Top 12 # Huyết Áp Thấp Triệu Chứng Nguyên Nhân Và Giải Pháp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Huyết Áp Thấp

Huyết áp là thước đo của hoạt động máu tác động lên thành động mạch và được ký hiệu là mmHg (milimet thủy ngân). Khi đo huyết áp, người ta sẽ dựa theo hai chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương là áp lực của tim nằm giữa nhịp đập và máu chảy ngược về tim qua tĩnh mạch, áp lực động mạch là thấp nhất.

Huyết áp tâm thu là áp lực khi tim đập và tống máu vào động mạch, áp lực trong động mạch cao nhất

Khi huyết áp ở dưới ngưỡng 90/60 mmHg thì bạn đã gặp phải tình trạng huyết áp thấp, hay còn gọi là chứng giảm huyết áp. Tức là huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Huyết áp thấp nhìn chung không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu làm việc quá sức hoặc áp lực thì có thể dẫn tới ngất xỉu, nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng. Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là với người già, phụ nữ bước qua độ tuổi mãn kinh. Việc di chuyển, vận động hoặc chuyển từ ngồi thành đứng cũng khiến bạn hoa mắt, chóng mặt.

Vì sao bạn có khả năng bị huyết áp thấp?

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra một số lý do khiến con người dễ bị huyết áp thấp, cụ thể như sau:

Do cơ thể bị mất nước quá nhiều (bị tiêu chảy cấp, đổ mồ hôi nhiều, mất máu..)

Phản ứng lại một số loại thuốc, thực phẩm chức năng, đặc biệt là các loại thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm, chữa cao huyết áp…

Chảy máu trong, nhiễm trùng

Mắc các bệnh về, suy tim, đau tìm,

Kháng phản vệ do bị dị ứng mạnh

Ngoài ra, áp lực cuộc sống, vùng miền nơi sinh sống hoặc suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể cũng ảnh hưởng rất nhiều tới huyết áp.

Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được biểu hiện của huyết áp thấp qua việc thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, đang ngồi và đứng bật dậy. Tình trạng hoa mắt, chóng mặt không thể kiểm soát được và diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cũng có khá nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đau đầu dữ dội, nói mê sảng. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, môi trường lao động nặng nhọc. Vị trí đau có thể ở một bên đầu, tuy nhiên nặng nhất là ở đỉnh đầu, vừa buốt nhức lại vừa tê khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi.

Khi huyết áp bị giảm đột ngột thì người bệnh sẽ rất dễ bị ngất xỉu. Bạn bị mất ý thức tạm thời sẽ rất nguy hiểm bởi sẽ dễ dẫn tới chấn thương những bộ phận khác, gãy xương, tổn thương cơ thể.

Huyết áp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tập trung và trí não của bạn bởi máu không được cung cấp đầy đủ, các tế bào không nhận được dinh dưỡng cũng như oxy nên không thể làm việc bình thường được. Những người bị huyết áp thấp thường khó có khả năng tập trung cao độ được.

Thị lực cũng ảnh hưởng rất nhiều nếu bạn đang gặp tình trạng huyết áp thấp. Nếu bạn đang di chuyển nhưng không may bị mờ mắt sẽ rất nguy hiểm, do đó hãy nhanh chóng tạt vào lề đường nghỉ ngơi và uống một chút trà gừng chờ cho tới khi thị lực trở lại bình thường.

Người có triệu chứng thường xuyên buồn nôn, lợm giọng cũng là dấu hiệu của huyết áp thấp. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, nhầm nhám một ít nước chanh để giảm cảm giác buồn nôn.

Huyết áp thấp thì khả năng lưu thông máu tới chân tay kém, do vậy mà cơ thể thường xuyên cóng buốt, tê cứng. Bạn có thể sử dụng một chút trà gừng nóng để hồi phục, trước khi đi ngủ thì nên xoa bóp bàn tay, bàn chân và luôn giữ ấm những bộ phận này để dễ dàng ngủ hơn đồng thời giảm tình trạng hoa mắt mỗi buổi sáng thức dậy.

Khi huyết áp xuống thấp, cơ thể không thể không đủ oxy, phổi và tim phải tăng cường hoạt động dẫn đến nhịp tim nhanh, người bệnh thở nông và nhanh, thậm chí là dùng miệng để thở vì khó thở.

