Thứ Ba, 10-10-2017
Tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết tiêu hóa cao) là tình trạng bệnh lý tiêu hóa khá nghiêm trọng. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa và vào trong lòng ống tiêu hóa.
Vị trí xuất huyết tiêu hóa trên thường nằm tại phần trên ống tiêu hóa, vị trí từ thực quản đến góc Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh đường tiêu hóa, chiếm hơn 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên
Một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên như:
Bên cạnh các loại bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa, có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó có các vấn đề như:
Yếu tố về thời tiết.
Các bệnh hô hấp, nhất là cảm cúm.
Sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm, nhất là aspirin, các thuốc corticoid,…
Các yếu tố tâm lý như stress, tức giận,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng mắc bệnh.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên
Thường có biểu hiện nôn ra máu. Máu thường đỏ tươi, khi nôn có lẫn với thức ăn. Một số bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu.
Đi ngoài ra máu. Trong phân thường có lẫn máu tươi hoặc lẫn phân đen, mùi khắm, hắc.
Một số bệnh nhân cũng gặp phải dấu hiệu chảy máu răng miệng, chảy máu cam.
Bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng phụ như lạnh da, vã mồ hôi, da trắng bệch cũng như nhợt niêm mạc.
Có dấu hiệu huyết áp thấp, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt.
Một số bệnh nhân thiếu oxy lên não có thể gặp phải cảm giác vật vã, mệt và li bì.
Xuất huyết tiêu hóa dưới có tỉ lệ mắc phải khoảng 20% trong số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Vị trí xảy ra xuất huyết tiêu hoa dưới thường xuất hiện từ góc Treitz đến vị trí hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa trên thường có nguồn gốc từ đại trực tràng đến ruột non.
1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Số ca mắc bệnh tỉ lệ thuận theo độ tuổi. Ngoài ra những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới có thể do các vấn đề về bệnh lý như:
Viêm túi thừa và các bệnh lý túi thừa là nguyên nhân khá phổ biến gây ra xuất huyết tiêu hóa dưới, chiếm từ 30% những trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh lý mạch máu nhất là loạn sản mạch máu.
Tình trạng u đại trực tràng và những bệnh lý trực tràng do xạ trị trong điều trị.
Các vấn đề viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ.
Một số bệnh lý hậu môn trực tràng trong đó có bệnh trĩ gây ra chảy máu cấp, bệnh đường ruột.
Bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày.
Ngoài a, một số bệnh lý hiếm như loét Dieulafoy, bệnh lý đại tràng do dùng NSAID, các bệnh lý do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới
So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường có ít triệu chứng hơn. Bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng chính như:
Xuất huyết tiêu hóa dưới thường có triệu chứng là đi cầu ra máu tươi hoặc có phân đen.
Có thể kèm theo một số dấu hiệu đi kèm như mất sức, mệt mỏi.
Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau âm ỉ và kéo dài tại vùng bụng dưới.
Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là 2 bệnh lý khác nhau ở vị trí chảy máu, nhưng đều có một đặc điểm chung là rất nguy hiểm, có những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng trong những trường hợp xuất huyết ồ ạt. Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong công tác điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Những phương pháp giúp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa gồm có chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non, nội soi đại tràng, chụp mạch máu chọn lọc,…
Các bước chẩn đoán gồm có:
Chảy máu nhẹ: bệnh nhân thường mất khoảng 250 ml máu. Bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu đi kèm hầu như không có hoặc không đáng kể. Lượng máu bị mất thường dưới 500 ml, huyết áp của bệnh nhân khoảng trên 90 mmHg.
Chảy máu ở mức độ trung bình: lượng máu bị mất từ 250 -500 ml, cơ thể bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng, có các triệu chứng phụ đi kèm. Lượng máu bị mất thường dao động trong khoảng dưới 1500 ml và trên 500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể từ 80 – 90 mmHg.
Chảy máu nặng: bệnh nhân mất trên 1000 ml, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhận biết, cơ thể có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt, vật vã,… Lượng máu bị mất có thể trên 1500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể tụt xuống dưới 80 mmHg.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên – dưới
Ngay khi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị, dù nặng hay nhẹ. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể lường trước được.
Sau quá trình thăm khám, khi đã xác định được vị trí xuất huyết tiêu hóa, mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng một số phương pháp chính:
Lưu ý sau điều trị
Sau điều trị xuất huyết tiêu hóa, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau: