Top 8 # Hội Chứng Xuất Huyết Ở Trẻ Em Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Nhận biết những biểu hiện ban đâu của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có những quyết định chính xác và an toàn cho bé hơn

Tính chỉ riêng trong năm 2017 đã có hơn 9.000 người ở Hà Nội mặc bệnh sốt xuất huyết trong đó trẻ em chiếm khoảng 5.000 bé. Số liệu này thực sự rất đáng lo. Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát theo chu kỳ nhất định nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bệnh sốt xuất huyết là do Virus Dengue gây lên. Loại Virus này có 4 dạng khuyến thanh khác nhau nên về lý thuyết thì con người sẽ có thể bị mắc nhiều nhất 4 lần trong đời. Bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh nhưng nếu biết sớm thì lại rất dễ chữa trị.

Vậy nên các cha mẹ hay tìm hiểu các biểu hiện ban đầu nhận biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cả ở người lớn

Nếu thấy trẻ sốt cao, sốt đột ngột thì các mẹ hãy chú ý ngay

Bình thường để xác định bệnh sốt xuất huyết các mẹ cần 3 ngày kể từ ngày đâu tiên bé sốt. Và các mẹ cũng cần lưu ý rằng thời điểm đó có phải đang có dịnh không. Quanh khu vực đó có người bị không.

– Ngày thứ 1: Trẻ bị sốt cao, đột ngột, mặt đỏ, cổ họng không đau. Lúc này mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để theo dõi thêm

– Ngày thứ 2: Nếu đến ngày thứ 2 bé vẫn sốt cao các mẹ hãy xem các vùng dưới da của bé có những vùng đỏ không

– Ngày thứ 3: Tới ngày này thì các triệu chứng đã rất rõ ràng. Ngoài việc sốt cao thì bé có thể bị xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi hoặc chảy máu

Trong 3 ngày các mẹ có thể xác định chính xác được xem bé có bị sốt xuất huyết không. Nhưng chúng tôi khuyến bạn rằng. Nếu như thấy trẻ có những dẫu hiệu bất thường như vậy hãy bình tĩnh đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể có phương pháp trị bênh cho bé

Vì đa số các trường hợp sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu các mẹ đều cho bé điều trị tại nhà nhưng không có nghĩa rằng biết chứng sẽ không xảy ra chính vì vậy nếu đã thấy bé có những biểu hiện đó các mẹ nên đưa bé khám ngay

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

– Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết ngay đưa trẻ ngay đên bệnh viện hoặc cơ sở ý tế gần nhất. Không nên chăm sóc bé tại nhà

– Bé cần phải được bổ sung nhiều nước, các loại thức ăn dạng lỏng dể bé có thể dễ ăn ít bị nôn ói. Nếu như bé còn đang bú mẹ hãy chia cho bé bú nhiều lần, không nên bú no vì điều đó dễ làm bé nôn chớ. Vì sốt suất huyết là máu đặc hơn so với bình thường nên cần phải bổ sung nước cho bé thường xuyên tránh việc máu khó lưu thông nguye hiểm đến tinh mạng của bé

– Không tự ý sử dụng các cách gian dan như cạo gió hay tắm các loại nước lá nếu chưa có chỉ định của bác sĩ

– Nếu thấy bé bọ sốt cao hãy báo với bác sĩ và bổ sung thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều này giúp bé không bị co giật

– Hãy bổ sung các loại vitamin cho bé bằng các loại quả mát và chưa nhiều Vitamin C như cam, quít và một số các loại hoa quả có tính mát khác

Tóm lại: Các cụ nhà ta đã có câu “Phòng còn hơn tránh” . Ở mỗi gia đình hãy có ý thức loại bỏ tất cả những khu ổ có thể phát sinh ra bệnh sốt xuất huyết như các chai lọ, chum vại, các bể nước lâu ngày không sử dụng. Chính những nơi chưa đụng nước tù đọng như vậy là điều kiện lý thưởng đến muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết phát triển.

Hãy buông màn cho bé khi ngủ hoặc sử dụng màn chống muỗi và có thể sử dụng thêm một số các loại máy bắt muỗi hiện đang có mặt trên thị trường hiện này để có thể giúp bảo vệ bé một cách an toàn nhất.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trên diện rộng. Bệnh đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ vì nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể biến chuyển nặng gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và tử vong. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này.

Vì Sao Trẻ Em Dễ Mắc Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em do loại vi rút Dengue gây ra và bắt nguồn từ một trong số 4 loại: DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Bệnh lây lan do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành.

Thông thường là do muỗi cái hút máu từ cơ thể người bệnh, sau đó, virus ủ bệnh trong cơ thể muỗi 8 – 11 ngày và trong thời gian này nếu muỗi đi cắn người sẽ truyền bệnh cho những người khác. Nếu cơ thể không có khả năng miễn dịch với sốt xuất huyết thì ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh nhiễm này.

Tuy nhiên, do mồ hôi của trẻ khiến muỗi dễ phát hiện và sức đề kháng của bé còn yếu nên khả năng bị sốt xuất huyết thường cao, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trẻ lại hiếu động, hay chơi ở những nơi tối, ẩm ướt, đây lại là địa bàn hoạt động mạnh của muỗi vằn, nên trẻ cũng dễ bị sốt xuất huyết hơn người lớn là điều dễ hiểu.

Dấu Hiệu Nhận Biết Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: sốt siêu vi, sốt phát ban. Nên đôi khi không được cấp cứu kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng của trẻ, nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, khiến trẻ tử vong. Vì vậy, cha mẹ có thể dựa trên những biểu hiện cơ bản sau để nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết trẻ nhỏ:

Trẻ đột ngột sốt cao 38 – 39 độ, liên tục 3 – 7 ngày.

Xuất hiện các chấm xuất huyết, màu đỏ ở dưới da.

Có thể kèm theo dấu hiệu đau dữ dội vùng bụng dưới ở sườn bên phải.

Có biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu.

Với trẻ lớn hơn thì còn có các dấu hiệu: sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân, chấm xuất huyết và có thể kèm theo rong kinh (với những bé gái, đã có kinh nguyệt).

Cách Xử Lý Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ An Toàn

Sốt xuất huyết Dengue: Trẻ sốt cao liên tục từ 2 – 7 ngày, không có các nguyên nhân gây sốt khác, xuất hiện một số chấm đỏ dưới da… Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và khám liên tục hàng ngày cho đến khi trẻ hết sốt trong 2 ngày. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Trẻ sốt cao liên tục không giảm, người mệt mỏi, li bì. Chấm xuất huyết xuất hiện dưới da dày đặc. Trường hợp này, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay và chú ý bù nước thường xuyên cho bé.

Sốt xuất huyết Dengue nặng: Ngoài những dấu hiệu trên, tay chân trẻ bị lạnh toát, mạch đập nhanh nhưng yếu, chảy máu mũi, máu lợi, nôn ra máu… Lúc này, cần đưa trẻ đi cấp cứu nhanh nhất có thể, bù dịch và bù nước đủ.

Đa Khoa Pacific – Địa Chỉ Điều Trị Sốt Xuất Huyết Uy Tín, Hiệu Quả Nhất

Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu trẻ em sốt xuất huyết, giải pháp tốt nhất là ba mẹ nên đưa bé đến địa chỉ chất lượng để được thăm khám – điều trị kịp thời, hiệu quả. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Pacific chính là điểm đến tin cậy dành cho bậc phụ huynh vì các ưu điểm nổi bật sau:

Đa khoa Pacific hội tụ đông đảo bác sĩ chuyên khoa Nhi giỏi, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại những bệnh viện uy tín trong nước và bệnh viện quốc tế như: BV Nhi Đồng 1, Bệnh viện Quốc tế City,… sẽ trực tiếp thăm khám – điều trị cho các bệnh nhân nhi sốt xuất huyết khi đến đây.

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trịbệnh theo đúng tiêu chí “hạn chế sử dụng thuốc” nhằm đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, tránh việc lạm dụng thuốc.

Với các trường hợp bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bác sĩ sau khi thực hiện những thao tác cận lâm sàng cần thiết như xét nghiệm huyết thanh, PCR, xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm màng phổi, x- quang tim phổi… thì sẽ đưa ra chẩn đoán, cách điều trị khoa học nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp tư vấn chế độ dinh dưỡng, kiêng cữ, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ… để tăng cường sức đề kháng của trẻ, nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

Thủ tục đơn giản, tiện lợi, bệnh nhân sẽ không phải chờ đợi. Tình trạng sốt xuất huyết của trẻ sẽ được các bác sĩ xử lý và điều trị ngay lập tức. Khách hàng có thể chủ động sắp xếp thời gian khám chữa bệnh phù hợp bằng cách đặt lịch hẹn trực tuyến.

Phòng khám tại Đa khoa Pacific được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với các thiết bị hỗ trợ được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật, Pháp, Mỹ,…

Diện tích rộng rãi, khang trang, đầy đủ tiện nghi, giúp các bệnh nhân nhi có tâm thế thoải mái, dễ chịu, hợp tác nhất khi thăm khám bệnh. Đảm bảo mang lại điều kiện khám chữa bệnh chất lượng nhất cho trẻ.

Bên cạnh khoa Nhi chất lượng, Pacific còn xây dựng nhiều chuyên khoa như: khoa mắt, da liễu, hô hấp, tai mũi họng, trung tâm chẩn đoán hình ảnh, trung tâm xét nghiệm,… Những chuyên khoa luôn có sự tương tác mật thiết giúp hỗ trợ quá trình thăm khám bệnh hiệu quả.

Đa khoa Pacific đưa ra mức giá phù hợp. CAM KẾT thăm khám – điều trị theo bảng giá công khai niêm yết và không phát sinh – có thể biết trước chi phí khám chữa bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ không còn là lo lắng của bậc phụ huynh khi đến với Phòng khám Đa khoa Pacific. Bằng những ưu thế nổi bật của mình, Đa khoa Pacific tự tin có thể giúp bé yêu nhanh chóng khỏe mạnh. Chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý khách!

Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Ở Trẻ Em

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 – 9 tuổi. Vì thế những hiểu biết về bệnh này sẽ rất cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Bệnh biểu hiện như thế nào?

Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng bầm, có thể rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân), xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, máu chân răng), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiêu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm.

Bệnh gây ra do tình trạng phá hủy tiểu cầu trong máu lưu hành, làm giảm số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu < 150.000/mm3. (bình thường từ 150.000 – 300.000/mm3 máu) mà tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong việc cầm máu và đông máu.

XHGTC do nguyên nhân nào gây ra?

Rất phức tạp. Các nguyên nhân xác định được như:

Các bệnh tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp). Hội chứng tán huyết tăng urê huyết.

Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, Nhiễm trùng huyết, thương hàn.nhiễm ký sinh trùng (sốt rét…), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…).

Nhẹ: Xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc.

Nặng: Có thể xuất huyết bất kỳ nơi nào như chảy máu đường tiêu hóa; tiết niệu, sinh dục…

Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não – màng não.

– Khi làm các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng phải có sự chuẩn bị kỹ.

2. Các trường hợp không có căn nguyên (PTI): Các loại corticoides là thuốc lựa chọn

Tùy theo độ nặng của bé mà dùng thuốc.

Một điều phụ huynh cần lưu ý ở những trẻ bị bệnh này là cần tránh tiêm bắp, cắt lể, sử dụng các thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid.

Bệnh Học Sốt Xuất Huyết Dengue Ở Trẻ Em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 – 6 ngày, virus hiện diện trong máu

Vài nét về dịch tễ và đường lây truyền bệnh

Dengue xuất huyết hiện là vấn đề y tế quan trọng ở nước ta. Ở 19 tinh phía nam, từ năm 1985 đến 1996 đã có 490.541 bệnh nhân mắc Dengue xuất huyết và chết 3.421 em . Hiện nay bệnh xảy ra có tính chất địa phương. Hàng năm dịch Dengue xuất huyết xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11, đỉnh cao là tháng 7, 8, 9 và phù hợp với quy luật phát triển của muỗi Ae. Aegypti . Lứa tuổi mắc nhiều nhất là 5 đến 9 tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, theo dõi qua hàng năm cả 4 típ virus đã được phân lập, tỷ lệ tử vong 0,28% .Virus Dengue được truyền cho người do muỗi đốt. Nguồn dự trữ chính của virus là người.

Virus Dengue

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 – 6 ngày, virus hiện diện trong máu của bệnh nhân trong suốt giai đoạn cấp tính của bệnh.

Véctơ truyền bệnh

Trung gian truyền bệnh hiệu quả nhất là muỗi Aedes aegypti bởi vì loại muỗi này sống trong nhà, muỗi cái đốt người vào ban ngày.

Cơ chế bệnh sinh Có hai biến đổi chính:

Tăng tính thấm mao mạch

Hiện tượng này làm thoát huyết tương từ ngăn mạch vào tổ chức kẻ . Hậu quả là máu bị cô đặc (Hct tăng), hiệu số huyết áp kẹp và nếu thể tích huyết tương giảm đến mức nguy hiểm thì gây ra các dấu hiệu choáng.

Rối loạn quá trình cầm máu – đông máu

Tác động lên cả 3 yếu tố chính của quá trình này: biến đổi thành mạch, giảm tiểu cầu và đông máu nội quản. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định được bản chất các chất trung gian hoá học gây tăng tính thấm mao mạch cũng như còn chưa xác định được những cơ chế chính xác gây chảy máu trong bệnh Dengue xuất huyết.

Lâm sàng

Sốt Dengue

Bệnh cảnh lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi.

Ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ

Biểu hiện bằng một bệnh cảnh sốt khó gián biệt với hội chứng nhiễm virus kèm với phát ban dạng dát sẩn.

Ở trẻ lớn và người lớn

Bệnh cảnh sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột, mang đặc điểm sốt 2 pha. Đau cơ, đau khớp, phát ban, nổi hạch ngoại biên và giảm bạch cầu. Trẻ lớn đau đầu dữ dội, đau sau hốc mắt. Có thể kèm theo xuất huyết nhẹ như như chảy máu mũi, chân răng, chấm xuất huyết trên da. Dấu dây thắt thường ít khi (+) và tiểu cầu thường ít khi giảm.

Dengue xuất huyết

Những trường hợp Dengue xuất huyết điển hình mà người ta gặp có đặc điểm là có 4 triệu chứng lâm sàng chính : sốt cao, hiện tượng xuất huyết, gan lớn và thường có suy tuần hoàn. Về xét nghiệm có 2 đặc điểm là giảm tiểu cầu và đồng thời với cô đặc máu.

Dengue xuất huyết thể không có choáng

Khởi đầu với sốt đột ngột, có dấu phừng đỏ mặt và các dấu tổng quát không đặc thù như chán ăn, nôn mửa, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng (khám họng thấy họng đỏ, sung huyết). Ngoài ra còn có đau vùng thượng vị, đau vùng bờ mạn sườn phải và đau toàn bụng. Nhiệt độ luôn luôn cao trong 2 – 7 ngày rồi tụt xuống mức bình thường hay dưới bình thường. Nhiệt độ có thể cao đến 40 – 41oC gây ra co giật do sốt cao. Biểu hiện xuất huyết : thường gặp là dấu dây thắt (+), mảng máu bầm hoặc chảy máu ở các điểm chọc tĩnh mạch, những chấm xuất huyết nhỏ lan toả ở các chi, ở hõm nách, ở mặt và ở vòm miệng. Trong giai đoạn bệnh hồi phục, khi thân nhiệt trở về bình thường, đôi khi bệnh nhân có phát ban dạng chấm xuất huyết dính với nhau thành những vòng tròn nhỏ mà ở giữa là vùng da bình thường, dấu phát ban dạng dát – sẩn hoặc ban dạng sởi, chảy máu mũi, chảy máu lợi răng, và nôn ra máu, gan thường sờ được vào lúc khởi đầu sốt, dấu gan lớn thường gặp nhiều hơn trong trường hợp choáng. Gan rất đau khi sờ, một khi sốt giảm thì tất cả các triệu chứng khác giảm dần

