Top 11 # Khám Bệnh Trầm Cảm Online Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Địa Chỉ Khám Chứng Trầm Cảm

Mình tự làm bài test trầm cảm và được dự đoán là mắc chứng trầm cảm vừa. Hiện mình đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội vậy xin hỏi mình nên khám trầm cảm ở địa chỉ nào là tốt nhất. Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Rất hoan nghênh tinh thần bảo vệ sức khỏe của bạn. Bạn đã làm bài test trầm cảm và cho thấy mức độ trầm cảm của bạn chưa nặng và bạn có nhiều dấu hiệu của trầm cảm chính vì vậy việc đi khám để được chuẩn đoán và điều trị là rất cần thiết.

Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243 8522 087

Đây là địa chỉ được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Mỗi năm có hàng nghìn ca trầm cảm đến khám và điều trị.

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia là nơi quy tụ của rất nhiều các bác sĩ, nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực tâm thần học đây cũng là địa chỉ công tác và đào tạo bậc học và sau đại học cho chuyên ngành tâm thần trong cả nước.

Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243 5764 558, máy lẻ 315

Khoa Tâm thần chuyên chẩn đoán, điều trị bệnh lý tâm thần, thần kinh lão khoa như: tai biến mạch máu não, bệnh và hội chứng Parkinson, sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ, hội chứng lo âu, trầm cảm, loạn thần người già, loạn thần do rượu, động kinh, viêm đa rễ dây thần kinh, viêm thị thần kinh, nhược cơ, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm màng não, viêm não, đau đầu migren…

Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103

Địa chỉ : 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0243 3115 689

Khoa Tâm thần – Bệnh viện 103 là khoa tuyến cuối của toàn quân. Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, hằng năm khoa tiếp nhận điều trị cho hàng trăm lượt bệnh nhân là quân nhân, bảo hiểm y tế và nhân dân.

Khoa Tâm thần chuyên khám chữa bệnh tâm thần trong đó có trầm cảm.

Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc

Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0243 9275 568

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc thăm khám, tư vấn và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mắc các chứng rối loạn tâm thần, tâm lý và sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tư vấn và điều trị các bệnh tâm lý, giải tỏa stress và rối loạn tâm thần, các bệnh đau đầu, trầm cảm, rối loạn tăng động – giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ…

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Địa chỉ: Hòa Bình – Thường Tín – Hà Nội

Điện thoại: 0243 3853 227

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là bệnh viện đầu ngành của cả nước về điều trị tâm bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều nghiên cứu, đóng góp cho ngành Tâm thần trong và ngoài nước.

Hiện tại, bệnh viện có chức năng khám và điều trị các bệnh như: Tâm thần phân liệt, động kinh, loạn thần cấp, rối loạn cảm xúc, trầm cảm nội sinh, tự sát, trầm cảm, đau đầu, mất ngủ, các chứng bệnh đau mãn tính, stress, lo âu.

Trung Tâm Điều Trị Tâm Bệnh và Tự Kỷ – Bệnh viện Vinmec

Địa chỉ: Số 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 0243 9743 556

Đây là cơ sở y tế tư nhân uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong thăm khám, điều trị và chẩn đoán các bệnh lý Tâm thần cho cả người lớn và trẻ em.

Chức năng chính của trung tâm là tưu vấn, chuẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm lý cho các trường hợp tự kỷ, trầm cảm, các rối loạn tâm lý, rối loạn lo âu, trầm cảm, stress, mất ngủ, sang chấn PDSD, bệnh nhân ung thư, hiếm muộn, người già

Khám Giai Đoạn Trầm Cảm Ở Đâu

kiến thức về bệnh

RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM

I. Chẩn đoán rối loan hỗn hơp lo âu trầm cảm theo ICD 10:

– Tiêu chuẩn triệu chứng: Hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào xem xét một cách riêng biệt là đủ nặng để đánh giá chẩn đoán. Nếu có lo âu với mức độ trầm cảm ít hơn thì cần xem xét để đặt chẩn đoán khác. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì trầm cảm phải được ưu tiên trước. Một số triệu chứng thần kinh tự động (run, đánh trống ngực, khô miệng, sôi bụng…) phải có dù chỉ từng hồi.

– Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ chẩn đoán nếu:

+ Lo âu và lo lắng quá mức, không có triệu chứng thần kinh tự động.

+ Triệu chứng trầm cảm lo âu kéo dài.

II. Cân lâm sàng:

Các xét nghiệm:

Xét nghiệm thường quy: CTM, tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm sinh hóa: SGOT, SGPT, Ure, Creatine, đường huyết

ECG

Trắc nghiệm tâm lý giúp đánh giá mức độ của lo âu và trầm cảm: Thang đánh giá trầm cảm và lo âu của Hamilton

III. Xử trí:

A. Tri liệu tâm lý:

Liệu pháp tâm lý nâng đỡ.

Liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi.

B. Tri liệu hóa dươc:

Điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm có thể lựa chọn benzodiazepines (BZDs) hay buspirone với thuốc chống trầm cảm.

1. BZDs:

Khởi đầu điều trị bằng liều thấp, bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng tính an thần do thuốc gây ra và các nguy hiểm khi lạm dụng thuốc.

Thời gian điều trị được tính từ lúc bắt đầu sử dụng thuốc, nếu vì nhu cầu điều trị liên tục lâu dài cần phải đánh giá tình trạng mỗi tháng một lần. Khi sự điều trị đòi hỏi phải ngưng thuốc, sự giảm liều cần tiến hành từng bước.

Diazepam: 2 – 60 mg/ngày

Clonazepam: 10 – 150 mg/ngày

(xem phụ lục thuốc kèm theo)

2. Buspirone

Khởi đầu 2.5-5 mg 3 lần/ngày, sau đó tăng dần đến khi có hiệu quả điều trị (tối đa 20 mg/ngày ở trẻ em và 60 mg/ngày ở người lớn). Buspirone có tác dụng rất chậm (sau 2-3 tuần) và ít hiệu quả ở bệnh nhân đã điều trị với BZDs.

3. Kháng Histamin:

Hydroxyzine: liều khởi đầu 10-20 mg/ngày, có thể tăng đến 200-300 mg/ngày

4. Chống trầm cảm

Imipramine: liều khởi đầu 25 mg, liều điều trị 150-300 mg/ngày Amitriptyline: liều khởi đầu 25 mg, liều điều trị 150-300 mg/ngày Fluoxetine: liều khởi đầu 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày Venlafaxine: liều khởi đầu 37.5 mg/ngày, liều tối đa 375 mg/ngày

Mirtazapine: liều khởi đầu 15 mg/ngày, liều tối đa 45 mg/ngày

(xem phụ lục thuốc kèm theo)

5. Các thuốc phối hợp:

Thuốc chống loạn thần thế hệ 1 & 2 liều thấp (xem phụ lục thuốc kèm theo)

Các thuốc ức chế β như Propranolol: liều khởi đầu 10 mg 2 lần/ngày, liều tối đa 80-160 mg/ngày.

6. Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh:

(xem phụ lục thuốc kèm theo)

C. Thời gian điều tri:

Trị liệu đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng. Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn, và có thể là suốt đời để tránh tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ashok chúng tôi David V.Sheehan: Medical Evaluation of the Anxious Patient, Psychiatric Annals 18(3), pp.176-178, 1988.

2. Dan J.Stein, Eric Hollander: Textbook of Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing: pp.109-403, 2002.

3. Daphne Simeon, Eric Hollander: Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing: pp.1-58, 2003.

4. Kaplan and Sadock (2007), Synopsis of Psychiatry, Lippincott Williams and Wilkins, pp. 976-1126

5. The ICD-10, Classiíỉcation of Mental and Behavioural Disorders (1992), World Health Organisation Geneva, pp. 141

Trầm Cảm Là Gì? Hiểu Đúng Về Bệnh Trầm Cảm

Trầm cảm là một căn bệnh và nó phổ biến hơn bạn nghĩ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

Sự hiểu biết không đầy đủ, hoặc sai lệch, cho rằng trầm cảm không phải bệnh lý mà là sự yếu đuối hoặc một khiếm khuyết về thần kinh dẫn tới hành vi xấu hổ, che giấu về tình trạng bệnh, thiếu sự thấu cảm của người thân…nên người bệnh không được điều trị kịp thời là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trên. Do vậy mà nhận thức đúng đắn về trầm cảm là điều cần thiết để chúng ta có thể ngăn chặn trước khi mọi việc trở nên quá muộn màng.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Không còn thích thú hay hăm hở với bất cứ điều gì

Mất năng động

Buồn nản kéo dài hay cảm giác đời không đáng sống

Ăn kém hay ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng

Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường

Cảm giác mệt mỏi liên tục

Cảm thấy mình không có giá trị hay mặc cảm tội lỗi không có lý do

Khó tập trung hay khó ra quyết định

Dễ nóng nảy, giận dữ

Nghĩ về tự sát và chết chóc.

Đặc biệt, những người bị trầm cảm thường gặp những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi kéo dài, cảm giác hồi hộp, tức ngực, chóng mặt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa…trong khi thăm khám lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương thực thể nào. Điều này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm đi thăm khám ở những chuyên khoa khác không phải chuyên khoa tâm-thần kinh, dẫn tới chuẩn đoán ban đầu không chính xác. Các bác sỹ khuyên rằng, nếu như bạn có ít nhất 3 biểu hiện toàn thân hoặc đã đi khám ở các chuyên khoa khác từ 4 lần trở lên thì nên tầm soát trầm cảm.

Trầm cảm có thể chữa khỏi

Trầm cảm là một bệnh lý như những bệnh lý thường gặp khác và có thể điều trị được. Vì vậy đừng ngại ngần tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn điều trị trầm cảm sớm.

Lời khuyên từ chuyên gia

Không sử dụng rượu bia để giải quyết tâm trạng buồn phiền vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn

Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị trầm cảm cần từ 4-6 tuần mới cho thấy rõ hiệu quả, vì vậy trong thời gian điều trị bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc.

Trầm cảm là một bệnh mạn tính và rất dễ tái phát, vì vậy việc điều trị cần kiên trì.

Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân nên chia sẻ, đối thoại với bác sỹ để tìm ra biện pháp thích hợp cho vấn đề của mình.

Tìm một người tin cậy để chia sẻ cảm xúc

Ăn uống điều độ và vận động hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm.

Hỏi Đáp: Nên Đi Khám Chữa Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Ở Đâu?

Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi rõ hơn về bệnh này và cho tôi biết nên đi khám chữa bệnh ở địa chỉ nào không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Các rối loạn tâm lý và trầm cảm sau sinh

Rối loạn tâm lý sau sinh – hay còn gọi như là “baby blues”, tình trạng này ảnh hưởng đến từ 50 đến 75% phụ nữ sau khi sinh. Khi bị rối loạn tâm lý sau sinh, bạn sẽ thường xuyên khóc kéo dài vì không có lý do rõ ràng, buồn bã và lo lắng.

Tình trạng này thường bắt đầu trong tuần đầu tiên (từ một đến bốn ngày) sau khi sinh. Tuy vậy, nó thường tự giảm trong vòng hai tuần mà không cần điều trị.

Trầm cảm sau sinh

Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với baby blues. Nếu bạn đã từng bị trầm cảm sau khi sinh vào lần thai trước, nguy cơ tái phát của bạn sẽ tăng lên 30%. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến một năm, điều trị với liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả và người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục.

Để nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh, bạn cần xem Các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.

Chứng loạn thần sau sinh

Đây là một dạng rối loạn tâm thần sau sinh rất nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tình trạng này tương đối hiếm, chỉ có ảnh hưởng đến 1 trên 1.000 phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng sau khi sinh, tuy nhiên rất nặng, kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng bao gồm:

Chứng loạn tinh thần sau sinh đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay từ khi có nguy cơ tự tử và nguy cơ gây hại cho em bé. Điều trị thường bao gồm việc nhập viện cho người mẹ và các thuốc an thần, chống loạn thần.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

2. Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?

Hội chứng Baby Blues:

Thông thường, hội chứng này sẽ tự giới hạn, nghĩa là nó sẽ biến mất trong vòng 2 tuần sau sinh. Điều trị hội chứng này thường chỉ cần điều trị Tâm lý, hoặc thậm chí là tâm sự với người thân sẽ có thể làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Trầm cảm sau sinh:

Thuốc và các liệu pháp Tâm lý hành vi thường được dùng trong điều trị Trầm cảm sau sinh. Trong đó, phương pháp dùng thuốc đã được chứng minh về hiệu quả tác dụng giảm nhanh triệu chứng hơn. Liệu pháp Tâm lý hành vi thường được sử dụng cho các bà mẹ e ngại về tác dụng phụ của thuốc sẽ ngấm qua sữa, hoặc dị ứng với thuốc.

Vì tính chất phức tạp của các triệu chứng Trầm cảm sau sinh, nên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến các Bác sĩ Tâm thần để điều trị Trầm cảm sau sinh. Mặc dù các bác sĩ Sản phụ khoa hoặc bác sĩ Nôi khoa vẫn có thể điều trị bệnh này, nhưng chính Bác sĩ Tâm thần sẽ có cái nhìn sâu sát hơn về hành vi tâm lý của bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Điều này rất quan trọng trong điều trị, vì nó có liên qua trực tiếp đến việc cân nhắc loại và liều thuốc để cải thiện tâm trạng và các triệu chứng một các hiệu quả nhất. Hơn nữa, hiện nay đã có nhiều thế hệ thuốc mới không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn.

Liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức có thể được thực hiện bởi các Bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng vẫn nên kết hợp tâm lý và dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Loạn thần sau sinh:

Đây là tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh cực kỳ nghiêm trọng. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Tốt nhất là người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện Tâm thần. Đừng để tâm lý lo ngại về việc đến bệnh viện Tâm thần, vì thời gian điều trị càng trễ thì khả năng khỏi bệnh của người bệnh càng thấp.

3. không điều trị Trầm cảm sau sinh có tự khỏi không?

Như đã đề cập ở trên, rối loạn tâm lý sau sinh – hội chứng Baby Blues có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh tự khỏi lại khá hiếm. Mặc dù vẫn có nhiều bà mẹ thoát ra được tình trạng trầm cảm sau sinh mà không điều trị, nhưng rủi ro của các trường hợp này khá cao. Vì có thể nó chỉ tạm thời biến mất, chứ không thật sự khỏi bệnh, bà mẹ sẽ dễ bị trầm cảm mạn tính kéo dài suốt mấy năm sau. Thậm chí, một số trường hợp có thể diễn tiến thành trầm cảm kháng trị. Ngoài ra, việc chậm trễ trong điều trị hoặc không điều trị cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh cho lần thai sau.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

4. Bị trầm cảm sơ sinh nhưng không muốn đi khám Tâm thần, vậy có thể khám ở đâu?

Có nhiều lý do khiến bà mẹ sau sinh có tâm lý e ngại đi khám Trầm cảm sau sinh là do họ không muốn được chẩn đoán hoặc bị nghĩ rằng họ bị mắc bệnh Tâm thần. Nhưng với vai trò là chuyên gia, tôi không đồng ý cách suy nghĩ và tâm lý ngại ngùng đó, vì sức khỏe tâm thần đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nếu sức khỏe tâm thần không ổn định, chắc chắn rằng sức khỏe sinh lý của cơ thể sẽ bị rối loạn. Do đó, người nhà cũng như bản thân bệnh nhân nên đi khám ngay nếu thấy bà mẹ có các dấu hiệu Trầm cảm. Vì nếu không điều trị, mối quan hệ mẹ con sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, nếu tình trạng diễn tiến kéo dài có thể dẫn đến điều nguy hiểm nhất của trầm cảm – đó là hành vi tự tử.

Chi phí khám, điều trị bệnh trầm cảm là bao nhiêu tiền?

Bệnh trầm cảm là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ chữa trầm cảm giỏi để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ chuyên gia tư vấn trầm cảm theo số

Trích Bệnh trầm cảm sau sinh – bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân