Top 7 # Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Cao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Cao Và Thấp

XHTH cao là XHTH từ góc Treitz trở lên (góc Treitz hay còn gọi là góc tá hỗng tràng) Cơ năng

Tiền triệu

Cảm giác lợm giọng, khó chịu cồn cào vùng thượng vị và buồn nôn

Đau thượng vị (thường gặp trong viêm loét dạ dày, tá tràng)

Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu (nếu chảy máu cấp và nặng trong thời gian ngắn)

Có thể có đau bụng quặn muốn đi cầu

Nôn ra máu

Thường xuất hiện đột ngột, tính chất và lượng máu thay đổi:

Chảy máu ít + nôn ngay → nôn máu màu hồng (do pha loãng máu với dịch vị)

Chảy máu ít + nôn chậm → nôn máu máu bầm đen và loãng (do máu lưu giữ trong dạ dày và bị pha loãng bởi dịch vị)

Chả máu nhiều và cấp thường nôn ngay → nôn máu có màu đỏ của máu. Trong võ TM trướng thực quản có thể có

máu cục và bầm đen do có một lượng máu bị lưu dữ trong dạ dày trước đó

Đi cầu ra máu

Phân thường gặp nhất có màu đen tuyền như hắc ín hoặc bả cà phê, phân nát, bóng và có mùi rất thối khắm

Có thể gặp trường hợp phân vẫn có màu đỏ bầm hoặc đỏ tươi

(nếu chảy máu nhiều và nhanh, làm rút ngắn thời gian di chuyển phân máu trong ruột)

Thiểu niệu nếu có thường phản ánh xuất huyết nặng (làm giảm tưới máu thận)

Thực thể

Nhìn: thường khi chảy máu nặng sẽ phản ánh qua các triệu chứng:

Da nhợt nhạt

Vã mồ hôi kèm tay chân lạnh

Có thể có ngất hoặc nặng hơn là mê (dấu thiếu máu não)

Sờ: mạch nhanh (là triệu chứng nhạy và thường tỉ lệ với lượng máu mất)

Đo huyết áp: thường có hạ huyết áp, nếu tụt kẹp là dấu phản ánh tình trạng xuất huyết nặng (lưu ý ở bệnh nhân tăng huyết áp, nếu đã hạ huyết áp thường đã vượt quá khả năng bù trừ của cơ thể vì huyết áp bình thường của họ cao hơn người khỏe mạnh)

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: RBC, HGB, HCT giảm tỷ lệ với mức độ xuất huyết

HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA THẤP

Là XHTH từ góc Treitz trở xuống đến tận hậu môn (góc Treitz hay góc tá hỗng tràng) Cơ năng

Có thể hoa mắt, chóng mặt (nếu xuất huyết nặng và nhanh)

Đại tiện thường có phân máu tươi hoặc đỏ thẫm, có thể có phân máu sẫm đen (do máu ở trong lòng ống tiêu hóa đủ lâu), máu cũng

có thể xuất hiện lẫn trong phân hoặc sau phân

Có thể táo bón hoặc tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ tiêu chảy (tùy theo nguyên nhân)

Thực thể

Nhìn: thường khi chảy máu nặng sẽ phản ánh qua các triệu chứng:

Da nhợt nhạt

Vã mồ hôi kèm tay chân lạnh

Có thể có ngất hoặc nặng hơn là mê (dấu thiếu máu não)

Sờ: mạch nhanh thường tỷ lệ với mức độ mất máu

Đo huyết áp: thường có hạ huyết áp, nếu tụt kẹp là dấu phản ánh tình trạng xuất huyết nặng (lưu ý ở bệnh nhân tăng huyết áp, nếu đã hạ huyết áp thường đã vượt quá khả năng bù trừ của cơ thể vì huyết áp bình thường của họ cao hơn người khỏe mạnh)

Thăm khám hậu môn – trực tràng:

Thường có máu dính theo găng

Có thể sờ được khối u trực tràng thấp

Có thể phát hiện búi trĩ

Cận lâm sàng

Nội soi đại tràng: thường thấy nguyên nhân và vị trí gây ra xuất huyết tiêu hóa thấp, cũng có thể không thấy tổn thương mà chỉ thấy

máu (do xuất huyết tiêu hóa thấp vị trí ở ruột non dưới góc Treitz)

Chụp xạ hình tế bào hồng cầu gắn Tc 99m và CT-scan mạch đa cảm biến: có độ nhạy cao và thường chẩn đoán xác định được vị trí tổn thương tại đoạn ruột nào (trong trường hợp máu chảy ồ ạt; không khảo sát bằng nội soi được; hay trong trường hợp huyết động chưa ổn định, xuất huyết nhanh)

Xét nghiệm máu: RBC, HGB, HCT giảm tỷ lệ với mức độ xuất huyết

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu. Vị trí xuất huyết tiêu hóa dưới thường từ xảy ra ở vị trí đại trực tràng đến ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bệnh lý: Viêm túi thừa, mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ , bệnh trĩ, bệnh đường ruột, polyp dạ dày, viêm loét đại tràng…

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hội chứng xuất huyết tiêu hóa càng lớn.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, căng thẳng – stress, lối sống không khoa học, thời tiết, môi trường sống… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân mắc bệnh, đánh giá đúng về tình trạng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục màu đen, nâu hoặc dịch tiêu hóa có lẫn máu.

Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Tăng thân nhiệt.

Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt cân…

Vã mồ hôi, vật vã, li bì…

Huyết áp tăng cao.

Mạch nhanh và khó bắt.

Rối loạn tri giác.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

-Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới ngày càng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

-Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, chăm sóc và theo dõi sức khỏe liên tục tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động hợp lý, khoa học.

Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên

Thứ Ba, 10-10-2017

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết tiêu hóa cao) là tình trạng bệnh lý tiêu hóa khá nghiêm trọng. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa và vào trong lòng ống tiêu hóa.

Vị trí xuất huyết tiêu hóa trên thường nằm tại phần trên ống tiêu hóa, vị trí từ thực quản đến góc Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh đường tiêu hóa, chiếm hơn 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên như:

Bên cạnh các loại bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa, có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó có các vấn đề như:

Yếu tố về thời tiết.

Các bệnh hô hấp, nhất là cảm cúm.

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm, nhất là aspirin, các thuốc corticoid,…

Các yếu tố tâm lý như stress, tức giận,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng mắc bệnh.

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên

Thường có biểu hiện nôn ra máu. Máu thường đỏ tươi, khi nôn có lẫn với thức ăn. Một số bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu.

Đi ngoài ra máu. Trong phân thường có lẫn máu tươi hoặc lẫn phân đen, mùi khắm, hắc.

Một số bệnh nhân cũng gặp phải dấu hiệu chảy máu răng miệng, chảy máu cam.

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng phụ như lạnh da, vã mồ hôi, da trắng bệch cũng như nhợt niêm mạc.

Có dấu hiệu huyết áp thấp, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt.

Một số bệnh nhân thiếu oxy lên não có thể gặp phải cảm giác vật vã, mệt và li bì.

Xuất huyết tiêu hóa dưới có tỉ lệ mắc phải khoảng 20% trong số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Vị trí xảy ra xuất huyết tiêu hoa dưới thường xuất hiện từ góc Treitz đến vị trí hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa trên thường có nguồn gốc từ đại trực tràng đến ruột non.

1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Số ca mắc bệnh tỉ lệ thuận theo độ tuổi. Ngoài ra những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới có thể do các vấn đề về bệnh lý như:

Viêm túi thừa và các bệnh lý túi thừa là nguyên nhân khá phổ biến gây ra xuất huyết tiêu hóa dưới, chiếm từ 30% những trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh lý mạch máu nhất là loạn sản mạch máu.

Tình trạng u đại trực tràng và những bệnh lý trực tràng do xạ trị trong điều trị.

Các vấn đề viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ.

Một số bệnh lý hậu môn trực tràng trong đó có bệnh trĩ gây ra chảy máu cấp, bệnh đường ruột.

Bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày.

Ngoài a, một số bệnh lý hiếm như loét Dieulafoy, bệnh lý đại tràng do dùng NSAID, các bệnh lý do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng.

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường có ít triệu chứng hơn. Bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng chính như:

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường có triệu chứng là đi cầu ra máu tươi hoặc có phân đen.

Có thể kèm theo một số dấu hiệu đi kèm như mất sức, mệt mỏi.

Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau âm ỉ và kéo dài tại vùng bụng dưới.

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là 2 bệnh lý khác nhau ở vị trí chảy máu, nhưng đều có một đặc điểm chung là rất nguy hiểm, có những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng trong những trường hợp xuất huyết ồ ạt. Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong công tác điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Những phương pháp giúp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa gồm có chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non, nội soi đại tràng, chụp mạch máu chọn lọc,…

Các bước chẩn đoán gồm có:

Chảy máu nhẹ: bệnh nhân thường mất khoảng 250 ml máu. Bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu đi kèm hầu như không có hoặc không đáng kể. Lượng máu bị mất thường dưới 500 ml, huyết áp của bệnh nhân khoảng trên 90 mmHg.

Chảy máu ở mức độ trung bình: lượng máu bị mất từ 250 -500 ml, cơ thể bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng, có các triệu chứng phụ đi kèm. Lượng máu bị mất thường dao động trong khoảng dưới 1500 ml và trên 500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể từ 80 – 90 mmHg.

Chảy máu nặng: bệnh nhân mất trên 1000 ml, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhận biết, cơ thể có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt, vật vã,… Lượng máu bị mất có thể trên 1500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể tụt xuống dưới 80 mmHg.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên – dưới

Ngay khi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị, dù nặng hay nhẹ. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể lường trước được.

Sau quá trình thăm khám, khi đã xác định được vị trí xuất huyết tiêu hóa, mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng một số phương pháp chính:

Lưu ý sau điều trị

Sau điều trị xuất huyết tiêu hóa, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

Tổng Quan Về “Xuất Huyết Tiêu Hóa”

Ở Việt Nam cứ 100.000 người thì có 100 -150 người bị xuất huyết tiêu hóa. Tại sao số lượng người mắc xuất huyết tiêu hóa lại tăng cao trong thời gian gần đây ? Và nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây “Tử vong”.

Để giúp quý vị nắm rõ về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết – Khoa Cấp cứu sẽ chia sẻ những vấn đề xoay quanh bệnh lý này.

Chia sẻ hữu ích của Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết về bệnh lý “xuất huyết tiêu hóa”

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu từ lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá từ thực quản xuống tới hậu môn gọi là “xuất huyết tiêu hóa”.

Bệnh thường thể hiện bằng 2 triệu chứng chủ yếu là nôn ra máu và đi cầu ra máu.

Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi trung bình hay bị “xuất huyết tiêu hóa” là 20-50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh “xuất huyết tiêu hóa” là nam 60%, nữ là 40%, sở dĩ nam giới bị nhiều hơn chủ yếu là do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ăn uống không điều độ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ” Xuất huyết tiêu hóa ” và Tuỳ từng loại mà có nguyên nhân khác nhau như sau:

Do viêm loét dạ dày – hành tá tràng:

Nguyên nhân này chiếm 40% các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa.

Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc uống nhiều rượu bia.

Bệnh về gan: Viêm gan dẫn đến xơ gan gây giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Nguyên nhân khác do tổn thương ở đường tiêu hóa như: U tá tràng, u dạ dày, biến chứng loét chảy máu gây “xuất huyết tiêu hóa”, bệnh nhân ói nhiều làm rách niêm mạc chỗ nối giữa thực quản và tâm vi của dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa gọi là hội chứng Mallory – Weiss.

Chảy máu ở ruột non (do lao, túi thừa Meckel, các loại u).

Chảy máu ở đại tràng: thường do đa Polyp đại tràng , các Polyp loét chảy máu .

Ở hậu môn trực tràng: nguyên nhân hay gặp là trĩ chảy máu

Ngoài ra “xuất huyết tiêu hóa” từ đường mật.

Một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột do người bệnh uống phải dung dịch kiềm hoặc acid.

Người bệnh đang trong tình trạng căng thẳng, stress quá độ.

Những nguyên nhân làm “TĂNG” sự phát triển của bệnh “xuất huyết tiêu hóa”

Dựa vào giải phẩu ống tiêu hoá người ta chia thành 2 loại “xuất huyết tiêu hoá”:

Xuất huyết tiêu hoá cao: Xuất huyết từ thực quản – dạ dày tá tràng – đoạn đầu của ruột non (Góc Treitz)

Xuất huyết tiêu hoá thấp: là xuất huyết phần còn lại của ruột non – đại tráng ,ống hậu môn trực tràng – trực tràng

Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở người viêm loét dạ dày, tá tràng.

Sau khi uống corticoid hoặc aspirin, NSAID cơ thể cảm giác nóng rát, cồn cào vùng thượng vị, mệt lả,…

Khi thời tiết thay đổi tự nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Đây là triệu chứng thường gặp của ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau

Số lượng máu: có thể từ vài chục ml đến hàng lít.

Màu sắc: đỏ tươi, màu hồng do lẫn dịch tiêu hoá lẫn thức ăn hoặc màu nâu sẫm.

Tính chất: máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục (bằng hạt ngô, hạt lạc), có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.

Khi quan sát sẽ thấy đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc phân có màu đen như hắc mùi tanh.

Triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, người yếu ớt, xanh xao. Nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở,… rất nguy hiểm.

Trung bình người trưởng thành có khoảng 4-4,5 lít máu.

Khi mất trên 20% thể tích máu cơ thể người bệnh sẽ tím tái, da lạnh, mạch nhanh, huyết áp giảm xuống dưới 90mmHg.

Những biến chứng bạn nên biết

Lâm sàng: Nôn máu hay đi cầu ra máu ,có kém theo hc mất máu cấp ,da xanh ,niêm nhạt ,mạch nhanh ,huyết áp tụt

Dựa vào xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán mức độ mất máu nhẹ, trung bình hay nặng để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nội soi dạ dày tá tràng ống mềm có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán được xuất huyết tiêu hóa trên.

Nội soi đại trực tràng có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá dưới.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa sẽ phụ thuộc vào : nguyên nhân, mức độ “xuất huyết tiêu hóa” nhẹ ,trung bình hay nặng và vị trí chảy máu.

Mục tiêu chung điều trị “xuất huyết tiêu hóa”: cầm máu, chống sốc, khôi phục lượng đã mất, điều trị nguyên nhân và triệu chứng.

Bác sĩ cần thực hiện hồi sức bệnh nhân bằng cách truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu

Với trường hợp máu chảy từ dạ dày người bệnh cần sử dụng thuốc ức chế proton IV (PPI) như omeprazole để ức chế acid.

Can thiệt cầm máu :

Đối các trường hơp lành tính cầm máu bằng nội soi: thắt tĩnh mạch thực quản , chích thuốc cầm máu qua nội soi.

Theo Bs CKI. Nguyễn Văn Quyết – Khoa Cấp cứu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn