Top 12 # Hội Chứng Xoang Phế Quản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm niêm mạc phế quản cấp tính khi tiếp xúc tác nhân gây hại từ môi trường. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm phế quản cấp ?

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi.

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn biến nhanh chóng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại nồng độ cao ví dụ không khí ô nhiễm, tiếp xúc khói amoniac, khói acid .v.v. ;

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp cũng có thể diễn tiến âm thầm nhẹ nhàng hơn trong trường hợp sau tiếp xúc siêu vi.

Bệnh cảnh lâm sàng viêm phế quản cấp thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi. Viêm phế quản cấp thường diễn ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh : sau khi tiếp xúc với các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi hô hấp, người bệnh sẽ có thời gian từ 1 – 3 ngày ủ bệnh, trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn viêm long hô hấp trên : bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng ; triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Trong giai đoạn này người bệnh thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể lây cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

+ Giai đoạn viêm phế quản cấp : bệnh nhân có các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

+ Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân giảm dần và hồi phục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trong đa số các trường hợp.

Trong một số ít các trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn và xuất hiện viêm phế quản cấp do vi khuẩn, thậm chí là viêm phổi do vi khuẩn.

Một số ít trường hợp diễn tiến của viêm phế quản cấp có thể không thuận lợi và trong các trường hợp đó bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để được khám bệnh và kê toa :

+ Viêm phế quản cấp sau khi tiếp xúc chất kích ứng mạnh từ môi trường ví dụ : hơi amoniac, hơi acid, khói bụi ô nhiễm nồng độ cao. Bệnh nhân cần phải đến ngay bác sỹ vì trong một số trường hợp tác nhân kích ứng có thể gây nên bỏng đường thở nặng nề, nếu không được can thiệp từ sớm có thể có những di chứng nặng nề về sau.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng quá nặng nề :

o Viêm phế quản cấp, thông thường chỉ sốt khoảng 380C – 3805C ; Nhưng lần này sốt cao tên 3805C.

o Ho thông thường là ho khan hay khạc đàm trắng hơi đục lượng ít ; Nhưng lần này ho khạc đàm vàng, xanh có vướng máu lượng nhiều.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng kéo dài quá lâu, tái phát nhiều lần :

o Viêm phế quản cấp thông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày ; Nhưng lần này triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày mà chưa có dấu hiệu suy giảm.

o Viêm phế quản cấp có thể kéo dài chỉ 5 – 7 ngày nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần.

+ Viêm phế quản cấp xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân có bệnh mạn tính từ trước ví dụ suy tim, suy thận, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân cần phải đi cần phải đi khám bác sỹ sớm trong các trường hợp kể trên vì nếu không đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ sau :

+ Tác nhân gây bệnh trong các trường hợp trên thường có độc lực quá cao sẽ gây tổn thương nặng nề phế quản, cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

+ Cơ địa bệnh có sẵn sẽ diễn tiến nặng hơn khi bị mắc kèm viêm phế quản cấp.

Theo Kienthucsuckhoe

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Các Triệu Chứng Của Hen Phế Quản

Các triệu chứng của hen phế quản thì biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH HEN PHẾ QUẢN:

Hen phế quản làm hẹp đường thở, và ảnh hưởng đến việc di chuyển không khí vào và ra phổi. Hen phế quản chỉ ảnh hưởng đến phế quản mà không ảnh hưởng đến phế nang và mô phổi. Hiện tượng chích hẹp phế quản là do ba yếu tố chính: viêm, co thắt phế quản và phản ứng quá mức.

Viêm: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hẹp lòng phế quản là hiện tượng viêm. Phế quản sẽ bị đỏ, kích thích, phù. Phản ứng viêm xuất hiện là để đáp ứng đối với sự hiện diện của các tác nhân dị ứng hoặc chất kích thích. Phản ứng viêm là do tác động của các hóa chất trung gian như histamine, leukotrienes, và các chất khác. Các mô bị viêm sẽ tiết ra quá mức các chất nhầy vào trong lòng phế quản. Các chất nhầy sẽ kết hợp với nhau để tạo thành những nút nhầy có thể làm nghẹt các phế quản nhỏ (tiểu phế quản). Các tế bào viêm sẽ đến tích tụ và làm tổn thương mô tế bào. Các tế bào bị tổn thương sau đó sẽ bị bong tróc vào bên trong và góp phần gây nên hiện tượng hẹp đường thở.

Co thắt phế quản: Cơ bao bọc xung quanh phế quản bị co thắt trong cơn hen phế quản. Hiện tượng co thắt các cơ ở đường thở được gọi là co thắt phế quản. Hiện tượng co thắt phế quản làm cho đường thở càng bị hẹp hơn. Các hóa chất trung gian và dây thần kinh đã làm cho các cơ này co thắt lại.

Phản ứng quá mức (Quá mẫn cảm): Ở bệnh nhân bị hen phế quản, đường thở bị co thắt và viêm mạn tính trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, nhiễm trùng. Việc tiếp xúc với các tác nhân này có thể làm cho đường thở bị viêm và hẹp nhiều hơn.

Sự phối hợp của các yếu tố trên gây nên hiện tượng khó thở ở thì thở ra. Kết quả là không khí cần phải được thở ra thật mạnh để có thể đi qua chổ hẹp, do đó tạo nên tiếng khò khè hay tiếng rít.. Người bị hen phế quản thường bị ho để có thể tống các nút nhầy trong phế quản ra ngoài. Sự suy giảm lưu thông không khí làm cho ít ôxy đi vào trong máu, và nếu nặng thì có thể khí carbonic (CO2) sẽ tích tụ nguy hiểm trong máu.

Tầm quan trọng của hiện tượng viêm?

Viêm hay phù là một đáp ứng bình thường của cơ thể đối với hiện tượng chấn thương hoặc nhiễm trùng. Dòng máu và các tế bào viêm đổ dồn về vùng đang bị ảnh hưởng. Quá trình chữa lành vết thương bắt đầu. Khi quá trình chữa lành vết thương hoàn tất thì phản ứng viêm sẽ lắng xuống. Đôi khi quá trình chữa lành vết thương gây nên sẹo. Tuy nhiên, vấn đề trung tâm trong hen phế quản là quá trình viêm không thể tự nó giải quyết được vấn đề. Trong khoảng thời gian ngắn thì nó sẽ gây ra các cơn hen phế quản tái diễn. Về lâu dài thì quá trình viêm có thể làm cho thành phế quản bị dầy lên và được gọi là hiện tượng tái cấu trúc phế quản. Nếu điều này xuất hiện thì hiện tượng hẹp lòng phế quản sẽ trở nên không hồi phục và kém đáp ứng với thuốc. Do đó, mục đích điều trị hen phế quản là: (1) Về ngắn hạn là kiểm soát hiện tượng viêm để làm giảm phản ứng của phế quản và (2) Về lâu dài là ngăn chặn hiện tượng tái cấu trúc ở phế quản.

Thở nhanh (Thở ngắn):Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.

Thở khò khè:nghe có tiếng rít khi thở ra

Ho:Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô.

Nặng ngực:Có thể xuất hiện đi kèm hoặc không đi kèm với các triệu chứng trên.

Hen phế quản được phân loại dựa vào tần suất và độ nặng của triệu chứng, hay của cơn hen phế quản, và dựa vào kết quả xét nghiệm chức năng phổi:

30% bệnh nhân có các triệu chứng hen phế quản ở mức độ nhẹ, không liên tục (ít hơn 2 đợt hen trong một tuần) và những xét nghiệm về chức năng thở bình thường.

30% bệnh nhân có các triệu chứng hen phế quản ở mức độ nhẹ, dai dẳng (2 đợt hay nhiều hơn trong một tuần) và chức năng thở bình thường hoặc bất thường.

40% bệnh nhân có các triệu chứng hen phế quản ở mức độ từ trung bình đến nặng, dai dẳng (mỗi ngày hoặc liên tục) và chức năng thở bất thường.

Cơn hen phế quản cấp tính là gì?

Cơn hen phế quản cấp tính (hay đột ngột) thường do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc nhiễm trùng hô hấp trên. Độ nặng của cơn hen tùy thuộc vào việc cơn hen của bạn được kiểm soát tốt như thế nào (điều này phản ánh tình trạng viêm đường hô hấp được kiểm soát tốt như thế nào). Cơn hen phế quản cấp tính có thể đe dọa mạng sống bởi vì nó có thể tiếp tục diễn tiến dù cho có sử dụng thuốc tác dụng nhanh (thuốc dãn phế quản dạng hít). Hen phế quản không đáp ứng với điều trị bằng đường hít thì nên được theo dõi chặt chẽ tại phòng cấp cứu của bệnh viện. Các cơn hen phế quản không tự dừng lại khi không được điều trị. Nếu bạn bỏ qua các triệu chứng cảnh báo sớm (tiền triệu) thì có nghĩa là bạn tự đặt mình vào nguy cơ bị khởi phát “trạng thái suyễn” (status asthmaticus).

Các cơn hen phế quản kéo dài không đáp ứng điều trị với thuốc dãn phế quản là một cấp cứu nội khoa. Bác sĩ lâm sàng gọi các cơn hen nặng này là “trạng thái suyễn” và cần được săn sóc khẩn cấp.

Các triệu chứng của hen phế quản nặng là:

Ho dai dẳng

Không có khả năng nói thành câu hoàn chỉnh

Không thể đi bộ mà không bị thở nhanh.

Ngực cảm thấy bị bóp chặt

Môi có thể xanh tái

Cảm thấy hồi hộp, không có khả năng tập trung.

Bạn có thể khom vai, ngồi hoặc đứng để có thể thở dễ dàng hơn.

Các cơ vùng bụng và cổ co kéo. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy hô hấp.

Vào thời điểm này thì các thuốc dãn phế quản đường hít khó có thể giúp hồi phục. Thông khí cơ học (thở máy) có thể cần thiết để trợ giúp cho các cơ hô hấp. Có thể điều trị bằng mặt nạ dưỡng khí hoặc đặt ống nội khí quản qua đường miệng hoặc mũi. Việc trợ giúp hô hấp này chỉ là tạm thời và được sẽ được tháo bỏ một khi cơn hen dịu đi và phổi hồi phục đầy đủ để có thể tiếp tục thực hiện chức năng hô hấp của nó. Việc nằm viện ngắn hạn trong khoa săn sóc tăng cường có thể là hậu quả của một cơn hen nặng mà không được điều trị kịp thời. Để tránh những trường hợp nhập viện như thế, tốt nhất là khi triệu chứng khởi phát thì bắt đầu điều trị ngay lập tức tại nhà hoặc tại phòng mạch bác sĩ.

Sự xuất hiện các triệu chứng ho và thở khò khè không phải là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để đánh giá độ nặng của cơn hen phế quản. Những cơn hen rất nặng có thể gây tắc nghẽn đường thở làm cho không khí không thể đi vào hay ra khỏi phổi và do đó không tạo nên tiếng thở khò khè hay ho.

CHUẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH HEN PHẾ QUẢN:

Bệnh hen cần phân biệt với một vài bệnh sau:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khởi phát muộn sau 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc nhiều năm hoặc tiếp xúc với bụi khói, nhưng không có tiền sử gia đình bị hen, không có tiền sử dị ứng. Bệnh nhân có ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức, đôi khi có khó thở thành cơn, có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục.

Hen tim: bệnh nhân có hẹp van hai lá, hở động mạch chủ, suy tim trái. Triệu chứng: khó thở về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, đờm bọt hồng; chụp Xquang thấy hình ảnh tổn thương phổi tim; điều trị bằng thuốc lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở.

Biến chứng: Hen có thể gây các biến chứng cấp tính là hen ác tính, tâm phế cấp, tràn khí màng phổi và biến chứng mạn tính gồm khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

Theo Camnangbenh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Hen Phế Quản Nghề Nghiệp

Hen nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân tại nơi làm việc, hậu quả là một số trường hợp từ mắc các bệnh hô hấp thông thường có thể tiến triển thành hen phế quản. Những bệnh nhân hen phế quản, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất… trong môi trường làm việc cũng sẽ làm khởi phát cơn hen cấp tính hoặc làm cơn hen nặng lên, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Ai dễ mắc hen nghề nghiệp?

Hiện nay, có khoảng hơn 250 chất được xác định là tác nhân gây bệnh hen nghề nghiệp và những ngành nghề sau thường có nguy cơ cao bị hen phế quản: Công nghiệp nhựa, keo dính & sơn, những người làm việc với véc ni, keo dính hoặc nghề in; Công nhân xét nghiệm, diệt sâu, trồng màu; Thợ điêu khắc, công nghiệp gỗ, thợ mộc; Công nhân ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt ở những nơi rosin được sử dụng để hàn; Y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm, x quang phải tiếp xúc thường xuyên với Glutaraldehyde; Công nhân trong các nhà máy nhuộm, chế biến thực phẩm, công nhân hoá nghiệm…

Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở nơi làm việc. Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt, có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ, khó thở, có khi phải há mồm ra để thở.

Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.

Tiến triển của bệnh hen phế quản nghề nghiệp khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim…

Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp

Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:

* Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.

* Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản nghề nghiệp nhằm điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Sử dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược, điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viêm Phế Quản Ở Mèo

Viêm Phế Quản Ở Mèo hay viêm phế quản mãn tính ở mèo, đôi khi được gọi là viêm khí quản ở mèo hoặc hen suyễn ở mèo, là một bệnh gặp ở một số lượng lớn mèo. Mặc dù có vẻ là một chẩn đoán đáng sợ, nhưng các triệu chứng có thể được quản lý để mèo có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.

Bệnh viêm phế quản ở mèo là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở dưới của mèo, bao gồm khí quản và tiểu phế quản của chúng. Tình trạng viêm này sau đó có thể gây ra quá nhiều chất tiết trong đường thở cũng như thu hẹp, cản trở khả năng đưa oxy vào của mèo.

Đây có thể là một quá trình cấp tính và những thay đổi trong đường thở của mèo có thể hồi phục nhưng cũng có thể là một quá trình bệnh mãn tính, kéo dài từ hai đến ba tháng và gây ra những thay đổi không thể phục hồi trong đường thở của mèo. Bệnh viêm phế quản ở mèo, hay bệnh hen suyễn rất giống với bệnh hen suyễn ở người.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở mèo là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của mèo hen là ho khan, ho khan. Mèo bị ho sẽ ngồi xổm xuống thấp và vươn cổ ra ngoài. Nếu bạn nghĩ rằng những âm thanh này rất giống vị trí một con mèo giả khi họ đang ho ra một Hairball, bạn muốn được chính xác. Trên thực tế, vài lần đầu tiên bạn bắt gặp mèo ho, bạn có thể nghĩ rằng chúng đang ho ra cục lông. Sự khác biệt là một cơn ho thực sự sẽ không kết thúc bằng một quả bóng tóc trên sàn nhà.

Các triệu chứng thường thấy khác ở mèo bị viêm phế quản bao gồm tiếng rít hoặc thở khò khè theo từng nhịp thở (thường nghe rõ hơn khi thở ra so với hít vào) và khó thở ngày càng tăng. Khó thở này thậm chí có thể tiến triển đến mức thở bằng miệng.

Hở miệng, hoặc thở hổn hển không phải là hành vi bình thường ở mèo giống như ở chó và nếu bạn thấy mèo đột nhiên thở hổn hển, bạn nên đi khám thú y ngay lập tức. Khi bệnh viêm phế quản của mèo tiến triển, bạn cũng có thể bắt đầu thấy năng lượng giảm đi, để ý thấy chúng nằm quanh nhà nhiều hơn.

Điều quan trọng cần lưu ý là mèo bị viêm phế quản sẽ không chán ăn cũng như không bị sốt. Các triệu chứng viêm phế quản của mèo có thể theo chu kỳ, theo mùa hoặc thậm chí liên tục, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản ở mèo

+ Ho khan

+ Ngồi xổm thấp và ưỡn cổ ra ngoài

+ Huýt sáo hoặc thở khò khè theo từng nhịp thở

+ Mở miệng thở

+ Thở hổn hển.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản ở mèo?

Viêm phế quản ở mèo có thể do bất kỳ chất nào gây kích ứng đường thở, dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc thậm chí là ký sinh trùng như giun phổi, giun tim hoặc nhiễm toxoplasma. Không thể xác định được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh viêm phế quản ở mèo.

Điều này một phần là do phạm vi tác nhân gây bệnh nhưng cũng do phạm vi xét nghiệm cần thiết để loại trừ từng nguyên nhân. Việc kiểm tra từng nguyên nhân có thể tốn thời gian cũng như tốn kém. Các chất gây kích ứng đường thở có thể bao gồm những thứ như khói thuốc lá, nước hoa, chất tẩy rửa thảm, chất tẩy giặt có mùi thơm hoặc chất làm mềm vải, và thậm chí cả máy khuếch tán tinh dầu.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản ở mèo?

Khi ban đầu bạn đưa mèo vào phòng vì ho hoặc khó thở, bác sĩ thú y sẽ bắt đầu bằng cách lắng nghe tim và phổi của mèo. Thực sự có thể nghe thấy tắc nghẽn ở đường thở dưới của mèo bằng ống nghe. Từ đó, bác sĩ thú y có thể sẽ chụp X-quang ngực của mèo để tìm bất kỳ thay đổi nào cho thấy bệnh viêm phế quản (hoặc bất kỳ lý do nào khác dẫn đến các triệu chứng của mèo).

Họ cũng có thể kiểm tra xét nghiệm máu để xem xét các tế bào bạch cầu của mèo và mẫu phân để tìm giun phổi. Có thể tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt hơn như nội soi phế quản hoặc rửa hệ thống đường thở của mèo. Cả hai thử nghiệm này đều yêu cầu mèo được gây mê toàn thân. Nội soi phế quản sẽ cho phép bác sĩ thú y hình dung rõ hơn về con mèo.

Bệnh viêm phế quản ở mèo được điều trị như thế nào?

Vì bệnh viêm phế quản ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và vì việc xác định nguyên nhân thực sự có thể khó khăn, nên việc điều trị theo phương pháp đa phương thức. Điều này có thể bao gồm thuốc, chế độ ăn uống và tránh các chất gây dị ứng tiềm ẩn.

Điều trị nội khoa có thể bao gồm thuốc giãn phế quản như albuterol và corticosteroid như prednisolone. Những chất này sẽ giúp mở đường thở của mèo cũng như giảm tình trạng viêm nhiễm ở chúng. Cũng giống như ở người, thuốc giãn phế quản thường được dùng qua đường hô hấp.

Tin hay không tùy bạn, có những ống hít được sản xuất cho mèo. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn và mèo làm quen với hệ thống ống hít mới ngay lập tức.

Tránh các chất gây dị ứng đường thở có thể có những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những chất có trong nhà bạn. Thay đổi loại bột giặt thành loại không chứa thuốc nhuộm, không có mùi thơm, đặc biệt là khi giặt bộ đồ giường cho mèo là một bước.

Nếu chất độn chuồng của mèo đặc biệt nhiều bụi, việc chuyển sang chất độn chuồng ít bụi, không có mùi thơm cũng có thể giúp giữ thói quen phòng tắm của chúng không gây dị ứng.

Tất nhiên, tất cả mèo đều có sở thích về ổ đẻ khác nhau, vì vậy hãy để ý thói quen trong phòng tắm của mèo để đảm bảo chúng thích lứa mới. Việc lắp đặt máy lọc không khí và bộ lọc trong nhà cũng có thể giữ ở mức tối thiểu các chất gây dị ứng trong không khí.

Về mặt dinh dưỡng, mèo bị viêm phế quản có thể được hưởng lợi từ một thành phần hạn chế hoặc chế độ ăn ít gây dị ứng. Mặc dù đây không phải là biểu hiện phổ biến nhất của dị ứng thức ăn ở mèo, nhưng nếu mèo.

Thoạt đầu, viêm phế quản ở mèo có thể giống như một chẩn đoán đáng sợ. Mặc dù đây là một quá trình bệnh có thể không được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó là một quá trình mà các triệu chứng có thể được kiểm soát. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản của mèo, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y.