Top 6 # Khám Bệnh Nghề Nghiệp Gồm Những Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hồ Sơ Khám Phát Hiện Bệnh Nghề Nghiệp Gồm Những Gì?

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải chuẩn bị những giấy tờ nào? Mong Trung tâm phản hồi sớm! Tôi cảm ơn. (Câu hỏi từ anh N., Q.3)

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (Theo điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13). Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mãn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định tại điều 8 của Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định. Trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định.

3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;

b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Bệnh Nghề Nghiệp Năm 2022 Gồm Những Gì?

Cho mình hỏi hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2020 gồm những giấy tờ gì thế ạ? Nếu người lao động đủ điều kiện thì bao giờ được nhận tiền? Đến khi họ nghỉ việc ở công ty mình rồi thì có được nhận tiền tiếp tục nữa không? Mình cám ơn nhiều!

Thứ nhất, về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2020

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ 01/05/2019); hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm có:

– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

– Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

– Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

Thứ hai, khi nào người lao động được nhận tiền chế độ

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015quy định như sau:

“Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú;

…Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

Theo đó, thời điểm hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động được xác định như sau:

– Trường hợp điều trị nội trú: được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện;

– Trường hợp không điều trị nội trú: được từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa;

– Trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

– Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: được tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Thứ ba, về vấn đề hưởng tiếp chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ việc ở công ty

Căn cứ Khoản 3 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy , nếu nhận chế độ một lần thì người lao động sẽ được giải quyết luôn 01 lần toàn bộ số tiền đó.

Nếu là chế độ hàng tháng thì người lao động sẽ được nhận cho đến khi bạn qua đời; trừ trường hợp có Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc bị chấm dứt hưởng trợ cấp.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Khó Tìm Nơi Khám Bệnh Nghề Nghiệp

Công nhân tham gia khám BNN tại Bệnh viện Q.2. Ảnh: N.Nam

Anh L.V.T. (ngụ P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, chúng tôi hiện là công nhân Khu chế xuất Linh Trung) cho biết, do phải làm việc trong điều kiện máy móc hoạt động liên tục nên thời gian gần đây sức khỏe của anh có dấu hiệu bất ổn. Đặc biệt là triệu chứng ù tai, khó nghe, nghe không rõ, mỗi lần trò chuyện anh đều nói lớn vì luôn cảm giác giọng mình nhỏ hơn so với bình thường.

Anh kể: “Nhiều người khuyên tôi nên đi khám vì có thể tôi bị mắc bệnh điếc NN nhưng hỏi mãi mà không biết ở đâu khám nên đành thôi. Ở chỗ làm cũng nhiều người bị giống tôi nhưng lần lữa mãi họ cũng chưa tìm được chỗ khám…”.

Chị Hoàng Thị Hà và chị Bùi Thị Minh (cùng là công nhân bán xăng dầu tại Q.Bình Thạnh) cho biết, sau gần 4 năm làm việc tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu, dù mỗi ngày đều mặc đồ bảo hộ, bịt khẩu trang nhưng da ngày càng đen sạm và xuất hiện nhiều đốm nâu, kèm theo đó là những cơn đau nhức đầu, nhức mỏi xương khớp.

“Lúc trước nhiều người nói tiếp xúc với xăng dầu nhiều và lâu ngày dễ nhiễm độc nhưng tôi không tin, cho rằng mình mặc đồ bảo hộ đầy đủ thì không sao nhưng thực tế không phải như vậy. Mấy hôm trước tôi tính xin nghỉ để đi khám nhưng chỉ tìm được phòng khám của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường chúng tôi và Viện Y tế Công cộng. Cả 2 phòng khám đều quá xa, cả đi lẫn về phải mất cả ngày, có khi phải chờ sang ngày hôm sau mới có kết quả, trong khi tôi vừa bận việc ở cửa hàng vừa bận việc gia đình”, chị Hà tâm tư.

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trưởng khoa BNN, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường chúng tôi tại khoa đã từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc BNN nặng không còn cơ may chữa khỏi. Nguyên nhân do được phát hiện bệnh và điều trị quá muộn.

“Có trường hợp bệnh nhân khi đến khám nghe không rõ, sau khi tiến hành đo lực sơ bộ trong điều kiện cách âm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị điếc NN, thậm chí một số trường hợp khi đến khám đã không còn nghe được. Đối với những trường hợp đó, bệnh nhân không thể tiếp tục làm việc trong điều kiện bình thường mà phải điều trị bằng biện pháp cách ly khỏi tiếng ồn”, BS Tâm nói.

Tại chúng tôi dù nhiều năm qua số NLĐ không ngừng tăng lên nhưng khi có nhu cầu, NLĐ chỉ có thể khám BNN tại Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường chúng tôi Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị BNN, Viện Y tế công cộng.

Do cung nhiều hơn cầu dẫn đến công tác chăm sóc sức khỏe cho NLĐ vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018 số lượng doanh nghiệp đăng ký khám BNN cho NLĐ trên địa bàn TP đã tăng hơn 50% so với năm 2017, trở thành thách thức không nhỏ cho các đơn vị khám BNN.

BS Tâm nhấn mạnh: “Phòng chống BNN trong lúc NLĐ chưa phát bệnh là quan trọng nhất. Do đó khi NLĐ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần được ưu tiên khám tầm soát, phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp NLĐ thoát khỏi nguy cơ diễn tiến nặng thành bệnh mạn tính hoặc di chứng không điều trị được. Việc triển khai khoa khám BNN đầu tiên tại bệnh viện tuyến quận nhằm đảm bảo NLĐ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương…”.

Nhã Nam

Quy Định Khám Bệnh Nghề Nghiệp Chuẩn Theo Pháp Luật Mới Nhất

Người lao động khi làm việc ở một số môi trường đặc thù trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghề nghiệp. Hiểu được điều này, pháp luật cũng đã xây dựng hệ thống quy định các điều luật riêng để hỗ trợ cho người lao động thực hiện khám bệnh nghề nghiệp. Để giúp người đọc có thêm thông tin và không bỏ lỡ các quyền lợi của mình, Blog luật bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin quy định khám bệnh nghề nghiệp 2020 theo luật mới nhất qua bài viết này.

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn một số điều Luật an toàn vệ sinh lao động

Thông tư 07/2016/TT-BYT quy định về bảo hiểm

Đối tượng khám bệnh nghề nghiệp

Những người lao động nào là đối tượng thực hiện khám theo quy định khám bệnh nghề nghiệp? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT là thông tư hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp thì các đối tượng sau phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:

1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 2014 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

2. Người lao động không thuộc các trường hợp trên chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim

Thi công công trình xây dựng.

Đóng và sửa chữa tàu biển.

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

Tái chế phế liệu.

Vệ sinh môi trường

Như vậy, người lao động (đang tham gia đóng bảo hiểm, đã nghỉ hưu, đã chuyển công tác) làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại hoặc các ngành nghề có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cao sẽ được tham gia khám bệnh nghề nghiệp theo quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp do đơn vị sử dụng lao động tổ chức theo đúng quy định.

Thời gian khám bệnh nghề nghiệp

Vậy NLĐ được khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần và khám bệnh nghề nghiệp ở đâu? Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp định kỳ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.

Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu;

Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu;

Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động, Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính;