Top 8 # Hội Chứng Xoang Hang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Nhận Biết Và Điều Trị Thông Động Mạch Cảnh Xoang Hang

Bệnh viêm xoang là một bệnh lý chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam, bệnh thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cơ chế sinh bệnh sau chấn thương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt không đúng cách cũng có thể gặp phải. Thông động mạch cảnh xoang có bản chất do xuất hiện luồng thông trực tiếp từ động mạch cảnh trong vào trong xoang hang. Bệnh lý này thường rất ít người có thể hiểu rõ những thông tin về chúng. Bệnh gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân ảnh hưởng không chỉ tới hoạt động thường ngày mà còn nguy hiểm tới tính mạng, nên rất cần mỗi người trong chúng ta nên biết rõ bệnh nhất là cách nhận biết bệnh sớm để có thể điều trị viêm xoang bệnh sớm, hạn chế ảnh hưởng xấu của bệnh lên sức khỏe.

* Nhận biết qua biểu hiện bên ngoài

Đối với bệnh này không khó để nhận biết bệnh nếu như có kiến thức đầy đủ về bệnh này. Thường thấy biểu hiện của bệnh này ra bên ngoài là bệnh nhân sau khi bị chấn thương khoảng vài tuần, hoặc vài tháng, xuất hiện lồi mắt, đỏ mắt tăng dần, có thể lác, giảm thị lực, nghe thấy có tiếng thổi hay tiếng ù vùng tai hay vùng mắt tuỳ theo mức độ của luồng thông. Khám thấy lồi và đỏ mắt, nghe có tiếng thổi vùng mắt hoặc thái dương.

* Xét nghiệm phát hiện bệnh

Nếu như những biểu hiện bên ngoài chưa nói lên rõ bệnh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm như:

– Siêu âm Doppler mắt và mạch cảnh: Thấy các dấu hiệu gián tiếp như lồi mắt, giãn tĩnh mạch trên ổ mắt, động mạch hóa tĩnh mạch mắt. Thay đổi tốc độ và sức cản động mạch cảnh trong bên có luồng thông như: tăng tốc độ dòng chảy tâm thu động mạch cảnh trong, giảm chỉ số sức cản.

– Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: Thấy hình ảnh lồi mắt, giãn tĩnh mạch trên ổ mắt và rộng vùng xoang hang, xác định luồng thông trên chụp mạch cắt lớp vi tính hoặc chụp mạch cộng hưởng từ.

– Chụp mạch não số hóa xóa nền: Đây là tiêu chuẩn vàng xác định chẩn đoán. Thấy luồng thông trực tiếp từ động mạch cảnh trong vào xoang hang, dẫn lưu về các tĩnh mạch trên ổ mắt hoặc xoang đá dưới, xoang đá trên, tĩnh mạch vỏ não.

Bệnh này thước đây việc điều trị thường được sử dụng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên cho tới ngày nay thì việc điều trị thông động mạch cảnh xoang đã được thay bằng phương pháp can thiệp nội mạch là phương pháp được lựa chọn tốt nhất để điều trị bệnh lý này.

Phương pháp can thiệp nội mạch sử dụng bóng hoặc vòng xoắn kim loại dưới trợ giúp vi ống thông đưa đến chỗ luồng thông rồi bơm bóng hoặc thả vòng xoắn kim loại làm tắc luồng thông mà vẫn bảo tồn được động mạch cảnh trong. Có thể thả một hoặc nhiều bóng nếu luồng thông lớn. Với các trường hợp lỗ rách phức tạp, nếu không điều trị bảo tồn được động mạch cảnh trong, có thể tiến hành nút tắc mạch mang ở phía trên và dưới luồng thông, hoặc gây tắc qua đường tĩnh mạch.

Các Hội Chứng Lớn Về Mũi Xoang

MỤC TIÊU

1. – Trình bày được các đặc điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý ứng dụng trong

2 . Trình bày được các đặc điểm và nguyên nhân của các hội chứng chính trong bệnh học mũi xoang .

3 . Trình bày được các hướng xử trí của một số hội chứng trong bệnh học mũi xoang .

4. Tư vấn và phòng bệnh cho cộng đồng về một số bệnh thuộc mũi xoang .

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Tầm quan trọng của bệnh học mũi xoang

Bệnh lý mũi xoang rất thường gặp trong tai mũi họng .

Hệ niêm mạc của mũi xoang cũng là biểu mô đường hô hấp , nên các nhiễm trùng vùng mũi xoang có thể xảy ra đồng thời hoặc dễ gây biến chứng xuống thanh khí phế quản ,

1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý

Hốc mũi có ba cuốn mũi ( xoăn mũi ) , được phân chia làm hai tầng thở và ngửi

Hệ xoang mặt gồm có 5 đôi xoang được chia làm hai hệ xoang trước ( có lỗ dẫn lưu đổ vào khe mũi giữa ) và xoang Bau ( đổ vào khe mũi trên ) .

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH HỌC VÙNG MŨI XOANG

Các vếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhiêm trùng mũi xoang mang dr tính của các nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Các biến chứng của vùng mũi xoang thường xảy ra và gặp ở vùng tại mũi họng, đường hô hấp trên và dưới.

Vệ sinh phòng bệnh nhiễm khuẩn của mũi xoang vừa mang tính cá nhân môi trường và cộng đồng.

3. BA HỘI CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH HỌC MŨI XOANG

3.1. Hội chứng ngạt tắc mũi

3.1.1. Triệu chứng

Ngạt tắc mũi là hiện tượng không khí không đi qua hốc mũi một phần (ngat) hay hoàn toàn (tắc).

Đây là một dấu hiệu chủ quan của người bệnh nhưng có thể đo được khách quan qua thăm khám mũi và gương glatzen, hay đo trở kháng mũi.

Ngạt tắc ở một bên hoặc cả hai bên.

Ngạt, tắc, xảy ra thường xuyên, liên tục hoặc từng lúc.

Phải thở bằng miệng: thở ngáy khi ngủ.

3.1.2. Ảnh hưởng và các biến chứng của ngạt tắc mũi

Đối với miệng: khô rát họng, tăng tiết nhẩy phải đằng hắng luôn.

Không khí thở qua miệng không được lọc bụi, sưởi ấm và làm ẩm thường gây ra viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản…

Người bệnh nói giọng mũi kín nếu tắc mũi hoàn toàn, các phụ âm m đọc thành b, n đọc thành c,

Khi ngạt, tắc sẽ bị giảm hoặc không ngửi được.

Đối với chức năng nghe: do giảm thông khí của vòi nhĩ bệnh nhân sẽ bị ù tai, nghễnh ngãng.

Tắc mũi lâu, kéo dài làm cho trẻ em kém linh hoạt, chậm chạp, lười biêng, ngủ hay giật mình hoặc mê sảng, có cơn ác mộng và khóc thét.

Người lớn cũng bị nhức đầu, không tập trung tư tưởng và mệt mỏi.

3.1.3. Các nguyên nhân

a) Ở trẻ sơ sinh – Tịt lỗ mũi bẩm sinh

– Viêm mũi đặc hiệu sau đẻ, viêm mũi thông thường.

– Viêm quá phát VA

b) Ở trẻ em

– Viêm VA.

– Dị vật mũi.

– Viêm mũi xoang, polyp mũi.

– U xơ vòm mũi họng.

c) Ở người lớn

– Viêm mũi xoang, polyp mũi.

– Chấn thương mũi xoang, hàm mặt.

– Các khối u lành, ác tính của mũi xoang và vòm họng.

3.2. Hội chứng chảy mũi

Bình thường có thể xì mũi nhẩy ở mũi trước. Khi bị bệnh có thể chảy nước mũi trong, nhầy mũi, mũi mủ hoặc chảy máu mũi.

3.2.1. Chảy mũi trong

Chảy loãng, trong như nước lã, không làm hoen ố khăn tay. Cần phân biệt với chảy nước não tuỷ sau chấn thương vùng mũi xoang.

Do các nguyên nhân: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi cấp do cảm mạo thông thường.

3.2.2. Chảy mũi nhầy

Nước mũi chảy ra trong, nhờn, sánh như lòng trắng trứng gà hoặc trắng đục.

Do các nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính, viêm VA, viêm mũi cấp, cảm mạo ở giai đoạn cuối.

3.2.3. Chảy mũi mủ

Xì mủ ra mũi trước, mũi sau hoặc khịt xuống họng, mủ xanh, vàng, trắng đục, tanh, hôi hoặc thối, làm hoen ố khăn tay.

Do các nguyên nhân: viêm xoang cấp, mạn tính, viêm mũi xoang đặc: hiệu (lao, giang mai) do nấm, bạch hầu mũi, viêm mũi teo, dị vật mũi.

3.2.4. Chảy máu mũi

Có thể chảy ra mũi trước, mũi sau xuống họng chảy rỉ ít một khi xì, khịt khạc. Có thể bị chảy nhiều phải cấp cứu, vì có thể bị tụt huyết áp…

Do các nguyên nhân như các khối u lành, ác tính của mũi xoang, vách ngăn mũi, vòm họng, chấn thương và các bệnh lý toàn thân.

3.3. Rối loạn ngửi

3.3.1. Ngửi kém

Thường do tắc mũi không hoàn toàn khi viêm mũi, VA, lệch vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polyp mũi, khối u còn nhỏ trong hốc mũi.

3.3.2. Mất ngửi

Hoàn toàn không ngửi được mùi vị gì, thường do tổn thương dây thần kinh khứu giác số I do cúm, dị ứng, chấn thương, polyp mũi, khối u và viêm mũi cấp

3.3.3. Rối loạn về ngửi

Xảy ra khi bị u não, bệnh tâm thần: Bệnh nhân có ảo giác mùi thé , trong mũi.

3.4. Các dị tật và biến dạng vùng mũi xoang

Vùng mũi xoang tạo hình thể cân xứng, đẹp và khác nhau ở từng cá thể từng dân tộc, từng khu vực, từng châu lục.

Các dị tật bẩm sinh của hốc mũi, môi, vòm khấu cái… làm rối loạn hình thể và chức năng của mũi.

Các bệnh lý khối u mũi xoang ở giai đoạn muộn sẽ làm biến dạng vùng mũi xoang, hàm mặt, ổ mắt.

Các chấn thương của mũi xoang, hàm mặt cũng để lại dị chứng biến dạng của vùng này.

4. MỘT SỐ THĂM KHÁM L ÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CHO BỆNH LÝ MŨI XOANG

4.1. Thăm khám lâm sàng

Soi mũi trước bằng đèn Clar và soi mũi (spéculum).

Soi mũi sau gián tiếp bằng gương.

Nội soi mũi bằng optic phóng đại ống cứng hoặc ống mềm.

Tìm các điểm đau xoang.

Tìm sự biến dạng vùng mũi xoang.

Đo sự thông khí của mũi bằng gương Glatzen, đo trở kháng của mũi.

4.2. Thăm khám cận lâm sàng

Xét nghiệm chẩn đoán nấm và vi khuẩn trong mủ mũi và xoang.

Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng mũi xoang.

Các phương pháp chấn đoán hình ảnh: phim Blondeaux, Hirtz, sọ nghiêng, xương chính mũi, phim CT. scan, MRI.

Xét nghiệm chẩn đoán giải phẫu bệnh học để phát hiện nấm, lao, khối u.

Tìm hiểu mức độ thông khí của mũi và mức độ rối loạn về ngửi mùi.

5. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC BỆNH MŨI XOANG

5.1. Một số phương pháp cơ bản điều trị ngoại trú

5.1.1. Nguyên tắc

Chống phù nề.

Chống viêm.

Chống và giảm xuất tiết.

Chống nhiễm trùng.

Đảm bảo thông khí và dẫn lưu mũi xoang.

5.1.2. Một số phương pháp

Hướng dẫn cách xì mũi.

Hướng dẫn cách nhỏ mũi.

Cách rửa mũi.

Cách xông hơi tinh dầu.

Khí dung mũi xoang.

5.1.3. Một số thuốc nhỏ mũi

Thuốc co mạch.

Thuốc sát trùng.

Thuốc săn khô.

Một số loại thuốc nhỏ mũi dành cho bệnh nhân viêm xoang

5.2. Một số phương pháp điều trị theo tuyến chuyên khoa

Hút dịch mủ trong xoang theo phương pháp đối thế (Proetz).

Chọc rửa xoang hàm.

Điều trị viêm mũi xoang dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm.

Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang.

Phẫu thuật xoang cổ điển (mổ tiệt căn): mổ xoang hàm theo kiểu Cadwell – Luc, nạo sàng hàm, phẫu thuật Delima (mở tất cả các xoang).

Nội soi đông điện cầm máu mũi.

Các phẫu thuật thắt động mạch cầm máu mũi.

Các phẫu thuật mố ung thư vùng mũi xoảng.

Kết hợp phẫu thuật với điều trị tia xạ, hoá chất trong điều trị ung thư mũi xoang

6. PHÒNG BỆNH VÀ TƯ VẤN Ở CỘNG ĐỒNG

Vệ sinh, cải thiện môi trường, điều kiện sống.

Loại trừ các yếu tố nguy cơ.

Nâng cao sức đề kháng, dinh dưỡng, thể lực.

Vấn đề bảo hộ lao động trong môi trường độc hại bụi, khói…

Điều trị triệt để các ổ viêm kế cận như viêm VA, viêm amiđan

Vệ sinh răng miệng: súc miệng họng, đánh răng…

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho đúng. Vacxin phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Thông báo khi có các dịch của đường hô hấp.

Chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa kịp thời.

Hội chứng ngạt tắc mũi.

Hội chứng chảy mũi.

Rối loạn về ngửi.

Viêm mũi xoang thuộc về nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Xem tiếp: Viêm mũi cấp

NTH

Đăng bởi: Thành Chiến Bài Đăng : 04/01/2020 04:12:58

Triệu Chứng Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày gây nên những cơn đau bụng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết sớm những triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày giúp chúng ta chủ động trong việc khám chữa sớm, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng mà niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm loét, các mạch máu ở vùng viêm giãn nở do bị ứ máu nhiều dẫn đến tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày thường xuất hiện sau khi người bệnh uống rượu, bia, hóa chất, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, cà phê, gia vị cay – nóng – chua.

Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày sẽ tiến triển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày giúp người bệnh chủ động trong việc khám chữa bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

-Đau thắt bụng, cồn cào hoặc đau dữ dội

-Buồn nôn và nôn

-Chướng bụng, đầy hơi

-Gầy sút cân do ăn uống kém và không hấp thụ được chất dinh dưỡng

-Nóng rát ngực và cổ…

Khuyến cáo của các bác sĩ là khi thấy có những triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị sớm. Viêm xung huyết hang vị dạ dày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi và không để lại di chứng. Ngược lại, nếu để lâu và không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách có thể chuyển sang mạn tính, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Các nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày gồm:

-Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ chua – cay – nóng, chất béo; chế độ dinh dưỡng thiếu hụt…

-Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn

-Do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm

-Căng thẳng – stress kéo dài…

Làm gì khi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày?

Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm xung huyết hang vị dạ dày, cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được khám chữa sớm và kịp thời.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, không tự ý chữa trị theo những cách truyền miệng không có cơ sở khoa học.

Lưu ý chế độ uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện và cân bằng công việc, học tập

Viêm Hang Vị Dạ Dày

Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày

Cũng giống như dấu hiệu của nhiều bệnh về dạ dày, bệnh viêm hang vị dạ dày cũng có các triệu chứng:

Đau bụng, rối loan tiêu hóa là những biểu hiện của viêm hang vị dạ dày

– Đau bụng: Đây là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của các bện nhân viêm dạ dày – tá tràng. Thông thường, khi bị bệnh viêm hang vị dạ dày thì bệnh nhân sẽ bị đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị da dày (vùng trên rốn). Những cơn đau thường xuất hiện khi bạn ăn quá no hoặc quá đói. Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm hang vị dạ dày mãn tính, thì mùa rét xuất hiện những cơn đau với tần xuất dày đặc hơn.

– Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng như: đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Kèm theo đó là những cảm giác mệt mỏi, chán ăn…Chính vì vậy, những người bị viêm hang vị dà dày lâu năm thường xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống…

Điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày ra sao?

Nguyên nhân chính của các bệnh dạ dày – tá tràng nói chung và bệnh viêm hang vị dạ dày nói riêng, là do thói quen ăn uống không khoa học. Như vậy, để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm hang vị dạ dày. Bạn nên ăn uống đúng bữa, không ăn những đồ ăn cay nóng: ớt, hạt tiêu…Ngoài ra, trước khi ngủ bạn không nên ăn những đồ ăn ngọt, không nên lạm dụng những đồ ăn nhanh. Không chỉ có vậy, bạn nên nói không với các chất kích thích như: cà phê, rượu, thuốc lá…

Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày

Khi có những biểu hiện của bệnh, bạn nên đi khám nội soi dạ dày để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại thuốc tân dược điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà không có sự kiểm tra, kê đơn và theo dõi của bác sĩ.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh chất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhiều người rất tin tưởng vào liệu pháp thiên nhiên này nhưng lại e ngại sử dụng nghệ lâu dài sẽ gây nóng gan do tinh dầu chưa trong củ nghệ. Tinh bột nghệ tách tinh dầu là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân đau dạ dày nói chung, viêm hang vị dạ dày nói riêng.

Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc cơ địa của mỗi người.