Top 7 # Khái Quát Bệnh Tay Chân Miệng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Chân Tay Miệng: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh rất hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có tốc độ lây lan nhanh chóng. Ở độ tuổi này, trẻ có hệ miễn dịch còn non yếu, các bậc phụ huynh không được chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị cho các bé. Đôi khi, người lớn cũng có thể mắc căn bệnh này.

Bệnh thường xuất hiện và bùng phát vào mùa xuân, hè và thu, khi thời tiết giao mùa các virus dễ dàng sinh sôi và gây bệnh, cơ thể khi giao mùa cũng có sức miễn dịch kém nên dễ bị các virus xâm nhập. Bệnh lý này có thể biến chứng thành viêm màng não hoặc viêm não, viêm cơ tim hay phù phổi, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hại tới tính mạng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây ra do nhiễm virus thuộc nhóm đường ruột và thường là virus Coxsackie A16 và virus đường ruột tuýp 71 (EV71). Tuy nhiên, virus EV71 làm cho bệnh nặng thêm với các biến chứng khó có thể lường trước và khiến trẻ gặp nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh chân tay miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới và trong những năm gần đây, virus EV71 thường gây bệnh ở những nước Đông Nam Á. Các tỉnh thành ở Việt Nam hầu hết đều có thể mắc căn bệnh này, các tỉnh thành ở phía Nam thường mắc vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Virus gây bệnh có thể chứa trong dịch tiết mũi, họng… vì lây qua đường hô hấp nên nếu người bệnh bị ho, hắt hơi sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn.

3. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh chân tay miệng chia thành 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn ai có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường diễn ra trong quá trình từ 3-7 ngày, người bệnh vẫn có các biểu hiện bình thường nên người thân khó phát hiện ra những điều khác thường để có thể điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn này.

Giai đoạn khởi phát

Sau khi ủ bệnh xong, người bệnh sẽ có những triệu chứng ban đầu trong vòng 1-2 ngày với các dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Tuy nhiên, những dấu hiệu này rất khó để phân biệt với những căn bệnh thông thường, nếu không có những xét nghiệm thì thông thường sẽ điều trị theo hướng cảm cúm hoặc tiêu chảy. Đôi khi việc tự chữa trị sẽ làm bệnh nặng thêm và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này của Bệnh chân tay miệng có thể kéo dài từ 3-10 ngày với nhiều dấu hiệu khác nhau như:

Loét miệng với những vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Ở các lòng bàn tay, lòng bàn chân hay gối, mông sẽ xuất hiện những nốt phát ban dạng phỏng nước những nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau khi xẹp nước sẽ để lại những vết thâm và rất ít khi gặp các trường hợp loét hay bội nhiễm.

Nếu trong giai đoạn này trẻ có những biểu hiện như sốt cao và nôn thì nguy cơ có những biến chứng gây nguy hiểm.

Một số biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp sẽ xuất hiện sớm từ ngày 2 đến 5 ngày của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh

Sau khi trẻ đã phát hết những triệu chứng thì sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 3-5 ngày.

Đôi khi, bệnh sẽ tiến triển nhanh và có các dấu hiệu biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp hay hôn mê dẫn đến tử vong.

4. Phương pháp điều trị bệnh

Nếu trẻ không may bị Bệnh chân tay miệngthì các bậc phụ huynh cũng có thể lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau như:

Đông ý

Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ tới khám tại các phòng khám đông y, tùy theo từng triệu chứng mà thầy thuốc sẽ đưa ra các đơn và cách điều trị. Tuy nhiên, trong đông y các thầy thuốc thường sử dụng ba bài thuốc cơ bản sau:

Bài thuốc này được áp dụng khi bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng như mụn nước ở miệng và chân tay với các kích thước to nhỏ khác nhau. Các nốt mụn này sẽ vỡ tạo thành vết sẹo kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, kèm ăn hay mạch phù sắc lưỡi đỏ nhạt…

Thấp độc tập phu được bốc với các loại thuốc như thạch cao 30g, sinh địa hoàng 10g, sừng trâu 20g, hoàng liên 8g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5g, cát cánh 6g, cam thảo 5g. Các vị thuốc này sắc nước uống trong ngày.

Thể thấp nhiệt uẩn kết được sử dụng chữa bệnh chân tay miệng khi có các triệu chứng như xuất hiện các nốt phỏng đỏ có kích thước khác nhau xuất hiện tại mặt, lưng, quanh ngón tay, gót chân, miệng loét, hơi thở hôi, kém ăn, chướng bụng, chất lưỡi đỏ…

Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc với các vị như sắc hương 20g, chi tử (dành dành) 6g, sinh thạch cao 15g, nhẫn đông đằng 12g, kinh giới 8g, sinh cam thảo 6g và được sắc thành nước uống trong ngày.

Bài thuốc có tác dụng lợi niệu giải độc, thanh tả tâm tỳ khi có các dấu hiệu như mụn nước trong khoang miệng và vòm khẩu cái, miệng khô khát nước, lưỡi ít rêu, mạch tế sác… của bệnh tay chân miệng.

Các vị thuốc được bốc từ 3-5g như mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm… và sắc thành nước uống trong ngày.

Nam y

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nên chữa trị các vị thuốc nam giúp mang lại hiệu quả và tính an toàn cao.

Chanh có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và được áp dụng nhiều trong các phương thuốc chữa bệnh. Chanh muối pha mật ong có tác dụng chữa Bệnh chân tay miệnghiệu quả giúp diệt virus, nhanh liền các tổn thương da.

Tuy nó mang lại hiệu quả cao nhưng tuyệt đối không sử dụng trong trường hợp mụn nước của trẻ bị vỡ ra gây loét miệng, sưng miệng… vì tính axit trong chanh cao nên sẽ là cho vết thương bị đau, khó chịu.

Đây là một bài thuốc nam chữa Bệnh chân tay miệnghiệu quả nhờ tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt… đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung nhọt, mụn lở. Bạn chỉ cần đun bạc hà với một lít nước trong vòng 15 phút, sau đó đổ ra cốc và uống 2 cốc mỗi ngày.

Tỏi có công dụng điều trị vết loét trên miệng, mụn ở lòng bàn tay, chân nhanh khỏi đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do tính kháng khuẩn mạnh. Bạn chỉ cần thêm tỏi thành gia vị chính cho những món ăn của trẻ nhỏ để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Đây là một bài thuốc nam được chứng minh hiệu quả với đa số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Để bài thuốc này đạt hiệu quả, bạn giã nát ra và cho vào nước sôi để tắm cho người bệnh mà không cần tắm lại bằng nước lã. Sau đó dùng nước cốt nghệ hay gel nha đam thoa vào vùng da bị thương tổn giúp nó nhanh lành.

Tây y

Theo như những nghiên cứu hiện nay, bệnh chân tay miệngchưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Mỗi một cấp độ, các bác sỹ sử dụng các loại thuốc khác nhau như:

Khi trẻ bị sốt cao có thể hạ sốt bằng Paracetamol liều lượng 10 mg/kg/lần uống sau mỗi 6 giờ và có thể điều trị ngoại trú, tái khám thường xuyên.

Bệnh nhi cần điều trị nôi trú nếu sốt cao mà Paracetamol không phù hợp có thể dùng ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lập lại sau mỗi 6-8 tiếng và các loại thuốc truyền tĩnh mạch.

Điều trị Bệnh chân tay miệngnội trú chống phù não, truyền thuốc nhằm tĩnh mạch và các loại điện giải để điều trị hạ đường huyết.

Trường hợp này bắt buộc phải điều trị nội trú thông khí vì sử dụng nội khí quản thở máy, chống sốc… Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng cũng là điều cần thiết và đóng vai trò quan trọng.

Chia nhỏ các bữa ăn của nhỏ để trẻ cảm thấy hứng thú, cung cấp được nhiều loại thức ăn hơn, tăng khả năng miễn dịch.

Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, dầu mỡ và rau quả cho mỗi bữa. Khi trẻ bị bệnh, các loại thức ăn cần phải mề, nhuyễn, lỏng hơn bình thường.

Các loại thức ăn phải có nhiệt độ vừa phải vì nếu cao sẽ làm xót vết loét trong miệng. Sữa chua, nước hoa quả hay cốc sữa mát sẽ khiến trẻ thích thú, các loại nước, hoa quả như cam, bưởi cung cấp vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là vitamin C.

Sau khi khỏi bệnh từ 4-5 ngày, bạn hãy thực hiện chế độ ăn bình thường cho trẻ.

5. Các phòng ngừa bệnh

Các phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân và cộng đồng một số biện pháp:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã hay làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi, dụng cụ nấu ăn đảm bảo sạch sẽ.

Thường xuyên lau rửa các vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.

Sử dụng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn.

Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Bệnh Tay Chân Miệng

Định nghĩa

Tay chân và miệng là một bệnh nhiễm virus lây nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi các vết loét trong miệng và phát ban trên tay và chân, bệnh tay chân và miệng thường được gây ra bởi một coxsackievirus.

Không có điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng từ tay chân miệng bằng cách thực hành vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

Các triệu chứng

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra tất cả các dấu hiệu sau đây và các triệu chứng hoặc chỉ là một số trong số. Chúng bao gồm:

Sốt.

Đau họng.

Cảm giác không khỏe được (khó chịu).

Đau, đỏ, phồng rộp như các tổn thương trên lưỡi, nướu và bên trong má.

Màu đỏ nonitchy, có thể rộp lên mẩn đỏ trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, và đôi khi mông.

Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Chán ăn.

Thời hạn thông thường từ nhiễm trùng ban đầu đến sự khởi đầu của dấu hiệu và triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh) là 3 – 7 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân và miệng, tiếp theo đau họng và đôi khi chán ăn và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi sốt bắt đầu, lở loét đau đớn có thể phát triển trong miệng hay cổ họng. Phát ban trên tay và chân và có thể trên mông có thể theo dõi trong vòng một hoặc hai ngày.

Đến gặp bác sĩ khi

Bệnh tay chân và miệng thường là một bệnh nhẹ gây ra chỉ vài ngày sốt và các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Liên hệ với bác sĩ, tuy nhiên, nếu vết loét miệng hoặc viêm họng làm trẻ khó uống nước. Liên hệ với bác sĩ nếu còn sau một vài ngày có dấu hiệu và triệu chứng xấu đi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc về một nhóm vi khuẩn gọi là enterovirus nonpolio. Enterovirus khác đôi khi gây ra tay chân miệng.

Ăn uống là nguồn chính nhiễm coxsackievirus và bệnh tay chân và miệng. Các bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người với chất thải từ mũi và cổ họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm trùng. Các virus có thể lây lan thông qua một màn sương xịt vào không khí khi ho hoặc hắt hơi của một người nào đó.

Tay chân và miệng là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em tại cơ sở chăm sóc trẻ em do thay đổi tã thường xuyên, và bởi vì các con nhỏ thường bỏ tay vào miệng.

Mặc dù hầu hết các lây nhiễm với bệnh tay chân miệng trong tuần đầu tiên của bệnh, virus có thể vẫn còn trong cơ thể của mình cho tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng đã hết. Điều đó có nghĩa là vẫn có thể lây nhiễm sang người khác.

Một số người, đặc biệt là người lớn, có thể truyền virus mà không hiển thị bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.

Dịch của bệnh là phổ biến hơn trong mùa hè và mùa thu tại Hoa Kỳ và khí hậu ôn đới khác. Khí hậu nhiệt đới, dịch xảy ra quanh năm.

Yếu tố nguy cơ

Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ em đặc biệt nhạy cảm với dịch tay chân miệng và các bệnh do nhiễm trùng lây lan từ người sang người, trẻ nhỏ là dễ bị nhất.

Thông thường trẻ em phát triển khả năng miễn dịch cho tay chân miệng bệnh và khi chúng lớn lên bằng cách xây dựng các kháng thể sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh.

Các biến chứng

Các biến chứng thường gặp nhất của tay chân miệng là mất nước. Các bệnh có thể gây ra vết loét trong miệng và cổ họng, làm cho đau đớn và khó nuốt. Theo dõi chặt chẽ để đảm bảo tiêu thụ đủ lượng chất lỏng trong quá trình của bệnh. Nếu mất nước nặng, tiêm tĩnh mạch (IV) chất lỏng có thể là cần thiết.

Viêm màng não vi rút. Đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm màng (màng não) và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não do virus thường nhẹ và thường tự hồi phục.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ có thể có khả năng phân biệt bệnh tay chân miệng và bệnh từ các loại nhiễm virus bằng cách đánh giá:

Độ tuổi của người bị ảnh hưởng.

Các mô hình của các dấu hiệu và triệu chứng.

Sự xuất hiện của các phát ban hay vết loét.

Một tăm bông cổ họng hoặc mẫu phân có thể được lấy và gửi đến các phòng thí nghiệm để xác định vi rút gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ không cần loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng và bệnh tật khác.

Phương pháp điều trị và thuốc

Không có điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường rõ ràng trong bảy đến 10 ngày.

Uống thuốc có thể giúp làm giảm cơn đau của vết loét miệng. Thuốc giảm đau khác aspirin, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) có thể giúp làm giảm khó chịu nói chung.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng mụn nước trên lưỡi hoặc trong miệng hay cổ họng. Hãy thử các mẹo này để giúp làm cho mụn ít đau nhức khó chịu và ăn uống dễ chịu:

Ngậm nước đá.

Ăn kem hoặc nước trái cây.

Uống đồ uống lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước đá.

Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit, chẳng hạn như trái cây, thức uống trái cây và soda.

Tránh thức ăn mặn hoặc cay.

Ăn thức ăn mềm mà không cần phải nhai nhiều.

Rửa sạch miệng bằng nước ấm sau bữa ăn.

Nếu có thể rửa sạch mà không nuốt, rửa bên trong miệng bằng nước muối ấm nhẹ nhàng. Trộn 1 / 2 muỗng cà phê (2,5 ml) của muối với 1 ly (240 ml) nước ấm. Rửa với giải pháp này nhiều lần trong ngày, hoặc thường xuyên cần thiết để giúp giảm đau và viêm loét miệng và cổ họng gây ra bởi bệnh.

Phòng chống

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

Rửa tay cẩn thận. Hãy chắc chắn rửa tay thường xuyên và triệt để, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, và trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống. Khi xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng khăn lau tay hoặc gel bằng cồn diệt khuẩn.

Khử trùng khu vực chung. Có thói quen làm sạch khu vực có lưu lượng cao và bề mặt với xà phòng và nước, sau đó với một giải pháp pha loãng thuốc tẩy chlorine, khoảng 1 / 4 chén (60 ml) thuốc tẩy với 1 gallon (3,79 lít) nước. Trung tâm chăm sóc trẻ nên thực hiện theo một lịch trình nghiêm ngặt làm sạch và khử trùng tất cả các khu vực chung, gồm các hạng mục được chia sẻ như đồ chơi, vi rút có thể sống trên các đối tượng này trong nhiều ngày. Làm sạch núm vú của bé thường xuyên.

Vệ sinh tốt. Hãy là một mô hình vai trò tích cực bằng cách hiển thị làm thế nào để thực hành vệ sinh tốt và làm thế nào để giữ cho mình sạch sẽ. Giải thích lý do tại sao là tốt nhất không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ các đối tượng khác vào miệng.

Cách ly người truyền nhiễm. Bởi vì tay chân và miệng là bệnh rất dễ lây, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những người khác trong khi họ có dấu hiệu hoạt động và các triệu chứng. Giữ trẻ em với bệnh tay chân miệng trong chăm sóc hoặc cho đến khi cơn sốt đã biến mất và lở loét miệng lành.

Tay Chân Miệng Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên.

Định nghĩa

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thông thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em; có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Bệnh thường không nghiêm trọng, không cần điều trị đặc hiệu, và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên trong một trường hợp hiếm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng?

Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu trong vòng một tuần sau khi nhiễm virus như:

Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông;

Lở loét có thể xuất hiện trong họng, miệng lưỡi, nướu và bên trong má vài ngày sau khi bắt đầu sốt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bé:

Sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen.

Đau họng đến nỗi khiến con bạn không thể tự uống nước.

Triệu chứng kể trên trở nên nặng hơn và không cải thiện trong vòng 2 tuần.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16 và đôi khi là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:

Độ tuổi: bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.

Thường xuyên ở nơi công cộng: vì bện tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ít vệ sinh cá nhân: điều nãy sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tay chân miệng?

Hiện không phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:

Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.

Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm).

Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.

Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi cón bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.

Để tránh lây lan bệnh, hãy sử dụng đồ dùng ăn uống riêng biệt. Đun sôi núm vú sau khi sử dụng. Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh và xem xét vết phát ban và lở loét. Các bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc các chất dịch từ cổ họng để xét nghiệm tìm loại virus gây bệnh.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?

Những việc bạn nên làm đế giúp hạn chế diễn tiến và phòng tráng bệnh tay chân miệng:

Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.

Giặt sạch quần áo bẩn.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần.

Cách ly trẻ bi bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.

Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.

Không dùng aspirin để giảm sốt.

Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.

Cho con bạn dùng nước muối để súc miệng.

Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.

Cho con bạn uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.

Gọi cho bác sĩ nếu con bạn sốt cao hoặc gặp khó khan khi nuốt thức ăn.

Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một trong các căn bệnh rất dễ gặp và có tính chất lây lan. Bệnh do một loại vi rút gây ra và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau như viêm màng não, yếu chi, liệt mặt,… thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ em dưới 3 tuổi do sức đề kháng kém nên là đối tượng dễ mắc bệnh chân tay miệng nhất. Bệnh có thể bị tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trẻ lên 5 tuổi mới có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ do vi rút gây ra và có tính chất lây truyền

Tác nhân được cho là gây bệnh chân tay miệng ở trẻ là loại vi rút Coxsackie và Enterovirus 71. Đây là loại vi rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ.

Loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, rồi từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường biểu hiện thành các triệu chứng sau:

+ Loét miệng: xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3 mm, màu xám và có hình bầu dục. Ở trên niêm mạc miệng, các bóng nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ và tạo thành các vết loét, vì vậy gây đau khi ăn hay tăng tiết nước bọt.

Các biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

+ Bóng nước xuất hiện ở vùng mông và gối thường trên nền hồng ban.

+ Ở lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các vết lồi trên da, sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da

3. Biến chứng của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, liệt mềm cấp, phù phổi cấp do thần kinh. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

4. Phương pháp điều trị

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng

Tính tới thời điểm hiện nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện ra bệnh, bạn nên sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng các bóng nước

+ Thường xuyên lau mình bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt để giảm đau và hạ sốt thân nhiệt

+ Tăng cường nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng bên cạnh đó trẻ cũng nên uống nhiều nước lọc và nước hoa quả.

+ Tuyệt đối không được cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng