Top 3 # Khám Bệnh Quai Hàm Ở Đâu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Khám Bệnh Quai Bị Với Biến Chứng Khác Ở Đâu

kiến thức về bệnh

BỆNH QUAI BỊ

1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH QUAI BỊ

1.1. Định nghĩa

Quai bị là bệnh viêm cấp tính tuyến nuớc bọt mang tai do virus quai bị gây ra, tự giới hạn. Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, các tuyến khác như tinh hoàn, tụy và hệ thần kinh trung uơng cũng có thể bị tổn thương. Bệnh thường lành tính, tự khỏi và gây miễn dịch bền vững.

1.2. Dịch tễ

– Tác nhân gây bệnh: Siêu vi quai bị thuộc gia đình Paramyxoviridae có cấu trúc di truyền RNA

– Người là ký chủ duy nhất, bệnh xảy ra khắp nơi, thành dịch nhỏ ở các tập thể đông đúc, không có tình trạng người lành mang trùng.

– Trên 50% xảy ra ở lứa tuổi từ 5-9 tuổi, và hơn 90% ở nhóm trẻ trên 14 tuổi. Bệnh lây qua đường hô hấp: nước bọt, ho hắt hơi. Bệnh lây 6 ngày trước khi viêm tuyến mang tai, kéo dài 2 tuần, lây mạnh nhất vào khoảng 2-4 ngày sau khi khởi bệnh.

2. LÂM SÀNG Gồm 4 thời kỳ: 2.1. Thời kỳ ủ bệnh: từ 14-24 ngày. 2.2. Thời kỳ khởi bệnh:

Xuất hiện đột ngột với:

– Mệt mỏi

– Sốt nhẹ, không kèm lạnh run.

– Đau họng và đau góc hàm.

– Đau 3 điểm Rillet Barthez: mõm chủm-khớp thái dương hàm-góc dưới xương hàm.

Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau tăng khi khám hay khi nhai.

2.3. Thời kỳ toàn phát

– Tổn thương tuyến nuớc bọt mang tai sưng to, đau nhức lúc đầu một bên, sau đó lan qua bên còn lại (% các ca) và các tuyến nước bọt khác, đau nhức trong một tuần sau đó nhỏ lại, da trên tuyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi (phân biệt với viêm tuyến mang tai do vi trùng).

– Sốt 38 0-39 0 C trong 3 ngày đầu của bệnh có khi lên đến 40 0 C, sốt cao thường gặp trong trường hợp có tổn thương ngoài tuyến nuớc bọt.

– Đau đầu, chán ăn, đau bụng, khó nuốt, khó nói.

– Lỗ Stenon sưng đỏ, có khi có giả mạc.

– Hạch trước tai và góc hàm to đau.

2.4. Thời kỳ hồi phục

Sau một tuần tuyến mang tai nhỏ dần và giảm đau, các triệu chứng khác cũng giảm từ từ và hết.

3. BIẾN CHỨNG BỆNH QUAI BỊ

– Tổn thương thần kinh

+ Viêm não màng não: xuất hiện từ 3-10 ngày sau khi viêm tuyến mang tai. Triệu chứng lâm sàng: sốt cao, nhức đầu, ói mửa, rối loạn hành vi tác phong, co giật, cổ gượng (+), có dấu hiệu Kernig và Brudzinki (+).

Cận lâm sàng:

Công thức máu: Bạch cầu bình thường hay giảm, tỷ lệ tế bào lympho tăng.

Dịch não tủy: mang đặc điểm của viêm màng não do siêu vi.

Bệnh thường phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng.

+ Tổn thương thần kinh sọ não: điếc thoáng qua chiếm 4,4% ca quai bị, điếc vĩnh viễn một bên trong 1/20000 trường hợp, xuất hiện đột ngột hay từ từ, thường kèm chóng mặt, các thử nghiệm chức năng tiền đình bình thường.

Các biểu hiện thần kinh khác hiếm gặp hơn: thất điều tiểu não, liệt mặt, viêm dây thần kinh số VIII, mù, hội chứng Guillain Barre, viêm tủy cắt ngang …

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Thường tổn thương một bên (75%), 2/3 trường hợp xảy ra trong tuần đầu của bệnh.

Lâm sàng: sốt cao, ớn lạnh, đôi khi lạnh run, nhức đầu, nôn ói đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhức, da bìu đỏ. Sốt càng cao thì bệnh càng nặng, sốt thường giảm sau 5 ngày trong 1/3 trường hợp, đau và sưng cũng giảm song hành với sốt, tuy nhiên 20% trường hợp đau vẫn kéo dài sau 2 tuần.

Tiến triển: bệnh kéo dài 8-10 ngày, không tụ mủ, 30-40% teo tinh hoàn sau 2-4 tháng mắc bệnh, hiếm khi vô sinh thật sự.

– Viêm tụy cấp.

Gặp ở 3-7% trường hợp, xuất hiện 3-5 ngày sau viêm tuyến mang tai, thường nhẹ không triệu chứng. Những trường hợp nặng tạo nang giả tụy với những triệu chứng gợi ý: sốt cao, đau bụng, nôn, phản ứng thành bụng, trụy mạch.

– Viêm buồng trứng: gặp 7% ở tuổi sau dậy thì.

4.1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

– Dịch tễ

+ Tiếp xúc với người bị quai bị.

+ Chưa mắc bệnh, chưa được chủng ngừa.

– Lâm sàng + Sốt.

+ Viêm tuyến mang tai: như mô tả phần trên.

+ Viêm các tuyến khác (có hoặc không): tụy, tinh hoàn, buồng trứng, hệ thần kinh trung uơng.

– Cận lâm sàng:

+ Công thức máu: bạch cầu thường bình thường hoặc giảm nhẹ với lympho tăng. + Tốc độ lắng máu: bình thường (tăng trong tổn thương tinh hoàn và tụy tạng).

+ Amylaze/ máu: tăng nhẹ hay vừa trong 2- 3 tuần, tăng cao khi có kèm theo viêm tụy.

+ Lipase/ máu: chỉ tăng khi có viêm tụy.

+ Dịch não tủy: Trên bệnh nhân viêm màng não siêu vi, nếu amylase máu tăng cao nên nghĩ đến quai bị.

Các xét nghiệm sau ít khi đuợc sử dụng trong các ca quai bị thông thuờng:

+ Xét nghiệm huyết thanh học và siêu vi học: phân lập virus trong bệnh phẩm máu, phết cổ họng, dịch tiết lỗ Stenon, dịch não tủy, nước tiểu. Phát hiện kháng thể IgM, Iμg trong huyết thanh.

+ PCR tìm virus trong bệnh phẩm.

4.2 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH QUAI BỊ

– Khi chỉ viêm tuyến nước bọt mang tai cần phân biệt với

+ Viêm do vi khuẩn: Tuyến mang tai sưng, nóng, đỏ, đau và mủ chảy ra lỗ ống Stenon khi ấn, số lượng bạch cầu tăng và tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Tắc ống dẫn tuyến do sỏi: Dựa vào chụp cản quang ống Stenon.

+ Viêm do các virus khác: Influenza, Parainfluenza… Dựa vào xét nghiệm huyết thanh học và PCR để chẩn đoán.

+ Viêm hạch góc hàm dưới: Thường có triệu chứng viêm rõ, số lượng bạch cầu tăng cao và đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

– Khi có viêm tinh hoàn cần phân biệt với

+ Viêm tiền liệt tuyến, mào tinh trong bệnh lậu: Xuất hiện sau khi quan hệ tình dục không an toàn, đái máu, đái mủ. Cấy nước tiểu: vi trùng lậu (+).

+ Lao tinh hoàn và mào tinh hoàn: Diễn tiến bệnh ít cấp tính, chán ăn, sốt về chiều, x quang phổi, siêu âm có dịch màng tinh hoàn, BK đàm, PCR lao trong dịch tinh hoàn.

– Khi có viêm não- màng não:

+ Do vi khuẩn: Chẩn đoán dựa vào dịch não tủy.

+ Do lao: Khởi phát từ từ. Chẩn đoán dựa vào x quang phổi, BK đàm, dịch não tủy.

5. ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng.

– Viêm tuyến nước bọt đơn thuần:

Cách ly tối thiểu 2 tuần (thời gian có thể lây), hạn chế đi lại trong giai đoạn sốt và sưng tuyến nước bọt.

Chườm ấm vùng tuyến sưng, nếu cần cho giảm đau an thần nhẹ, thường xuyên súc miệng với nước muối sau ăn, ăn lỏng nhẹ những ngày đầu.

Giảm đau, hạ sốt: paracetamol 10MG/kg/8 giờ.

– Khi có viêm tinh hoàn:

Nằm nghỉ tại giường đến khi tinh hoàn hết sưng, hạn chế hoạt động nặng từ 3 -6 tháng, mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, chườm ấm.

Giảm đau, hạ sốt: paracetamol 10MG/kg/8 giờ.

Thuốc chống viêm không steroid: Mobic 15MG/ngày, nếu đau nhiều cho Codein hay Meperidine hoặc đau sẽ giảm nhanh nếu tiêm vào dây tinh ở lỗ bẹn ngoài 10-20 ml dung dịch Procain 1%.

Corticoid (prednisolon, dexamethason): 25-30 MG/ngày x 5- 7 ngày.

– Viêm não-màng não:

Chỉ điều trị triệu chứng, cho kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm.

– Viêm tụy:

Giảm đau, giảm tiết, nuôi ăn, kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Không tiếp xúc với người bệnh trong 14-21 ngày.

– Tạo miễn dịch chủ động:

Tiêm vacxin: đơn giá, đa giá (quai bị, sởi, rubella).

Chỉ định:

Trẻ em 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vacxin quai bị dùng virus chết.

– Tạo miễn dịch thụ động:

Dự phòng đặc hiệu bằng gama globulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai khi tiếp xúc với bệnh quai bị, 3-4 ml tiêm bắp liều duy nhất.

. Tiêu chuẩn ra viện

Hết sốt, tuyến nuớc bọt mang tai hết sưng đau, các triệu chứng khác ổn định (không có biến chứng).

Thường sau một tuần kể từ khi phát bệnh (để hạn chế lây lan).

Bệnh Viêm Khớp Quai Hàm

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp quai hàm

Bệnh viêm khớp quai hàm hay còn được gọi là viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng với các cơ mặt xung quanh gây ra tình trạng đau nhức, co thắt và mất cân bằng giữa các khớp nối giữa xương sọ và xương hàm.

Bệnh viêm khớp quai hàm là bệnh lý khá phổ biến, theo như một số nghiên cứu thì bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng đối tượng nữ giới dậy thì và mãn kinh, độ tuổi từ 30 – 50 thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn.

Mức độ nguy hiểm của bệnh không cao, nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi ăn uống như khó khăn khi há miệng hay xuất hiện tiếng lục đục lúc nhai.

Tuy không nguy hiểm nhưng khi không được chữa trị kịp thời, người bệnh thường sẽ gặp phải tình trạng mỏi mặt, phì đại cơ nhai và sưng mặt. Những triệu chứng này sẽ gây biến dạng khuôn mặt, gây mất cân đối khuôn mặt.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Trên thực tế thì có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh, một số yếu tố đáng chú ý phải kể đến là:

Do các chấn thương gây ra va đập mạnh như: bị ngã, tai nạn xa hay do há miệng rộng một cách đột ngột.

Viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn hay thoái hoá khớp là những yếu tố gây ra bệnh.

Việc thường xuyên nghiến chặt hàm răng, mài răng vào nhau sẽ làm cho các cơ khớp bị mỏi cũng là nguyên nhân khiến viêm khớp hàm.

Với một số trường hợp, do biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hàm và mặt.

3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:

Triệu chứng có mức độ nguy hiểm nhất của bệnh là viêm khớp thái dương hàm nổi hạch. Khi người bệnh gặp phải triệu chứng này, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau nhức nhiều phần hạch ở cổ, đồng thời gây ra tình trạng viêm khớp quai hàm.

Khi gặp phải triệu chứng trên mà người bệnh không được kịp thời điều trị thì rất dễ dẫn đến các biến chứng sau:

Không thể cử động khớp hàm: Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội khiến cho khó có thể cử động khớp hàm. Bên cạnh đó, người bệnh có khả năng sẽ gặp phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm mãn tính, lúc này việc há miệng là không thể.

Đau nhức nhiều ở khớp thái dương hàm: Ban đầu, khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ chỉ gặp phải những cơn đau nhẹ. Về sau, tình trạng bệnh ngày càng tăng, những cơn đau sẽ càng dữ dội và liên tục, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Giãn khớp quai hàm: Bệnh viêm khớp quai hàm nổi hạch sẽ gây thủng đĩa khớp, đồng thời phá huỷ các đầu xương làm xơ cứng khớp gây ra hiện tượng giãn khớp quai hàm.

Hoa mắt, chóng mắt cùng với đau đầu, nóng sốt và ù tai

4. Hướng điều trị bệnh viêm khớp quai hàm hiệu quả

Bệnh viêm khớp quai hàm thường không gây nguy hiểm nhiều, vì thế mà người bệnh chủ quan, chỉ điều trị khi bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh không khó, để đạt được kết quả điều trị cao nhất, đầu tiên bác sĩ sẽ phải xác định nguyên nhân của bệnh, tuỳ thuộc vào yếu tố gây bệnh là gì, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.

Thông thường, đây là những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định kê các loại thuốc tây như (lưu ý: chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn):

Thuốc kháng sinh: cephalosporin thế hệ 1, 2, 3 và penicillin G, oxacillin.

Thuốc chống viêm không steroid: meloxicam, aspirin, diclofenac.

Thuốc giảm đau: paracetamol, nếu cơn đau dữ dội: paracetamol + codein.

Các triệu chứng cũng sẽ giảm nếu như bệnh nhân đặt đĩa cắn để ngăn nghiến răng hoặc niềng răng. Vào buổi tối khi cơn đau nhiều hơn, người bệnh có thể dùng một miếng nhựa dẻo để đeo vào miếng để hạn chế tình trạng cắn chặt hàm.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành việc chèn kim vào khớp hàm, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các phần phụ viêm giúp bệnh nhân giảm hẳn tình trạng đau.

Những phương pháp như chường nóng, lạnh kết hợp với xoa bóp và bấm huyệt được nhiều bệnh nhân tin dùng vì đây là phương pháp giúp giảm nhanh cơn đau cho người bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ giảm thiểu được sự lo âu và căng thẳng trong tinh thần khi sử dụng phương pháp này.

Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật, tuy nhiên chỉ chiếm một số rất ít.

Mục đích của phẫu thuật là để sửa chữa và thay thế các phần khớp bị viêm và giúp bệnh nhân khôi phục lại tình trạng quai hàm như bình thường.

5. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân viêm khớp quai hàm

Muốn việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất và bệnh có thể được trị dứt điểm thì bệnh nhân viêm khớp quai hàm cần thực sự chú ý vào chế độ sinh hoạt của bản thân.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi dùng thuốc, nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra thường xuyên về tình trạng của bệnh. Những trường hợp quai hàm không thể đóng hoặc mở, phải gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày thể xoa bóp vùng quai hàm.

Sử dụng các thực phẩm, đồ ăn mềm và dễ nhai. Không nhai lâu, nhai về một bên sẽ rất dễ làm lệch cơ hàm

Khi cơn đau dữ dội, sử dụng phương pháp chườm nóng, lạnh để giảm đau tạm thời.

Nói chung, bệnh viêm khớp quai hàm (viêm khớp thái dương hàm) tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như ăn uống thường ngày. Chính vì vậy, để bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, người bệnh cần chú ý tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh kịp thời. Để thực sự chắc chắn về hướng điều trị bệnh nhân nên đến bệnh viện để các y, bác sĩ kịp thời kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị có hiệu quả cao nhất.

Khám Bệnh Giang Mai Ở Đâu?

Khám bệnh giang mai ở đâu hiệu quả và uy tín là thắc mắc đầu tiên của bệnh nhân khi biết mình mắc căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Việc lựa chọn chính xác được phòng khám uy tín sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh, tiết kiệm chi phí và không lo đến những biến chứng đáng tiếc mà bệnh có thể gây ra.

Trước khi đi tìm hiểu bệnh giang mai khám ở đâu, chúng ta cùng tìm hiểu qua về căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Bệnh giang mai hay còn gọi là bệnh tim la, tiêm la… Là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, có tỉ lệ người mắc khá cao. Bệnh do xoắn cầu khuẩn có tên Treponema Pallidum gây ra và có tốc độ lây lan nhanh chóng, một số con đường có thể lây truyền bệnh giang mai phổ biến mà mọi người nên chú ý như: lây qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu hay tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh…

Do biến chứng của bệnh giang mai là khá nguy hiểm thậm chí còn có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, cách tốt nhất là nên đi khám để điều trị dứt điểm bệnh càng sớm càng tốt. Nhưngkhám bệnh giang mai ở đâu? hay bệnh giang mai khám ở đâu uy tín nhất?

Khám bệnh giang mai ở đâu tốt nhất?

Bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe cũng như tính mạng bệnh nhân, nên việc lựa chọn khám bệnh giang mai ở đâu chất lượng là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể lựa chọn được “bệnh giang mai khám ở đâu tốt nhất”. Để giúp người bệnh đỡ mất nhiều thời gian cũng như công sức để tìm kiếm cho mình một phòng khám phù hợp, thì bạn có thể lựa chọn phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Vì đây là một trong những địa điểm chữa bệnh xã hội uy tín tại Hà Nôi.

Bệnh giang mai khám ở đâu uy tín?

Sở dĩ chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là bởi: Đây là phòng khám có thể cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các yếu tố tốt nhất nhằm chữa trị bệnh giang mai hiệu quả. Những yếu tố đó bao gồm:

Nên khám bệnh giang mai ở đâu có cơ sở vật chất hiện đại

Tiêu chí đầu tiên trong việc lựa chọn khám bệnh giang mai ở đâu là cơ sở vật chất của phòng khám đó. Để người bệnh được điều trị trong một môi trường tốt nhất, phòng khám luôn chú trọng đến công tác đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất. Phần lớn các thiết bị mà phòng khám sử dụng đều được nhập khẩu từ các nước có nền y học hiện đại như: Mỹ, Đức, Hàn quốc…

Nên khám bệnh giang mai ở đâu có đội ngũ chuyên gia lành nghề

Bên cạnh đó, các bác sĩ tại phòng khám còn được đánh giá là những người có đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Vì thế, khi tới đây chữa trị, bạn sẽ được cung cấp những dịch vụ y tế hoàn hảo nhằm đảm bảo hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất.

Nên khám bệnh giang mai ở đâu có phương pháp chữa bệnh tiên tiến, hiệu quả

Phòng khám Hưng Thịnh đang áp dụng phương pháp cân bằng – tự kích hoạt miễn dịch tế bào để điều trị bệnh giang mai. Phương pháp này được nhiều chuyên gia y học và các tổ chức y tế đánh giá cao bởi: Hệ thống xét nghiệm kiểm tra hiện đại giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh giang mai và mức độ tổn thương của cơ thể khi mắc bệnh. Từ đó, đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp. Áp dụng công nghệ tiên tiến nên trong khi điều trị, xoắn khuẩn không chỉ bị tiêu diệt trên bề mặt, mà còn sâu bên trong cơ thể. Ngoài ra, phương pháp miễn dịch tự cân bằng còn rất chú trọng tới việc tăng cường miễn thể đối với bệnh giang mai. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.

Một số ưu điểm nổi trội của phương pháp này mà các bệnh nhân đều dễ dàng cảm nhận được như sau: An toàn, nhanh chóng, không biến chứng, không gây đau đớn, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh trở lại. Đây cũng là lý do mà bạn nên lựa chọn phòng khám Hưng Thịnh khi thắc mắc ” bệnh giang mai khám ở đâu“.

Nên khám bệnh giang mai ở đâu có thâm niên trong việc điều trị bệnh

Phòng khám Hưng Thịnh với thâm niên 10 năm trong việc chữa và điều trị bệnh giang mai cho rất nhiều bệnh nhân ở Việt Nam. Trong 10 năm qua chúng tôi đã khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân với hiệu quả thành công cao. Chính vì lẽ đó, phòng khám được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và giới thiệu bạn bè và người thân đến khám bệnh ở phòng khám.