Thông thường những người bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời như các bộ phận bị tách rời ra. Nếu nghỉ ngơi đủ thì sẽ cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Vào cuối ngày như chiều hoặc tối lại cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu hơn bình thường dù không làm việc gì quá sức.

Người bị huyết áp thấp dễ mắc bệnh về hệ thần kinh, tim hơn bình thường. Tâm trạng uể oải thường xuyên cùng với áp lực công việc, gia đình sẽ dẫn tới trầm cảm.

Việc bổ sung nước thường xuyên cũng hỗ trợ việc cân bằng huyết áp, đây là tín hiệu từ não để cơ thể cần được cung cấp nước kịp thời.

Chế độ ăn uống dành cho người bị huyết áp thấp

Nước không chỉ hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đẹp da, mà còn làm thể tích máu tăng, ngăn ngừa mất nước và hỗ trợ điều trị huyết áp giảm đột ngột. Những bạn vận động mạnh, hoạt động thể dục thể thao xong thì nên uống nước chanh muối để hạn chế mất nước.

Mang tất (vớ) khi đi ngủ rất tốt cho cơ thể bởi chúng có tác dụng giảm đau, tránh viêm sưng tĩnh mạch và tăng cường lưu thông máu tới chân, tay. Đây là phương pháp giúp người Nhật có thể bảo vệ sức khỏe của mình và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Việc bổ sung thêm vitamin C, B, D, protein… bổ sung năng lượng hàng ngày cho cơ thể và cân bằng huyết áp cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một vài loại thức uống có tác dụng tăng huyết áp như nước sâm, nước ép cần tây, hạt sen, táo tàu, nho khô, cam thảo, gừng, nước chè đặc…

Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp thì nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng những thương hiệu có tiếng và đảm bảo chất lượng.

Chế độ sinh hoạt dành cho người bị huyết áp thấp

Chất kích thích, rượu bia rất có hại cho sức khỏe, chúng làm mất nước, giảm huyết áp đột ngột và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe. Do đó hãy hạn chế sử dụng những chất độc hại này và tăng cường uống đủ nước từ 1 – 2 lít mỗi ngày. Nước có thể thanh lọc, thải độc đồng thời tăng thể tích máu.

Để hạn chế việc tụt huyết áp, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế ăn uống các món chứa dầu mỡ, đặc biệt là không được ăn quá nhạt.

Việc di chuyển nhanh hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột rất dễ làm bạn bị chóng mặt, thậm chí là ngất. Do đó nên hạn chế làm những việc này khi đang hoạt động.

Việc ngăn ngừa giảm huyết áp đột ngột bằng cách chia thành những bữa ăn nhỏ cũng rất tốt cho dạ dày và huyết áp. Nhờ cách này mà chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa và hoạt động của dạ dày diễn ra bình thường mà bạn lại không có cảm giác đói.

Những người bị huyết áp thấp nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục từ 10 – 15 phút mỗi ngày với các bộ môn như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, đạp xe… và tránh các bộ môn gây chóng mặt như nhào lộn, điền kinh. Bên cạnh đó, hãy tập thể dục trong không gian mát mẻ vào buổi chiều hoặc sáng sớm là tốt nhất.

Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Của Huyết Áp Thấp

Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp xuất hiện khi lưu lượng máu lưu thông dưới mức bình thường. Do huyết áp thấp mà máu được tim bơm đến các động mạch có thể bị yếu đi và mọi cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc các chất dinh dưỡng.

Huyết áp thấp có thể là kết quả của việc ăn uống không đầy đủ. Nếu lượng calo, vitamin, khoáng chất và protein trong chế độ ăn uống hàng ngày không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì rất có thể dẫn đến hạ huyết áp và làm cho cơ thể luôn ở trạng thái huyết áp thấp.

Ngoài ra, người mắc bệnh huyết áp thấp nên:

1. Dùng nhiều muối hơn: Muối thường được coi là nguyên nhân làm tăng huyết áp, vì vậy người ta thường hạn chế ăn mặn trong các bữa ăn. Tuy nhiên, với người bị huyết áp thấp thì nên làm ngược lại.

2. Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, nhất là sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng, nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

3. Tập luyện thể thao đều đặn: Người bị huyết áp thấp nên duy trì thói quen luyện tập thể thao đều đặn để lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, có ích trong việc giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

4. Giảm đồ ăn chứa nhiều carbon hydrate: Các loại thực phẩm như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ chứa nhiều carb nên những người bị huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp không nên dùng. về mặt đông y, tránh những loại thức ăn này sẽ rất lợi tiểu.

