Top 7 # Hội Chứng Xoang Cảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Các Hội Chứng Lớn Về Mũi Xoang

MỤC TIÊU

1. – Trình bày được các đặc điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý ứng dụng trong

2 . Trình bày được các đặc điểm và nguyên nhân của các hội chứng chính trong bệnh học mũi xoang .

3 . Trình bày được các hướng xử trí của một số hội chứng trong bệnh học mũi xoang .

4. Tư vấn và phòng bệnh cho cộng đồng về một số bệnh thuộc mũi xoang .

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Tầm quan trọng của bệnh học mũi xoang

Bệnh lý mũi xoang rất thường gặp trong tai mũi họng .

Hệ niêm mạc của mũi xoang cũng là biểu mô đường hô hấp , nên các nhiễm trùng vùng mũi xoang có thể xảy ra đồng thời hoặc dễ gây biến chứng xuống thanh khí phế quản ,

1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý

Hốc mũi có ba cuốn mũi ( xoăn mũi ) , được phân chia làm hai tầng thở và ngửi

Hệ xoang mặt gồm có 5 đôi xoang được chia làm hai hệ xoang trước ( có lỗ dẫn lưu đổ vào khe mũi giữa ) và xoang Bau ( đổ vào khe mũi trên ) .

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH HỌC VÙNG MŨI XOANG

Các vếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhiêm trùng mũi xoang mang dr tính của các nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Các biến chứng của vùng mũi xoang thường xảy ra và gặp ở vùng tại mũi họng, đường hô hấp trên và dưới.

Vệ sinh phòng bệnh nhiễm khuẩn của mũi xoang vừa mang tính cá nhân môi trường và cộng đồng.

3. BA HỘI CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH HỌC MŨI XOANG

3.1. Hội chứng ngạt tắc mũi

3.1.1. Triệu chứng

Ngạt tắc mũi là hiện tượng không khí không đi qua hốc mũi một phần (ngat) hay hoàn toàn (tắc).

Đây là một dấu hiệu chủ quan của người bệnh nhưng có thể đo được khách quan qua thăm khám mũi và gương glatzen, hay đo trở kháng mũi.

Ngạt tắc ở một bên hoặc cả hai bên.

Ngạt, tắc, xảy ra thường xuyên, liên tục hoặc từng lúc.

Phải thở bằng miệng: thở ngáy khi ngủ.

3.1.2. Ảnh hưởng và các biến chứng của ngạt tắc mũi

Đối với miệng: khô rát họng, tăng tiết nhẩy phải đằng hắng luôn.

Không khí thở qua miệng không được lọc bụi, sưởi ấm và làm ẩm thường gây ra viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản…

Người bệnh nói giọng mũi kín nếu tắc mũi hoàn toàn, các phụ âm m đọc thành b, n đọc thành c,

Khi ngạt, tắc sẽ bị giảm hoặc không ngửi được.

Đối với chức năng nghe: do giảm thông khí của vòi nhĩ bệnh nhân sẽ bị ù tai, nghễnh ngãng.

Tắc mũi lâu, kéo dài làm cho trẻ em kém linh hoạt, chậm chạp, lười biêng, ngủ hay giật mình hoặc mê sảng, có cơn ác mộng và khóc thét.

Người lớn cũng bị nhức đầu, không tập trung tư tưởng và mệt mỏi.

3.1.3. Các nguyên nhân

a) Ở trẻ sơ sinh – Tịt lỗ mũi bẩm sinh

– Viêm mũi đặc hiệu sau đẻ, viêm mũi thông thường.

– Viêm quá phát VA

b) Ở trẻ em

– Viêm VA.

– Dị vật mũi.

– Viêm mũi xoang, polyp mũi.

– U xơ vòm mũi họng.

c) Ở người lớn

– Viêm mũi xoang, polyp mũi.

– Chấn thương mũi xoang, hàm mặt.

– Các khối u lành, ác tính của mũi xoang và vòm họng.

3.2. Hội chứng chảy mũi

Bình thường có thể xì mũi nhẩy ở mũi trước. Khi bị bệnh có thể chảy nước mũi trong, nhầy mũi, mũi mủ hoặc chảy máu mũi.

3.2.1. Chảy mũi trong

Chảy loãng, trong như nước lã, không làm hoen ố khăn tay. Cần phân biệt với chảy nước não tuỷ sau chấn thương vùng mũi xoang.

Do các nguyên nhân: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi cấp do cảm mạo thông thường.

3.2.2. Chảy mũi nhầy

Nước mũi chảy ra trong, nhờn, sánh như lòng trắng trứng gà hoặc trắng đục.

Do các nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính, viêm VA, viêm mũi cấp, cảm mạo ở giai đoạn cuối.

3.2.3. Chảy mũi mủ

Xì mủ ra mũi trước, mũi sau hoặc khịt xuống họng, mủ xanh, vàng, trắng đục, tanh, hôi hoặc thối, làm hoen ố khăn tay.

Do các nguyên nhân: viêm xoang cấp, mạn tính, viêm mũi xoang đặc: hiệu (lao, giang mai) do nấm, bạch hầu mũi, viêm mũi teo, dị vật mũi.

3.2.4. Chảy máu mũi

Có thể chảy ra mũi trước, mũi sau xuống họng chảy rỉ ít một khi xì, khịt khạc. Có thể bị chảy nhiều phải cấp cứu, vì có thể bị tụt huyết áp…

Do các nguyên nhân như các khối u lành, ác tính của mũi xoang, vách ngăn mũi, vòm họng, chấn thương và các bệnh lý toàn thân.

3.3. Rối loạn ngửi

3.3.1. Ngửi kém

Thường do tắc mũi không hoàn toàn khi viêm mũi, VA, lệch vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polyp mũi, khối u còn nhỏ trong hốc mũi.

3.3.2. Mất ngửi

Hoàn toàn không ngửi được mùi vị gì, thường do tổn thương dây thần kinh khứu giác số I do cúm, dị ứng, chấn thương, polyp mũi, khối u và viêm mũi cấp

3.3.3. Rối loạn về ngửi

Xảy ra khi bị u não, bệnh tâm thần: Bệnh nhân có ảo giác mùi thé , trong mũi.

3.4. Các dị tật và biến dạng vùng mũi xoang

Vùng mũi xoang tạo hình thể cân xứng, đẹp và khác nhau ở từng cá thể từng dân tộc, từng khu vực, từng châu lục.

Các dị tật bẩm sinh của hốc mũi, môi, vòm khấu cái… làm rối loạn hình thể và chức năng của mũi.

Các bệnh lý khối u mũi xoang ở giai đoạn muộn sẽ làm biến dạng vùng mũi xoang, hàm mặt, ổ mắt.

Các chấn thương của mũi xoang, hàm mặt cũng để lại dị chứng biến dạng của vùng này.

4. MỘT SỐ THĂM KHÁM L ÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CHO BỆNH LÝ MŨI XOANG

4.1. Thăm khám lâm sàng

Soi mũi trước bằng đèn Clar và soi mũi (spéculum).

Soi mũi sau gián tiếp bằng gương.

Nội soi mũi bằng optic phóng đại ống cứng hoặc ống mềm.

Tìm các điểm đau xoang.

Tìm sự biến dạng vùng mũi xoang.

Đo sự thông khí của mũi bằng gương Glatzen, đo trở kháng của mũi.

4.2. Thăm khám cận lâm sàng

Xét nghiệm chẩn đoán nấm và vi khuẩn trong mủ mũi và xoang.

Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng mũi xoang.

Các phương pháp chấn đoán hình ảnh: phim Blondeaux, Hirtz, sọ nghiêng, xương chính mũi, phim CT. scan, MRI.

Xét nghiệm chẩn đoán giải phẫu bệnh học để phát hiện nấm, lao, khối u.

Tìm hiểu mức độ thông khí của mũi và mức độ rối loạn về ngửi mùi.

5. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC BỆNH MŨI XOANG

5.1. Một số phương pháp cơ bản điều trị ngoại trú

5.1.1. Nguyên tắc

Chống phù nề.

Chống viêm.

Chống và giảm xuất tiết.

Chống nhiễm trùng.

Đảm bảo thông khí và dẫn lưu mũi xoang.

5.1.2. Một số phương pháp

Hướng dẫn cách xì mũi.

Hướng dẫn cách nhỏ mũi.

Cách rửa mũi.

Cách xông hơi tinh dầu.

Khí dung mũi xoang.

5.1.3. Một số thuốc nhỏ mũi

Thuốc co mạch.

Thuốc sát trùng.

Thuốc săn khô.

Một số loại thuốc nhỏ mũi dành cho bệnh nhân viêm xoang

5.2. Một số phương pháp điều trị theo tuyến chuyên khoa

Hút dịch mủ trong xoang theo phương pháp đối thế (Proetz).

Chọc rửa xoang hàm.

Điều trị viêm mũi xoang dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm.

Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang.

Phẫu thuật xoang cổ điển (mổ tiệt căn): mổ xoang hàm theo kiểu Cadwell – Luc, nạo sàng hàm, phẫu thuật Delima (mở tất cả các xoang).

Nội soi đông điện cầm máu mũi.

Các phẫu thuật thắt động mạch cầm máu mũi.

Các phẫu thuật mố ung thư vùng mũi xoảng.

Kết hợp phẫu thuật với điều trị tia xạ, hoá chất trong điều trị ung thư mũi xoang

6. PHÒNG BỆNH VÀ TƯ VẤN Ở CỘNG ĐỒNG

Vệ sinh, cải thiện môi trường, điều kiện sống.

Loại trừ các yếu tố nguy cơ.

Nâng cao sức đề kháng, dinh dưỡng, thể lực.

Vấn đề bảo hộ lao động trong môi trường độc hại bụi, khói…

Điều trị triệt để các ổ viêm kế cận như viêm VA, viêm amiđan

Vệ sinh răng miệng: súc miệng họng, đánh răng…

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho đúng. Vacxin phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Thông báo khi có các dịch của đường hô hấp.

Chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa kịp thời.

Hội chứng ngạt tắc mũi.

Hội chứng chảy mũi.

Rối loạn về ngửi.

Viêm mũi xoang thuộc về nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Xem tiếp: Viêm mũi cấp

NTH

Đăng bởi: Thành Chiến Bài Đăng : 04/01/2020 04:12:58

Cảnh Giác Với Triệu Chứng Đờm Có Máu Khi Bị Viêm Xoang

Tôi bị viêm xoang đã hơn 4 năm nay, ngoài các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, có đờm,… thì gần đây khi xì mũi, và khạc đờm thì tôi thấy đờm đặc có lẫn máu, khi nhạt màu khi lại đậm. Liệu như vậy là tôi bị gì, có phải bệnh xoang đã nặng hơn không (tôi hiện vẫn đang duy trì điều trị bằng thuốc uống và thuốc xịt)? Mong được giải đáp sớm, tôi cảm ơn! (Nguyễn Huệ Thu, Vĩnh Tuy – Hà Nội)

Chào bạn, để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi đã liên hệ với Thạc sĩ – Bác sĩ Đỗ Thanh Hà, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam và nhận được câu trả lời như sau.

Triệu chứng đờm có máu khi bị viêm xoang báo hiệu tình trạng của bệnh đang có nhưng diễn tiến phức tạp hơn và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể cũng nặng nề hơn. Dịch đờm được hình thành khi có hốc xoang bị nhiễm trùng, dịch này chảy ra mũi nếu xoang có vị trí phía trước, dịch các xoang còn lại thì dễ bị chảy ngược xuống họng khiến người bệnh cảm thấy ngứa cổ và muốn khạc nhổ. Dựa vào sắc thái của đờm khạc ra chúng ta có thể dự đoán bệnh tình đang ở mức độ nào.

– Nhận biết bệnh viêm xoang trán: điểm bị đau nhiều nhất chính điểm giữa trán, nằm ngay tại trung điểm của đường nối lông mày. Đau dữ dội nhất là buổi sáng, cao điểm là lúc 10 giờ.

– Xoang hàm bị viêm: thường do sâu răng gây nên, biểu hiện chính là bên hàm bị viêm đau nhức dữ dội, đờm lẫn dịch nhầy có mùi hôi thối rất khó chịu.

– Bị viêm xoang sàng trước: vùng giữa 2 mắt bị đau, mắt chướng, sưng to, có thể bị sưng cả ở mặt.

– Bị viêm xoang bướm, viêm xoang sàng sau: vì nằm ở vị trí ngóc ngách nên cơn đau cảm nhận ở trong, sâu trong vùng mặt bị nhức và lan xuống sau gáy.

Triệu chứng đờm có máu khi bị viêm xoang

Quan sát màu đờm chảy ra từ mũi hay khác ra từ cổ họng bạn có thể biết phần nào tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh viêm xoang.

– Hắt xì nhiều lần, nước mũi chảy ra trong màu và rất loãng: nếu vậy thì hốc xoang mũi của bạn vẫn còn an toàn, vi khuẩn chưa gây hại nhiều. cả xoang lẫn hốc mũi đều khỏe mạnh. Nếu có các triệu chứng như bị tác nghẹt mũi có thể khắc phục đơn giản và nhanh chóng.

– Dịch đờm trong nhưng có độ nhầy: đây là lúc bạn cần quan tâm hơn đến hệ hô hấp hơn vì chúng đang bị nhiễm khuẩn nhưng vẫn ở mức độ nhẹ. Để tình trạng nhiễm trùng không nghiêm trọng hơn bạn nên thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Dịch đờm đặc nhầy, màu xanh vàng hay trắng đục, có thể có mùi hôi thối: chứng tỏ xoang đang bị nhiễm trùng nặng và cần được cải thiện kịp thời. Khi có dịch đờm ở mức độ này thì các triệu chứng viêm xoang đã biểu hiện khá rõ. Người bệnh sẽ bị đau nhức ở vị trí xoang bị viêm.

Tổn thương ở cổ họng: dịch nhầy hình thành trong hốc xoang nếu bị chảy xuống dưới họng đồng thời gây thêm bệnh viêm họng. Biểu hiện điển hình của bệnh này là ngứa, đau rát họng và hình thành đờm đặc khiến bệnh nhân thường xuyên phải khạc nhổ. Chính hành động khạc nhiều lần khiến bề mặt niêm mạc của họng bị tổn thương và chảy máu.

Niêm mạc xoang, niêm mạc ở thành họng bị viêm nhiễm nghiêm trọng: Nếu có tổn thương quá nặng thì trên bề mặt sẽ có những vết loét hay ổ nhiễm trùng rỉ máu. Bệnh nhân khạc nhổ ra đờm đặc có lẫn máu tưoi hoặc các cục máu khô.

Khi bị viêm xoang mà phát hiện bị khạc ra đờm có dính máu bạn cần nhanh chóng đến bệnh viên chuyên khoa trình bày với bác sĩ, sau đó tiến hành kiểm tra để biết rõ tình hình và có biện pháp xử lý cho phù hợp. Hãy chữa trị khỏi bệnh viêm xoang càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Với quý độc giả muốn được Thạc sĩ – Bác sĩ Đỗ Thanh Hà tư vấn trực tiếp có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Tại Hà Nội – Cơ sở 1: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (04) 710 99 818 – 0974 026 239

Tại Hà Nội – Cơ sở 2: 123 Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (04) 710 92 668 – 0989 913 935

Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 710 99 818 – 0912 507 855

Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.

