Top 4 # Khái Niệm Dịch Bệnh Hiểm Nghèo Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Dịch Hạch: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa

Bệnh dịch hạch là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới loài người, chúng có sức lây lan mạnh và chiếm tỷ lệ tử vong cao ở những nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, người ta phát hiện dịch bùng phát vào những năm 1970 ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Nó đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, sự hoành hành kinh khủng, người bệnh chỉ chết sau vài ngày nếu như không được điều trị kịp thời. Thật sự, bệnh dịch hạch nguy hại tới cuộc sống cũng như tính mạng của con người thế nào.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh dịch hạch gây nên bởi loại trực khuẩn có tên là Yersina pestis, nó sống trung gian trong các loài vật gặm nhấm như chuột, bọ… từ đó lan sang người.

Loại khuẩn này xuất hiện mạnh mẽ vào mùa hanh khô, phù hợp với thời kỳ phát triển của động vật. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện vào một vài thời điểm trong năm, đặc biệt có cả trong mùa mưa.

Bệnh dịch hạch ở người thường xuất hiện với hai dấu hiệu là thể hạch và thể nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lây lan đến phổi và não thông qua đường máu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch và những nguy hại mà nó mang đến.

Bệnh dịch hạch có thể lây truyền từ con vật sang người, từ người sang người có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc đường máu. Trong nhiều trường hợp, nguồn bệnh cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc da như sờ vào mủ trên súc vật bị bệnh, màng tiếp hợp, ống tiêu hóa.

3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh

Khi bị bệnh dịch hạch sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu sau:

Thể hạch (thể hay gặp nhất)

Thời kỳ ủ bệnh: từ 1-15 ngày nhưng trung bình khoảng 2-5 ngày và không có triệu chứng cụ thể, cơ thể vẫn hoạt động bình thường.

Thời kỳ khởi phát: Bệnh dịch hạch khởi phát trước hết là sưng hạch có thể gây nên một số triệu chứng như mệt mỏi, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… sốt từ 38,5 – 39 độ C, đặc biệt đau ở vùng sắp nổi hạch. Sau khi khởi phát thì 1-2 ngày sau sẽ phát triển đến giai đoạn toàn phát.

Thời kỳ toàn phát: Toàn thân sẽ nhiễm trùng, nhiễm độc và nổi hạch.

Triệu chứng nhiễm trùng

Người bị bệnh dịch hạch sẽ sốt cao 39-40 độ C, liên tục hay từng cơn, đôi khi có rét hoặc sẽ xảy ra tình trạng co giật nếu như ở trẻ em. Một số biểu hiện khác như mặt đỏ, xung huyết, mắt đỏ ngầu, mạch nhanh theo nhiệt độ; tiêu hóa: lưỡi khô, trắng, môi khô, đôi khi nôn, ỉa chảy hay táo bón; đái ít, sẫm màu, nước tiểu có albumin.

Triệu chứng nhiễm độc

Nếu người bị nhiễm độc nhẹ có thể nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, mệt lả, nếu nặng thì mặt ngủ, nói rời rạc, mê sảng, la hét, rối loạn động tác…

Hạch do bệnh dịch hạch gây nên có thể sưng to, đau, gây khó khăn cho việc đi lại cũng như nghỉ ngơi; hạch lúc đầu nhỏ, chắc, nóng, di động sau to nhanh do phù hoặc viêm quanh hạch. Vùng da quanh hạch sau sẽ căng và chuyển sang màu đỏ rồi đỏ tía.

Tiến triển của bệnh: Hạch có thể hóa mủ, tự vỡ, chảy dịch, thành sẹo co rúm nếu như không điều trị kịp thời. Trong trường hợp điều trị sớm, hạch sẽ đỡ sưng, sau đó hạch sẽ nhỏ và tiêu đi. Nếu trong trường hợp điều trị muộn hoặc quá nặng cần phải trích rạch tháo mủ mới đỡ sốt, mới khỏi.

Thể nhiễm khuẩn huyết

Vi khuẩn sinh sản và phát triển mạnh trong máu khi mắc bệnh dịch hạch với các biểu hiện lâm sàng như nhức đầu, mệt lả, nôn, vật vã, mê sảng, lưỡi khô, trắng, bụng chướng, gan lách to, mạch nhanh, có thể xuất huyết dưới da. Nếu như gặp thể nhiễm này có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 2-3 ngày nếu không điều trị.

Thể phổi

Thể này cũng có những giai đoạn từ ủ bệnh đến khởi bệnh và toàn bệnh nhưng các biểu hiểu cụ thể như tức ngực khó thở, thở nhanh nông, tím tái, ho khan, rãi, bọt nhiều dần lên, màu hung đỏ máu, khi chụp x quang có hình ảnh viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh nhân có thể tử vong trong 2-4 ngày do phù phổi cấp và suy tim.

Bệnh dịch hạch muốn có kết quả chính xác nhất có thể soi gan và chuẩn đoán đặc biệt. Khi bệnh nhân có thể soi gan mà xác định rõ khi người bệnh tái phát thể ba ở dạng dịch hạch thể phổi. Người xung quanh có thể bị lây bệnh khi ngửi thấy mùi, qua đường hô hấp và đường máu.

4. Phương pháp điều trị bệnh dịch hạch

Phương pháp Đông y

Bệnh dịch hạch có thể điều trị cả bằng phương pháp đông y lẫn tây y. Nếu người bệnh muốn chữa bằng đông y có thể tham khảo bài thuốc với các vị gồm phượng vĩ thảo 90g, sắc uống theo thang và uống liên tục trong 8 ngày.

Hoặc bạn có thể tham khảo một số bài thuốc khác như cây bạc đầu 30g, cát cánh 12g, cam thảo 9g và sắc uống theo ngày, mỗi ngày một thang. Thang tiếp theo với cỏ tàu đen tươi 50g, vỏ bí đao 15g, mỗi ngày sắc uống một thang. Thang thuốc cuối cùng có thể tham khảo là cây xà môi tươi 100g, cũng sắc uống ngày một thang.

Phương pháp Nam y

Hiện nay, bệnh dịch hạch chưa được nghiên cứu để điều trị bằng thuốc nam bạn có thể tham khảo cách chữa bằng đông y hoặc tây y, tránh để bệnh nặng làm biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Bạn có thể ăn cháo gạo lứt nhừ với muối cùng rau sam còn cả rễ, luộc lấy nước uống. Cây sam còn có tên khác là ngũ hành thảo, tốt cho những người bị bệnh dịch hạch.

Phương pháp Tây y

Những nhóm kháng sinh có giá thành tương đối rẻ như aminoglycosides, tetracyclines, sulfonamides và cloramphenincol, nhưng cần lựa chọn cũng như độ phù hợp với kháng sinh như chức năng thận, bệnh nhân có dung nạp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc, tuổi, giới tính hay tình trạng bệnh.

Kháng sinh streptomycin và gentamycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, nó có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác. Hai loại này rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh dịch hạch nhưng cần cẩn trọng với những người bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Một số loại kháng sinh khác cũng được sử dụng nhưng nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em nên có những lựa chọn phù hợp do tác dụng của thuốc và nhóm aminoglycosides được coi là nhóm an toàn và hiệu quả đối với đối tượng này.

Bệnh dịch hạch khiến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khác như sốt, giảm đau… vậy cần kết hợp chữa nó để chống lại suy đa phủ tạng và hồi sức tích cực trong những thể nặng. Bạn cần cân bằng nước – điện giải, chống toan huyết và trợ tim mạch, hô hấp tốt.

5. Cách phòng ngừa bệnh

Bệnh dịch hạch là một căn bệnh nguy hiểm nên cần có những biện pháp để kiểm soát bệnh với một số biện pháp thường được sử dụng:

Tiêu diệt các loại gặm nhấm tận gốc

Các loài gặm nhấm chính là nguồn lây bệnh chính đưa khuẩn gây hại tồn tại trong cơ thể chúng sang người. Bạn cần loại bỏ các khu vực tiềm ẩn có thể làm tổ như đống đồ cũ, đá, củi, rác… không để lại các loại thức ăn vật nuôi mà các loài gặm nhấm có thể dễ dàng đột nhập.

Vệ sinh thú nuôi thường xuyên

Nếu gia đình bạn nuôi thú cưng thì cần phải vệ sinh cho thú cưng thường xuyên để tránh cho bọ chét sinh sôi và gây hại đến sức khỏe của gia đình bạn. Đối với những loài vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh dịch hạch, bạn phải đeo găng tay khi tiếp xúc với chúng để ngăn ngừa vi khuẩn lây qua người.

Bạn cần chú ý và thực hiện yêu cầu này bởi nó khá dễ trong việc phòng ngừa bệnh dịch hạch mà bạn có thể chủ động thực hiện.

Diệt côn trùng bằng thuốc

Đối với các loại côn trùng không thể tránh khỏi bằng những biện pháp tự nhiên thì cần sử dụng thuốc chống côn trùng. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc cần giám sát chặt chẽ trẻ em và vật nuôi ở khu vực đặt thuốc để đảm bảo an toàn, cùng với đó cũng phải tránh những nơi có nhiều loài gặm nhấm.

Đối với những địa phương có bệnh dịch hạch hoành hành và những vùng có nguy cơ khi chưa có dịch phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để có thể chủ động trong phòng bệnh.

Đi khám nếu xảy ra tình trạng phát bệnh

Nếu xảy ra các trường hợp sốt, nổi hạch, cần phải đến những cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh có những biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Chuẩn bị sẵn sàng những loại thuốc điều trị, hóa chất và phương tiện, nhân lực để phục chống dịch, những cơ quan y tế tránh để trường hợp bệnh dịch hạch bùng phát tại địa phương mới chuẩn bị các phương thức chữa trị sẽ gây làm cho nó bùng nổ nhanh hơn, gây nguy hại đến tính mạng của cả khu vực.

Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn và khách quan để từ đó có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Khái Niệm Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Độ 1 Là Gì?

Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là loại gan nhiễm mỡ nhẹ nhất và dễ chữa trị hơn so với gan nhiễm mỡ cấp độ 2, 3 và 4. ở giai đoạn này lưỡng mỡ thừa trong gan chiếm 5 %- 10% tổng trọng lượng của gan. Nếu được xác định là bạn đã bị gan nhiễm mỡ độ 1 thì cũng không nên quá lo lắng vì bạn đã phát hiện kịp thời trước khi nó chuyển sang các độ tiếp theo. Khi bệnh nhân bị nhiễm Bệnh gan nhiễm độ 1 thì vẫn dễ chữa hơn rất nhiều và không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Nhưng đừng vì thế mà bạn chủ quan. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng, rất khó phát hiện bệnh mà không cần kiểm tra. Do đó, qua thời gian bệnh trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến xơ gan, ung thư gan lúc này việc điều trị và chữa khỏi bệnh là không thể.

Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này các tế bào gan bị tổn thương rất ít và chức năng gan giảm không đáng kể. Vào thời điểm này, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện chức năng gan. Chỉ khi mức độ mỡ trong gan tăng lên đến mức 2, 3, những thay đổi về bệnh lý mới đáng lo ngại. Khi không được chăm sóc cẩn thận, mức độ suy giảm chức năng của gan và dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm gan cấp, viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy khi lần đầu tiên phát hiện thấy mỡ ở mức độ 1, bệnh nhân không chủ quan nhưng coi thường bệnh. Gan nhiễm mỡ độ 1 là mức độ nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ, do đó, chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ và điều trị rất đơn giản.

Nếu khị phát hiện bị bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 mà bệnh nhân cần tiếp tục những lối sống không khoa học ăn uống thất thường như: ăn quá nhiều đồ béo, ngọt, mặn, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya, lười vận động… làm tăng tích lũy mỡ trong gan làm cho bệnh tiến triễn nặng hơn.

Khi các tế bào gan bị bao phủ bởi lớp mỡ thừ thì khi này các tế bào Kupffer là một loại đại thực bào nằm ở xoang gan, chuyên ăn virus, vi khuẩn, hồng cầu già chết… từ đó tạo phản ứng miễn dịch được kích hoạt quá mức làm phản ứng quá mức với tình trạng tích tụ mỡ thừa trong gan sẽ làm giảm khả năng trung hòa chất béo nhưng mặt khác làm tăng sự giải phóng các chất gây viêm, bao gồm TNF-α, làm bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn. Đồng thời giải phóng TGF-β, Interleukin … là những chất gây tổn hại, làm hỏng tế bào gan, gây ra viêm gan, xơ gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ là một bệnh mãn tính nên khi bị bệnh ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa thì điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt không điều độ của bệnh nhân giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiểu quả hơn. Bởi vì hiện nay chua có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Khi phát hiện mình đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1 thì điều đầu tiên bạn nên làm là đến ngay các bệnh viên chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh tình của mình. Sau đó bạn cầm có lối sống lành mạnh hơn để việc điều trị có hiểu quả cao. Đây là một số lời khuyên có ích cho những bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 như:

Ngưng uống rượu, bia, thuốc lá để tránh làm tổn thương gan

► Thường xuyên đi đến phòng khám để theo dõi lượng đường trong máu, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ độ 1.

►Ngưng uống rượu, bia, thuốc lá vì rượu là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và mức độ nặng của gan nhiễm mỡ là phụ thuộc vào thời gian kéo dài của nồng độ rượu

►Không ăn mỡ, không ăn các loại chất béo có nguồn gốc động vật như: Thịt béo, cá béo, các sản phẩm bơ sữa, pho mát

►Hạn chế ăn đồ ngọt để giảm lượng đường vào trong cơ thể vì đường sẽ kích thích gan tổng hợp nhiều axit béo có hại cho gan và thay vào đó bằng các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như hoa quả các loại…

►Chế độ sinh hoạt khoa học: Có một chế độ sống lành mạnh khoa học như chế độ ăn uống điều độ, ặn ít chất béo và tăng hàm lượng chất xơ trong bữa ăn lên… điều này sẽ giúp giảm tải nguy cơ mắc phải bệnh

►Tập thể dục sẽ rất giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Hãy tập thể dục ít nhất bốn lần một tuần. Bạn có thể thực hiện các bài thể dục từ đơn giản như đi bộ, bơi, làm vườn cho đến việc luyện tập những bộ môn thể thao bạn yêu thích.

Nếu có những thắc mắc xin vui lòng liên hệ Số Hotline: hoặc nhấn vào bản tư vẫn bên dưới các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong chúng tôi sẽ nhanh hồi âm.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/

Ung Thư Xương: Khái Niệm

Ung thư xương là bệnh xảy ra khi những tế bào xương phát triển một cách mất kiểm soát và hình thành nên một khối u. Bệnh phát triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu như không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi, với biểu hiện chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa.

Bệnh ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường xuất hiện ở những vị trí như: xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương.

Triệu chứng của bệnh ung thư xương?

Triệu chứng điển hình nhất của ung thư xương là đau nhưng mức độ đau sẽ theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, cơn đau xuất hiện nhiều và thường xuyên nên người bệnh dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

Đau đớn: Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo người bệnh đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ và không liên tục. Khi bệnh phát triển nặng đặc biệt là ung thư xương cột sống, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và hay ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh rất khó để xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.

Sưng hoặc nổi u cục: Trường hợp khối u xuất hiện, bạn sẽ sờ thấy xương bị biến dạng và bị sưng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, bứt rứt trong xương, vùng da có khối u chuyển màu hồng và ấm hơn những vùng khác.

Rối loạn chức năng xương: Người bệnh gặp phải tình trạng sưng và đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, nguy hiểm hơn là gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.

Triệu chứng bị nén ép: Nếu như khối u xuất hiện trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng sẽ gây khó tiểu, khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.

Cơ thể suy nhược trầm trọng: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, làm cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Một số người có khối u di căn lên gan còn gây vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu. Lúc này người bệnh xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao và sụt cân đột ngột.

Nguyên nhân dẫn tới ung thư xương

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư xương là:

Chấn thương: Trên thực tế, có một số ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương, nhất là vùng đầu trên xương chày.

Các bệnh lành tính của xương: có thể chuyển thành ung thư như: quá phát bản sụn đầu xương dài, bệnh paget của xương, loạn sản sơ xương…

Bức xạ ion hoá: tiếp xúc với tia phóng xạ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư xương

Để xác định ung thư xương, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và các xét nghiệm. Trong đó, xét nghiệm ung thư xương được coi là bước hết sức quan trọng để đưa ra các chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Các phương pháp lâm sàng bao gồm:

Chụp X-Quang: Là phương pháp chẩn đoán đưa ra hình ảnh ung thư xương. Nó cho người bệnh biết vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương hay chỗ ung thư đã phát triển ra trong cơ thể.

Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này giúp người bệnh phát hiện được hình ảnh u xương, kích thước hình dạng, vị trí chính xác khối u.

Chụp MRI: Ngoài phát hiện khối u, chụp MRI còn giúp hình ảnh xương hiển thị rõ ràng trên máy tính.

Chụp PET: Bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ glucose phóng xạ vào mạch máu và máu sẽ di chuyển đến xương. Sau đó, máy sẽ ghi lại các kết quả làm căn cứ kết luận tình trạng bệnh.

Sinh thiết xương: Từ vị trí phát hiện tổn thương, các bác sĩ tiến hành sinh thiết tế bào để xác định là u xương lành tính hay ác tính. Đôi khi, số tế bào mẫu quá ít gây khó khăn trong việc kết luận, lúc đó người bệnh có thể sẽ cần tới biện pháp sinh thiết mở.

Sinh thiết mở: Có nghĩa là dùng dao mổ lấy một mẫu mô từ khối u. Trường hợp khối u nhỏ có thể loại bỏ toàn bộ tuy nhiên nếu là u ác tính, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Một số loại ung thư xương thường gặp

Ung thư xương thường có 3 loại chính, bao gồm:

Sarcoma xương: Thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.

Sarcoma sụn: Xuất hiện ở mô sụn.

Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): Thường xuất hiện ở xương, cũng có thể ở mô mềm như: cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác. Vị trí biểu hiện thường ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Phương pháp điều trị ung thư xương cho người bệnh

Nhiều người khi mắc bệnh thường thắc mắc không biết ung thư xương có chữa được không? Thực tế, bệnh có thể loại bỏ được nếu như phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Ung thư xương có thể được chữa trị theo nhiều cách và kết hợp nhiều phương pháp để đưa lại kết quả tốt nhất. Lựa chọn giải pháp nào tùy thuộc vào loại ung thư cũng như thể trạng chung của người bệnh.

Phẫu thuật: Ung thư xương có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và một vùng mô lành xung quanh nó. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp ưu tiên hơn cả vì nó có thể giải quyết tận gốc khối u.

Hóa trị: Nhiều trường hợp người bệnh có thể áp dụng phương pháp này để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc thường được tiêm vào cơ hoặc mạch máu và có thể kết hợp với những phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc để tiêu diệt những tế bào còn sót lại sau khi phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

Xạ trị: Là phương pháp dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để xạ trị, thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần.

Chế độ ăn uống của người ung thư xương

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm nên việc chủ động phòng ngừa là một giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đến vừa việc phòng ngừa ung thư xương chính là chế độ dinh dưỡng.

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung có loại thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, thịt gia cầm, cá, đậu, các loại đậu, hạt và các sản phẩm làm từ sữa.

Bổ sung thực phẩm có hàm lượng calo cao như: bơ và bơ thực vật, các sản phẩm làm từ sữa, nước sốt và nước thịt, salad trộn và đồ ngọt.

Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng, tập thể dục mỗi ngày để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị.

Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh ung thư xương nguy hiểm này. Đồng thời, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bệnh Sán Chó: Khái Niệm, Dấu Hiệu Và Nguy Cơ Của Bệnh Là Gì?

Khái niệm bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó có rất nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể như bệnh kén sán chó, bệnh nang sán chó hoặc bệnh sán dây chó. Đây là căn bệnh ký sinh trùng thuộc giống Echinococcus, nó thuộc loại giun đũa và thường ký sinh trong đường ruột của chó, mèo. Sau một thời gian sinh trưởng thì các loại giun này sẽ đẻ trứng và đi theo phân chó ra ngoài. Nếu con người nuốt phải trứng này trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần khi trứng nở thành phôi thì sẽ có nguy cơ gây bệnh rất nguy hiểm.