Ngoài ra, phòng khám Hưng Thịnh còn được đánh giá cao bởi các ưu thế:

Phòng khám Hưng Thịnh chính là địa chỉ tin cậy cho câu hỏi “khám bệnh giang mai ở đâu?” không chỉ bởi đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất, phương pháp chữa trị mà còn bởi những yếu tố sau:

– Hệ thống hành chính hoạt động theo cơ chế 1 cửa. Vì vậy, mỗi khi tới đây, bệnh nhân không phải mất nhiều thời gian để chờ đợi. Đặc biệt, các chuyên viên sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn các thủ tục hành chính. Sau đó, đưa bạn tới gặp bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị cho bạn.

– Chi phí khám bệnh giang mai của phòng khám đều được công khai, minh bạch và phù hợp với quy định chung của bộ y tế. Vì thế, người bệnh sẽ không còn phải lo bị chặt chém hoặc lừa đảo.

– Phòng khám Hưng Thịnh cam kết tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các tình huống éo le hoặc khó xử trong cuộc sống. Từ đó, giúp bệnh nhân yên tâm chữa bệnh.

Ở trên là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi ” Khám bệnh giang mai ở đâu? ( bệnh giang mai khám ở đâu)”. Phòng khám Hưng Thịnh còn phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến qua website hoặc số điện thoại. Bệnh nhân có thể tham khảo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Bệnh Mất Ngủ Khám Ở Đâu?

Bệnh mất ngủ khám ở các chuyên khoa

Muốn biết bệnh mất ngủ khám ở đâu thì trước hết người bệnh cần phải đi tìm nguyên nhân gây bệnh và cấp độ của bệnh. Có 3 nguyên nhân gây bệnh mất ngủ là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân bệnh lý. Có 2 cấp độ bệnh là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

Đối với nguyên nhân gây bệnh là nguyên nhân khách quan như tiếng ồn, môi trường, thời tiết… và nguyên nhân tâm lý như buồn phiền, lo âu… thì tự bản thân người bệnh có thể chữa trị bằng cách tự khắc phục. Còn đối với nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên ngành để xem người bệnh đang mắc bệnh gì dẫn đến mất ngủ.

Trong trường hợp bệnh nhân không xác định được nguyên nhân gây bệnh thì nên đến trực tiếp các bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh mất ngủ như khoa thần kinh, tâm thần. Tại đây bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện của người bệnh, từ đó đưa ra những hướng điều trị thích hợp. Đa số kết quả chỉ là một đơn thuốc dài người bệnh cần sự kiên trì để uống.

Khám bệnh mất ngủ tại phòng khám đông y

Nếu như khám bệnh mất ngủ tại các chuyên khoa của bệnh viện kết quả chỉ là những đơn thuốc tây dài dằng dặc mà vẫn không thể chữa khỏi thì người bệnh nên tìm đến các phòng khám đông y.

Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân gây mất ngủ là do sự tổn thương của 3 chức năng chính của tạng là Can, Tỳ, Thận.

Đối với Can, chức năng của nó là tàng huyết, khi huyết dồn về Can đầy đủ thì ban đêm con người mới ngủ ngon, và ngược lại, huyết dồn không đủ tình trạng khó ngủ sẽ diễn ra.

Đối với Tỳ, Tỳ có chức năng thống huyết, nhiếp huyết, sinh ra và quản lý huyết. Khi Tỳ không thống, nhiếp huyết dẫn đến huyết tán, khí loạn, khí huyết khó giao hòa, dẫn đến mất ngủ.

Còn với Thận, Thận có chức năng sinh tủy, tủy lại sinh huyết. Thận mà suy kém sẽ dẫn đến Can tàng huyết. Thận suy dẫn đến dương khí thượng xung và là nguyên nhân gây mất ngủ.

Như vậy, cả 3 tạng Can, Tỳ, Thận đều là nguyên nhân mất ngủ khi chịu sự ảnh hưởng của huyết. Do vậy, muốn điều trị bệnh mất ngủ dứt điểm thì phải có biện pháp tác động trực tiếp vào huyết mạch để huyết được lưu thông.

Đông Y Nhân Nghĩa xin giới thiệu đến người bệnh phương pháp bấm huyệt, châm cứu chữa bệnh mất ngủ. Khi kích thích huyệt vị (bằng châm hay cứu) sẽ làm những vị trí khác hay bộ phận của Can, Tỳ, Thận có sự phản ứng, khí huyết lưu thông và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.