dòng mono.

11. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: a/ Tác dụng phụ của Granulocyte Colony-stimulating Factor (GCF)

– Tế bào non có thể có hơn 20% trên mẫu tuy có mật độ tế bào thấp

– Hiện tượng thoáng qua, không có “clone”, không có que Auer

b/ Tế bào non trong giai đoạn cấp tính của bệnh tủy có trước, cần có bệnh sử.

12. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN GIẢI PHẪU BỆNH a/ Dấu ấn miễn dịch (DAMD)

Nên thực hiện ở tất cả trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy trong lần chẩn đoán đầu tiên. Giúp xác đinh dòng tủyGiúp thiết lập những “dấu ấn” miễn dịch để theo dõi trong tương laiNhững marker của tế bào non như CD34 nhưng không phải tất cả tế bào non đều dương tính với CD34. CD117 xác định tiền mono bào và tế bào mast cũng dương tính. TdT dương tính trong một số ít trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy. Những marker của dòng tủy như MPO, CD13, CD33những marker của dòng mono như CD14, CD36/CD64, CD163, CD4 ( yếu ), CD33 (mạnh)Những marker của dòng mẫu tiểu cầu như CD31, CD41, CD42b, CD61. Những marker của dòng hồng cầu như Glycorophin A, hemoglobin A, CD 71 (không đặc hiệu).

b/ Di truyền học phân tử

Di truyền học nên thực hiện ở tất cả các trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy trong lần chẩn đoán đầu tiên. Giá trị về mặt chẩn đoán trong bạch cầu cấp dòng tủy với những nhiễm sắc thể bất thường đặc hiệu. Bên cạnh đó còn có giá trị tiên lượng như nhóm nguy cơ thấp, trung bình và cao.

Fish thực hiện trong một số trường hợp theo sự gợi ý của hình thái hoặc di truyền học

Sinh học phân tử thực hiện tùy theo bệnh viện, phác đồ, rất hữu ích trong theo dõi tồn lưu tối thiểu (Minimal residual disease, MRD). Nói chung, trong trường hợp karyotype bình thường, nên kiểm tra những đột biến của FLT3, CEBPA, và NPM1.

13.NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHẨN ĐOÁN

1/ Sử dụng GCF như một thành phần trong điều tri bạch cầu cấp dòng tủy: Khó đánh giá tồn lưu bệnh dựa trên số lượng tế bào non

2/ Bạch cầu cấp dòng tủy có số lượng tế bào non thấp (<20%): Chẩn đoán dựa vào sự hiện diện của những bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu [ t(15;17) ; t(8;21); inv (16)/t(16;16)]

4/ Tăng tiền hồng cầu đáng kể: Loạn sinh tủy bậc cao hay bạch cầu cấp dòng hồng cầu. Bạch cầu cấp dòng hồng cầu thường có nguyên bào hồng cầu là chính. Loạn sinh tủy thường gồm tất cả những giai đoạn khác của dòng hồng cầu . Cần loại trừ những bệnh không ác tính như thiếu chất ( vitamin B12, folate, đồng) hay điều trị với erythropoietin.

5/ Xơ tủy: Thường không hút được tủy. Phải dựa vào HDMD để đánh giá số tế bào non như: CD34,CD117. Cần loại trừ khả năng chuyển giai đoạn từ những bịnh tạo máu có trước.

6/ Bạch cầu mãn hay bạch cầu cấp dòng tủy và mono: Đòi hỏi chất lượng lam và nhuộm đẹp. Tủy thường có số lượng tế bào non cao hơn trong máu.

14. TIÊN LƯỢNG Bảng 01: Phân loại tiên lượng bạch cầu cấp theo của gene 15. TƯỜNG TRÌNH KẾT QUẢ:

Yêu cầu tối thiểu phải có áp dụng bảng phân loại WHO 2008, sử dụng bảng tóm tắt kết quả của CAP, tường thuật kết quả của những xét nghiệm đặc biệt bao gồm những yếu tố chẩn đoán và tiên lượng.

Thông báo kết quả bằng cách gọi điện thoại thông báo với bác sĩ lâm sàng càng sớm càng tốt, những trường hợp chẩn đoán mới, tái phát bất ngờ, nghi ngờ bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL), có đông máu nội mạch lan tỏa đi kèm.

16. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

[01] . Carla S. Wilson, MD, PhD (2012). Overview of acute myeloid leukemia. In: Reichard, Kaaren K.M.D, 1stedition, 9-114-119. Amirsys Publishing, Inc. Canada

[02] . WHO (2008). Acute myeloid leukemia, not otherwise specified. In:D.A. Arber el al. World Health Organization classification of Tumours of the Hematopoietic and Lymphoid Tissues , 4th edition, pp 130-140. International Agency for Research on Cancer, Lyon

LÊ THANH TÚ

Cập Nhật Bảng Giá+ Địa Điểm Khám Sức Khỏe Tổng Quát Tốt Nhất 2022

Khám sức khỏe tổng quát gồm: khám thể lực, lâm sàn, xét nghiệm máu+ nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng với chi phí 2-3 triệu/ gói cơ bản, 4-8 triệu gói đầy đủ ở các bệnh viên tư nhân.

Khám sức khỏe tổng quát để làm gì?

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để có hướng điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên khám và xét nghiệm thế nào thế nào là đủ và đúng? Bên cạnh đó, hiện một số phòng khám chuyên “vẽ ra chuyện” hoặc có xu hướng lạm dụng xét nghiệm và kỹ thuật cao cũng khiến người ta e dè.

Vậy khám sức khỏe tổng quát là khám những gì?

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm các bước khám thể lực, khám lâm sàng tổng quát, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. Sau đó dựa trên các kết quả khám, bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát sẽ kết luận tình trạng sức khỏe của người tham gia khám. Cụ thể như sau:

Khám thể lực

Khám thể lực gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch đập, huyết áp.

Khám lâm sàng tổng quát

Khám lâm sàng tổng quát bao gồm đánh giá biểu hiện lâm sàng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận-tiết niệu, nội tiết, cơ-xương-khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu. Bên cạnh đó có thể mở rộng phạm vi khám một số chuyên khoa khác như phụ khoa, nam khoa, lão khoa, ung bướu,… tùy vào đặc điểm và yếu tố nguy cơ của mỗi người.

Xét nghiệm máu, nước tiểu

Có 5 xét nghiệm cần làm như sau:

Xét nghiệm công thức máu để xác định định lượng các thành phần của máu (hồng cầu, bạch cầu,…) và một số tính chất của chúng (ví dụ như độ lớn, lượng hêmôglôbin) trong mẫu thử máu thường lấy ra từ mạch máu gần khuỷu tay. Nó cho ta biết cơ thể có gì bất thường không: bị nhiễm trùng, bệnh ung thư máu,… Ngoài số lượng hồng cầu, bạch cầu, người ta còn đếm số lượng bạch u trung tính và bạch huyết bào.

Xét nghiệm cơ bản nước tiểu

Xét nghiệm cơ bản nước tiểu cho thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.

Xét nghiệm đường máu giúp xác định nồng độ đường trong máu (nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường). Việc lấy máu phải được thực hiện sau ít nhất 8 giờ nhịn đói. Chế độ ăn những ngày trước khi làm thử nghiệm phải bình thường. Không được hút thuốc trước khi lấy máu.

Xét nghiệm mỡ máu nhằm đo hàm lượng cholesterol và triglycerid, trong đó có lượng cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt).

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tăng cholesterol máu được đặt ra nếu hàm lượng chất này trong máu cao hơn 2,50 g/l. Triglycerid được coi là cao nếu tăng quá 2 g/l.

Đó là các men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn đoán bệnh ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư), tuy nhiên nồng độ các men này cũng tăng ở bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm nên làm định kỳ như: xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, kiểm tra axit uric, các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm,…

Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh thường quy là chup X Quang (nhiều vị trí như lồng ngực, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khung chậu,… tùy theo đặc điểm và yếu tố nguy cơ từng người); siêu âm ổ bụng,…

Thăm dò chức năng

Tùy vào yếu tố nguy cơ để có sự lựa chọn phù hợp như: điện tâm đồ, điện não đồ, đo loãng xương,…

Lưu ý: Khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, do phải làm xét nghiệm về máu nên các bạn không nên ăn sáng.

Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền?

Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt tại chúng tôi

Bạn có thể khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân 115, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân Gia Định, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo, các tuyến bệnh viện quận/huyện,… mà cụ thể như sau:

Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08 3855 4137 – 08 3855 4138 – 08 3856 3534

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại: 08 3841 2692

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08 3855 4269

Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo

Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, Phường 4, Quận 10

Điện thoại: 08 3927 0284

Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ cổng 1: 88 Thành Thái (520 Nguyễn Tri Phương cũ) Phường 12, Quận 10, TPHCM

Địa chỉ cổng 2: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Điện thoại: 08 3865 4249 – 08 3865 5110

Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt ở Hà Nội?

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 3574 7788

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 3868 9711 – 1900 575758

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 04 3974 3556

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 04 3728 0888

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Vietsing

Địa chỉ: 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04 3943 8888

tu khoa

khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền 2017

xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền

khám bệnh tổng quát tại bệnh viện hòa hảo

bệnh viện hòa hảo có khám bảo hiểm không

Bệnh Xã Hội Là Gì? Các Loại Bệnh Xã Hội Phổ Biến Hiện Nay

Bệnh xã hội là để chỉ chung nhóm các bệnh lý gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến xã hội. Ngày nay định nghĩa bệnh xã hội là để chỉ các bệnh lây qua đường tình dục. Hầu hết những bệnh có xác suất truyền từ người này sang người khác. Chính vì vậy, ảnh hưởng của bệnh xã hội không chỉ tới sức khỏe người bệnh mà còn mở rộng hơn gây tổn hại một phần lợi ích xã hội.

Bệnh xã hội, hay bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh hoa liễu… là chỉ chung nhóm bệnh dễ lây khi có quan hệ. Do khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng nên các bệnh này gây ảnh hưởng lớn tới xã hội. Hầu hết các loại bệnh xã hội đều do các tác nhân cụ thể như khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng…

Trên thế giới ước tính rằng phải có tới khoảng 1 triệu người mắc bệnh xã hội mỗi ngày. Đây là một con số rất lớn, ở Việt Nam tỉ lệ này cũng không thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ người mắc bệnh xã hội ở Việt Nam có rất nhiều sự khác biệt so với thế giới. Cụ thể, sùi mào gà là bệnh chiếm đa số trong các bệnh xã hội ở nước ta. Trong khi đó tỉ lệ sùi mào gà trên thế giới không quá cao.

Ngoài ra, có rất nhiều bệnh xã hội khác được thống kê là khoảng trên 20 bệnh khác nhau. Trong đó có những bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh. Thường phân chia các loại bệnh xã hội theo tác nhân gây bệnh. Cụ thể gồm có nhóm các loại bệnh xã hội do vi khuẩn, do virus, do nấm, do ký sinh trùng.

Tổng hợp các bệnh xã hội phổ biến hiện nay

Bệnh lậu do tác nhân lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Đây là một bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng đường tiết niệu. Nam giới có khoảng 20% khả năng nhiễm lậu sau 1 lần quan hệ, nữ giới thì có tới 60 – 80%. Tỉ lệ này còn cao hơn đối với những người quan hệ đồng giới. Bệnh lậu gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sức khỏe sinh lý, sinh sản của người bệnh.

Chlamydia là để chỉ bệnh nhiễm trùng đường sinh dục – tiết niệu do khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Người mắc bệnh chlamydia cũng có triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu. Chlamydia nguy hại vì khả năng tấn công gây ra vô sinh là cực kỳ cao. Chlamydia là bệnh rất hay xuất hiện đi kèm với bệnh lậu. Chính vì thế nên khi điều trị bệnh có biểu hiện viêm nhiễm đường tiểu các bác sĩ xét nghiệm rất kỹ càng.

Nguy cơ Chlamydia Trachomatis lây lan gây viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh khá cao. Ở nữ giới thì loại khuẩn này gây viêm vùng chậu. Đây là những bệnh lý gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn phổ biến. Nhất là nữ giới còn tăng khả năng hư thai, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm

Bệnh giang mai có từ lâu đời với ảnh hưởng cực kỳ nặng nề. Giang mai được đánh giá là rất nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh AIDS. Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này ở những giai đoạn biểu hiện giang mai đầu tiên thì không ảnh hưởng nhiều. Chủ yếu là gây lây lan cho người khác. Sau đó giang mai sẽ ủ bệnh nhiều năm và tới khi phát bệnh thì gây nên những tổn thương cực kỳ nặng nề.

Giang mai phát triển qua giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn rồi tới giai đoạn cuối. Bệnh nguy hiểm vì lây cực kỳ mạnh mẽ, nhất là ở giai đoạn 2. Thậm chí bệnh còn lây sang thai nhi ngay trong thai kỳ từ người mẹ. Biến chứng của giang mai nặng nhất là tử vong. Ngoài ra còn có nguy cơ đột quỵ, bại liệt, mù lòa, tổn thương nội tạng, trầm cảm, suy giảm khả năng đi lại, rối loạn ý thức, tổn thương nội tạng…

Sùi mào gà là bệnh lý mà ở vùng cơ quan sinh dục mọc u nhú hình mào gà, hoa lơ. Những u nhú này chỉ gây mùi hôi và khó chịu chứ không đau ngứa. Tuy nhiên, sùi mào gà khiến cho vùng kín trở nên rất mất thẩm mỹ. Quan trọng nhất là bệnh lây lan mạnh sang người khác. Sùi mào gà cũng có thể mọc tại chân tay và nhiều vị trí khác.

Khác với sùi mào gà, mụn rộp sinh dục thì do Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra. Do đó còn có tên gọi khác là bệnh Herpes sinh dục. Căn bệnh này khiến cho vùng kín bị mọc mụn rộp, mụn nước chảy dịch. Mụn này cực kỳ dễ lây lan sang người khác nếu có quan hệ tình dục.

Bệnh mụn rộp sinh dục mắc mới chủ yếu là do HSV chủng 2 gây ra. HSV – 1 thường gây mụn rộp ở các chi trên. Tuy nhiên do số người mắc ngày một cao nên HSV – 1 đã trở thành một nguyên nhân gây tái phát bệnh mụn rộp sinh dục. Mụn rộp sinh dục có thể tiềm ẩn trong cơ thể, tới khi đề kháng yếu mới bộc phát. Bệnh thậm chí có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các loại bệnh xã hội do nấm

Phổ biến là nhiễm nấm candida, bệnh không đáng ngại vì dễ chữa. Bệnh lây lan nhưng ít khi lan sang các vị trí trên cơ thể và chủ yếu tổn thương ở nơi đã nhiễm nấm.

Các loại bệnh xã hội do ký sinh trùng

Chủ yếu là bệnh ghẻ, bệnh rận mu… Những bệnh này chữa dễ dàng và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh xã hội hoặc có thắc mắc bạn đọc có thể liên lạc tới hotline 0865.776.663 của chúng tôi. Hoặc bạn có thể tới các phòng khám bệnh xã hội uy tín để được giải đáp. Tư vấn sức khỏe có mục hỏi đáp, bạn đọc có thể để lại số điện thoại và câu hỏi sẽ được các chuyên gia tư vấn miễn phí

Rối Loạn Lo Âu Xã Hội

Ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, nhưng có thể điều trị bằng những phương pháp như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp bản thân có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

– Các đặc điểm di truyền:

Rối loạn lo âu có xu hướng xuất hiện trong gia đình. Tuy nhiên, không hoàn toàn rõ ràng bao nhiêu phần là do di truyền và bao nhiêu phần là do hành vi học được.

– Cấu trúc não:

Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Những người có cơ quan này hoạt động quá mức có thể có một phản ứng sợ hãi thái quá, do đó tăng sự lo lắng trong các tình huống xã hội.

Rối loạn lo âu xã hội có thể là một hành vi học được. Nghĩa là, người bệnh có thể phát triển tình trạng này sau khi chứng kiến những hành vi lo lắng của người khác. Bên cạnh đó, có thể có một mối liên hệ giữa rối loạn lo âu xã hội với những cha mẹ kiểm soát hoặc bảo vệ con cái quá mức.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng trên bao gồm:

– Lịch sử gia đình:

Người bệnh có nhiều khả năng phát triển chứng sợ xã hội nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tình trạng này.

– Các kinh nghiệm tiêu cực:

Những trẻ nhút nhát, rụt rè, lãnh đạm hoặc hạn chế khi phải đối mặt với những tình huống mới hoặc gặp người mới có nguy cơ cao hơn.

– Những đòi hỏi mới của xã hội hoặc công việc:

Gặp gỡ những người mới, đưa ra một bài phát biểu trước công chúng hoặc thực hiện một bài thuyết trình quan trọng cũng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội lần đầu tiên. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có nguồn gốc từ thời niên thiếu.

– Có một tình trạng sức khỏe thu hút sự chú ý:

Biến dạng, nói lắp, bệnh Parkinson và các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng cảm giác tự ý thức và kích hoạt chứng rối loạn lo âu xã hội ở một số người.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Thực tế, cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu đầu tiên của Rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số trường hợp có bản chất tự nhiên dè dặt, tuy nhiên một số trường hợp khác thì dễ dàng hòa nhập.

Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, hội chứng Rối loạn lo âu xã hội có thể bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.

Triệu chứng cảm xúc và hành vi

– Sợ các tình huống mà bản thân có thể bị đánh giá.

– Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân.

– Lo lắng bản thân sẽ xúc phạm một ai đó.

– Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ.

– Sợ những người khác nhận thấy bản thân đang lo lắng.

– Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy.

– Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ.

– Tránh tình huống mà bản thân có thể là trung tâm của sự chú ý.

– Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ.

– Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân.

– Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.

Đối với trẻ em, những nỗi lo lắng khi tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.

Loại biểu hiện của hội chứng Rối loạn lo âu xã hội là khi bản thân cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ xảy ra trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước nhiều người, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.

Triệu chứng thực thể

– Nhịp tim nhanh.

– Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn.

– Hơi thở hổn hển.

– Chóng mặt hoặc choáng váng.

– Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”.

– Căng thẳng cơ bắp.

Tránh các tình huống xã hội bình thường

Ngoài ra, các hoạt động xảy ra thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:

– Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

– Tương tác với người lạ.

– Ăn ở trước mặt người khác.

– Giao tiếp bằng mắt.

– Tham dự tiệc hoặc tụ họp xã hội.

– Đi làm hoặc đi học.

– Bước vào một căn phòng mà mọi người đều đã ngồi.

– Trả lại hàng cho cửa hàng.

Điều trị hội chứng rối loạn lo âu xã hội

Hiện nay, để điều trị hội chứng trên thì cac bác sĩ thường sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất là thuốc và liệu pháp tâm lý. Và hai phương pháp điều trị trên có thể được sử dụng kết hợp.

Liệu pháp tâm lý

Tư vấn tâm lý cải thiện các triệu chứng ở hầu hết những người bị chứng lo lắng xã hội. Trong điều trị, người bệnh sẽ học cách nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và phát triển các kỹ năng giúp họ có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.

Liệu pháp nhận thức hành vi là loại phổ biến nhất trong tư vấn sự lo lắng. Trong liệu pháp này là nhận thức dựa trên sự tiếp xúc, người bệnh dần học cách đối mặt với những tình huống mà họ sợ nhất. Liệu pháp này có thể cải thiện các kỹ năng đối phó và giúp người bệnh phát triển sự tự tin để đối phó với các tình huống gây lo lắng. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia vào việc đào tạo các kỹ năng hoặc nhập vai thực hành các kỹ năng xã hội để đạt được sự thoải mái và tự tin khi tiếp xúc với những người khác.

Các loại thuốc được lựa chọn đầu tiên

Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) thường là loại đầu tiên được sử dụng điều trị các triệu chứng lo lắng xã hội dai dẳng. Bác sĩ có thể kê toa paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft).

Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể là một lựa chọn để điều trị chứng rối loạn lo sợ xã hội.

Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ có thể giúp người bệnh bắt đầu với liều thuốc thấp và tăng dần theo toa. Có thể mất vài tuần đến vài tháng điều trị, các triệu chứng mới được cải thiện đáng kể.

Các loại thuốc khác

Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần cũng có thể kê toa thuốc khác cho các triệu chứng lo âu xã hội như:

Các thuốc chống trầm cảm khác: Người bệnh có thể phải thử các thuốc chống trầm cảm khác nhau để tìm ra loại thuốc hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất gây ra cho họ.

Thuốc chống lo âu: Benzodiazepines có thể làm giảm mức độ lo lắng. Mặc dù thuốc này có tác dụng rất nhanh, chúng có thể gây nghiện và an thần, vì vậy chúng thường chỉ được kê toa sử dụng ngắn hạn.

Chẹn beta: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác động kích thích của epinephrine (adrenaline). Chúng có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp, tim đập thình thịch, giọng nói và chân tay run. Do đó, chúng có tác dụng tốt nhất khi sử dụng không thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng cho một tình huống đặc biệt như trình bày bài phát biểu. Thuốc này không được khuyến khích để điều trị chung cho chứng rối loạn lo lắng xã hội.