Qua quá trình nuốt trứng vào cơ thể thì những con ấu trùng giun sẽ được nở và phóng thích một cách nhanh chóng. Tiếp đến chúng sẽ đi xuyên qua thành ruột của cơ thể người để đến các mạch máu. Theo con đường này, các vi khuẩn gây bệnh này sẽ di chuyển đến phổi, gan, thậm chí là hệ thần kinh trung ương.

Nếu chúng ta không phát hiện ra và để chúng sống sót trong thời gian dài trong cơ thể sẽ gây tổn thương cho các mô. Vậy bệnh sán chó có chết không? Bạn có thể yên tâm về vấn đề này vì sau nhiều tháng thì chúng cũng sẽ bị tiêu diệt dần cho các phản ứng viêm bên trong các cơ quan của con người.

Bệnh sán chó ở người có dấu hiệu như thế nào?

Bệnh sán ở chó khá đa dạng về loại, nhưng một số loại thường gặp nhất ở Việt Nam như giun đầu gai, giun lươn, sán lá gan lớn, amíp, sán máng, giun đũa chó, sán lá phổi. Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể thì chúng thường không phát triển thành con giun nhỏ ngay. Thay vào đó là nó sẽ tồn tại dưới dạng những ấu trùng dưới dạng những khối u có thể di chuyển được trong các mô mềm dưới da. Các bộ phận mông, mặt, lưng, mu bàn tay hoặc bụng.

Sau một thời gian thì các khối u này sẽ biến thành một khối phù nề hoặc dạng nốt nhỏ. Tuy nhiên sự tấn công của nó đến hệ thần kinh trung ương rất nghiêm trọng. Có thể kể đến các triệu chứng như liệt nửa người, hôn mê, rối loạn tri giác.

Không chỉ vậy, các ấu trùng này còn có thể đi sâu vào nhiều bộ phận nội tạng như phổi, gan. Từ đó sẽ gây nên tình trạng ho, khó thở, đau bụng kèm theo đó là tình trạng đau ngực. Trong trường hợp ấu trùng gây bệnh này chui vào hốc mũi và tai thì vấn đề viêm mũi và đau tai là không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, bệnh sán chó còn gây các tình trạng co giật, viêm não, nhức đầu cho con người. Như vậy, sức tàn phá của giun sán đối với cơ thể sẽ với nhiều mức độ khác nhau, nó không thể chỉ gây ngứa, viêm da mà còn có thể khiến mắt, cơ tim và não bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, biểu hiện rõ ràng nhất vẫn là tình trạng ngứa bên ngoài da.

Bệnh sán chó có chữa được không? Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì chắc chắn bạn sẽ được khỏi bệnh nhanh hơn bình thường. Và như vậy đôi mắt của bạn sẽ không bị tấn công nghiêm trọng.

Bệnh sán chó có lây không?

Nhiều người thường thắc mắc và cảm thấy rất lo lắng về vấn đề họ không biết bệnh sán chó có lây không. Câu trả lời chính là căn bệnh này hoàn toàn không thể lây nhưng nếu bạn không thực hiện một số việc sau đây để phòng ngừa thì nguy cơ mắc bệnh là vô cùng lớn:

Giữ gìn sạch sẽ cơ thể bằng cách lau dọn nhà cửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước và sau khi ăn.

Cần phải ăn chín, uống sôi.

Nếu ăn rau sống thì phải rửa sạch sẽ hoàn toàn bằng thuốc tím và tiến hành rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy.

Thường xuyên tắm rửa cho chú chó của bạn để hạn chế việc sinh sôi nên các vi khuẩn gây bệnh.

Khám sức khỏe và tiêm phòng cho cún con để xổ giun định kỳ.

Sau khi chú chó cưng của bạn đi vệ sinh thì cần được thu gom và xử lý kịp thời và sạch sẽ như với phân người.

Bệnh sán chó thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt trẻ em hay người lớn. Vì vậy nếu bạn không quan tâm đến sức khỏe thì nguy cơ mắc bệnh vô cùng cao. Và nếu không may bạn bị lây bệnh thì cần điều trị nhanh chóng để tránh tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Lời kết