Dengue xuất huyết có choáng

Trong thể nặng này, sau vài ngày sốt, tình trạng bệnh nhân đột ngột xấu đi . Khi nhiệt độ hạ hoặc sau khi nhiệt độ hạ một thời gian ngắn, nghĩa là trong khoảng giữa ngày thứ 3 và ngày thứ 7 thì bệnh nhân có những dấu chứng đặc trưng cho tình trạng choáng là mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹp (hiệu số tối đa – tối thiểu < 20 mmHg) không kể trị số huyết áp là bao nhiêu hoặc huyết áp tụt, Da lạnh và rịn ướt, vật vã kích thích. Không được điều trị thích đáng ngay thì có thể tử vong trong vòng 12 – 24 giờ hoặc là phục hồi khá nhanh sau khi được điều trị thích đáng. Trong giai đoạn bệnh hồi phục, người ta thường thấy có dấu mạch chậm hoặc nhịp xoang không đều, nhịp tim chậm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue

Các tiêu chuẩn lâm sàng

Sốt

Đột ngột, cao, liên tục trong 2 – 7 ngày.

Biểu hiện xuất huyết

Có dấu dây thắt (+) hoặc một số biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết, đốm xuất huyết, mảng xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu lợi răng, nôn ra máu và ỉa ra máu.

Gan lớn

Có 80 – 90% bệnh nhân có gan lớn, đau, không kèm theo vàng da.

Tình trạng choáng

Biểu hiện bằng dấu mạch nhanh, huyết áp kẹp hoặc huyết áp tụt, da lạnh ướt và tình trạng vật vã kích thích, lơ mơ, đái ít.

Các tiêu chuẩn xét nghiệm Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3.

Cô đặc máu Hct tăng lên quá 20% so với trị số bình thường

Để chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, chỉ cần có 2 tiêu chuẩn lâm sàng đầu tiên (sốt + xuất huyết) với 2 tiêu chuẩn xét nghiệm (giảm tiểu cầu và tăng Hct) là đủ.

Các tuyến y tế cơ sở nên áp dụng phân loại của IMCI trong vấn đề sốt ở trẻ em dưới 5 tuổi, để chẩn đoán và xử trí bệnh.

Phân loại Sốt xuất huyết Dengue theo mức độ nặng, nhẹ

Chia làm 4 độ:

Độ 1

Sốt kèm với dấu tổng quát không đặc thù. Biểu hiện xuất huyết duy nhất là dấu dây thắt (+).

Độ 2

Có những biểu hiện như độ 1 kèm với, Xuất huyết tự nhiên, thường là xuất huyết dưới da và niêm mạc.

Độ 3

Có dấu suy tuần hoàn : mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp, hoặc huyết áp hạ, da lạnh, rịn mồ hôi, vật vã, kích thích.

Độ 4

Choáng nặng : mạch và huyết áp không đếm và đo được.

Điều Trị

Điều trị Sốt xuất huyết Dengue thể không choáng

Độ 1

Bệnh nhân luôn luôn có mất nước do sốt cao, chán ăn và có khi do nôn nên cần phải cho bệnh nhân uống nhiều nước. Ngoài nước sôi nguội ta nên cho bệnh nhân uống thêm dung dịch ORS và/hoặc là nước trái cây.

Trong giai đoạn sốt, tránh dùng Salicylate (Aspirine) vì có thể gây xuất huyết và toan máu. Thuốc nên dùng là Paracetamol Theo dõi: Cần phải theo dõi bệnh nhân thật sát để có thể phát hiện sớm những dấu chứng đầu tiên của choáng.

Độ 2

Theo dõi sát bệnh nhân. Nếu có những triệu chứng tiền choáng hay choáng thì bệnh nhân phải được điều trị hồi sức tích cực .

Thay thế ngay lập tức thể tích huyết tương đã mất

Bắt đầu ta cho truyền dung dịch Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% với số lượng 20 ml/kg, chảy nhanh tối đa. Nếu choáng nặng thì phải bơm trực tiếp tĩnh mạch.Trong trường hợp choáng đã kéo dài, thì sau khi cho 20 ml/kg loại dịch nói trên, ta cho truyền tiếp dung dịch plasma hoặc một chất thay thế plasma (như Dextran 40) với tốc độ 10 – 20 ml/kg/giờ. Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết phải cho quá 20 – 30 ml plasma/kg (hoặc quá 10 – 15 ml Dextran/kg).

Tiếp tục thay thế lượng huyết tương đã mất dựa vào Hct

Ngay cả khi thấy bệnh nhân cải thiện các dấu hiệu sống một cách rõ rệt và Hct có giảm xuống, ta cũng phải cho truyền dịch tiếp với tốc độ 10 ml/kg/giờ rồi sau đó điều chỉnh tuỳ theo mức độ thoát huyết tương vì hiện tượng thoát huyết tương còn tiếp tục trong 24 – 48 giờ. Dịch cho trong giai đoạn này là Dextrose 5% hoặc 1/2 Ringer lactate với 1/2 Glucose 5% , hoặc 1/2 NaCl 0.9% với 1/2 Glucose 5%. Trong các trường hợp có choáng nặng không phải dễ dàng phục hồi thì đôi khi phải đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Khi nào thì ngưng truyền dịch ? Nên ngừng truyền dịch khi Hct giảm xuống mức 40% và khi thấy bệnh nhân thèm ăn trở lại. Dấu chứng có giá trị cho ta biết thể tích huyết lưu đã thoả đáng là số lượng nước tiểu gần bình thường.

Điều chỉnh các rối loạn điện giải và chuyển hoá nếu có An thần

Nên cho an thần đối với bệnh nhân vật vã, kích thích.

Liệu pháp oxy

Thở oxy qua mũi với tất cả các bệnh nhân.

Vấn đề truyền máu

Tất cả bệnh nhân bị choáng đều cần phải cho phân loại nhóm máu và khi trên lâm sàng có chảy máu nặng thì có chỉ định truyền máu.

Theo dõi điều trị choáng

Để đánh giá tốt kết quả điều trị, cần phải theo dõi các dấu hiệu sống (nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở) và đo lại Hct để nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào báo choáng trở lại thì phải tiến hành điều trị mạnh mẽ ngay.

Phòng Bệnh

Hiện nay Dengue xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh, nên để phòng bệnh ở các vùng có dịch thì vấn đề là phải theo dõi và tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes aegypti và lăng quăng.

Diệt muỗi bằng nhiều cách: Ngủ màn, hương trừ muỗi, bình xịt muỗi, xe phun thuốc dạng phun sương dùng cho cộng đồng, kem bôi da, đập muỗi bằng tay v.v…

Diệt lăng quăng

Dọn dẹp các nơi nước đọng quanh nhà, các vật có chứa nước (chén bể, vỏ chai, lon bia, lon sữa, vỏ xe, vv..), những nơi trữ nước có nắp đậy, thả cá ở các chậu cây cảnh có chứa nước . Đang thử nghiệm thả một loài giáp xác Mesocyslop vào ao hồ để ăn bọ gậy aedes aegypti có khả năng giải quyết bệnh trên bình diện rộng cả nước. Để đạt kết quả trên cộng đồng, cần có sự phối hợp giữa y tế và các ban ngành.

Áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân độ Dengue xuất huyết, phát hiện chẩn đoán sớm, phân loại, xử trí thích hợp với các mức độ.