Top 3 # Hội Chứng Xuất Huyết Giữa Kỳ Kinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Xuất Huyết Giữa Hai Kỳ Kinh

Posted on 01:23

XUẤT HUYẾT GIỮA HAI KỲ KINH

T hông thường nhất thì khoảng thời gian giữa hai kỳ kinh nguyệt không có hiện tượng xuất huyết hoặc “dây” máu. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại bị xuất huyết như vậy, kể cả không hề bị bệnh gì nghiêm trọng cả. Phụ nữ đặt vòng tránh thai (IUD) đặc biệt dễ bị dây máu. Nếu xuất huyết nhẹ và thỉnh thoảng mới thấy thì có thể không cần bận tâm.

Những trường hợp nghiêm trọng như ung thư và mang thai bất thường ban đầu có thể có dấu hiệu xuất huyết giữa hai kỳ kinh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn u xơ (các u lành tính ở tử cung), có thể có dấu hiệu tương tự. Nếu xuất huyết nhiều hoặc diễn ra 3 tháng liên tiếp thì cần phải tới gặp bác sĩ. Thường một vấn đề nghiêm trọng có thể phát hiện tốt nhất khi không, xuất huyết. Bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ gia đình sẽ tốt hơn là các phòng cấp cứu.

Bất kỳ hiện tượng xuất huyết nào sau khi mãn kinh đều cần được bác sĩ đánh giá.

Hãy thư giãn và sử dụng băng vệ sinh. Tránh uống aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen, hoặc những loại thuốc chống viêm không chứa steroid khác nếu có thể được; uống những loại thuốc này có thể làm xuất huyết kéo dài. Nếu thấy nghi ngờ về ảnh hưởng của bất kỳ loại thuốc nào, hãy gọi cho bác sĩ.

Mối quan hệ giữa băng vệ sinh và các hội chứng sốc độc tố là một vấn đề còn gây tranh cãi trong giới y học, nhưng nhiều bác sĩ tin rằng để băng vệ sinh quá lâu làm tăng nguy cơ bị vấn đề này. Hãy thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi ngày. Cần bảo đảm rằng đã tháo bỏ băng vệ sinh: thật ngạc nhiên là rất dễ quên việc này. Chúng tôi không cho rằng nên tránh dùng băng vệ sinh, nhưng chúng tôi tin rằng nên lưu ý khi sử dụng chúng.

TRÔNG ĐỢI GÌ Ở PHÒNG KHÁM

Có thể sẽ có một s ố câu hỏi cá nhân, khám khung chậu, và xét nghiệm kính phết Pap. Nếu đang xuất huyết, khám khung chậu và xét nghiệm kính phết Pap có thể phải hoãn lại, nhưng cần được thực hiện trong vòng vài tuần .

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu. Vị trí xuất huyết tiêu hóa dưới thường từ xảy ra ở vị trí đại trực tràng đến ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bệnh lý: Viêm túi thừa, mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ , bệnh trĩ, bệnh đường ruột, polyp dạ dày, viêm loét đại tràng…

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hội chứng xuất huyết tiêu hóa càng lớn.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, căng thẳng – stress, lối sống không khoa học, thời tiết, môi trường sống… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân mắc bệnh, đánh giá đúng về tình trạng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục màu đen, nâu hoặc dịch tiêu hóa có lẫn máu.

Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Tăng thân nhiệt.

Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt cân…

Vã mồ hôi, vật vã, li bì…

Huyết áp tăng cao.

Mạch nhanh và khó bắt.

Rối loạn tri giác.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

-Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới ngày càng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

-Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, chăm sóc và theo dõi sức khỏe liên tục tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động hợp lý, khoa học.

Ra Máu Giữa Chu Kỳ Kinh Có Thai Không? Nhận Biết Thế Nào?

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 998 lượt bình chọn

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

Ra máu giữa chu kỳ kinh có phải mang thai? Ước tính có khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai có máu báo hoặc chảy máu âm đạo ở đầu thai kỳ. Do đó, ra máu giữa kỳ kinh nguyệt là một trong những triệu chứng nhận biết có thai sớm.

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

1. Triệu chứng nhận biết ra máu giữa kỳ kinh nguyệt

Máu báo thai thường có màu nâu hay hồng phớt, lượng máu chảy ra rất ít thường chỉ nhỏ 1 ít giọt với lượng máu đều nhau trong 1 vài ngày.

Máu của chu kỳ kinh nguyệt thường trong, có màu đỏ thẫm với lượng máu nhiều hơn, khoảng từ 80 – 100ml và kéo dài lâu hơn máu báo thai, thường là từ 3 – 5 ngày, có người sẽ kéo dài lâu hơn.

Máu báo thai xuất hiện thường không có dịch nhầy hay không bị vón cục giống như máu của chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

Trường hợp thụ thai thành công, sau 7 – 14 ngày sẽ xuất hiện máu báo thai. Vì sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung gây bong tróc niêm mạc tử cung gây ra xuất huyết nhẹ.

Bên cạnh đặc điểm của máu báo thai, chị em có thể nhận biết tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh là do có thai qua sự thay đổi tâm sinh lý.

Tăng cân, thèm ăn, mau đói.

Khẩu vị thay đổi, ốm nghén.

Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, dễ buồn tủi.

Căng tức ngực, mệt mỏi, thèm ngủ, thường bị choáng.

Que thử thai 2 vạch.

2. Nguyên nhân ra máu ở giai đoạn đầu thai kỳ

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, các cặp vợ chồng được khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục. Điều này có thể làm chảy máu tử cung, nặng thì có thể gây sảy thai. Vẫn biết em bé được bảo vệ bên trong túi ối, rất khó để bị chấn động khi bố mẹ đang quan hệ.Tuy nhiên điều này chỉ an toàn khi thai nhi bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2(sau 3 tháng).

Hiện tượng chảy máu hoặc rỉ máu trong thời kỳ đầu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh không phát triển ở trong tử cung mà đang phát triển ở một nơi khác. Thường gặp nhất là trong ống vòi trứng của dẫn trứng. Đây được gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Thai trứng (hay còn gọi là chửa trứng) là trường hợp khá hiếm được biết đến là hiện tượng mô có tăng trưởng bất thường hoặc tạo thành khối u trong tử cung thay vì phát triển thành nhau thai.

Thai trứng có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu âm đạo màu đỏ tươi hoặc nâu đen trong tam cá nguyệt đầu tiên. Kèm theo trạng thái buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng, đôi khi còn hình thành các nang nhỏ trong buồng tử cung. Khi có những triệu chứng này thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để có những đánh giá kịp thời.

Ra máu hồng giữa kỳ kinh không do mang thai

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không đã có lời giải đáp. Bên cạnh ý nghĩa mang thai, đôi khi ra máu giữa chu kỳ kinh lại là triệu chứng bệnh phụ khoa hoặc những rối loạn sinh lý. Nhận biết bệnh lý để có cách điều trị thích hợp.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở hầu hết nữ giới. Thường gặp ở tuổi dậy thì khi hoạt động của buồng trứng chưa ổn định và tuổi tiền mạn kinh khi buồng trứng bị suy giảm chức năng.

Ngoài ra, ra máu giữa chu kỳ kinh do rối loạn kinh nguyệt còn bắt nguồn từ các yếu tố:

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài.

Thường xuyên dùng thuốc tây: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân…

Stress, lo âu, áp lực từ công việc và cuộc sống.

Ăn uống thiếu chất, vận động quá sức.

Chấn thương có thể ở tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo do nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục mạnh bạo,… Chấn thương xảy ra khiến cơ quan sinh dục xuất huyết nên mới có tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh.

3. Ra máu bất thường giữa kỳ kinh cảnh báo bệnh phụ khoa

Có thể do những nguyên nhân như nhiễm nấm, nhiễm trùng roi… Bệnh nhân xuất hiện khí hư màu nâu đen, mùi hôi, âm đạo thường xuyên ngứa rát, sưng tấy. Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời. Có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: gây viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung…

Polyp hình thành do cơ quan sinh dục bị tổn thương và nó gây những đợt chảy máu bất thường, vào ngày hành kinh có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài.

Những vi khuẩn, vi trùng… xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh gây ra máu giữa kỳ kinh, ra nhiều khí hư, đau bụng dưới, tiểu rắt tiểu buốt… Có thể gây các biến chứng như viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung…

Đây là căn bệnh nguy hiểm cần chữa trị ngay lập tức, phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Đa phần bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm phải HPV, những bạn nữ chưa quan hệ tình dục có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin.

Triệu chứng: ra máu giữa chu kỳ, những đợt rong kinh kéo dài với máu kinh màu đỏ đậm, có mùi hôi, vòng kinh ngắn, ngày hành kinh dài lên tới 1 tháng…

Là hiện tượng các mô nội mạc bên trong tử cung phát triển xâm lấn cả bên ngoài như buồng trứng, cổ tử cung, ruột, bàng quang,… Các mô nội mạc bên ngoài tử cung có thể bong tróc gây chảy máu bất cứ lúc nào, bao gồm cả tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh, rong kinh, cường kinh.

U xơ tử cung cũng gây hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh, u xơ có thể lành tính nhưng cũng có thể ác tính và bạn cần loại bỏ khối u ngay khi phát hiện. Trường hợp u xơ còn nhỏ sẽ được chỉ định dùng thuốc nhưng nếu nó phát triển nhanh và có cấu trúc bất thường sẽ phải loại bỏ ngay bằng phẫu thuật.

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt khắc phục như thế nào?

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? Có thể mang thai hoặc mang trong mình bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cách tốt nhất, chị em tuyệt đối không chủ quan, cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Tùy theo bệnh sử, tình hình sức khỏe, mức độ bệnh,… mà tiến hành biện pháp chẩn đoán từ đơn giản đến phức tạp.

Nếu đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Một trong những địa chỉ chữa bệnh phụ khoa uy tín được nhiều chị em tin tưởng.

Nếu ra máu giữa kỳ kinh do viêm âm đạo: Điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu

Nếu ra máu giữa kỳ kinh do viêm lộ tuyến cổ tử cung: Điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp sóng cao tần công nghệ RFA. Clink để được các bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng bệnh.

Đây là những phương pháp chữa bệnh tân tiến, trực tiếp Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị.

Ưu điểm của phương pháp: Hạn chế đau đớn, không để lại sẹo xấu trên bề mặt tử cung, thời gian hồi phục nhanh, không ảnh hưởng tế bào lành tính lân cận… Thuốc đông y có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…

Như vậy, ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không cần phải dựa vào các đặc điểm cũng như các triệu chứng đi kèm khác để nhận định. Bên cạnh đó cũng cần theo dõi sát sao tình trạng chảy máu để có những phán đoán chính xác hơn. Tốt nhất là khi bị chảy máu bất thường chị em nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương án xử lý kịp thời, tránh lo lắng, bất an gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ra màu nâu giữa kỳ kinh

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không

Hiện tượng ra máu nâu giữa chu kỳ

Ra máu hồng giữa kỳ kinh

Ra máu giữa kỳ kinh nguyệt

Xuất huyết giữa kỳ kinh

Ra máu thăm giữa chu kỳ kinh nguyệt

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Hà Nội

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Hà Nội

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Hà Nội

Hội Chứng Chối Bỏ Thai Kỳ

Hội chứng chối bỏ thai kỳ là gì?

Pregnancy Denial – Chối bỏ thai kỳ là một thuật ngữ chỉ một tình trạng tâm thần phức tạp dẫn đến việc người phụ nữ thiếu nhận thức về việc mình đang mang thai.

Và vì lý do nào đó, cơ thể không có bất kỳ dấu hiệu mang thai thông thường nào: không có bụng, hầu như không tăng cân, không có dấu hiệu thai kỳ. Sự chuyển động của thai nhi không cảm thấy hoặc nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Vô kinh thường thoáng qua hoặc không có.

Các loại chối bỏ thai kỳ

Phụ nữ mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ có thể ở các tình trạng khác nhau: chối bỏ hoàn toàn, nghi ngờ mang thai mà không có ý thức và hoàn toàn biết mình mang thai nhưng che giấu tình trạng này.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, trong trường hợp người phụ nữ không bị tâm thần, có ba hình thức từ chối mang thai:

Từ chối ảnh hưởng – người phụ nữ biết rằng mình đang mang thai, nhưng không muốn cho phép nó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình hoặc hoạt động chăm sóc bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ (52%)

Từ chối hoàn toàn – Thường gặp ở những người phụ nữ đã từng sảy thai một lần. Sự từ chối đi kèm với nhận thức về việc mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (11%).

Nó phổ biến như thế nào?

Theo Tạp chí Y học Anh (BMJ), Hội chứng chối bỏ thai kỳ là không phải là một việc hiếm gặp.

Theo một nghiên cứu có trụ sở tại Berlin trong khoảng thời gian một năm, BMJ kết luận rằng: Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, hội chứng này được tìm thấy ở 1/475 phụ nữ, nhưng tỷ lệ này giảm xuống còn 1/2500 ở khoảng khoảng thời gian trước khi sinh.

Dựa trên nghiên cứu đó, BMJ đã tính toán rằng: Trong khoảng 1600 ca sinh nở, người mẹ sẽ không nhận thức được việc mang thai của mình sau 20 tuần tuổi thai. Mỗi năm, có khoảng 300 phụ nữ không nhận ra rằng họ đã mang thai cho đến khi chuyển dạ.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro

Chối bỏ thai kỳ được cho là kết quả của việc không thích nghi với các điều kiện của thai kỳ. Bao gồm thích ứng với sự thay đổi và nhu cầu của thể chất, thay đổi hình dáng cơ thể, chuẩn bị cho việc sinh nở và chăm sóc em bé, và phát triển liên kết với thai nhi. Tất cả những điều này có thể dẫn đến nỗi sợ hãi và nghi ngờ quá mức về khả năng tự chăm sóc bản thân và em bé. Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, những điều trên khiến bệnh nhân phủ nhận rằng mình đang mang thai.

Người có guy cơ chối bỏ thai kỳ cao hơn:

Trẻ tuổi

Mang thai lần đầu

Mức độ hỗ trợ xã hội thấp

Tiền sử lạm dụng chất hoặc rối loạn tâm thần

Bị bạo hành hoặc cưỡng hiếp

Trí thông minh kém (Learning difficulty): Nhiều nghiên cứu gần đây cho kết quả mâu thuẫn với yếu tố này ở những người phụ nữ mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ. Chẳng hạn, nhiều phụ nữ có trí thông minh ở mức trung bình, đã từng có con trước đây và có mức hỗ trợ đầy đủ vẫn có thể mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ. Trong những trường hợp này, rủi ro sẽ xuất hiện từ:

Căng thẳng tâm lý hoặc cảm xúc, ví dụ như mang thai không mong muốn

Các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài, như áp lực công việc, áp lực gia đình… trong khoảng thời gian thai kỳ

Những biến chứng tiềm ẩn

Hội chứng chối bỏ thai kỳ có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và em bé, bao gồm:

Tổn thương tâm lý

Không có chăm sóc tiền sản

Lạm dụng thai nhi

Sinh con khi ở một mình và không có sự giúp đỡ, dẫn đến việc sinh con trong nhà vệ sinh hoặc những nơi không đảm bảo

Bỏ rơi trẻ sơ sinh

Giết trẻ sơ sinh – Việc này có thể là thụ động, trong trường hợp chối bỏ thai kỳ ở người phụ nữ không bị tâm thần. Trong những trường hợp như vậy, nguyên nhân thường do người mẹ trở nên mất phương hướng sau khi sinh. Trong trường hợp người phụ nữ bị tâm thần, người mẹ có nhiều khả năng giết chết em bé một cách chủ động.

Chẩn đoán

Trong một nghiên cứu, gần 4 trong số 10 phụ nữ mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ đã tới gặp bác sĩ với các triệu chứng như buồn nôn hoặc đau bụng. Nhưng không được chẩn đoán là có thai. Do đó, những dấu hiệu của việc mang thai như vậy nên được phổ biến với tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bất kỳ người phụ nữ nào không được chăm sóc trước khi sinh hoặc chỉ được chăm sóc từ tuần thứ 20 của thai kỳ và sau đó đột ngột sinh con, có thể bị mắc chứng chối bỏ thai kỳ. Phụ nữ không nhận thức được rằng họ có thai ngay cả ở tuần thứ 20 hoặc muộn hơn cũng phù hợp với chẩn đoán.

Sự theo dõi và điều trị

Khi phát hiện một người phụ nữ mắc hội chứng từ chối thai kỳ, hãy theo dõi và yêu cầu sự chăm sóc về tâm lý. Việc sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu có thể được sử dụng để giúp họ nhận thức được việc mang thai. Hỗ trợ xã hội cho họ và đào tạo các kỹ năng làm cha mẹ cần được đảm bảo.

Nếu người phụ nữ bị rối loạn tâm thần, nên được chẩn đoán và điều trị. Việc theo dõi hằng ngày cũng là việc rất quan trọng để giữ an toàn cho cả mẹ và bé. Ở bất kỳ những thai kỳ tiếp theo nên theo dõi từ giai đoạn đầu.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3128877/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17464581

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2249804

https://www.dailyedge.ie/what-is-pregnancy-denial-6628-Jul2010/

https://www.senenews.com/madame/famille/deni-de-grossesse-quand-le-cerveau-nie-la-realite_4093_1505.html

Nguồn: https://www.news-medical.net/health/Pregnancy-Denial.aspx