Top 5 # Khám Bệnh Béo Phì Ở Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Khám Béo Phì Do Thừa Calo Ở Đâu

kiến thức về bệnh

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

I. ĐỊNH NGHĨA

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh). Trong phạm vi phác đồ điều trị chỉ đề cập tới điều trị béo phì nguyên phát.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh sử: tốt nhất nên lập nhật ký theo dõi trong 1 tuần

* Ăn uống: giờ ăn, món ăn, số lượng, cảm giác khi ăn, hoạt động khi ăn.

* Thể dục: môn tập, thời gian, cảm giác lúc tập và sau tập.

* Hoạt động khác: giải trí, đọc sách, xem TV…

* Môi trường xung quanh trẻ (nhà trường, gia đình,.).

b. Khám: (xem bảng 2, 3, 4)

* Chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao, nếp gấp cơ tam đầu (chưa có thước).

* Các dấu hiệu của biến chứng.

* Các dấu hiệu của nguyên nhân thứ phát.

c. Đề nghị xét nghiệm

* Thường qui: Lipid máu, Cholesterol, HDL, LDL, VLDL, đường huyết.

2. Chẩn đoán a. Chẩn đoán xác định

Hiện chưa có tiêu chuẩn lâm sàng nào chẩn đoán xác định 100% béo phì ở trẻ em. Hai tiêu chuẩn được đề nghị sau đây được đại đa số chuyên gia đồng ý do tính sẵn có, dễ thực hiện trên lâm sàng và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.

* Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI): tính theo công thức sau:

BMI = [CN (kg)]/[CC x CC (m)]

c. Chẩn đoán biến chứng: xem bảng 1, 4

Vì béo phì là yếu tố nguy cơ của rối loạn chuyển hóa lipid, cần phải tầm soát tăng cholesterol máu ở tất cả trẻ lớn hơn 2 tuổi (khuyến cáo từ chương trình giáo dục cholesterol quốc gia, Hoa Kỳ).

d. Chẩn đoán nguyên nhân

Chỉ một số ít (<10%) béo phì trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc khiếm khuyết di truyền (béo phì thứ phát, béo phì nội sinh), còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát. Nguyên nhân béo phì thứ phát thường hoặc được nghi ngờ hoặc loại trừ chỉ dựa trên thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử tỉ mỉ. (Bảng 2, 3, 4).

Ngoại trừ hội chứng tăng insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường là chiều cao theo tuổi < 5 th percentile. Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn hơn chuẩn. Nói cách khác

III. ĐIỀU TRỊ

1. Mục tiêu: a. Hành vi: 3 loại mục tiêu.

mục tiêu nguyên phát của điều trị béo phì không biến chứng ở trẻ em không phải là đạt được cân nặng lý tưởng mà là đạt được thói quen ăn uống và sinh hoạt khỏe mạnh. Chương trình điều trị cần phải chú ý nhiều đến các kỹ năng cần thiết để thay đổi hành vi và duy trì các thay đổi này.

c. Cân nặng

b. Y học: đối với trẻ béo phì có biến chứng, việc cải thiện hoặc điều trị khỏi các biến chứng là mục tiêu quan trọng.

* Các trường hợp còn lại mục tiêu cân nặng là duy trì cân nặng hiện tại của trẻ, chờ BMI giảm khi trẻ cao lên.

a. Nguyên tắc

2. Chương trình điều trị

* Giảm lượng mỡ dư thừa bằng phối hợp thích hợp giữa tăng năng lượng tiêu hao và giảm cung cấp năng lượng đồng thời phải bảo đảm sự tăng trưởng của trẻ.

b. Chương trình điều trị:

* Đảm bảo tính lâu dài, dễ dung nạp, không làm trẻ cảm thấy bị cách biệt

Bảng 5. Các thành phần của một chương trình điều trị béo phì

Bảng 1. Các biến chứng của béo phì được ghi nhận ở trẻ em

Bảng 2. Các đặc trưng của béo phì nguyên phát và thứ phát (nội sinh)

Bảng 3. Nguyên nhân béo phì nội sinh

* Bệnh lý túi mật. Điều này xảy ra khi trẻ vị thành niên giảm cân nhanh.

* Thiếu các chất dinh dưỡng do chế độ ăn năng lượng quá thấp.

4. Duy trì

* Chương trình sụt cân có thể làm tổn thương xúc cảm, tâm thần. Các rối loạn hành vi ăn uống (chán ăn tâm thần, cuồng ăn,.) có thể xảy ra. Sự bận tâm, lo lắng của cha mẹ hoặc của bản thân trẻ về cân nặng có thể làm giảm tính tự tin của trẻ. Nếu cân nặng, tiết chế và hoạt động thực thể trở thành mối xung khắc, quan hệ của trẻ với gia đình có thể xấu đi. Lúc này cần phải hội chẩn với chuyên viên tâm lý và ngừng chương trình điều trị cho đến khi có thể tiếp tục điều trị mà không gây ra các tác dụng có hại cho tâm sinh lý của trẻ.

Béo phì là một bệnh mạn tính cần sự quan tâm suốt đời về hành vi ăn uống và lối sống khỏe mạnh. Sau khi đạt được mục tiêu ban đầu, cả gia đình lẫn trẻ cần phải tích cực duy trì những thói quen tốt đã đạt được. Việc tái khám thích hợp sẽ giúp đạt được điều này, đồng thời theo dõi được các biến chứng thứ phát có thể xảy ra.

Nên Khám Bệnh Tiểu Đường Ở Đâu Tại Hà Nội

Thứ Tư, 08-08-2018

Việc thăm khám phát hiện sớm căn bệnh tiểu đường là rất cần thiết để kiểm soát và tránh những biến chứng mà bệnh gây ra. Chuyên mục chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư gửi của bạn đọc xoay quanh vấn đề “nên đi khám bệnh tiểu đường ở đâu tại Hà Nội?”. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các địa điểm khám tiểu đường ở khu vực Hà Nội.

I. Đi khám bệnh tiểu đường ở đâu tại Hà Nội là tốt nhất

1. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Thông tin chi tiết:

Trụ sở: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở: Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.385.33527

Website: https://www.benhviennoitiet.vn/

Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 17h

Thứ 7, Chủ nhật: 8h – 17h

Ngoài giờ: 5h30 – 7h30

2. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường của Bệnh viện Bạch Mai cũng là một địa chỉ khám tiểu đường được đánh giá cao, rất nhiều người bệnh tin tưởng. Khoa có đội ngũ 16 Bác sĩ, Chuyên gia hàng đầu được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước. Cùng với hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện Bạch Mai đang vươn tầm trở thành một trung tâm chữa trị tiểu đường hàng đầu trong cả nước. Đã có rất nhiều người bệnh có được sự kiểm soát đường huyết rất hiệu quả ở đây.

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: Tầng 6 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024.3869.3731

Fax: 024.3869.1607

Website: http://bachmai.gov.vn/

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 11h30, 13h30 – 16h30

3. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương

Đây chính là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền ở nước ta. Bệnh viện có sự kết hợp điều trị bệnh giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Trang thiết bị của bệnh viện cũng ngày càng được tân trang đổi mới. Đối với những bệnh nhân yêu thích cách chữa bệnh Đông y thì đây là một địa chỉ thăm khám tiểu đường rất phù hợp.

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: Số 29, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 024.3826.3616

Fax: 024.3822.9353

Website: http://nhtm.gov.vn/

Thứ 2 – Thứ 6: 7h – 17h

4. Bệnh viện đa khoa Trí Đức

Nếu người bệnh quan ngại việc đến các bệnh viện công lập để thăm khám tiểu đường do tình trạng quá tải phải chờ đời lâu thì bệnh viện đa khoa Trí Đức là một lựa chọn tương đối tốt. Đây là đơn vị y tế tư nhân được rất nhiều người bệnh biết tới. Bệnh viện với thế mạnh là có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành từ các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y trược tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Tại bệnh viện có đầy đủ các thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là một trong những cơ sở uy tín để khám tiểu đường tại khu vực Hà Nội.

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: Số 219, Đường Lê Duẩn, Phường Khâm Thiêm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 024.3942.9999

Website: http://benhvientriduc.vn/

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – Chủ nhật: 8h – 20h

II. Khi nào thì nên đi khám bệnh tiểu đường

Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng nhanh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện sớm để kiểm soát bệnh và đề phòng những biến chứng nguy hiểm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, với những biểu hiện ban đầu khá giống với nhiều bệnh lí khác nên nhiều người thường không hay biết mặc dù đang sống chung với bệnh.

Khi cơ thể có một số dấu hiệu bất thường sau bạn cần tới ngay các cơ sở y tế thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh và có hướng kiểm soát.

Khát nước liên tục: Đối với bệnh tiểu đường, khi bạn đã bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nhưng vẫn sẽ cảm thấy khát. Và hiện tượng khát diễn ra liên tục suốt cả ngày, đặc biệt vào ban đêm.

Đi tiểu nhiều lần: Một ngày bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần thì có thể bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường.

Giảm cân đột ngột: Khi glucose không thể làm nhiệm vụ chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi sống các hoạt động cơ thể buộc phải lấy năng lượng từ các mô mỡ và cơ. Điều này khiến bạn giảm cân mặc dù chế độ ăn uống sinh hoạt không có gì thay đổi.

Đói và mệt mỏi: Là một triệu chứng thường gặp. Chính vì glucose không thể biến thành năng lượng nên khi bạn hoạt động dù ăn nhiều vẫn luôn thấy đói. Và sự thiếu hụt năng lượng tất yếu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.

Thị lực suy giảm: Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới phù nề, xuất huyết làm giảm thị lực mặc dù có thể từ trước bạn không gặp các vấn đề về mắt.

Vết thương lâu lành: Lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho máu khó lưu thông trong các mao mạch. Điều này khiến cho các vết thương hở lâu lành hơn.

Các hiện tượng về da: Da của bạn có thể bị sạm màu ở một số vùng có nếp nhăn, nếp gấp hay có thể gặp hiện tượng ngứa râm ran ở tay và chân.

III. Bạn cần làm gì trước khi đi khám tiểu đường?

Để có được kết quả chính xác nhất trước khi đi khám tiểu đường, người bệnh cần lưu ý:

Để kiểm tra đúng chỉ số đường huyết của cơ thể bạn nên để bụng đói trước khi làm xét nghiệm. Bạn nên nhịn ăn trong vòng 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm. Chính việc nhịn ăn giúp đảm bảo rằng xét nghiệm máu sẽ ghi nhận chính xác lượng đường trong máu lúc đói giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Đồng thời với việc nhịn ăn, bạn cần tránh một số thứ như rượu, thuốc lá, cà phê, kẹo cao su. Bởi những thứ này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn và kiến kết quả bị sai lệch.

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị các bệnh lí khác, cần nói ngay cho bác sĩ. Bởi trên thực tế có rất nhiều loại thuốc tây ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả đo đường huyết. Hay khi bạn được chuẩn đoán bị tiểu đường và được chỉ định uống thuốc thì các loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ đường huyết.

Khi bạn gặp phải những dấu hiệu lạ mà bản thân mới phát hiện như đau ngực, mắt nhìn mờ, tê bì chân tay,… thì cần nói ngay với bác sĩ. Đây có thể là những biến chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí là những biến chứng rất nặng cần phải được ngăn chặn kịp thời.

Hy vọng rằng với bài viết này, người dân Thủ đô cũng như khu vực lân cận có thể lựa chọn cho mình một cơ sở thăm khám tiểu đường thích hợp. Hãy kiểm tra đường huyết định kỳ để có được sự kiểm soát tốt giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Biên soạn: Trang Pham

Thông tin hữu ích cho bạn:

Khám Da Liễu Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội?

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nếu bạn đang thắc mắc không biết khám da liễu ở đâu tốt, nhất định hãy ghé qua Bệnh viện Da liễu Trung ương! Hầu hết những ai gặp vấn đề gì về da đều đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đây là một bệnh viện tuyến trung ương lớn và có tiếng tại Hà Nội, chuyên điều trị thăm khám các bệnh lý về da. Số lượng bệnh nhân đến đây khám khá đông nên bạn cần đến sớm để xếp số.

Trước khi khám bạn có thể lựa chọn bác sỹ hoặc thạc sỹ khám cho mình và tất nhiên mức phí thăm khám cũng sẽ khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh lý mà bạn có những lựa chọn cho riêng mình. Sau khi khám xong, bạn sẽ được bác sỹ kê đơn thuốc và xuống nhà thuốc bệnh viện để mua, nhưng có một lưu ý nhỏ giá thuốc trong đây khá cao và dường như độc quyền nên bạn không thể mua ở ngoài.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân khá đông nên khoa nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc – bệnh viện da liễu trung ương triển khai các dịch vụ ngoài giờ vào cả sáng thứ 7 và sáng chủ nhật như sau:

Khám và tư vấn chăm sóc da bệnh lý và thẩm mỹ.

Chụp mặt và phân tích da.

Tái tạo da bằng hóa chất – lột mặt.

Săn sóc da trị liệu và thẩm mỹ sử dụng Acthyderm kết hợp với các sẳn phẩm ứng dụng lăn kim và Intracel – Công nghệ RF vi điểm.

Chi phí khám: 150.000 – 350.000 vnđ

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần.

Địa chỉ: 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.

2. Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Bệnh viện Da liễu Hà Nội được thành lập ngày 10/5/2004 trên cơ sở tổ chức lại trung tâm da liễu. Được sự chỉ đạo toàn diện của sở y tế Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội đã nhanh chóng được thành lập và có đầy đủ thẩm quyền, chức năng khám chữa bệnh cho các bệnh nhân da liễu bao gồm: Khám và chuyên điều trị các bệnh về da, các bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền qua đường tình dục cũng như bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS….

Hiện bệnh viện là chuyên khoa ngành đầu da liễu của thành phố, có chức năng khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về da. Rất nhiều người chưa biết khám da liễu ở đâu tốt đã được giới thiệu đến với viện này để được khám với chi phí vừa phải mà dịch vụ chu đáo.

Bệnh viện da liễu có 2 cơ sở: cơ sở 1 ở Đống Đa – Hà Nội còn cơ sở 2 Bệnh viện Da liễu Hà Nội thì vốn là trung tâm da liễu Hà Đông, được sáp nhập vào Bệnh viện Da liễu Hà Nội vào ngày 15/11/2013 để đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị ngày càng cao của người dân thành phố và các khu vực lân cận khác.

Chi phí khám: 150.000 – 350.000vnđ.

Thời gian làm việc: tất cả các ngày trong tuần.

Cơ sở I: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.

Cơ sở II: số 20 Bế Văn Đàn – Hà Đông – Hà Nội

3. Khoa da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

Năm 2006, Bộ y tế quyết định tách Viện da liễu trực thuộc Bộ y tế và tái thành lập khoa da liễu – bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, công tác khám chữa bệnh cả nội trú và ngoại trú được thực hiện rất tốt. Hiện khoa da liễu – Bệnh viện Bạch Mai ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: Phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình, ứng dụng các kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại như Laser IPL, Laser Ruby, Laser YAG,…

Chi phí khám: 150.000 – 350.000vnđ.

Thời gian làm việc: tất cả các ngày trong tuần, trừ chủ nhật.

Địa chỉ: 78 Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.

4. Khoa da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị y tế có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, được tin cậy hàng đầu. Không chỉ là một nơi điều trị bệnh được đầu tư thiết bị vật chất tốt, bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo. Chính vì thế, tất cả mọi bệnh nhân đến đây đều rất yên tâm.

Chi phí khám: 150.000 – 350.000vnđ.

Thời gian làm việc: Các buổi sáng từ thứ 2 – thứ 7

Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

5. Khoa da liễu dị ứng – Bệnh viện 108

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6, từ 6:30 – 17:00

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh về da là một trong những căn bệnh phổ biến. Các bệnh lý về da không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người hàng ngày, mà còn có thể là biểu hiện bên ngoài của các căn bệnh khác tiềm ẩn trong cơ thể. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về da đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.

Nguyên Nhân Béo Phì Ở Trẻ Em? Chữa Bệnh Béo Phì

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là sự thay đổi cân bằng năng lượng ( năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao )

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì? chữa bệnh béo phì

Hôm nay chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các bạn lý giải bệnh béo phì ở trẻ em là gì và cách chữa bệnh hiệu quả như thế nào đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì, chuyên gia nhận thấy rằng bệnh béo phì ở trẻ em khá nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, trong số đó phải kể đến bệnh trĩ.

(Nguyên nhân béo phì ở trẻ em? chữa bệnh béo phì)

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì?

Bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng trẻ có chỉ số IBWH cao, lớn hơn 120%. Chỉ số BMI = cân nặng đo được chia cho cân nặng trung bình so với chiểu cao rồi nhân với 100%. Bao gồm 2 loại béo phì ở trẻ em là béo phì toàn thân và béo phì cục bộ (ở một hoặc một số vị trí trên cơ thể như bụng, mông, đùi).

Trẻ em bị béo phì do những nguyên nhân sau đây gây ra: thay đổi cân bằng năng lượng (năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao), suy giáp trạng, cường năng tuyến thận, thiểu năng sinh dục, các bệnh về não, dùng thuốc quá liều trong thời gian dài, tiền sử gia đình, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thiểu năng trí tuệ, hoạt động ít…

Tại sao bệnh béo phì ở trẻ em có thể là nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ? Bởi vì, bệnh béo phì khiến cho vùng hậu môn trực tràng bị gia tăng áp lực trầm trọng, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể khó khăn, bị cản trở khiến cho các tĩnh mạch bị dồn ép dẫn tới căng phồng, giãn nở quá mức hình thành búi trĩ.

Không những vậy, béo phì ở trẻ còn có khả năng gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe, như: bệnh tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, suy giảm khả năng sinh sản về sau, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư… Cho nên, béo phì ở trẻ rất cần được phát hiện và chữa trị sớm để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

Chữa bệnh béo phì ở trẻ em như thế nào

Hiện nay có các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em như sau: chữa bằng ăn uống theo khoa học, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, dùng thuốc, và phẫu thuật.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng ăn uống theo khoa học

Là cách chữa béo phì ở trẻ em căn bản nhất mà đa số trường hợp mắc bệnh nên áp dụng. Theo đó, trẻ bị béo phì nên giảm hàm lượng chất dinh dưỡng cung ứng cho cơ thể, đồng thời tăng lượng tiêu hảo, thực hiện một cách từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em rất hiệu quả, cần được áp dụng thường xuyên. Bởi vì, khi hoạt động, cơ thể tiêu tốn một lượng lớn chất dinh dưỡng, calo, giúp giảm lượng lớn mỡ thừa, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng được bảo đảm, tăng cường, trơn tru, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng cách dùng thuốc

Áp dụng đối với trường hợp trẻ bị béo phì đã sử dụng cả 2 cách chữa trị như ở trên trong thời gian dài nhưng vẫn không có hiệu quả. Sử dụng thuốc chữa béo phì cho trẻ cần hết sức cẩn trọng, cần được sự thăm khám, kiểm tra hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và vẫn cần kết hợp thực hiện với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao.

Phẫu thuật chữa bệnh béo phì ở trẻ em

Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh béo phì ở mức độ nặng, đã đe dọa tới tính mạng, thông thường có trọng lượng lý tưởng vượt quá 50%, và có độ tuổi. Phẫu thuật cần bác sĩ thực hiện có trình độ cao, đòi hỏi trang thiết bị y tế thực hiện tiên tiến, hiện đại.