Top 3 # Hội Chứng Xoang Phế Quản Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hen Phế Quản Là Gì ?

Hen phế quản được biết đến là một bệnh lý phức tạp được dẫn đến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, chúng ta vẫn chưa có các phương pháp điều trị bệnh hen triệt để, các thuốc hiện nay chỉ có tác dụng điều trị duy trì, tức là giảm triệu chứng tập trung và hạn chế cơn hen tái phát. Người bệnh sẽ phải vừa tích cực điều trị vừa phải chịu đựng căn bệnh này cả đời, nếu lơ là chữa trị, các biến chứng nguy hiểm sẽ có thể cướp đi sinh mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Bệnh hen phế quản này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không ngoại trừ một ai nên mọi người cần chủ động nâng cao kiến thức để chủ động các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Để hiểu bệnh hen phế quản là gì, trước hết cần hình dung tổng quát về hoạt động của đường hô hấp nói chung. Đường dẫn khí có dạng ống, nhiệm vụ là đưa không khí ra vào phổi. Đối với bệnh nhân hen suyễn, đường hô hấp này sẽ bị viêm. Hiện tượng viêm đường hô hấp khiến nó trở nên sưng và phù nề, lòng ống bị thu hẹp, và nhạy cảm hơn từ đó dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài hơn.

Chuỗi phản ứng này chính là cơ chế làm phát sinh các triệu chứng của hen phế quản, kết hợp với một số tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường sẽ dẫn đến khởi phát cơn hen phế quản.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, hen phế quản là bệnh rất nguy hiểm nhưng còn nhiều bệnh nhân vẫn chưa có sự quan tâm đầy đủ đối với căn bệnh này. Đa số bệnh nhân đều quan niệm rằng đây là bệnh mãn tính không cần chữa trị, không nguy hiểm đến tính mạng, có thể sống cả đời với bệnh hoặc cùng lắm cần sử dụng thuốc cắt cơn mỗi khi cơn hen phế quản xuất hiện. Tuy nhiên nếu hen không được điều trị tích cực, cơn hen sẽ có thể kịch phát nghiêm trọng hơn dẫn đến suy hô hấp, tràn khí màng phổi và cướp đi mạng sống của bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Về diễn biến dài lâu, hen phế quản có thể làm phế nang giãn ra, khí phế thủng, gây tâm phế mãn, tức là ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp lẫn chức năng hoạt động của tim.

Nguyên nhân hen phế quản

Có cha mẹ đã mắc bệnh hen phế quản

Khi còn nhỏ đã mắc một số bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp

Hít phải các chất dị ứng trong không khí hoặc tiếp xúc với những bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng khi còn nhỏ.

Nếu gia đình bạn có bệnh hen phế quản hoặc dị ứng, thì việc thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá có thể làm cho đường hô hấp của bạn trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng hơn.

Tiếp xúc với một số chất có thể làm kích hoạt cơn hen phế quản như: khói bụi, lông động vật, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa, hóa chất làm tóc.

Sử dụng bừa bãi các loại thuốc như: thuốc kháng viêm không có steroid, thuốc chẹn beta.

Sử dụng các thức ăn, độ uống có chứa chất sunfit

Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhưng không chữa dứt điểm

Hoạt động thể chất gắng sức hoặc vào ngày trời lạnh cũng có thể là một yếu tố đóng góp vào những nguyên nhân bệnh hen phế quản.

Triệu chứng của bệnh hen phế quản

Các triệu chứng bệnh hen phế quản thường tương tự nên rất hay bị nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thông thường đặc biệt là đối với hen phế quản dạng nhẹ và ở thể ho đơn thuần. Do đó, mỗi người cần nắm rõ kiến thức về các triệu chứng, dấu hiệu bệnh hen phế quản sau đây để có thể chủ động phát hiện bệnh sớm.

– Thở khò khè: người khác sẽ nghe thấy tiếng tít khi thở

– Nặng ngực: như bị vật gì đó đè nặng lên ngực khiến bệnh nhân có cảm giác không thể đưa không khí ra khỏi phổi.

– Khó thở: bệnh nhân thấy nghẹt thở, cụt hơi.

Nếu gặp những dấu hiệu hen phế quản này hãy đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán bệnh đã đi đến giai đoạn nào, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ và tần suất xuất hiện của cơn hen:

Dạng nhẹ, không liên tục: thời gian cơn hen thường dưới 1 giờ, xuất hiện dưới 2 lần/tuần, các triệu chứng về đêm dưới 2 lần/tháng và giữa các cơn hen bệnh nhân không có biểu hiện hen phế quản nào.

Dạng nhẹ, liên tục: tần suất cơn hen dày đặc ngày càng dày đặc hơn 2 lần/tuần, các triệu chứng về đềm hơn 2 lần/tháng.

Dạng trung bình, liên tục: cường đọ cơn hen nặng dần, kéo dài mỗi ngày.

Dạng nặng, liên tục: cơn hen đến liên tục, triệu chứng về đêm thường xuyên hơn làm cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Các biểu hiện của bệnh hen phế quản trong mỗi dạng này gần như đều giống nay như ho, có đờm, khó thở, nặng tức ngực, khò khè… tuy nhiên sẽ khác nhau về mức độ và cường độ.

Như đã nói, hen phế quản là bệnh lý mãn tính rất phức tạp, chủ yếu là dựa vào các nguyên nhân và biểu hiện của hen phế quản người ta có thể chia căn bệnh này thành 5 thể phổ biến nhất, bao gồm:

Trong đó, các chuyên gia thường tập trung rất nhiều vào những dạng hen phế quản khó phân biệt, vì những dạng này tương đối phổ biến nhưng lại khó nhận ra nên bệnh nhân thường lơ là, dẫn đến phát hiện bệnh muộn, làm điều trị gặp nhiều khó khăn. Những dạng bệnh này có các triệu chứng và biểu hiện tương tự như các bệnh về hô hấp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm… nên bệnh nhân cần chú ý phân biệt rõ ràng.

Ho được xem là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nói chung và là một triệu chứng hen phế quản gần như xuất hiện sớm nhất. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân, chỉ có dấu hiệu duy nhất là ho. Vì chỉ có ho kéo dài nên bệnh nhân thường dễ bỏ qua, coi đó lá dấu hiệu của các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm. Dó đó, nếu chứng ho khan hoặc ho đờm kéo dài lâu ngày, bệnh nhân cần đi khám để phát hiện sự thay đổi chức năng hô hấp và hiện tượng co thắt phế quản.

Vận động chính là một nguyên nhân gây hen phế quản gặp ở một số trường hợp. Đặc biệt ở đổi tượng bệnh nhân là trẻ em, thông thường, vận động được phát hiện là nguyên nhân duy nhất kích hoạt cơn hen phế quản xuất hiện. Quan sát bệnh nhân chạy bộ trong 8 – 10 phút là có thể chẩn đoán được có phải mắc hen phế quản hay không.

Ở độ tuổi này, trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh có triệu chứng tương tự hen phế quản như khó thở, ho và khò khè… Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh hen suyễn cần dựa vào các phán đoán lâm sàng và sự quan sát định kỳ khi trẻ lớn lên.

Thể hen phế quản do nghề nghiệp, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng hen phế quản ở nơi làm việc, trước đó thì không có. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh, vì vậy, bệnh nhân cần chủ động theo dõi các biểu hiện của cơ thể để nói với bác sĩ.

– Xẹp phổi: xẹp phổi một hay nhiều thùy là một biến chứng thường gặp ở khoảng hơn 10% bệnh nhân hen phế quản. Khi hen được điều trị ổn định thì tình trạng này cũng sẽ khỏi.

– Nhiễm khuẩn phế quản: thương xuất hiện ở những bệnh nhân hen mãn tính. Những triệu chứng hen phế quản nặng hơn khi thời tiết thay đổi nhanh, độ ẩm không khí tăng cao làm các virut, vi khuẩn phát triển tấn công đường mũi họng và hô hấp dưới.

– Giãn phế nang đa tiểu thùy: khi mắc hen phế quản, sự đàn hồi của các phế nang giảm dần. Khí chỉ được đưa vào nhưng thở ra ít khiến phổi bị tích khí (khí phế thũng). Đây là nguyên nhân sinh hiện tượng khó thở, đờm nhiều, da dẻ tím tái.

– Tâm phế mãn tính: biến chứng hen phế quản được thống kê là có thể xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân với biểu hiện khó thở mỗi khi gắng sức, da dẻ tím tái, đau hạ sườn phải, gan to.

– Ngưng hô hấp và tổn thương não: suy hô hấp kéo dài, khiến não thiếu oxy, ngừng hoàn toàn hô hấp, ngừng tim trong các trường hợp hen nặng. Biểu hiện đặc trưng của trường hợp này là cơn ngạt thở xuất hiện đột ngột, dẫn đến tăng CO2 máu dẫn đến hôn mê và tử vong.

– Suy hô hấp: bệnh nhân hen cấp tính hoặc ác tính thường có biến chứng này. Bệnh nhân ban đầu thấy khó thở, tím tái, đôi khi bị ngưng thở kịp thời, phải dùng máy thở. Biến chứng của hen phế quản này cũng có thê gây chết người khi không kịp cấp cứu.

Hen phế quản không phải là bệnh có thể xem thường, bệnh nhân cần nắm được các triệu chứng, dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh sớm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp tích cực, đều đặn theo đùng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần chú ý đến việc bệnh hen phế quản nên ăn gì và kiêng gì, tập thể dục, vận động như thế nào để bệnh tiến triển nhanh chóng hơn.

Viêm Tiểu Phế Quản Là Gì?

Viêm tiểu phế quản là gì? viêm tiểu phế quản là tình trạng gây viêm các tiểu phế quản nhỏ, ảnh hưởng đến ống thở của hệ hô hấp. Đây là một trong những bệnh lý gây nhiễm trùng phổi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tiểu phế quản là do virus gây nên. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi như thời tiết lạnh, ẩm ướt khiến virus dễ dàng tấn công người bệnh.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Người bệnh viêm tiểu phế quản thường xuất hiện những triệu chứng sau:

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh viêm tiểu phế quản thường có những biểu hiện giống với cơn cảm lạnh thông thường. Ngoài triệu chứng ho khan, người bệnh viêm tiểu phế quản còn có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, đau đầu.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát thường có những biểu hiện như là : ho gà, xuất hiện ho có đờm và khó thở, thở khò khè. Một số trường hợp có thể sốt cao.

Ở trẻ nhỏ khi bị viêm tiểu phế quản thường có biểu hiện sốt, sau đó trẻ sẽ bỏ ăn, hoặc ăn sẽ nôn trớ.

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp nguy hiển nhưng có thể chữa trị được nếu người bệnh có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời ngay từ khi có dấu hiệu chớm bệnh.

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản có thể điều trị tại nhà bằng cách :

Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Có chế độ sinh hoạt khoa học.

Uống nhiều nước có tác dụng long đờm hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể.

Hạn chế tiếp xúc với những người bị ốm.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

Nếu bệnh do nguyên nhân vi khuẩn hay do thời tiết gây nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất phát do virus gây nên thì thuốc kháng sinh thường không mang lại hiệu quả.

Các loại thuốc kháng sinh thường phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng mà người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua.

Viêm Phế Quản Cấp Tính Là Gì ?

Tuy nhiên khi triệu chứng viêm phế quản nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính, bệnh nhân cần đến gặp bác sỹ sớm để được khám và điều trị phù hợp tránh diễn tiến bất lợi của viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản cấp là như thế nào?

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài như là :

+ Tác nhân lý hóa : không khí lạnh, chất kích ứng ở dạng khí: hơi amoniac, hơi acid, chất có mùi nồng hắc trong nông – công nghiệp, khói xe, khói thuốc lá. + Tác nhân vi sinh : siêu vi, vi khuẩn. + Trong số các tác nhân trên, tác nhân siêu vi chiếm hàng đầu ví dụ như các siêu vi hô hấp hợp bào, rhinovius, siêu vi cúm, siêu vi á cúm .v.v.

Niêm mạc phế quản có các tế bào tiết nhầy và các tế bào có lông chuyển, có nhiệm vụ bắt giữa các hạt bụi, các chất độc hại và vận chuyển ngược ra ngoài. Tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản làm các tế bào này tạm thời mất chức năng và thậm chí có thể chết đi và gây xuất hiện các triệu chứng.

Sau một thời gian từ 7 đến 10 ngày, nếu các tác nhân có hại không còn nữa sẽ có hiện tượng tăng sinh các tế bào niêm mạc phế quản mới và vì thế bệnh viêm phế quản cấp có thể phục hồi hoàn toàn.

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi.

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn biến nhanh chóng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại nồng độ cao ví dụ không khí ô nhiễm, tiếp xúc khói amoniac, khói acid .v.v. ;

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp cũng có thể diễn tiến âm thầm nhẹ nhàng hơn trong trường hợp sau tiếp xúc siêu vi.

Bệnh cảnh lâm sàng viêm phế quản cấp thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi. Viêm phế quản cấp thường diễn ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh : sau khi tiếp xúc với các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi hô hấp, người bệnh sẽ có thời gian từ 1 – 3 ngày ủ bệnh, trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn viêm long hô hấp trên : bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng ; triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Trong giai đoạn này người bệnh thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể lây cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

+ Giai đoạn viêm phế quản cấp : bệnh nhân có các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

+ Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân giảm dần và hồi phục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trong đa số các trường hợp.

Trong một số ít các trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn và xuất hiện viêm phế quản cấp do vi khuẩn, thậm chí là viêm phổi do vi khuẩn.

Cần làm gì khi bị viêm phế quản cấp?

Đa số trường hợp viêm phế quản cấp do nhiễm siêu vi có diễn tiến nhẹ nhàng và tự giới hạn, điều trị giảm triệu chứng là chính. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, uống nước nhiều, súc miệng nước muối ấm lạt, uống thuốc hạ sốt giảm đau khi có sốt và đau nhức mình mẩy, dùng thuốc giảm ho nếu ho quá nhiều.

Một số ít trường hợp diễn tiến của viêm phế quản cấp có thể không thuận lợi và trong các trường hợp đó bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để được bác sỹ hướng dẫn điều trị:

+ Viêm phế quản cấp sau khi tiếp xúc chất kích ứng mạnh từ môi trường ví dụ : hơi amoniac, hơi acid, khói bụi ô nhiễm nồng độ cao. Bệnh nhân cần phải đến ngay bác sỹ vì trong một số trường hợp tác nhân kích ứng có thể gây nên bỏng đường thở nặng nề, nếu không được can thiệp từ sớm có thể có những di chứng nặng nề về sau.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng quá nặng nề:

Viêm phế quản cấp, thông thường chỉ sốt khoảng 380C – 3805C ; Nhưng lần này sốt cao tên 3805C. Ho thông thường là ho khan hay khạc đàm trắng hơi đục lượng ít ; Nhưng lần này ho khạc đàm vàng, xanh có vướng máu lượng nhiều.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng kéo dài quá lâu, tái phát nhiều lần :

Viêm phế quản cấp thông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày ; Nhưng lần này triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày mà chưa có dấu hiệu suy giảm. Viêm phế quản cấp có thể kéo dài chỉ 5 – 7 ngày nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần.

+ Viêm phế quản cấp xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân có bệnh mạn tính từ trước ví dụ suy tim, suy thận, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân cần phải đi cần phải đi khám bác sỹ sớm trong các trường hợp kể trên vì nếu không đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ sau:

+ Tác nhân gây bệnh trong các trường hợp trên thường có độc lực quá cao sẽ gây tổn thương nặng nề phế quản, cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm. + Cơ địa bệnh có sẵn sẽ diễn tiến nặng hơn khi bị mắc kèm viêm phế quản cấp.

Để được tư vấn về điều trị viêm phế quản cấp gọi: 1800 545435 hoặc 0916 561 338

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Viêm phế quản co thắt hay còn được gọi là viêm phế quản dạng hen. Đây là hiện tượng niêm mạc lót trong phế quản bị nhiễm trùng trở nên viêm sưng, xung huyết, phù nề và khiến đường thở bị thu hẹp lại. Nhiều trường hợp còn có hiện tượng co thắt cơ trơn phế quản và gây ra hiện tượng thiếu khí. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt cũng tương tự hen suyễn như khó thở, thở khò khè, thở rít,…

Viêm phế quản co thắt còn được hiểu là tình trạng viêm xảy ra tại niêm mạc phế quản kèm theo hiện tượng hô hấp khó khăn. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là dẫn đến tử vong. Một số biến chứng của bệnh viêm phế quản co thắt là:

Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường gặp nhất. Biến chứng này khởi phát khi bệnh viêm phế quản co thắt không được điều trị kịp thời. Lúc này, thính lực của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể, trường hợp nặng có thể gây điếc hoàn toàn.

