Top 4 # Khám Bệnh Online Đại Học Y Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Đặt Lịch Hẹn Khám Online Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội

HÌNH THỨC ĐẶT LỊCH KHÁM

1. Đặt lịch khám qua điện thoại:

– Tổng đài đặt lịch khám: 19006422 (Cước phí 1000 đồng/phút)

2. Đặt lịch khám trên website Bệnh viện:

chúng tôi

THỜI GIAN ĐẶT LỊCH

– Đặt lịch khám qua điện thoại:

+ Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h00 – 16h30

+ Sáng thứ 7: 7h30 – 12h00

– Đặt lịch khám trên website Bệnh viện: 24/7

HƯỚNG DẪN ĐẶT LỊCH KHÁM

1. Đặt lịch khám qua điện thoại:

– Bước 1: Gọi điện đặt khám (Số điện thoại tổng đài Bệnh viện hoặc số điện thoại các khoa khám).

– Bước 2: Nhân viên tổng đài Bệnh viện tư vấn, hẹn lịch khám.

– Bước 3: Bệnh viện gửi tin nhắn SMS xác nhận và thông báo tới Quý khách.

2. Đặt lịch khám trên website:

– Bước 1: Đặt khám trực tuyến qua website của Bệnh viện.

– Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo mẫu hướng dẫn và đăng ký đặt lịch.

– Bước 3: Bệnh viện gửi tin nhắn SMS xác nhận và thông báo tới Quý khách. (Ghi chú: Nếu Quý khách muốn được tư vấn về chuyên khoa khám vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám để được hỗ trợ).

QUY ĐỊNH ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE

– Quý khách phải đặt lịch khám trước ít nhất 08h so với giờ dự định đến khám. Việc đặt lịch khám trực tuyến chỉ có giá trị sau khi Bệnh viện xác nhận bằng tin nhắn qua điện thoại hoặc qua email (Thường được thực hiện ngay sau khi gọi điện đặt hẹn hoặc đặt online).

– Quý khách cần có mặt trước giờ hẹn 10 phút để làm những thủ tục cần thiết tại Quầy tiếp đón theo hẹn tại các khu khám bệnh.

– Nếu đến muộn 15 phút so với giờ hẹn khám mà không liên hệ trực tiếp tới Khoa nhận khám để đổi giờ khám, Quý khách sẽ bị huỷ hẹn khám và vui lòng xếp hàng khám mới như người bệnh đến khám tự do trong ngày hoặc nhận hẹn lịch khám vào hôm khác khi đã hết số khám chuyên khoa đó.

– Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ không chịu trách nhiệm vì lí do kĩ thuật hoặc bất khả kháng như sai số điện thoại, điện thoại không có người nghe máy, số điện thoại không liên hệ được, đặt lịch khám cho người bệnh mà không cho số điện thoại của người bệnh để tiện liên hệ trực tiếp,…

– Trường hợp Bác sĩ thay đổi lịch khám đột xuất, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ có trách nhiệm liên hệ đến Quý khách để thông báo và chủ động đặt hẹn khám vào buổi khác hoặc đề xuất chuyển bác sĩ khám cùng chuyên khoa.

QUY TRÌNH KHÁM THEO HẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

– Bước 1: Tiếp nhận và phát sổ khám (Tại quầy tiếp đón người bệnh theo hẹn, thông tin người bệnh đều được in và dán bằng barcode để phân biệt với người bệnh tại tầng 1 nhà A2 và tầng 3 nhà A5).

– Bước 2: Đóng tiền khám tại quầy thu ngân (Đối với khoa Khám bệnh, TTĐT&CSSKCĐ).

– Bước 3: Xếp sổ khám tại phòng khám theo hướng dẫn.

– Bước 4: Bác sĩ khám và chỉ định cận lâm sàng.

– Bước 5: Đóng tiền chỉ định tại quầy thu tiền.

– Bước 6: Thực hiện khám theo chỉ định.

– Bước 7: Gặp bác sĩ đọc kết quả và lấy đơn thuốc.

– Bước 9: Lĩnh thuốc (BHYT) hoặc mua thuốc.

– Bước 10: Điều trị ngoại trú hoặc nội trú.

– Bước 11: Chủ động đặt lịch hẹn khám lại (mọi thông tin liên hệ về số điện thoại tổng đài, website Bệnh viện đều được in trên sổ khám hoặc đơn thuốc).

Mọi thông tin góp ý về việc triển khai tổng đài tư vấn và đặt lịch hẹn khám online vui lòng liên hệ: ThS. Nguyễn Hoa Pháp – Phụ trách tổ Chăm sóc khách hàng (SĐT: 19006422, email: bupbetocvang20041@yahoo.com). Phòng CTXH

Hướng Dẫn Khám Chữa Bệnh Ở Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội

Nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trang bị các thiết bị y tế hiện đại như:

Máy chụp cộng hưởng từ 1,5T (2 hệ thống)

Máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt

Hệ thống máy chụp mạch số hóa

8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao

Các thiết bị hiện đại khác như kính hiển vi phẫu thuật CarlZeiss Opmi Pentero

Hệ thống định vị trong phẫu thuật

Máy chụp X-quang vú kỹ thuật số

4 hệ thống máy X-quang số hóa

Hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại như: Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT…

Lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được quy định cụ thể như sau:

Thứ Hai – Sáu: 7 giờ 30 – 17 giờ

Thứ Bảy: 7 giờ 30 – 12 giờ

Chủ nhật: nghỉ

DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG KHÁM BỆNH TẠI Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lý do:

Bạn lại đang không biết khám chuyên khoa nào phù hợp để khám đúng bệnh???

Bạn quá bận với công việc tại cơ quan.

Bạn không biết các quy trình khám bệnh tại Bệnh viện và phòng khám làm sao nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Bạn mệt mỏi khi phải đứng xếp hàng lấy số và chờ đợi để vào khám bệnh.

…………………………………………………………………………………………

Đăng kí và sử dụng dịch vụ của Trung Tâm Chúng tôi như thế nào???

Bước 1: – Đăng kí qua tổng đài của Trung Tâm Y Khoa Gia Đình Hà Nội: 0888.451.115 or Hotline 24/7: 0932.329.666

Hoặc đăng kí qua mục Đăng kí dịch vụ khám trên wen phía bên Phải.

Bước 2: Kí hợp đồng sử dụng gói thành viên của Trung Tâm.

Mỗi gói bao gồm: Được phát 01 Thẻ Thành Viên có chứa mã QR code riêng.

1, Được hướng dẫn đi khám 10 lần; ( Kiểm tra số lần còn lại qua hệ thống quét mã thẻ QR code).

2, Sử dụng cho tất cả mọi người trong gia đình;

3, Có giá trị trong 2 năm kể từ ngày phát hành thẻ. Và rất nhiều ưu đãi, dịch vụ với khách hàng là Thành Viên của Trung Tâm.

Bước 3: Sử dụng dịch vụ của Trung Tâm và phản hồi về dịch vụ của chúng tôi. Để dịch vụ ngày càng thuận tiện và phát triển hơn nữa.

Quyền lợi:

Có người đón và hướng dẫn tại cổng bệnh viện.

Lấy số làm thủ tục

Xếp hàng khám và làm cận lâm sàng.

Dẫn đi làm các thủ tục, lấy số khám

Gặp bác sĩ khám

Đưa đi xét nghiệm

Lấy kết quả

Gặp bác sĩ

Hỗ trợ mua thuốc

Hỗ trợ gọi xe

Được hưởng tất cả các chế độ khuyến mãi của Lương Y. ( Nếu có)

Được tham gia nhóm thành viên Lương Y ( ĐƯợc gửi câu hỏi về các vấn đề lien quan tới sức khỏe).

Dùng mã QR code để kiểm tra thong tin thành viên của mình, số lần khám, ở đâu và đã khám bác sĩ nào.

Được giới thiệu bạn bè và người than sử dụng dịch vụ hẹn khám kết nối Lương Y.

Rất mong được hỗ trợ gia đình bạn!!!

Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội: Địa Chỉ, Lịch Làm Việc, Kinh Nghiệm Khám Bệnh

Bệnh viện tiếp tục đã và đang kế thừa và cải tiến nên cơ sở y tế hàng đầu của nước ta. Với tuổi đời còn rất trẻ nhưng bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những thành quả đột phá bởi sự kết hợp giữa Bệnh viện và Đại học.

Giới thiệu bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – nơi lựa chọn khám sức khỏe hàng đầu của triệu người dân. Là một bệnh viện của trường Đại học Y Hà Nội cùng tầm nhìn đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ khám, điều trị, phòng bệnh, huấn luyện đào tạo cán bộ. Nghiên cứu khoa học chuyên sâu của nhiều chuyên ngành. Cùng với đó đây là nơi ươm mầm nhiều nhân tài cho ngành Y tế.

Do đó mỗi ngày bệnh viện đón hàng nghìn lượt bệnh nhân khám ngoại trú. Hàng chục nghìn bệnh nhân nội trú và phẫu thuật. Bệnh viện kết hợp với trường Đại học cho nên chú trọng về nghiên cứu chuyên sâu tất cả các lĩnh vực y học. Vì vậy có thể tin tưởng lựa chọn nơi đây để chăm sóc sức khỏe.

Đội ngũ y bác sĩ phụ trách chính làm việc bao gồm những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, y bác sĩ tuổi nghề lâu năm, có thâm niên về chuyên môn rất cao. Các bác sĩ và nhân viên y tế được đào tạo bài bản, chuyên môn tốt và có tâm trong công việc.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ứng dụng những trang thiết bị, máy móc khám chữa bệnh tiên tiến, càng ngày càng hiện đại. Những máy móc thiết bị được đầu tư như máy chụp cắt lớp 128 lát cắt, cộng hưởng từ đến 1,5T. Hệ thống máy chụp mạch số hóa, kính hiển vi phẫu thuật, các máy xét nghiệm hiện đại của nước ngoài…

Để rút ngắn quá trình ban đầu khám, bệnh nhân có thể liên hệ qua dịch vụ đăng ký khám thông qua tổng đài. Giúp người bệnh dễ dàng sắp xếp thời gian. Cùng với đó hệ thống phòng khám bệnh, phòng bệnh và cơ sở về nơi làm việc của bác sĩ. Nơi ở nội trú cho người bệnh được đầu tư, tu bổ để đáp ứng nhu cầu thăm khám và đem lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân khi chữa trị.

Khi đến đây bên cạnh việc bệnh nhân được giải đáp những thắc mắc về bệnh lý của mình. Bệnh nhân còn được quan tâm khám bệnh một cách kỹ lưỡng để không bỏ sót bệnh hay nhầm bệnh. Bệnh viện kết hợp với công nghệ hiện đại giúp cho bệnh nhân được biết bệnh sớm để điều trị bệnh hợp lý, kịp thời.

Bệnh nhân khi khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ được hưởng chế độ BHYT nếu có, cùng với đó giá khám dịch vụ rất phù hợp.

Địa chỉ, liên hệ của bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại đặt lịch khám: 024 3574 7788

Tổng đài: 1900 6422

Fax: 024 3574 6298

Hotline: 0982 873 112

Lịch khám bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lịch khám đối với Thứ 2 đến thứ 6:

Thứ 7: Từ 6h30 – 12h

Chủ nhật: Từ 7h30 – 12h

Các dịch vụ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Người bệnh được khám và kiểm soát, chăm sóc sức khỏe định kỳ để theo dõi cũng như phát hiện bệnh.

Đội ngũ nhân viên chăm sóc cho khách hàng nhiệt tình, tận tâm.

Đăng ký khám bệnh qua điện thoại (dành cho bệnh nhân nội trú) một cách nhanh gọn.

Cung cấp những vấn đề cần biết về y tế bằng nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục cho người dân.

Bệnh viện còn có các dịch vụ phục vụ cho bệnh nhân như giặt là lấy ngay, chỗ ở ngoài…

Có các phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện như khoa tim mạch, tiêu hóa, nội thần kinh, nội cơ xương khớp, nội tiết – đái tháo đường, thận – tiết niệu, hô hấp, nội chung, ngoại tiết niệu, ngoại tiêu hóa, thần kinh – cột sống, chấn thương chỉnh hình, tai mũi họng.

Kinh nghiệm khám bệnh tại BV Đại Học Y Hà Nội

Do bệnh viện phụ thuộc vào lịch giảng của giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ trên giảng đường Đại học Y Hà Nội. Vì thế nên gọi vào số điện thoại đặt lịch trước của bệnh viện.

Hãy nhớ mang theo những giấy tờ cần thiết như sổ khám, Thẻ BHYT còn hạn, giấy chuyển viện nếu có… Bệnh nhân đến khám nên đi sớm để không phải chờ đợi.

Do bệnh viện có những quy trình khám bệnh khác biệt đối với từng gói khám và đối tượng bệnh nhân. Vì thế nên nộp biên lai cho các phòng khám rồi nhận các số thứ tự từng phòng.

Nên mua thuốc theo đơn và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự tiện uống thuốc, tự điều trị nhằm tránh bệnh phát triển mạnh hơn.

Bộ Môn Nội Trường Đại Học Y Dược Huế

BS CK2 Trịnh Quang Thân

TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ

( MetS -METABOLIC SYNDROME ) chúng tôi TRỊNH QUANG THÂN Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ngãi

MetS- MỘT VẤN ĐỀ THƠÌ SỰ :

Ngày nay, bệnh tim mạch là một vấn đề đã được “toàn cầu hoá”, mặt dù tử suất đã giảm trong 2 thập niên qua nhưng hiện vẫn còn là nguyên nhân tử vong chính ở các nước công nghiệp phát triễn và cả một số nước khác. Thật ra bệnh tim mạch và tử vong của nó chỉ là phần nổi của tảng băng mà bên dưới là hàng loạt các bất thường về chuyển hoáđã xuất hiện âm thầm từ trước .

Cùng với lối sống công nghiệp, thói quen dinh dưỡng giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đi kèm với một hội chứng đang lan rộng thành “dịch”:Hội Chứng Chuyển Hoá -Metabolic syndrome ( MetS ).

Hội chứng chuyển hoá (HCCH ) là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường đề kháng Insulin, Tăng Insulin máu trung ương (Betteridge), bao gồm:Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường. Mặc khác LDL cao và tăng cholesteron toàn phần không phải là thành phần của MetS và do đó HCCH có thể coi là dạng nguy cơ “không LDL” .

Toàn bộ các thành phần của MetS đã được đưa vào khung các yếu tố nguy cơ tim mạch chính của JNC VII 2003, điều đó cho thấy tính thời sự và tầm quan trọng của hội chứng này .

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN MetS:

Hiện nay có 2 định nghĩa về HCCH được công nhận rộng rãi là định nghĩa của WHO và của NCEP ATP III (National Cholesteron Education Program -Adult Treatment Panel III : Báo cáo lần thứ 3 của ban cố vấn chương trình giáo dục cholesteron quốc gia ( Mỹ ) về phát hiện, đánh giá và điều trị tăng cholesteron máu ở người lớn . [2],[3],[4]

1 . Theo NCEP ATP III ,HCCH được chẩn đoán khi có ³ 3 tiêu chuẩn sau :

– Triglycerides máu ³ 150 mg/dL (³ 1.70 mmol/L) và hoặc HDL-cholesteron < 40 mg/dL ( < 1.04 mmol/L ) đối với nam, hoặc < 50 mg/dL ( < 1.3 mmol/L ) đối với nữ .

– Huyết áp ³ 140 /90 mmHg .

– Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu ³ 20 mg/ph hoặc tỉ Albumin /creatinin ³ 30 mg/g .

Gần đây, tại hội nghị khoa học thường niên của viện Tim Mạch Hoa Kỳ ( ACC ) lần thứ 5 tại Chicago về HCCH, S. Mora ( Viện y học Johns Hopkins Baltimore ) đã đặt vấn đề có nên xem sự gia tăng Protein C phản ứng ( C-reatine protein ) như là một phần của HCCH hay không ? Vì nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy viêm mạn tính có tương quan mạnh với MetS với sự khác biệt có ý nghĩa ( P < 0.0001) về CRP ở những người bị MetS ( 5.7) so với người không có MetS (4.0 mg/l).

Ở Đông Nam Á , theo MetgS JB , mặt dù chỉ số BMI thường thấp hơn ở phương tây nhưng tần suất của HCCH cũng đang tăng đáng kể. Ngay từ 1986 báo cáo kỷ thuật số 841 của WHO đã khuyến cáo là không thể hoàn toàn giải thích bệnh mạch vành tăng cao ở Đông Nan Á bằng những yếu tố nguy cơ cũ mà phải xét đến yếu tố di truyền với đề kháng inslin và môi trường .

HCCH là do sự tác động qua lại giữa gen và lối sống và được biểu hiện khi những người vốn đã có yếu tố di truyền bắt đầu mập lên; Philip Barter : có khoảng 20 – 40 % hoặc hơn nữa dân chúng các nước đều có yếu tố di truyền tiềm ẩn .

Các bất thường về chuyển hoá khi kết hợp với nhau chúng sẽ thúc đẩy tình trạng sinh xơ vữa rất mạnh dẫn đến hình thành và phát triễn các mãng vữa xơ trong lòng mạch từ đó gây nên những biến cố tim mạch . Đề kháng Insulin / tăng Insulin và những rối loạn chuyển hoá Insulin có tương quan với sự xuất hiện các thành phần của MetS và làm giảm chức năng của hệ tiêu sợi huyết ngay cả khi không có đái tháo đường .

HDL-C thấp có nguy cơ mạch vành tương đương với tăng cholesteron toàn phần hoặc tăng LDL-C, vì vậy HDL-C thấp được xem là yếu tố nguy cơ tim mạch chính dùng đẻ dự đoán bệnh mạch vành . Tỉ Triglycerid / HDL cũng có giá trị tiên đoán cao về bệnh tim mạch .Vì có nhiều bằng chứng cho thấy sự phối hợp giữa giảm HDL với tăng Triglyceride như là sự hiện diện của tình trạng đề kháng Insulin cũng như nguy cơ bệnh mạch vành [8].

Kháng Insulin là sự gia tăng nồng độ Insulin trong khi đường máu bình thường hay tăng, có thể nói khi đường huyết bình thường Insulin tăng cao là có kháng Insulin . Cường Insulin là một phản ứng với sự kháng insulin, tức là cần nhiều Insulin hơn để kiểm soát đường huyết [1].

Hội nghị chuyên đề về tăng huyến áp lần thứ XIV 5/ 1992 tại Madrid đã xác định cơ chế làm tăng huyến áp của kháng Insulin gồm : Insulin làm tăng tái hấp thu Na và nước ở ống thận , Insulin làm tăng Calacholamin ( tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm), Insulin làm thay đổi sự vận chuyển Ion qua màng và có thể gây rối loạn tiết oxide nitric bởi nội mạch

Huyết áp theo tiêu chuẩn ³ 130 /85 mmHg trong định nghĩa MetS của NCEP ATP III là thuộc “tiền tăng HA” của JNC VII 2003. Mốc HA ³ 140 /90 mmHg theo định nghĩa của WHO về HCCH là thuộc giai đoạn I của JNC VII , và là mốc định nghĩa tăng HA của hội tăng HA Châu Âu .

Đạm niệu vi thể (theo chúng tôi và Betteridge) là yếu tố đi kèm thường gặp trong hội chứng chuyển hóa. Đây là tiền triệu nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch ở cả bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường .

Những nghiên cứu dịch tể học gần đây chỉ ra rằng cần xem xét đến sự hiện diện của HCCH hơn là từng yếu tố của nó, vì nguy cơ tim mạch khi có HCCH lớn hơn nguy cơ tim mạch của từng thành phần riêng lẻ. MetS làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở cả hai giới, tăng cả bệnh suất và tử suất tim mạch một cách độc lập. Cần lưu ý rằng MetS cũng làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đã bị bệnh tim hoặc bệnh đái tháo đường type 2 và cả ở những người có đường huyết bình thường hay rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói hoặc bất dung nạp đường .

CAN THIỆP MetS:

Can thiệp MetS nhằm tăng tính nhạy cảm Insulin, kiểm soát huyết áp và đường huyết mà cơ sở chính là điều chỉnh lối sống tích cực ở tất cả những người có HCCH, và điều trị thuốc thích hợp cho mỗi thành phần của nó khi có chỉ định. Các biện pháp bao gồm :

2 / Điều trị các yếu tố nguy cơ lipid và các yếu tố không phải Lipid mặc dù đã thay đổi lối sống như bước 1 nhưng vấn còn.

– Khi HA đã được kiểm soát hoặc khi có bệnh mạch vành , liều thấp Asprin được chỉ định để giảm thiểu tình trạng tiền đông máu. Cần lưu ý ở những bệnh nhân tăng HA không kiểm soát được nguy cơ đột quỵ xuất huyết sẽ gia tăng khi dùng Aspirin.

– Điều trị tăng Triglycerid và hoặc thấp HDLC theo hướng đẫn của NCEP ATP III để đưa cac thông số về mục tiêu điều trị : có thể xem xét dùng Nicotin acid hoặc Fibrates , trong đó Fibrates có tác động lên cả 2 thông số này nên rất hữu ích trong điều trị MetS .

Việc điều trị các bất thường về chuyển hoá cần được cân nhắc trên từng bệnh nhân, khi cần có thể phối hợp nhiều thuốc khác nhau để giảm nguy cơ của MetS nhưng phải hết ssức cẩn thận vì chưa có 1 phương thức tối ưu nào được chuẩn hóa.

TÓM LẠI:

HCCH rất phổ biến trên toàn cầu, đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng, góp phần cho sự bùng nổ những tai biến tim mạch và đái tháo đường type 2 . Nhiệm vụ của chúng ta là phải sớm nhận biết MetS để có biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, ngõ hầu giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội .

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Huỳnh Văn Minh (1996) “Nghiên cứu sự kháng Insulin, một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát” Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược.

[2] Khuyến cáo của liên uỷ ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp lần thứ 7 (JNC VII 2003).

[3] Alberti KG, Zimmet PZ Diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complication. Part 1: Diagnosis and classification of diabetes mellitus provisional of WHO consultation. Diabet Med 1998,15; 539-53.

[4] Expert panel of detection, evaluation and treatment of high bloob cholesterol in Adults. Executive summary of the third Report of the nationalcholesterol education program (NCEP) Expert. Panel on detection, evaluation and treatment of high bloob cholesterol in Adults ( Adults treatment panel III). JAMA 2001; 285, 2486-97.

[5] Festa A, D’ Agostino R Jr, Howard G… Chronic subclinical inflamation as part of the insulin resistance syndrome: The insulin resistance atherosclerosis study. Circulation 2000; 102: 42-7.

[6] Knowler WC, Barret connor E, Fowler SE… Reduction in the incidence of type 2 diabetes with lifestyle intervention or metformin. N Engl J Med 2002; 346: 393-403.

[7] Reaven GM “Role of insulin resistance in human disease” Diabetes 1998, 37, 1595-607.

[8] Reaven G. Metabolic syndrome: Pathophysiology and implications for management of cardiovascular disease, Circulation 2002, 106: 286-8.

[9] Ridker PM, Buring JE, COOK NR, Rifai N. C-reactive protein, the metabolic syndrome, and rist incident cardiovascular event: an 8 year follow up of 14719 iniially healthy American women. Circulation 2002; 107: 391-7.