Top 11 # Hp Dạ Dày Có Triệu Chứng Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Viêm Hang Vị Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Điều Trị Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP là gì?

Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày nên có khả năng chứa lượng thực phẩm lớn hơn môn vị, tâm vị và phình vị. Cũng chính vì vậy mà cơ quan này dễ bị tổn thương hơn những phần còn lại của dạ dày.

Viêm hang vị là một trong những bệnh lý khá phổ biến. Bệnh khởi phát khi niêm mạc hang vị bị viêm và sưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp do Helicobacter pylori (HP), bệnh được gọi là viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP.

Vi khuẩn Helicobacter pylori sinh sống trong dạ dày của con người. Đây là một dạng xoắn khuẩn gram âm có khả năng ăn mòn niêm mạc và khiến dạ dày tăng tiết dịch vị.

Có rất nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phát sinh bệnh lý. Tuy nhiên với những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, vi khuẩn có thể phát triển mạnh và gây tổn thương ở hang vị dạ dày.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm hang vị có vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên bệnh lý này có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:

Ăn uống không điều độ và thường xuyên bỏ bữa.

Lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê và một số đồ uống chứa chất kích thích.

Thường xuyên ăn thực phẩm mặn, có vị cay, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa, acid,…

Tùy tiện trong việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Căng thẳng thần kinh và mệt mỏi kéo dài.

Biểu hiện của bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP có thể làm phát sinh một số triệu chứng như:

Đau bao tử (đau thượng vị)

Buồn nôn và nôn mửa – nhất là sau khi ăn no

Chướng bụng, đầy hơi

Ợ hơi và ợ chua

Người xanh xao, gầy sút và mệt mỏi

Ăn không ngon và chán ăn

Hầu hết các triệu chứng của bệnh đều không có khác biệt so với các vấn đề ở dạ dày. Vì vậy cần hạn chế tình trạng xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng.

Biến chứng của viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. So với những nguyên nhân khác, nhiễm vi khuẩn HP được đánh giá là có mức độ nghiêm trọng hơn.

Với những trường hợp không kìm hãm và ức chế vi khuẩn kịp thời, vi khuẩn có thể gây loét và thủng niêm mạc hang vị. Ở các trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn HP có thể gây xuất huyết dạ dày và tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính.

Chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Không giống với viêm hang vị do những nguyên nhân khác, viêm hang vị do vi khuẩn HP có phác đồ điều trị khác biệt. Chính vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm trước khi tiến hành điều trị.

Các kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán viêm hang vị do vi khuẩn HP:

Nội soi: Nội soi được thực hiện nhằm quan sát biểu hiện của niêm mạc dạ dày và nhận biết vị trí viêm. Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể sinh thiết dịch hoặc mô để xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Xét nghiệm phân, máu và test hơi thở: Các thủ thuật này được thực hiện nhằm mục đích xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong trường hợp không thể thực hiện nội soi.

Nếu nghi ngờ dạ dày có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm gastrin, xét nghiệm pepsinogen I. II, chụp X-Quang,…

Viêm hang vị có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?

Viêm hang vị có vi khuẩn HP thường được điều trị cẩn thận theo kháng sinh đồ nhằm ức chế và kìm hãm tác nhân gây hại. Ngoài ra bác sĩ có thể phối hợp kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng H2 để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Kháng sinh điều trị viêm hang vị do vi khuẩn HP

Kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn HP. Từ đó làm giảm mức độ tổn thương niêm mạc và hạn chế tình trạng lan rộng.

Các kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, bao gồm:

Clarithromycin: Là kháng sinh nhóm macrolid, được dùng phổ biến trong điều trị vi khuẩn HP. Clarithromycin thường được sử dụng phối hợp với một loại kháng sinh khác và thuốc kháng thụ thể H2/ thuốc ức chế bơm proton.

Amoxicillin: Amoxicillin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng – đặc biệt là đối với trực khuẩn gram âm. Trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP tiến triển, Amoxicillin thường được phối hợp với Clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân có dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin.

Metronidazole: Metronidazole có tác dụng đối với vi khuẩn, amip và động vật nguyên sinh trong dạ dày. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp vi khuẩn HP đã kháng lại Metronidazole nên loại thuốc này ít được sử dụng trong điều trị viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn.

Levofloxacin: Levofloxacin là kháng sinh nhóm quinolone. So với những kháng sinh cùng nhóm, Levofloxacin có mức độ nhạy cảm hơn với vi khuẩn ưa khí gram âm và vi khuẩn gram dương. Trong điều trị viêm hang vị có vi khuẩn HP, kháng sinh này thường được sử dụng phối hợp với kháng sinh penicillin và thuốc ức chế bơm proton.

Việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP phải được thực hiện thận trọng. Dùng thuốc tùy tiện có thể tăng chủng vi khuẩn và vi nấm kháng thuốc.

Bác sĩ thường yêu cầu sử dụng thuốc trong một thời nhất định nhằm đánh giá mức độ dung nạp trước khi chỉ định loại thuốc chính thức.

2. Các loại thuốc điều trị hỗ trợ

Kháng sinh là thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ tác động đến vi khuẩn nên không có khả năng cải thiện triệu chứng. Do đó bác sĩ thường chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc kháng H2 (Cimetidine, Ranitidine,…): Nhóm thuốc này ức chế thụ thể histamine H2 tại niêm mạc dạ dày nhằm hạn chế quá trình sản sinh dịch vị dạ dày. Thuốc kháng H2 thường được dùng thay thế cho thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp cần thiết.

Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole,…): Nhóm thuốc này có khả năng ngăn chặn sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài nhưng có khả năng hồi phục sau khi ngưng thuốc. Dùng loại thuốc này có thể tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân cao tuổi. Vì vậy trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng thụ thể H2.

Thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày (chứa nhôm/ magie hydroxid): Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm giảm nhanh các triệu chứng do viêm hang vị gây ra như đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng,…

Trong trường hợp bị viêm hang vị dạ dày có kèm vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tự ý thay đổi thuốc có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh và gây bất lợi cho quá trình chữa trị.

Biện pháp chăm sóc người bị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Tương tự như các vấn đề ở đường tiêu hóa, bệnh viêm hang vị có vi khuẩn HP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên xây dựng lối sống và chế độ ăn lành mạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho người bị viêm hang vị:

Thông báo với thành viên trong gia đình tình trạng sức khỏe của bạn để hạn chế lây nhiễm bệnh do sử dụng chung vật dụng cá nhân (thìa, đũa, chén,…).

Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.

Nên ăn các thực phẩm lành mạnh và có thể chế biến ở dạng mềm, lỏng để tránh gây áp lực lên vùng hang vị.

Chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày tiêu hóa tốt và hạn chế tồn đọng thức ăn tại hang vị.

Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, cà phê.

Tránh dùng thức ăn nhiều acid, dầu mỡ, gia vị (ớt, tiêu, muối,…), thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

Tránh thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

Cần ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm sống – ngay cả rau xanh.

Vệ sinh tay trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường khó điều trị hơn những nguyên nhân khác. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời cần phối hợp với việc xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nguồn : 2bacsi.net

Tác Hại Của Vi Khuẩn Hp Cho Dạ Dày Như Thế Nào?

Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa.

Do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam rất cao (tới 70% dân số). Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị thì có khoảng 10 -20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1-2% có khả năng bị ung thư dạ dày.

Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày

– Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.

– Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.

– Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

– Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày

Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn HP sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori rất khó khăn, rất dễ đề kháng hay tái phát do vậy cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ diệt Hp có ít nhất 3 loại thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 đến 15 ngày tùy từng trường hợp.

Kháng sinh: Một số loại hay được sử dụng như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol….

Thuốc ức chế tiết acid dạ dày để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của kháng sinh và giảm triệu chứng trong bệnh Viêm dạ dày: Omeprazole, Esomeprazol.

Một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat.

Trong tình hình vi khuẩn Hp kháng thuốc như hiện nay, giải pháp sử dụng phối hợp thêm loại kháng thể OvalgenHP với thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do H.pylori đồng thời kháng thể ovalgenHP giúp bảo vệ cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn Hp thực sự là mối nguy hại với sức khỏe của cộng đồng bởi vì nó là nguyên nhân làm cho bệnh dạ dày trở nên nguy hiểm, dai dẳng, khó điều trị hơn. Do đó, nếu bạn có bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sỹ, theo dõi chặt chẽ để chống bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, đồng thời sử dụng bổ sung kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị, hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng cũng có thể sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người thân yêu của mình.

GastimunHP tổng hợp

4 Triệu Chứng Viêm Dạ Dày Hp

Tổng quan về viêm dạ dày hp

Viêm dạ dày là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày, biểu hiện rõ của bệnh này là cảm giác đau nhức, khó chịu trong và sau bữa ăn, đầy bụng và tiêu hóa thức ăn chậm. Việc phát hiện ra vi khuẩn vi khuẩn hp, thường trú ngụ trong dạ dày đã nâng cao kiến ​​thức về căn nguyên và cách điều trị bệnh viêm dạ dày.

Ngày nay, 2/3 dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn hp, nhưng đại đa số không có triệu chứng và sẽ không bao giờ có bất kỳ vấn đề nào. Nhưng có những trường hợp nhiễm vi khuẩn hp có thể tạo ra nhiều nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như loét dạ dày và tá tràng, khối u dạ dày. Trường hợp u dạ dày nhưng ít xảy ra hơn.

Một điều còn làbí ẩn đối với vi khuẩn hp, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao khi nhiễm vi khuẩn hp có người bị viêm loét thậm chí ung thư nhưng có người thì không bị vấn đề gì.

Viêm dạ dày là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý có một điểm chung là viêm màng nhầy của dạ dày. 80% tình trạng viêm màng nhầy do một loại vi khuẩn vi khuẩn hp cư trú ở niêm mạc dạ dày gây ra.

Viêm dạ dày hp là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất ở người và có thể ở mọi nơi trên thế giới, ở mọi lứa tuổi.

15% bị bệnh viêm dạ dày là dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc (NSAID) như diclofenac, ibruprofen và những loại khác. Thuốc Aspirin cũng có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày.

Ngoài những yếu tố này ra, các yếu tố nguy cơ khác gây ra viêm dạ dày là tuổi tác. Thống kê cho thấy viêm dạ dày mãn tính phổ biến hơn ở người già. Ngoài ra, căng thẳng, uống quá nhiều rượu cũng góp phần vào tình trạng viêm dạ dày mãn tính.

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hp tăng theo tuổi và các yếu tố kinh tế xã hội quyết định độ tuổi mắc bệnh. Điều trị vi khuẩn hp sớm là rất quan trọng bởi vì viêm dạ dày cấp tính không được điều trị sớm sẽ chuyển thành viêm dạ dày mãn tính, tiếp theo có thể phát triển chuyển sản ruột trong dạ dày, là tiền đề của sự phát triển ung thư.

Vi khuẩn hp có thể lây nhiễm qua con đường phân – miệng (nước bị ô nhiễm), dạ dày – miệng (người này sang người khác), miệng – miệng (mảng bám răng) và chất gây bệnh vào khoảng 40%, và vợ chồng lây cho nhau chiếm khoảng 70%.

Viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn hp xuất hiện trong thời gian ngắn được gọi là cấp tính, hoặc xảy ra trong thời gian dài được gọi là viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày phân chia thành hai nhóm

+ Viêm dạ dày lan tỏa

+ Viêm dạ dày teo đa ổ (DAG)

Ở những bệnh nhân viêm dạ dày teo đa ổ có thể bị loét tá tràng hoặc u lympho MALT dạ dày, trong khi ở những bệnh nhân có MAG có thể bị loét, ung thư hạch MALT, hoặc ung thư dạ dày và.

Nói chung nhiễm vi khuẩn hp có thể gây ra các bệnh sau: khó tiêu chức năng, viêm dạ dày lan tỏa, viêm dạ dày teo đa ổ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét tá tràng và dạ dày, u lympho MALT dạ dày và ung thư dạ dày.

Vi khuẩn hp phát triển như thế nào?

Vi khuẩn hp hiện diện trong sinh thiết niêm mạc dạ dày ở 90 – 100% bệnh nhân tá tràng và 70% bị loét dạ dày, 80% trường hợp viêm dạ dày mãn tính và 50% những người bị rối loạn tiêu hóa cơ năng không do loét.

Lưu ý rằng khi bị loét cần được chẩn đoán kỹ lưỡng và theo dõi chặt chẽ vì có khả năng biến đổi ác tính hoặc xuất hiện các vết loét do ung thư.

+ 80% người nhiễm vi khuẩn hp khả năng bị viêm dạ dày mãn tính không triệu chứng, thể teo đét.

+ 20% viêm dạ dày chuyển sang chuyển sản ruột, trong khi loét dạ dày do vi khuẩn hp chỉ 15%

+ 1% tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng nhất như u lympho MALT dạ dày và ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn hp.

Mặc dù tỷ lệ vi khuản hp xuất hiện thấp nhưng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nhiễm vi khuẩn hp nằm trong nhóm chất gây ung thư trong sự xuất hiện của ung thư dạ dày giống như thuốc lá đối với ung thư phổi hoặc viêm gan đến ung thư gan.

Các triệu chứng viêm dạ dày hp

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày hp là đau vùng bụng trên (thượng vị) và dưới khung xương sườn bên phải, đặc điểm đau âm ỉ và bệnh nhân thường mô tả là cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày hp:

1. Đau âm ỉ ở vùng bụng trên

2. Cảm thấy đầy hơi sau khi ăn và no thức ăn nhanh

Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng của viêm dạ dày hp đôi khi có thể tương tự với các bệnh khác của đường tiêu hóa, nhưng bất kỳ là đến từ bệnh nào khi có các triệu chứng trên cần đi khám bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm dạ dày hp

Chuẩn đoán viêm dạ dày hp, trong lần khám nhanh đầu tiên, bác sĩ quá trình chẩn đoán bắt đầu bằng cách nói chuyện và lấy dữ liệu quan trọng về tình trạng hiện tại của bạn. Bác sĩ thường sẽ hỏi bạn một số câu hỏi sau:

1. Biểu hiện triệu chứng của bạn như thế nào, khó chịu hoặc nóng rát ?

2. Các triệu chứng của bạn liên tục hay ngắt quãng?

3. Cơn đau dạ dày xuất hiện ngay sau bữa ăn hoặc sau 2-3 giờ?

4. Việc dùng các thực phẩm đặc biệt có dẫn đến các triệu chứng xấu đi không?

5. Việc sử dụng một số loại thực phẩm hoặc uống thuốc kháng axit có làm giảm các vấn đề của bạn không?

6. Bạn có buồn nôn hoặc nôn không?

7. Bạn có bị giảm được cân không?

8. Bạn có dùng thuốc giảm đau hoặc chống đông máu không?

9. Gần đây bạn có uống rượu thường xuyên hơn không?

10. Bạn có bị căng thẳng mãn tính hay cấp tính không?

11. Bạn có tiền sử bị loét trước đó không? hoặc trong gia đình bạn có người bị loét?

12. Bạn có đi ngoài phân đen hoặc có máu trong phân không?

Sau khi phỏng vấn chi tiết và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đề xuất một số quy trình chẩn đoán:

1. CT cản quang kiểm tra dạ dày và tá tràng

Phương pháp này sẽ bị hạn chế trong chẩn đoán viêm dạ dày, độ đặc hiệu và độ nhạy thấp, nhưng hữu ích trong việc phát hiện các rối loạn của các chất liệu trong dạ dày hoặc đánh giá sự trống rỗng của dạ dày (soi huỳnh quang)

3. Nội soi đường tiêu hóa (dạ dày)

Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, việc kiểm tra này có thể trực tiếp hình ảnh niêm mạc dạ dày và có thể thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu viêm sớm nhất, chẳng hạn như đỏ và sưng (phù nề) niêm mạc.

Ngoài ra, khi nội soi có thể lấy sinh thiết màng nhầy, do đó thông qua mô học xác nhận chính xác và xác định một loại phụ của viêm dạ dày, hoặc có thể phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng vi khuẩn hp, nguyên nhân chính của viêm dạ dày và các bệnh phổ biến ở dạ dày và tá tràng. Phát hiện vi khuẩn hp là bước đầu tiên trong điều trị viêm dạ dày. Có một số cách khác nhau để xác định sự hiện diện của nhiễm vi khuẩn hp.

Cách phát hiện vi khuẩn hp có thể xác định bằng cách

+ Xét nghiệm máu

+ Xét nghiệm phân

+ Sinh thiết nội soi

Trong 4 phương pháp tìm vi khuẩn hp, thì phương pháp xét nghiệm hơi thở và sinh thiết nội soi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong việc xác định nhiễm vi khuẩn vi khuẩn hp đạt 95%, trong khi giá trị chẩn đoán xác định kháng thể fekanlnom phân tích cho kết quả chính xác nhỏ hơn 90%, và xét nghiệm máu bị hạn chế vì cho kết quả âm tính và dương tính giả thường xuyên chiếm khoảng 80%.

Cách Điều Trị Viêm Dạ Dày HP

Phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn hp phổ biến nhất là sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc sử dụng trị hp

+ Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

+ Thuốc omeprazole (Prilosec, Zegerid)

+ Thuốc Lansoprazole (Prevacid)

+ Thuốc pantoprazole (Protonix)

+ Thuốc rabeprazole (Aciphex)

+ Thuốc esomeprazole (Nexium)

+ Thuốc dexlansoprazole (Kapidex)

Khi điều trị viêm dạ dày hp phải kết hợp từ hai loại kháng sinh trở lên, thường là amoxicillin và clarithromycin. Điều trị cũng có thể bao gồm bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm hơi thở hoặc phân để đảm bảo đã hết nhiễm vi khuẩn hp hay chưa. Điều trị vi khuẩn hp sẽ giúp chữa khỏi viêm dạ dày và giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như bệnh loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày và một số loại ung thư hạch.

Xem Ngay: Phác đồ điều trị vi khuẩn hp tốt nhất hiện nay

Nhận Biết Triệu Chứng Bệnh Viêm Đau Dạ Dày Cấp Như Thế Nào?

Bệnh viêm đau dạ dày cấp cũng có nguyên nhân từ việc lạm dụng thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị đau nhức khớp.

Hầu hết các thuốc này khiến “tấm khiên” của dạ dày là prostagladine bị giảm khiến bao tử mong manh, dễ viêm loét.

Thực tế, còn nhiều yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày như: ăn uống không điều độ, căng thẳng, stress.. Những thói quen gây hại này lặp đi lặp lại tất yếu dẫn đến đau bao tử (viêm loét dạ dày cấp và mạn tính).

Nếu không chữa trị kịp thời, viêm dạ dày cấp dễ khiến bệnh nhân gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

* Các triệu chứng bệnh viêm đau dạ dày cấp thường gặp 1. Đau khu vực thượng vị

Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất của đau dạ dày cấp. Đặc trưng là những cơn đau thượng vị dữ dội và hơi nóng lan đến tận cổ họng. Người bệnh có thể đau ở vùng dưới hoặc xa vùng ức.

2. Chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi

Viêm dạ dày cấp khiến dịch vị axit tiết ra quá mức so với lượng cần thiết. Điều này dẫn đến hiện tượng căng tức và chướng bụng, từ đó người bệnh viêm đau dạ dày cấp không thèm ăn, ăn không ngon, lâu dần cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

3. Nôn, ói thường xuyên

Nếu thường xuyên buồn nôn và nôn thì bạn nên nghi ngờ nguy cơ bệnh đau dạ dày cấp rất cao. Lý do là khi ói, thức ăn trong bao tử trào ngược dẫn đến rách thực quản, niêm mạc thực quản khiến xuất hiện hiện tượng chảy máu.

Tình hình này kéo dài khiến người bệnh suy kiệt, mất nước.

Nôn, ói thường xuyên là biểu hiện của bao tử có vấn đề như khả năng viêm dạ dày cấp, loét tá tràng, ung thư bao tử…

Hiện tượng này chứng tỏ người bệnh đang bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày…

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cách xử lý khi đau bao tử là làm dịu cơn đau bằng thuốc hoặc các cách dân gian, sau đó sớm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm, khám.

* Cần làm gì khi đau dạ dày cấp

Nếu cơn đau dai dẳng, đau quặn thắt và khiến người bệnh không chịu đựng nổi thì điều cần thiết nhất là phải đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh việc tự chữa bệnh tại nhà.

Ở một số trường hợp nhẹ hơn, người bị viêm đau dạ dày cấp cần làm:

1. Đi bộ để tiêu hóa thức ăn

Đi bộ một cách nhẹ nhành, chậm rãi sẽ giúp bạn giảm được cơn đau dạ dày vì đi bộ giúp bạn tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và làm cho khí tính tụ trong cơ thể được đẩy ra ngoài, giúp giảm chứng đầy bụng và tốt cho đường tiêu hóa.

Bạn có thể dùng gừng tươi ngâm trực tiếp vào nước trà nóng để uống hoặc ngậm kẹo gừng.

3. Uống trà bạc hà

Trà bạc hà được đánh giá là loại thực phẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Trà bạc hà ngoài công dụng giảm căng thẳng và mết mỏi tinh thần, nó còn có tác dụng giảm sưng viêm trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Ngoài ra bạn có thể dùng kẹo bạc hà khi bị cơn đau dạ dày hành hạ.

4. Chườm nóng dạ dày

Khi xuất hiện cơn đau dạ dày, cách hiệu quả và dễ làm là dùng túi sưởi, chai nước ấm, khăn ngâm nước ấm v.v… chườm nóng vào vùng bụng.

Cách làm này tạo cảm giác thoải mái, tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, giúp giảm đau dạ dày và tiêu hóa được tốt hơn.

6. Nằm nghiêng về tay trái

Hãy nằm nghiêng về phía bên trái nếu bạn đang bị đau dạ dày, cách làm này sẽ giúp ống tiêu hóa nghiêng về hướng lớn hơn của ruột kết, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn nên bỏ những thói quen như nằm ngay sau khi ăn no, hoặc vừa đứng vừa ăn, sẽ gây khó tiêu.

Để dẫn đến bệnh viêm đau dạ dày cấp là cả một quá trình “tích lũy” những tác nhân gây bệnh, đặc biệt trong lối sống nhanh, hối hả hiện nay.

Điều cần thiết là phải tự kiểm soát thói quen sinh hoạt để đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh vì một khi đã xảy ra bệnh, việc chữa trị luôn tốn kém, mất thời gian, dễ dẫn đến những biến chứng nếu không trị đúng cách và dứt điểm.

Nguồn: Khoedepnews