Top 6 # Huyết Áp Thấp Và Triệu Chứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Huyết Áp Thấp

Huyết áp là thước đo của hoạt động máu tác động lên thành động mạch và được ký hiệu là mmHg (milimet thủy ngân). Khi đo huyết áp, người ta sẽ dựa theo hai chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương là áp lực của tim nằm giữa nhịp đập và máu chảy ngược về tim qua tĩnh mạch, áp lực động mạch là thấp nhất.

Huyết áp tâm thu là áp lực khi tim đập và tống máu vào động mạch, áp lực trong động mạch cao nhất

Khi huyết áp ở dưới ngưỡng 90/60 mmHg thì bạn đã gặp phải tình trạng huyết áp thấp, hay còn gọi là chứng giảm huyết áp. Tức là huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Huyết áp thấp nhìn chung không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu làm việc quá sức hoặc áp lực thì có thể dẫn tới ngất xỉu, nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng. Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là với người già, phụ nữ bước qua độ tuổi mãn kinh. Việc di chuyển, vận động hoặc chuyển từ ngồi thành đứng cũng khiến bạn hoa mắt, chóng mặt.

Vì sao bạn có khả năng bị huyết áp thấp?

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra một số lý do khiến con người dễ bị huyết áp thấp, cụ thể như sau:

Do cơ thể bị mất nước quá nhiều (bị tiêu chảy cấp, đổ mồ hôi nhiều, mất máu..)

Phản ứng lại một số loại thuốc, thực phẩm chức năng, đặc biệt là các loại thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm, chữa cao huyết áp…

Chảy máu trong, nhiễm trùng

Mắc các bệnh về, suy tim, đau tìm,

Kháng phản vệ do bị dị ứng mạnh

Ngoài ra, áp lực cuộc sống, vùng miền nơi sinh sống hoặc suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể cũng ảnh hưởng rất nhiều tới huyết áp.

Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được biểu hiện của huyết áp thấp qua việc thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, đang ngồi và đứng bật dậy. Tình trạng hoa mắt, chóng mặt không thể kiểm soát được và diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cũng có khá nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đau đầu dữ dội, nói mê sảng. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, môi trường lao động nặng nhọc. Vị trí đau có thể ở một bên đầu, tuy nhiên nặng nhất là ở đỉnh đầu, vừa buốt nhức lại vừa tê khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi.

Khi huyết áp bị giảm đột ngột thì người bệnh sẽ rất dễ bị ngất xỉu. Bạn bị mất ý thức tạm thời sẽ rất nguy hiểm bởi sẽ dễ dẫn tới chấn thương những bộ phận khác, gãy xương, tổn thương cơ thể.

Huyết áp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tập trung và trí não của bạn bởi máu không được cung cấp đầy đủ, các tế bào không nhận được dinh dưỡng cũng như oxy nên không thể làm việc bình thường được. Những người bị huyết áp thấp thường khó có khả năng tập trung cao độ được.

Thị lực cũng ảnh hưởng rất nhiều nếu bạn đang gặp tình trạng huyết áp thấp. Nếu bạn đang di chuyển nhưng không may bị mờ mắt sẽ rất nguy hiểm, do đó hãy nhanh chóng tạt vào lề đường nghỉ ngơi và uống một chút trà gừng chờ cho tới khi thị lực trở lại bình thường.

Người có triệu chứng thường xuyên buồn nôn, lợm giọng cũng là dấu hiệu của huyết áp thấp. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, nhầm nhám một ít nước chanh để giảm cảm giác buồn nôn.

Huyết áp thấp thì khả năng lưu thông máu tới chân tay kém, do vậy mà cơ thể thường xuyên cóng buốt, tê cứng. Bạn có thể sử dụng một chút trà gừng nóng để hồi phục, trước khi đi ngủ thì nên xoa bóp bàn tay, bàn chân và luôn giữ ấm những bộ phận này để dễ dàng ngủ hơn đồng thời giảm tình trạng hoa mắt mỗi buổi sáng thức dậy.

Khi huyết áp xuống thấp, cơ thể không thể không đủ oxy, phổi và tim phải tăng cường hoạt động dẫn đến nhịp tim nhanh, người bệnh thở nông và nhanh, thậm chí là dùng miệng để thở vì khó thở.

Thông thường những người bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời như các bộ phận bị tách rời ra. Nếu nghỉ ngơi đủ thì sẽ cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Vào cuối ngày như chiều hoặc tối lại cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu hơn bình thường dù không làm việc gì quá sức.

Người bị huyết áp thấp dễ mắc bệnh về hệ thần kinh, tim hơn bình thường. Tâm trạng uể oải thường xuyên cùng với áp lực công việc, gia đình sẽ dẫn tới trầm cảm.

Việc bổ sung nước thường xuyên cũng hỗ trợ việc cân bằng huyết áp, đây là tín hiệu từ não để cơ thể cần được cung cấp nước kịp thời.

Chế độ ăn uống dành cho người bị huyết áp thấp

Nước không chỉ hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đẹp da, mà còn làm thể tích máu tăng, ngăn ngừa mất nước và hỗ trợ điều trị huyết áp giảm đột ngột. Những bạn vận động mạnh, hoạt động thể dục thể thao xong thì nên uống nước chanh muối để hạn chế mất nước.

Mang tất (vớ) khi đi ngủ rất tốt cho cơ thể bởi chúng có tác dụng giảm đau, tránh viêm sưng tĩnh mạch và tăng cường lưu thông máu tới chân, tay. Đây là phương pháp giúp người Nhật có thể bảo vệ sức khỏe của mình và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Việc bổ sung thêm vitamin C, B, D, protein… bổ sung năng lượng hàng ngày cho cơ thể và cân bằng huyết áp cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một vài loại thức uống có tác dụng tăng huyết áp như nước sâm, nước ép cần tây, hạt sen, táo tàu, nho khô, cam thảo, gừng, nước chè đặc…

Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp thì nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng những thương hiệu có tiếng và đảm bảo chất lượng.

Chế độ sinh hoạt dành cho người bị huyết áp thấp

Chất kích thích, rượu bia rất có hại cho sức khỏe, chúng làm mất nước, giảm huyết áp đột ngột và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe. Do đó hãy hạn chế sử dụng những chất độc hại này và tăng cường uống đủ nước từ 1 – 2 lít mỗi ngày. Nước có thể thanh lọc, thải độc đồng thời tăng thể tích máu.

Để hạn chế việc tụt huyết áp, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế ăn uống các món chứa dầu mỡ, đặc biệt là không được ăn quá nhạt.

Việc di chuyển nhanh hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột rất dễ làm bạn bị chóng mặt, thậm chí là ngất. Do đó nên hạn chế làm những việc này khi đang hoạt động.

Việc ngăn ngừa giảm huyết áp đột ngột bằng cách chia thành những bữa ăn nhỏ cũng rất tốt cho dạ dày và huyết áp. Nhờ cách này mà chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa và hoạt động của dạ dày diễn ra bình thường mà bạn lại không có cảm giác đói.

Những người bị huyết áp thấp nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục từ 10 – 15 phút mỗi ngày với các bộ môn như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, đạp xe… và tránh các bộ môn gây chóng mặt như nhào lộn, điền kinh. Bên cạnh đó, hãy tập thể dục trong không gian mát mẻ vào buổi chiều hoặc sáng sớm là tốt nhất.

Huyết Áp Thấp: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Nhiều người bị huyết áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu, bứt rứt trong người.

Nhiều người bị huyết áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu, bứt rứt trong người. Việc khám bệnh kỹ càng, đo huyết áp đúng phương pháp, hỏi bệnh nhân sẽ giúp cho thầy thuốc có chiến lược điều trị có hiệu quả.

Có một lần, một bệnh nhân đến phòng khám chúng tôi trong tình trạng huyết áp khá thấp 80/50 mmHg. Bệnh nhân bị tiêu chảy 2 ngày tự điều trị tại nhà. Mặt xanh, bụng đau quặn từng cơn, chóng mặt nhiều. Bệnh nhân khai với chúng tôi cách đây 2 ngày đi ăn với người yêu ở quán ốc luộc trên lề đường. Sau khi được bù nước và điện giải đầy đủ bằng cách cho uống nước muối pha với đường, truyền dịch, thuốc chống tiêu chảy gần 2 giờ sau huyết áp bệnh nhân đã trở về với trị số gần bình thường 110/70 mmHg.

Đó là một trong những nguyên nhân hay gặp của tình trạng huyết áp thấp mà trong khi khám và chữa bệnh mà người thầy thuốc thường gặp.

Triệu chứng nào cho biết huyết áp thấp?

Nhiều người bị huyết áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người.

Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nên gây tụt huyết áp như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như: viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường…

Việc phát hiện các triệu chứng như trên không khó, bệnh nhân sẽ là người nói cho thầy thuốc biết tất cả những triệu chứng này. Dù thế nào đi chăng nữa việc chẩn đoán xác định chắc chắn có phải huyết áp thấp hay không phải do người thầy thuốc tiến hành bằng cách đo huyết áp ở tư thế nằm và khám nhằm phát hiện ra các triệu chứng đi kèm. Việc khám bệnh kỹ càng, đo huyết áp đúng phương pháp, hỏi bệnh nhân sẽ giúp cho thầy thuốc có chiến lược điều trị có hiệu quả.

Cần phải lưu ý kỹ vì có rất nhiều triệu chứng giống như vậy nhưng bệnh nhân lại bị cao huyết áp, nên vai trò của việc đo huyết là rất quan trọng. Chỉ được phép kết luận là tụt huyết áp khi đo huyết áp tối đa dưới 90mmHg.

Tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân gây huyết áp thấp thì khá nhiều, nhưng cũng có khi chẳng có nguyên nhân nào cả. Thường những người huyết áp thấp có thể trạng gầy, xanh xao một chút. Phần nhiều là những cô gái trẻ có type thần kinh nghệ sĩ nhạy cảm với các cảm xúc âm tính của cuộc sống.

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như: tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu… Nhưng có một số người hay bị hạ huyết áp tư thế. Họ bị hoa mắt, chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân nào rõ rệt. Bệnh nhân chỉ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh và vã mồ hôi. Các triệu chứng này chỉ kéo dài vài phút rồi hết và thực ra nó không hề gây tử vong cho bệnh nhân nhưng gây khó chịu cho người bệnh và làm giảm đi chất lượng của cuộc sống.

Trong những trường hợp này, người bệnh nếu không được khám kỹ và tư vấn tốt thường rất hoang mang. Họ có thể đi khám rất nhiều thầy thuốc, nhiều khi cũng không chẩn đoán được vì khi đến khám bệnh huyết áp của họ hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, họ nghi ngờ tất cả, nghi ngờ cả thầy thuốc và hệ thống y tế.

Phòng ngừa hạ huyết áp

Quan trọng nhất là đừng để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như: tiêu chảy, nôn ói. Không uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp lý chứ đừng ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm cân nặng ở một số phụ nữ trẻ. Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.

Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ đủ và tập thể dục thường xuyên.

Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tnính mà mình đã mắc phải như: đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính… Nên khám sức khỏe định kỳ với những người trên 40 tuổi với 2 lần trong năm để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp thấp bất ngờ.

PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

Cố vấn BV. Quốc tế Minh Anh TP.HCM)

Huyết Áp Thấp Và Cao

Huyết áp thấp và cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Huyết áp là gì?

Vậy huyết áp là gì? Huyết áp thấp và cao có những triệu chứng gì? Có thể ngăn ngừa được không? Chúng ta hãy đi tìm hiểu sâu hơn về huyết áp để nắm được cách phòng ngừa huyết áp thấp và cao hiệu quả.

Nhận biết huyết áp cao và huyết áp thấp nhanh chóng

Áp lực máu chảy được đo tính bằng chỉ số riêng biệt, để dựa vào đó ta có thể nhận biết được huyết áp cao hoặc thấp. Chỉ số huyết áp của một người bình thường dao động ở khoảng 90/60 mmHg đến 139/89 mmHg. Như vậy chỉ cần so sánh các chỉ số huyết áp được đo với chỉ số huyết áp mặc định ta có thể xác định được huyết áp ở một người là cao hay thấp.

Huyết áp cao hay tăng huyết áp

Là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là người cao tuổi hoặc người có lối sống không lành mạnh như ăn nhiều dầu mỡ, béo phì, uống nhiều bia rượu.

Hoặc dễ dàng hơn là tiến hành đo huyết áp bằng thiết bị chuyên dụng. Dựa vào chỉ số hiển thị trên máy so sánh với chỉ số huyết áp mặc định của người bình thường để xác định bệnh lý huyết áp cao. Nếu chỉ số huyết áp được đo cao hơn chỉ số 139/89 mmHG từ 10 đến 20 đơn vị thì xác định bệnh nhân đã bị tăng huyết áp.

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, tai biến. Khi tim co bóp nhanh bơm máu liên tục, áp lực máu lên thành các động mạch chủ tăng cao quá mức có thể gây vỡ động mạch rất nguy hiểm cho người bệnh.

Cũng giống như huyết áp cao về mặt tác động của máu lên thành động mạch nhưng huyết áp thấp có nhiều triệu chứng phổ biến hơn và dễ nhận biết hơn.

Huyết áp thấp có thể hiểu đơn giản là lượng máu được bơm từ tim đi khắp cơ thể bị giảm đột ngột gây ra nhiều tác động cho cơ thể người.

Chóng mặt, buồn nôn

Mờ mắt, hoa mắt

Mệt mỏi, buồn ngủ

Tay chân lạnh, da tái xanh

Mạch đập yếu, ngất xỉu

Những biểu hiện của huyết áp thấp bao gồm:

Chỉ số của người bị huyết áp thấp sẽ thấp hơn huyết áp của người bình thường. Tức là nếu chỉ số được đo dưới 90/60 mmHg thì bệnh nhân đã bị bệnh lý huyết áp thấp.

Chuyển tư thế đột ngột từ ngồi, nằm sang thế đứng

Mất máu quá nhiều

Các phản ứng của những cơn sốc đột ngột

Dị ứng các loại thuốc

Thiếu chất sắt lâu ngày

Người phải đứng nhiều giờ liên tục

Đối tượng dễ mắc huyết áp cao và huyết áp thấp

Huyết áp thấp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

+ Người già là đối tượng hàng đầu của các bệnh lý về huyết áp vì sự suy giảm chức năng một số cơ quan tim dẫn đến huyết áp khó ổn định

+ Đàn ông thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá

+ Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ

+ Người mắc chứng bệnh béo phì và đái tháo đường

Cách phòng tránh huyết áp thấp và cao

+ Người hay thức khuya và bỏ bữa, ăn uống không đầy đủ

Nhân sâm và các sản phẩm chiết xuất từ sâm đặc biệt rất tốt đối với người mắc chứng huyết áp cao và thấp. Thương hiệu sâm KGC là một thương hiệu nổi tiếng được tin dùng hàng đầu tại Hàn Quốc với các sản phẩm chất lượng từ nhân sâm 6 năm tuổi chứa nhiều dưỡng chất quý giá cho sức khỏe mọi người.

Truy cập website: https://kgcvietnam.com để tham khảo các sản phẩm chính hãng.

Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Bệnh Huyết Áp Thấp Cần Biết

Cũng giống như huyết áp cao, bệnh huyết áp thấp dễ xảy ra với bất kì ai và đều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy nên nếu các bạn đang còn thờ ơ với bệnh mãn tính này thì hãy theo dõi bài viết này để biết nguyên nhân bệnh huyết áp thấp.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Và với bệnh huyết áp thấp người ta chia thành nhiều dạng như huyết áp thấp triệu chứng, huyết áp thấp tư thế, huyết áp thấp cơ địa…

Những người được xác nhận là mắc bệnh huyết áp thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg còn mạch áp có hiệu số dưới 20mmHg.

Trong Y học cổ truyền, nguyên nhân bệnh huyết áp thấp là do khí huyết hư, tỳ thận hư và nhất là khí huyết lưỡng hư. Cho nên điều trị huyết áp thấp có hiệu quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết.

Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp do đâu?

Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp có rất nhiều, cụ thể như:

– Vì hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm nên cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone từ tuyến giáp dẫn tới hậu quả bị huyết áp thấp.

– Do hàm lượng glucozơ bị suy giảm. Có nghĩa là nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới 2.5mmol/l thì bạn sẽ xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

– Do hàm lượng hemoglobin thấp dưới 9g/dl sẽ làm cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim cũng bị giảm nên cơ thể sẽ bị choáng váng , hoa mắt.

– Nhịp tim chậm là nhân tố dẫn tới huyết áp thấp. nếu như nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút thì sẽ không cung cấp đủ máu và oxy lưu thông trong cơ thể.

– Khi cơ thể gặp mưa hay lạnh cũng dễ khiến huyết áp bị giảm đột ngột.

– Huyết áp thấp là do di truyền

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh huyết áp thấp

– Người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, muốn được nghỉ ngơi, thư giãn.

– Trong người khó có thể tập trung và dễ trở nên nóng tính, tay chân lạnh hơn.

– Người bệnh bị suy giảm ham muốn và khả năng tình dục.

– Da bị nhăn và khô cùng với dấu hiệu rụng tóc.

– Khi leo cầu thang hay làm việc nặng thường thở dốc.

Khi các bạn gặp phải những triệu chứng huyết áp thấp trên thì nên đến ngay bác sĩ để được khám và tìm ra nguyên nhân bệnh huyết áp thấp. Hy vọng các bạn sẽ không bị giảm huyết áp đột ngột kéo theo những mối đe dọa khác tới sức khỏe.