Top 7 # Khắc Phục Triệu Chứng Khó Thở Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Ho Khó Thở Do Đâu? Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Khắc Phục

Ho khó thở là biểu hiện của bệnh gì? Đây là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Khi gặp tình trạng này, nhiều người thường tự ý mua thuốc điều trị mà không qua thăm khám. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể chuyển biến nặng, gây nguy hiểm.

Bị ho khó thở là bệnh gì? Triệu chứng

Phản xạ ho của cơ thể nhằm tống các dị vật từ trong đường hô hấp đi ra bên ngoài, bảo vệ đường thở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Ho khò khè kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

Nếu nhu phổi có vấn đề, phế quản sẽ bị kích hoạt gây viêm. Từ đó, sinh ra hiện tượng ho khó thở, hoặc nặng hơn là ho tức ngực khó thở có đờm.

Một số triệu chứng cụ thể của bệnh như:

Ho, ho lâu ngày, ho dai dẳng không dứt

Cổ họng ngứa rát, khó chịu

Ho kèm theo sổ mũi, tắc mũi

Ho khan, ho có đờm

Hiện tượng khó thở, thở khò khè, hen suyễn

Nguyên nhân gây hiện tượng ho và khó thở

Nguyên nhân gây ho và khó thở là do một bệnh lý nào đó ở đường hô hấp. Cụ thể, theo các bác sĩ chuyên gia, ho rát cổ khó thở có thể do:

Viêm phổi: Bệnh lý hình thành do nhiễm vi khuẩn, virus ở nhu mô phổi khiến cơ quan này bị tổn thương nặng và gây ra các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, đau đầu. Thông thường, các cơn ho là ho lâu ngày, ho khan, ngứa cổ, chảy nước mắt.

Viêm phế quản: Khi có tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi, khói bụi,… xâm nhập vào đường hô hấp khiến ống phế quản bị sưng, viêm gọi là viêm phế quản. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và người già với các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau tức ngực…

Tràn dịch màng phổi: Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí. Trong màng phổi có một lượng chất lỏng nhất định với nhiệm vụ bôi trơn, giúp hoạt động của phổi diễn ra trơn tru. Tuy nhiên, khi lượng chất lỏng này quá nhiều, vượt mức bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dịch. Bệnh lý này dẫn đến triệu chứng như ho khó thở đau đầu. Nguy hiểm hiểm, nó có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Hen suyễn: Đây là nguyên nhân gây tình trạng ho dễ nhận biết nhất. Với những triệu chứng như ho và khó thở kèm theo những tiếng rít, hoặc ho có đờm. Khi thời tiết thay đổi, các biểu hiện này càng rõ rệt.

Ho, khó thở có nguy hiểm không?

Ho khó thở là bị gì? Những thông tin trên đã cho chúng ta đáp án chính xác nhất. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho khó thở là do bệnh lý ở đường hô hấp.

Như vậy có thể nói, tình trạng ho và khó thở KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan vì các bệnh lý này có thể gây biến chứng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.

Đây cũng là lý do vì sao bạn được khuyến cáo không nên tự mua thuốc ở ngoài về uống. Thay vào đó, khi gặp triệu chứng ho, đặc biệt là ho khó thở vào ban đêm, lâu ngày, bạn cần đi đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu không, tình trạng càng nặng, bệnh lý càng nghiêm trọng, khi đó việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bị ho khó thở phải làm gì? Các điều trị an toàn, hiệu quả

Có nhiều biện pháp khác nhau chữa chứng ho và khó thở. Người bệnh có thể áp dụng những mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc thuốc Tây y.

Cách chữa ho khó thở tại nhà với mẹo dân gian

Chữa ho bằng gừng tươi: Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Khi bị ho, người bệnh có thể dùng gừng pha trà để uống. Hoặc dùng tinh dầu gừng xông hơi sẽ giúp giảm ho rất hiệu quả.

Trị ho và khó thở bằng diếp cá: Diếp cá có vị tanh, cay nhẹ, tính mát là thần dược giúp trị ho hiệu quả. Khi bị ho, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm 1 bát nước gạo vào đun sôi. Để nguội rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

Chữa ho khó thở bằng mật ong và củ cải trắng: Nhiều người áp dụng bài thuốc này khá hiệu quả khi bị ho. Đầu tiên, cải trắng cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó, cho vào bát, thêm 1 ít nước và mật ong, cho lên bếp hấp cách thủy trong 15 phút. Mỗi ngày 3 lần uống và mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê.

Chữa bệnh bằng Đông y

Theo Đông y, ho chủ yếu do thủy ẩm, đàm thấp xâm nhập vào cơ thể khiến cho phế khí bị ngưng trệ khiến người bệnh bị ho, có đờm, khó thở, ngứa họng… Do đó, để giảm triệu chứng ho cần tập trung bồi: bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận để cơ thể có thể thích nghi với môi trường bên ngoài và loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

Có nhiều bài thuốc Đông y khác nhau có thể giúp loại bỏ triệu chứng ho và khó thở. Đó là bài thuốc tập hợp các nguyên liệu, thảo dược tự nhiên như dĩ ý, đẳng sâm, trần bì, hậu phác… Ưu điểm của Đông y đó là chữa bệnh tận gốc, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả.

Bài thuốc đào thải ngoại tà: Lấy các vị thuốc đinh lăng, huyền sâm, sa âm (liều lượng như nhau) cho vào ấm đun với 3 bát nước. Đến khi nước cạn còn 1/2 thì tắt bếp, uống thuốc ba lần một ngày.

Bài thuốc trị ho do cảm lạnh: Cho các vị thuốc gồm kinh giới, đương quy, thổ hào sâm (mỗi loại 16gr); trần bì, tế tân (12gr); thủy ngọc, xà hưu thảo, cam thảo, đại táo (mỗi loại 10gr) và sinh khương (5gr) vào ấm sắc với 3 – 4 bát nước. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 3 lần.

Ho khó thở uống thuốc gì? Thuốc Tây y trị bệnh

Vì ho và khó thở là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp cho nên để loại bỏ chứng ho bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe và kê thuốc cho phù hợp.

Một số loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị ho nhiều khó thở như:

Thuốc long đờm: Một số loại thuốc như natri benzoat, acetylcystein, dextromethorphan, carbocystein,… với mục đích giảm đờm, giảm dịch nhầy (nguyên nhân kích thích niêm mạc gây ho). Người bệnh cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng viêm: Tùy vào mức độ ho khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Các loại thuốc chứa corticoid với tác dụng kháng viêm mạnh có thể giúp loại bỏ cơn ho hiệu quả.

Thuốc kháng sinh: Nếu trường hợp ho khó thở do vi khuẩn, virus gây ra các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ kê thuốc khác nhau như penicillin, amoxicillin, macrolide, quinolone,…

Cách chăm sóc người bị bệnh tại nhà? Lưu ý điều trị

Ngoài những cách điều trị ho kể trên, bạn cũng cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị ho và khó thở, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

Uống đủ nước mỗi ngày (2 lít). Việc này giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường thở và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, nước cũng giúp làm loãng, tan đờm. Từ đó dễ dàng tống đờm ra ngoài.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Mỗi ngày nên vệ sinh 3 lần sau khi ăn. Bạn có thể dùng nước muối súc miệng, rửa mũi.

Người bị ho nên có chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung những thực phẩm tốt như yến mạch, ngũ cốc, thịt bò, thịt lợn…

Chế biến những món ăn có nhiều tỏi, hành cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng.

Để việc điều trị chứng ho nhiều khó thở lâu ngày đạt hiệu quả, ngoài chế độ chăm sóc và các biện pháp điều trị trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Cần có chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc quá sức, không ngủ quá khuya.

Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và những đồ có chất kích thích.

Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán. Không uống nước có gas vì nó có thể khiến các cơn ho dai dẳng hơn.

Mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Ho khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nó sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh có biện pháp phòng ngừa và điều trị. Tốt nhất, khi gặp triệu chứng ho, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Cách Khắc Phục Chứng Khó Thở Trong Hen Phế Quản

Bệnh hen phế quản nếu không thể chữa khỏi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Bệnh kéo dài và thường tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi hay có tác nhân kích thích. Khó thở trong hen phế quản là triệu chứng khó chịu và khiến người bệnh mệt mỏi nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản xuất hiện?

Người bệnh có hiện tượng thở khò khè, nhịp thở lúc nhanh, lúc chậm không đều nhau.

Những cơn ho hen khó thở kéo dài nhiều giờ, đặc biệt là vào ban đêm và vào mỗi sáng sớm. Dấu hiệu bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với không khí quá lạnh hoặc quá nóng. Bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, khó thở và khó nói.

Chính vì thế không phải cứ thấy dấu hiệu ho và khó thở là chúng ta chuẩn đoán đó là bệnh hen phế quản mà phải dựa vào những triệu trứng khác nữa.

Nguyên nhân gây nên những cơn hen phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hen phế quản khác nhau. Mỗi cơ địa khác nhau sẽ có những nguyên nhân gây viêm phế quản khác nhau. Mỗi nguyên nhân lại có cách chữa bệnh hen khó thở khác nhau.

Nguyên nhân gây khó thở hen phế quản có thể do vi khuẩn streptococcus pyogenes, staphylococcus aureus. Do virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, virus cúm thông thường.

Các loại nấm mốc, nấm Alternaria hay Cladosporium. Do di chuyền từ người cha hoặc mẹ bị hen phế quản.

Môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại khói độc có hại cho sức khỏe như khói củi bếp, khói thuốc lá. Thời tiết thay đổi từ nóng sangg lạnh. Các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, tâm lý, lo âu, căng thẳng gây nên hen khó thở.

Khó thở hen phế quản nếu không ngăn chặn kịp thời có thể khiến người bệnh gặp những biến chứng như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp, có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Khắc phục chứng khó thở trong hen phế quản

Điều trị chứng khó thở trong hen phế quản chúng ta có thể sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam để chữa bệnh hen phế quản hiệu quản.

Khắc phục chứng khó thở hen phế quản bằng phương pháp Tây Y

Chữa bệnh hen phế quản chính là điều trị các triệu chứng ho, hen khó thở. Trong thuốc tây có các loại thuốc điều trị chứng khó thở trong hen phế quản như thuốc giãn phế quản, chống viêm, thuốc được chia thành thuốc điều trị dự phòng hoặc thuốc cắt cơn. Các loại thuốc dạng hít sẽ có công dụng trực tiếp lên bề mặt của đường hô hấp, nơi bắt đầu các triệu chứng bệnh.

Một số thuốc chữa khó thở trong hen phế quản thường dùng như Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.

Cách chữa bệnh hen khó thở dùng thuốc làm giãn đường dẫn khí chữa hen khó thở như: Formoterol, Salmeterol.

Tuy nhiên, thuốc chữa hen khó thở có tác dụng cắt cơn nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn dạ dày.

Một số bài thuốc nam chữa khó thở trong hen phế quản.

Điều trị hen khó thở bằng thuốc nam không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn cân bằng các chức năng các bộ phận quan trọng của cơ thể như thận, tim gan, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc chữa khó thở trong hen phế quản

Nguyên liệu: 12g sài đất, có thể thay bằng lá dâu tằm, 12g hạt ý dĩ, 10g hạt tía tô, 10g bán hạ. Dùng 750ml nước sắc đến khi còn 200ml, để nguội rồi uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống vài lần hiện tượng khó thở trong hen phế quản sẽ thuyên giảm hẳn.

Cách Khắc Phục Triệu Chứng Ợ Nóng Khó Tiêu An Toàn Hiệu Quả

Chứng ợ nóng khó tiêu không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Hơn nữa, bạn không thể ăn uống ngon miệng, cơ thể luôn có cảm giác nặng nề, khó chịu. Nhưng chứng ợ nóng khó tiêu có thể “giải quyết” dễ dàng khi bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra là gì.

1. Ợ nóng khó tiêu là bệnh gì ?

Khi bị ợ nóng bạn sẽ cảm thấy:

Một luồng khí nóng kèm thức ăn, acid dạ dày trào lên khoang miệng

Bị đau rát ở ngực xảy ra sau khi ăn và có thể xảy ra vào ban đêm

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống hoặc cúi xuống

Vị đắng hoặc axit trong miệng

Tuy nhiên, nếu ợ nóng đi kèm với hiện tượng khó tiêu thì đó không phải là bệnh mà là biểu hiện của các bệnh, nhiều khả năng bạn đang mắc phải các bệnh về dạ dày. Trong trường hợp này, bạn thường cảm nhận được cảm giác khó chịu về sự đau đớn hoặc nóng rát ở vùng bụng trên và kèm theo các triệu chứng:

Chứng ợ nóng xảy ra hơn hai lần một tuần.

Các triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù sử dụng thuốc không kê đơn.

Khó nuốt

Buồn nôn hoặc nôn kéo dài

Sụt cân vì kém ăn hoặc khó ăn

2. Nguyên nhân gây ợ nóng khó tiêu

2.1. Trào ngược dạ dày

Chứng ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn từ thực quản đến khoang miệng. Thông thường khi ta nuốt thức ăn, cơ thắt thực quản dưới giãn ra để cho thức ăn và chất lỏng chảy xuống dạ dày. Sau đó cơ thắt thực quản dưới đóng lại. Nếu cơ thắt thực quản dưới đóng mở bất thường hoặc yếu đi, axit dạ dày có thể chảy ngược vào thực quản.

Axit dạ dày tiếp xúc với thực quản, cuống họng và khoang miệng gây kích ứng cho các cơ quan này dẫn tới cảm giác nóng rát. Ngoài ra, trào ngược dạ dày cũng khiến cho các vi khuẩn có hại trong dạ dày hoạt động mạnh hơn sinh ra khí nóng khiến bạn bị ợ nóng thường xuyên. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày cũng diễn ra chậm hơn gây ra chứng khó tiêu.

Ợ nóng khó tiêu do trào ngược dạ dày gây ra nếu không được điều trị có thể làm tổn thương nghiêm trọng thực quản và dạ dày.

2.2. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là do rối loạn nhu động ruột. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,…

Hội chứng ruột kích thích khiến cho các lớp cơ co lại khi chúng di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường có thể gây ra khí ợ nóng. Các cơn co thắt ruột yếu có thể làm chậm quá trình đi qua thức ăn và dẫn đến chứng khó tiêu.

2.3. Viêm dạ dày (thường là do Helicobacter pylori)

Viêm viêm dạ dày thường là kết quả của việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau và uống quá nhiều rượu cũng có thể góp phần gây viêm dạ dày. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Viêm dạ dày khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động rối loạn gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu.

2.4. Loét dạ dày

Loét dạ dày là vết loét mở phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Các nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và sử dụng lâu thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid. Triệu chứng loét dạ dày phổ biến nhất là đau dạ dày, ợ nóng. Loét dạ dày cũng làm cho dạ dày hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra hiện tượng khó tiêu.

3. Những cách chữa ợ nóng khó tiêu hiệu quả

3.1. Những cách chữa từ thực phẩm

Một số loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà người bị ợ nóng khó tiêu nên ăn có thể giảm tần suất hay sự khó chịu mà nó đem lại.

Loại cây này chứa nhiều khoáng chất và khoảng 200 vitamin đa dạng rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nha đam có chứa 2 loại enzym là lipase và amylase giúp chuyển hóa đường, phá vỡ cấu trúc chất béo, giữ môi trường ruột ở trạng thái cân bằng. Nha đam cũng giúp tăng cường Probiotics- lợi khuẩn trong đường ruột. Aloin có nhiều trong nha đam giúp nhuận tràng. Do vậy, ăn nha đam sẽ tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu, ợ nóng.

Cam thảo có khả năng làm dịu thần kinh và giảm cơn đau dạ dày do căng thẳng gây ra. Cam thảo cũng giúp làm lành lớp niêm mạc dạ dày, giảm loét dạ dày. Sử dụng cam thảo giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong dạ dày, giảm viêm.

Trà hoa cúc, trà đinh hương,… có tác dụng giảm nóng trong hiệu quả. Các loại trà thảo dược cũng giúp làm dịu thần kinh và giảm chứng ợ nóng do bệnh đường ruột gây ra.

Trong đu đủ có chứa chất giúp tiêu hóa protein và dầu mỡ. Đu đủ chín mềm, nhiều nước nên rất tốt cho dạ dày đang bị tổn thương.

Cải xoăn, bina, rau ngót,… chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Người bị ợ nóng và khó tiêu nên thường xuyên bổ sung rau màu xanh đậm trong bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung nhiều rau xanh để cải thiện tiêu hóa tốt hơn

3.2. Các cách khắc phục từ thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học

Thói quen ăn uống sinh hoạt là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề về tiêu hóa, ợ nóng khó tiêu cũng không ngoại lệ, áp dụng các cách sau đây tuy đòi hỏi sự kiện trì, thời gian và nỗ lực những nó hoàn toàn an toàn và hiệu quả về lâu dài.

Ăn đúng bữa, đúng giờ. Không ăn quá nhiều, không vận động mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn.

Trọng lượng cân đối sẽ khiến cho mỡ của bạn không gây áp lực cho dạ dày và tránh trường hợp đẩy axit dạ dày trào lên thực quản.

Thường xuyên luyện tập thể thao

Có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy tiêu hóa.

Tránh ăn nhiều đồ ăn có hại cho dạ dày

Rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng,…

Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức

Có thể làm tăng các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ợ nóng và khó tiêu.

Như vậy tình trạng ợ nóng khó tiêu là biểu hiện điển hình của trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để điều trị dứt điểm hiện tượng này, các bạn nên chữa trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày. Cùng với đó là sử dụng các loại thực phẩm phù hợp và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Triệu Chứng Run Tay Khó Thở

Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, hạ đường huyết, bệnh cường giáp, lạm dụng các chất gây nghiện… Trong đó, tình trạng rối loạn lo âu hay rối loạn thần kinh thực vật do căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những triệu chứng này, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

1. Nguyên nhân của triệu chứng run tay, khó thở 2. Cách khắc phục chứng run tay khó thở

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

===

Nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thằng và stress thường xuyên sẽ tạo nên những áp lực trên hệ thần kinh, làm kích thích tăng tiết adrenaline vào trong máu. Chất này làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật và dẫn đến biểu hiện tim đập nhanh, tay chân run, khó thở. Những triệu chứng này thường xuất hiện hoặc tăng nặng hơn khi thay đổi cảm xúc, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi mệt mỏi,… và có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi…

Tay chân run, khó thở rất có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, hoặc do bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress

Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật xảy ra khi có sự mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.

Cường giáp là hội chứng rối loạn nội tiết tố gây ra do tình trạng tăng qua mức hormon tuyến giáp

Các triệu chứng cơ năng bao gồm không chịu được nóng và giảm cân (do tăng tốc độ chuyển hoá), yếu, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt thưa và lo âu. Các triệu chứng thực thể bao gồm tăng phản xạ gân xương, rung biên độ nhỏ, yếu gốc chi, nhìn chăm chú và co cơ mi. Người bệnh có thể có các triệu chứng tim mạch kèm theo, bao gồm nhịp nhanh xoang, rung nhĩ và làm trầm trọng thêm bệnh mạch vành hoặc suy tim. Ở người lớn tuổi, cường giáp có thể chỉ biểu hiện bằng rung nhĩ, suy tim, yếu hoặc sút cân, và cần nghi ngờ để đi tìm chẩn đoán.

  Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái quay cuồng, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng lảo đảo, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, người khó tập trung, mệt mỏi, mau quên.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.