Huyết áp được hình thành từ lực co bóp của tim và áp lực của máu lên động mạch.
Huyết áp tâm thu: hay chính là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp đẩy máu, là chữ số đứng đầu trong chỉ số huyết áp thường là số lớn hơn.
Huyết áp tâm trương: hay chính là áp suất bên trong động mạch là khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp của tim, là con số thứ hai trong chỉ số huyết áp.
Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở mức 120/80 mm Hg.
Chỉ số huyết áp có thể thay đổi liên tục trong từng khoảng thời gian trong ngày, phụ thuộc vào tình trạng thể chất, vào áp lực công việc, vào những gì bạn đã ăn hay chính là những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Vào ban đêm huyết áp thường giảm đến mức thấp nhất và tăng nhanh khi tỉnh dậy.
Vậy làm sao để phát hiện bệnh huyết áp thấp sớm để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thường gặp
Do máu không được bơm liên tục đầy đủ lên não, các tế bào thần kinh thiếu dưỡng khí để hoạt động bình thường nên sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Vào buổi tối hoặc vào lúc đầu giờ sáng sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng này.
Mỗi khi tụt huyết áp đột ngột bạn sẽ cảm thấy choáng váng, buồn nôn, toát mồ lạnh, mạch đập nhanh.
Lực đẩy của dòng máu không đủ để đẩy máu đến toàn thân, đến chân tay và những nới cách xa tim vì vậy sẽ xuất hiện cảm giác sợ lạnh, môi thâm tím tái, da xanh bất thường, chân tay thường bị nhức mỏi tê buốt, về đêm thường bị lạnh gây mất ngủ nhưng ngày thì hay ngủ gục, ngáy to,…
Giảm ham muốn tình dục: Một nguyên nhân lớn khiên các chị em giảm chất lượng và ham muốn tình dục đó là huyết áp thấp. Huyết áp thấp khiến cho dịch bôi trơn giảm trong quá trình quan hệ dẫn đến việc âm đạo khô nên khi quan hệ sẽ bị đau rát, khó sinh ra khoái cảm. Đời sống tình dục không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình của những người bị huyết áp thấp.
Hay quên, dễ cấu giận, nổi xung, nhìn khó, dễ mất tập trung.
Thấy khó chịu trong người, với một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới ngất xủi khi ngồi lâu chợt nhiên đứng lên hay đang nằm đột nhiên ngồi dậy.
Những biểu hiện trên thường không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh nên thường bị xem thường không quá coi trọng. Vậy xuất hiện tình trạng gì thì cần đến gặp bác sĩ ngay?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi đứng lâu sẽ bị tối sầm mặt, chóng mặt.
Mắt bị mờ, hay buồn nôn.
Hay toát mồ hôi lạnh.
Nhịp tim nhanh không đều.
Cảm thấy bồn chồn, nôn nóng và hay nổi cáu.