Top 9 # Hội Chứng Xuất Huyết Slideshare Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu. Vị trí xuất huyết tiêu hóa dưới thường từ xảy ra ở vị trí đại trực tràng đến ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bệnh lý: Viêm túi thừa, mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ , bệnh trĩ, bệnh đường ruột, polyp dạ dày, viêm loét đại tràng…

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hội chứng xuất huyết tiêu hóa càng lớn.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, căng thẳng – stress, lối sống không khoa học, thời tiết, môi trường sống… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân mắc bệnh, đánh giá đúng về tình trạng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục màu đen, nâu hoặc dịch tiêu hóa có lẫn máu.

Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Tăng thân nhiệt.

Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt cân…

Vã mồ hôi, vật vã, li bì…

Huyết áp tăng cao.

Mạch nhanh và khó bắt.

Rối loạn tri giác.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

-Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới ngày càng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

-Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, chăm sóc và theo dõi sức khỏe liên tục tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động hợp lý, khoa học.

Hội Chứng Ban Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Huyết Khối

TTP (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối) còn gọi là hội chứng Moschcowitz, được mô tả đầu tiên năm 1925 với biểu hiện lâm sàng điển hình là “ngũ chứng”: Giảm tiểu cầu, bệnh lý tan máu vi mạch, rối loạn về thần kinh, suy thận và sốt. TTP và HUS (Hemolytic Uremic Syndrome: Hội chứng tan máu tăng ure) là những bệnh lý huyết khối vi mạch (Thrombotic MicroAngiopathies: TMAs) có nhiều biểu hiện giống nhau và nhiều lúc khó phân biệt rõ ràng; trước đây được xem như 2 hội chứng riêng biệt nhưng ngày nay TTP và HUS được thống nhất là biểu hiện khác nhau của một tình trạng bệnh lý huyết khối tan máu vi mạch và giảm tiểu cầu được gọi là hội chứng TTP- HUS.

Chẩn đoán xác định

Trường hợp TTP – HUS điển hình, dựa vào các triệu chứng: Thiếu máu tan máu vi mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn thần kinh, sốt và suy thận.

Cụ thể:

a. Lâm sàng

Sốt;

Thiếu máu, xuất huyết;

Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, lú lẫn, hôn mê;

Đau bụng, nôn, tiêu chảy…

b. Xét nghiệm

Giảm số lượng tiểu cầu;

Giảm huyết sắc tố;

Giảm haptoglobin;

Có mảnh hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi;

Phản ứng Coombs trực tiếp âm tính;

APTT, PT, fibrinogen: Bình thường;

Tăng D- Dimer và/ hoặc FDP;

Giảm hoạt tính ADAMTS13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with a Thrombospondin type 1 motif, member 13);

Kháng thể kháng ADAMTS13: Dương tính;

Tăng bilirubin toàn phần và gián tiếp;

Tăng cao LDH;

Tăng ure,

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).

Phân biệt với Hội chứng tan máu tăng men gan và giảm tiểu cầu .

Điều trị TTP thứ phát

Bổ sung ADAMTS13 bằng huyết tương.

a. Trao đổi huyết tương

Thường sử dụng huyết tươi đông lạnh hoặc huyết tương đã tách tủa (cryosupernatant) và phải bắt đầu ngay khi có: giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán vi quản và không tím được nguyên nhân khác gây nên những bất thường này.

Liều lượng: 40 -60ml/kg cân nặng (1,0 – 1,5 thể tích huyết tương), tiến hành ngày 1 lần, kéo dài tối thiểu thêm 2 ngày sau khi số lượng tiểu cầu và LDH về bình thường.

b. Truyền huyết tương tươi

Liều lượng: 20 – 40ml/kg cân nặng/ 24 giờ, cần lưu ý tình trạng quá tải.

Chỉ định: Trường hợp không thể tiến hành gạn huyết tương được hoặc thời gian chờ để gạn huyết tương ≥ 12 giờ.

c. Truyền khối hồng cầu: Khi thiếu máu nặng.

d. Thuốc kết hợp

Methylprednisolone: Kết hợp với trao đổi huyết tương khi trao đổi huyết tương đơn độc không hiệu quả. Thường sử dụng liều 2mg/kg cân nặng/ 24 giờ bằng đường truyền tĩnh mạch, trong 3 ngày liều.

Acid folic: Tất cả người bệnh TTP thứ phát đều được điều trị acid folic với liều lượng: 3-5mg/24 giờ và bằng đường uống.

e. Những trường hợp TTP dai dẳng:

Vincristin 1mg/ 24 giờ, tuần 2 lần trong 4 tuần.

Gammaglobulin: Liều 2g/kg cân nặng/ 24 giờ;

Tiến hành trao đổi huyết tương với liều gấp đôi;

g. Những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường:

Có thể xem xét để chỉ định điều trị bằng rituximab với liều 375mg/ lần/ tuần x 4 tuần.

Điều trị TTP di truyền

Không tiến hành trao đổi huyết tương, chỉ truyền huyết tương tươi; điều trị dự phòng bằng truyền huyết tương 3- 4 tuần/ lần.

Đối với người lớn, phác đồ điều trị TTP và HUS tương tự và vì vậy phân biệt rõ ràng 2 hội chứng này nhiều khi không nhất thiết phải đặt ra.

Tìm Hiểu Về Thay Huyết Tương Trong Hội Chứng Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Tắc Mạch (Hội Chứng Ttp) Tại Bệnh Viện 175

– Là phẫu thuật cấp cứu.- Viêm tai giữa xương chũm hồi viêm thường gây biến chứng viêm tắctĩnh mạch bên. Biến chứng này có thể gây nhiễm khuẩn các nơi khác và nhiễmkhuẩn huyết.- Kỹ thuật này nhằm mục đích giải quyết bệnh tích viêm ở xương chũmvà tĩnh mạch bên.

I. ĐẠI CƯƠNG

– Là phẫu thuật cấp cứu. – Viêm tai giữa xương chũm hồi viêm thường gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch bên. Biến chứng này có thể gây nhiễm khuẩn các nơi khác và nhiễm khuẩn huyết. – Kỹ thuật này nhằm mục đích giải quyết bệnh tích viêm ở xương chũm và tĩnh mạch bên.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm tai xương chũm cấp tính hoặc tiền sử viêm tai xương chũm mãn có đợt hồi viêm, triệu chứng viêm hoặc viêm tắc tĩnh mạch bên.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng, có kinh nghiệm. 2. Phương tiện – Bộ dụng cụ phẫu thuật xương chũm, khoan điện. Nếu có kính hiển vi phẫu thuật hoặc đèn phẫu thuật có khuyếch đại càng tốt. – Kháng sinh liều cao, đường tiêm hoặc truyền có tác dụng nhanh và mạnh. 3. Người bệnh – Được giải thích tính chất cấp cứu của kỹ thuật và những tai biến có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật như liệt mặt, nghe kém, chảy máu. – Cắt tóc rộng ra sau và trên vành tai, cách vành tai khoảng 5 cm. 4. Hồ sơ bệnh án – Nêu rõ các triệu chứng cơ năng, thực thể về tai, mũi, họng và đặc biệt các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân, viêm nhiễm phổi, cơn sốt rét run; cần có phim phổi, Schuller. – Xét nghiệm cơ bản về máu như công thức máu, máu đông, máu chảy, nhóm máu, máu lắng, đường máu, urê máu, cấy máu; nước tiểu: đường niệu, protein niệu.Chương I: Lĩnh vực tai Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng 66

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

– Tiến hành phẫu thuật tiệt căn xương chũm cải tiến (xem trình bày về hai kỹ thuật trên). – Rạch thêm một đường ở phía tĩnh mạch bên dài khoảng 3 cm, vuông góc với đường rạch sau tai, bộc lộ rộng xương chũm ra phía sau. – Dùng khoan lấy bỏ toàn bộ nhóm tế bào chũm vùng tĩnh mạch bên bằng mũi khoan phá. Dùng khoan kim cương mài mỏng vỏ xương, rồi dùng dụng cụ bóc tách để mở phần vỏ mỏng, bộc lộ tĩnh mạch. – Quan sát màu sắc, hình thái của thân tĩnh mạch bên, có thể dùng bơm tiêm, kim tiêm nhỏ thăm dò tĩnh mạch. Đánh giá mức độ tổn thương để có giải pháp xử trí thích hợp như chỉ bộc lộ tĩnh mạch bên đến đoạn lành hoặc phải nạo vét tổ chức viêm trong lòng tĩnh mạch, hoặc phải xử trí thắt tĩnh mạch cảnh trong. – Rửa sạch hốc mổ, dùng mảnh cân cơ thái dương phủ lên đoạn tĩnh mạch đã bộc lộ. – Trong trường hợp bệnh tích viêm lớn nên để 1 hốc mổ hở trong một tuần để điều trị kháng sinh tại chỗ, và đóng lại sau một tuần khi mọi dấu hiệu nhiễm khuẩn đã lùi.

VI. THEO DÕI

Và Xử trí TAI BIếN – Trong phẫu thuật: có thể chảy máu tĩnh mạch thoát là nhánh của tĩnh mạch bên thường vươn ra ngoài vỏ xương của tĩnh mạch bên. Cầm máu tại chỗ bằng gelaspon hoặc dùng đông điện lưỡng cực đốt, tránh những dụng cụ sắc nhọn gây tổn thương thân tĩnh mạch bên. – Rách tĩnh mạch bên: vừa hút máu vừa dùng miếng gelaspon ép chặt vào chỗ rách sau đó chèn bấc ở phía ngoài. – Sau phẫu thuật: theo dõi nhiễm khuẩn toàn thân và phổi. Một số có trường hợp chảy máu tại chỗ thì dùng bấc hoặc gelaspon; Trường hợp chảy máu lớn thì ít khi xảy ra, nếu có phải mở lại để thắt mạch máu.

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa

Chào BS! Khoảng 3 hôm trước tôi đột nhiên bị ói ra máu và trong người lúc nào cũng mệt mỏi. Những người thân trong gia đình nói tôi có thể bị xuất huyết tiêu hóa. Xin hỏi các bác sĩ nhưng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa và bệnh xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hoa Nguyễn (30 tuổi, Tây Ninh)

Chào bạn!

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra từ mạch máu nằm trong ống tiêu hoá; biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, ỉa phân đen (hoặc máu tươi) và các dấu hiệu mất máu. Xuất huyết tiêu hoá là một loại bệnh cấp tính. Nó để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ổn thương và viêm đau dạ dày cấp hoặc mãn tính.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa như:

♦ Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng.

♦ Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

♦ Bệnh ung thư dạ dày.

♦ Viêm da dày.

♦ Bệnh suy tủy xương.

♦ Bệnh bạch cầu đa sinh cấp tính và mãn tính.

♦ Sử dụng một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu.

♦ Các bệnh lý đường mật.

♦ Do ngộ độc.

Các triệu chứng của xuất huyết phụ thuộc vào những vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Khi bị xuất huyết tiêu hóa thông thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

► Đau thượng vị dữ dội, đột ngột, nhất là bệnh nhân có loét hành tá tràng hoặc dạ dày.

► Chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa bệnh nhân có thể nôn ra máu

► Ho ra máu: máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày, có phản ứng kiềm.

► Thở nhanh, có khi sốt nhẹ.

► Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh chảy máu dạ dày, tá tràng thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.

► Đi phân ngoài đen hoặc có máu: khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường đi ra phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng; phân có máu tươi có thể do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở đoạn thấp của đường tiêu hóa.

► Khi tình trạng xuất huyết gây mất máu kéo dài bệnh nhân sẽ gặp một số tình trạng như: bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm hay không

♦ Nếu bệnh nhân chỉ xuất huyết tiêu hoa nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị sốt xanh xao mệt mỏi, ay sẩm mặt mày, nước tiểu cô đặc, lúc này nếu điều trị bằng cách truyền nước, điện giải thì bệnh nhân sẽ hồi phục.

♦ Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm và không được xử ly kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng dẫn đến lo âu, hốt hoảng, nhức đầu, khát nước, ngất xỉu do thiếu oxy, suy thận và nặng hơn có thể bị xuất huyết đến chết

♦ Những bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch khi bị thiếu máu sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn sẽ bị hôn mê, nhũn não.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa như thế nào

⇒ Khi bị xuất huyết tiêu hóa người nhà cần giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường.người nhà cần, ủ ấm cho bệnh nhân. Tiếp đó người than của bệnh nhân cần gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.

⇒ Hiện nay xuất huyết đường ruột nếu được phát hiện sớm thì điều trị bằng cách kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, một số loại thuốc Tây được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa trị bệnh xuất huyết tiêu hóa.

⇒ Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm đau và loại bỏ các triệu chứng xuất huyết đường ruột. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dễ tái phát. Và đáng lo ngại là việc sử dụng quá mức các loại thuốc bán tự do ngoài thị trường có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/