5. Tránh xa đồ uống có cồn: Đồ uống chứa cồn làm cho cơ thể mất nước. Thay vào đó, nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.

Theo Fitness

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Ngăn Ngừa Huyết Áp Thấp Phụ Nữ

Trangvangsuckhoe.com – Hyết áp thấp ở phụ nữ thường do giảm trương lực thần kinh – mạch máu với các biểu hiện như: Thường xuyên mất ngủ, hay chóng mặt, đau đầu, rối loạn chức năng tim mạch,… Nguyên nhân, triệu chứng khiến phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp là gì? Cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả như thế nào?

Trangvangsuckhoe.com – Hyết áp thấp ở phụ nữ thường do giảm trương lực thần kinh – mạch máu với các biểu hiện như: Thường xuyên mất ngủ, hay chóng mặt, đau đầu, rối loạn chức năng tim mạch,… Nguyên nhân, triệu chứng khiến phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp là gì? Cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả như thế nào?

1. Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?

– Như đã nói ở các bài trước, huyết áp chính là áp lực tác động lên mạch máu khi lưu thông qua các động mạch và bộ phận trên cơ thể người. Để xác định phụ nữ bị huyết áp thấp sẽ dựa theo 2 chỉ số đó là: Huyết áp tâm thu là huyết áp khi tim đập và huyết áp tâm trương là áp lực máu khi tim đã được bơm đầy máu và nghỉ giữa 2 nhịp đập.

– Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương là 90/60 trở xuống. Ngược lại, huyết áp bình thường là khoảng 120/80.

– Với những người khỏe mạnh mắc bệnh huyết áp thấp không cần quá lo lắng. Nhưng ngược lại, nếu cơ thể không khỏe mạnh thì hạ huyết áp là căn bệnh mà bạn cần lưu tâm.

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị huyết áp thấp

– Do di truyền: Tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp thấp do bố mẹ, ông bà cao hơn so với những gia đình không ai mắc bệnh này.

– Thiếu máu (do sinh nở, chu kỳ kinh nguyệt, di chứng sau tai nạn,…)

– Người có bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức đều là nguyên nhân hạ huyết áp ở phụ nữ.

– Do mất nhiều nước khi tập thể thao, thể dục, hoạt động ngoài trời.

Thường xuyên làm việc căng thẳng và mệt mỏi khiến chị em mắc bệnh huyết áp thấp

– Căng thẳng, mệt mỏi và stress quá nhiều khi làm việc.

– Tim mạch gặp vấn đề: Một số bệnh nhân có bệnh tim dễ có huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, cụ thể các vấn đề van tim, đau tim và suy tim.

– Do rối loạn của quá trình lão hóa hoặc di chứng của căn bệnh nào đó.

3. Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp ở phụ nữ

– Đa số phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, da nhợt nên sắc mặt lúc nào cũng thiếu sức sống, kém tươi tắn.

– Nhịp co thắt tim kém khiến cho lượng máu đến các cơ quan bị hạn chế gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt và hay quên. Không phát hiện kịp thời và điều trị khiến phụ nữ mắc bệnh áp huyết thấp mạn tính ngày càng làm trí nhớ suy giảm, không tập trung làm việc, đau đầu triền miên.

– Trong một số trường hợp, huyết áp thấp khiến phụ nữ giảm ham muốn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

– Biến chứng nặng có thể gây nhồi máu não gây nên nguy cơ tử vong ở người bệnh vô cùng cao. Bởi vậy những người mắc chứng huyết áp thấp bị ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thể chất tinh thần và nguy hiểm không kém tình trạng huyết áp cao.

4. Cách ngăn ngừa huyết áp thấp ở phụ nữ

– Cải thiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn gạo thô, rau xanh, trái cây, thịt nạc và cá. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần như protein, vitamin C và tất cả loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.

– Các loại đồ uống có thể tăng huyết áp như: Nước chè đặc, thức ăn nhiều muối, nước nho, táo tàu, dâu, rau cần tây, bột tam thất, nước sâm,…

– Với những trường hợp thấp khuyến khích ăn nhiều thức ăn chứa lượng muối nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, hạn chế ở mức độ vừa phải.

– Uống nhiều nước, hạn chế đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…

– Thay đổi tư thế: Người có huyết áp thấp khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng.

– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên sẽ giảm chứng huyết áp thấp.

– Tắm nước ấm có pha thêm muối magiê: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra, loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.

Tuy rằng, phụ nữ huyết áp thấp không đáng lo ngại bằng huyết áp cao nhưng cũng cần phòng tránh để sức khỏe bản thân ổn định nhất. Ngoài ra, nếu thấy không cải thiện được huyết áp hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia bác sỹ để được lời khuyên tốt nhất dành cho bản thân mình.

Hạ Huyết Áp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị.

Máu được đẩy vào động mạch theo từng nhịp tim, và việc này được gọi là huyết áp. Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp được coi là tích cực. Nhưng huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Với tình trạng đó thì cần được điều trị sớm.

Huyết áp được đo khi tim đập và trong thời gian nghỉ giữa các nhịp tim. Huyết áp được ghi bằng số tâm thu trên số tâm trương. Hạ huyết áp ở người lớn được xác định là huyết áp 90/60 hoặc thấp hơn.

Nguyên nhân gây nên hạ huyết áp.

Huyết áp vẫn giảm tự nhiên vào lúc nào đó, và nó thường không gây ra triệu chứng đáng kể nào cả. Một số trường hợp sẽ kéo dài, có thể trở nên nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bao gồm:

– Mang thai, do nhu cầu máu của cả mẹ và thai nhi tăng cao;

– Mất máu do chấn thương;

– Lưu thông máu bị suy yếu do đau tim hoặc van tim bị lỗi;

– Mệt mỏi hoặc sốc do mất nước;

– Sốc phản vệ do dị ứng;

– Nhiễm trùng máu;

– Tác dụng phụ của thuốc (thủ phạm phổ biến là Beta-blockers và nitroglycerin được sử dụng để điều trị bệnh tim; thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc rối loạn chức năng cương dương cũng có thể khiến huyết áp bị hạ).

Một số người bị bệnh có thể không rõ nguyên nhân. Dạng này được gọi là hạ huyết áp không triệu chứng mãn tính, thường không gây hại cho người bệnh.

Các loại hạ huyết áp

Bệnh được chia thành nhiều phân loại khác nhau tuỳ theo thời điểm huyết áp giảm xuống.

Hạ huyết áp tư thế

Hiện tượng này xảy ra khi bạn chuyển từ ngồi hoặc nằm sang đứng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi cơ thể thay đổi tư thế, có một khoảng thời gian ngắn cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

Hạ huyết áp sau khi ăn

Đây là một loại của hạ huyết áp tư thế. Những người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh Parkinson thường có nguy cơ phát triển loại bệnh này.

Hạ huyết áp tự nhiên

Đó là khi bạn phải đứng trong một thời gian dài. Trẻ em thường gặp tình trạng này nhiều hơn người lớn. Rối loạn cảm xúc cũng có thể là nguyên nhân.

Triệu chứng hạ huyết áp.

Những người bị huyết áp hạ thấp có thể sẽ gặp các triệu chứng khó chịu khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60. Các triệu chứng bao gồm:

– Mệt mỏi;

– Lâng lâng;

– Chóng mặt;

– Buồn nôn;

– Da nhạy cảm;

– Phiền muộn;

– Mất ý thức;

– Tầm nhìn mờ.

Các triệu chứng đôi khi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người sẽ chỉ đơn giản cảm thấy mệt mỏi trong khi những người khác sẽ gặp tình trạng nặng hơn.

Cách điều trị bệnh.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng hạ huyết áp trên mỗi cơ thể. Đôi khi sẽ cần đến thuốc cho bệnh tim, tiểu đường hoặc nhiễm trùng để phục vụ điều trị bệnh.

Uống nhiều nước để tránh huyết áp bị hạ do mất nước, đặc biệt nếu bạn đang nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Giữ cơ thể đủ nước cũng giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh. Nếu bạn bị huyết áp thấp khi đứng trong thời gian dài, hãy ngồi xuống nghỉ ngơi. Và cố gắng giảm tình trạng căng thẳng xuống để tránh những tác động tiêu cực của cảm xúc với sức khoẻ.

Đối với hạ huyết áp gây sốc là dạng nghiêm trọng nhất, cần được điều trị ngay lập tức. Các nhân viên y tế sẽ cung cấp các sản phẩm cần thiết để điều trị tình trạng này và ổn định sức khoẻ nhanh nhất.