Viêm phổi: Phổi và phế quản là hai cơ quan hô hấp nằm gần nhau. Nếu không tiến hành điều trị viêm phế quản co thắt đúng cách, tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển lan rộng đến phổi và gây ra bệnh viêm phổi.

Suy hô hấp: Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh viêm phế quản co thắt, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có các triệu chứng cũng tương tự như bệnh hen suyễn. Bạn cần phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. Các triệu chứng có thể gặp khi bị viêm phế quản co thắt là:

Ho kéo dài và có lẫn đờm

Sốt nhẹ vài ngày kèm theo sổ mũi

Ngứa họng, cảm giác vướng dị vật trong họng

Khó thở, hơi thở có tiếng khò khè và rên rít rất khó chịu

Lồng ngực hóp lại khi thở

Hay bị nôn trước hoặc sau bữa ăn

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt xảy ra khi mô phổi bị suy giảm tính đàn hồi, cơ trơn phế quản co thắt lại làm hẹp phế quản và dẫn đến tình trạng khó thở. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là do đường thở bị viêm nhiễm kéo dài và không được xử lý đúng cách. Các yếu tố kích thích khởi phát bệnh thường gặp là:

Nhiễm vi khuẩn, virus: Viêm phế quản co thắt thường khởi phát khi bị vi khuẩn và virus xâm nhập tấn công gây bệnh. Các tác nhân gây ra bệnh thường gặp là virus đại thực bào, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… Thống kê y khoa cho thấy, có đến 30% số ca viêm phế quản và viêm phổi là do virus đại thực bào gây ra.

Hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng yếu kém là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại trong hệ hô hấp tăng sinh, tăng tiết độc tính và gây ra bệnh. Đặc biệt là những thời điểm giao mùa trong năm.

Cơ địa dị ứng: Viêm phế quản co thắt rất dễ khởi phát ở những người có cơ địa dị ứng mẫn cảm với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật,…

Phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt

Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng, hỏi về bệnh sử và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như đo dung tích phổi, đo lưu lượng đỉnh thở ra và chụp x-quang ngực. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán về bệnh bác sĩ mới lên phác đồ điều trị phù hợp.

Mục tiêu của việc điều trị viêm phế quản co thắt là giảm viêm nhiễm và loại bỏ dịch nhầy tồn tại bên trong ống thở gây bít tắc đường dẫn khí. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sao cho phù hợp. Ở những trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị ngoại trú, nhưng nếu bệnh đã biến chứng sang suy hô hấp thì cần phải điều trị nội trú.

– Cải thiện triệu chứng: Khi bị viêm phế quản co thắt người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dựa vào biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng các loại thuốc khác nhau giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh. Cụ thể là:

Thuốc hạ sốt: (Paracetamol, Efferalgan, Panadol…)

Thuốc long đờm: (Acetylcystein) Sử dụng cho những trường hợp bị ho có đờm kéo dài.

Bù nước và điện giải cho những trường hợp bị mất nước.

Thuốc giãn phế quản: Nếu người bệnh bị khó thở sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc giãn phế quản.

– Điều trị nguyên nhân: Ở những trường hợp viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn gây ra thì cần phải sử dụng đến thuốc đặc hiệu và kháng sinh.

– Điều trị suy hô hấp: Cho người bệnh thở oxy hoặc thở máy nếu có dấu hiệu bị khó thở nhiều, co rút lồng ngực hoặc cơ thể tím tái.

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bạn cũng nên chú ý đến việc cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Cách này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra.

Điều cần lưu ý khi bị viêm phế quản co thắt

Chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và thoáng mát. Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc không khí có nhiều khói thuốc lá.

Thường xuyên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ tác nhân gây hại. Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp làm ẩm niêm mạc lót trong đường thở, thanh lọc cơ thể và nâng cao sức đề kháng.

Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.

Nên tránh tiếp xúc với những người bị viêm phế quản co thắt để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.