Điện thoại: (033) 657 0128 – 0972 606 773

Website: http://dongyvietnam.org

Email: info@dongyvietnam.org

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdongyvietnam/

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Viêm Xoang Và Cách Điều Trị

Theo số liệu thống kê, viêm xoang chiếm khoảng 2 – 5% dân số và chiếm từ 25 – 30% trong tổng số các bệnh về tai mũi họng. Bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát do người bệnh chủ quan, và rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Bệnh viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang, xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Do một nguyên nhân nào đó mà lớp niêm mạc bị phù nề, làm cho quá trình tiết dịch nhầy tăng lên và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn.

Phân loại bệnh viêm xoang

Thông thường, người ta dựa vào vị trí mắc bệnh và thời gian mắc bệnh mà chia chúng thành những dạng khác nhau.

Dựa vào vị trí mắc bệnh mà chúng ta có thể chia ra thành các loại viêm xoang như sau:

Viêm xoang hàm

Viêm xoang sàng

Viêm xoang trán

Viêm xoang bướm

Viêm đa xoang

Dựa vào thời gian mắc bệnh, chúng lại được chia thành:

Viêm xoang cấp: Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, vùng mặt đau nhức…). Bệnh diễn tiến trong thời gian ngắn, các triệu chứng thường đột ngột xuất hiện và biến mất sau khoảng 10 – 14 ngày. Thường thì viêm xoang cấp sẽ khỏi trong thời gian dưới 4 tuần.

Viêm xoang bán cấp: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân kéo dài từ 4 – 8 tuần

Viêm xoang mạn tính: Nếu viêm xoang cấp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách làm cho các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 8 tuần và có khi kéo dài dai dẳng trên 3 tháng.

Viêm xoang tái phát: Là tình trạng bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong cùng một năm.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng nên thường có những dấu hiệu như đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh rất khó khăn vì những dấu hiệu đặc trưng của bệnh không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu.

Bạn có thể phát hiện bệnh qua những dấu hiệu viêm xoang phổ biến sau đây:

Vùng xoang bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức và tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm mà người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó.

Viêm xoang hàm: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng má.

Viêm xoang trán: Người bệnh bị nhức giữa 2 lông mày, đau nhức trong khung giờ nhất định (thường là 10 giờ sáng).

Viêm xoang sàng trước: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.

Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Người bệnh cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

2. Hiện tượng chảy dịch

Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ thường xuyên có hiện tượng chảy dịch. Nếu bị viêm xoang trước, dịch sẽ chảy ra mũi trước, nếu bị viêm xoang sau dịch sẽ chảy xuống họng. Biểu hiện này khiến người bệnh bị khụt khịt, cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hay màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu.

Nghẹt mũi thường xuyên cũng là dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi tối khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm tỉnh dậy. Người bệnh có thể nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và rất mệt mỏi. Khi mà ngạt mũi, tắc mũi có thể bệnh nhân phải thở bằng miệng, mũi mất khả năng ngửi và tạm thời không nhận biết được mùi.

Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nặng, nó sẽ gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

5. Những dấu hiệu bị viêm xoang khác

Ngoài những biểu hiện của viêm xoang kể trên còn có một số biểu hiện khác như:

Hắt hơi sổ mũi liên tục

Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Khi nghiêng người về phía trước sẽ có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.

Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh.

Người bệnh không thể tập trung và không muốn ăn.

Triệu chứng viêm xoang nặng là viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.

Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào của bệnh viêm xoang bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay. Bởi nếu càng để lâu, viêm xoang sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm phế quản, biến chứng ở mắt, viêm màng não, biến chứng xương,…

Phương pháp điều trị viêm xoang

Nếu viêm xoang mũi cấp tính không được chữa trị sớm, chúng dễ chuyển sang viêm xoang mạn tính và tái phát nhiều lần. Việc chữa bệnh viêm xoang được cho là khá khó khăn bởi các dị nguyên gây dị ứng vẫn luôn tồn tại ở môi trường xung quanh nên việc kiểm soát bệnh lại càng khó khăn hơn.

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp nội khoa

Nội khoa là phương pháp thường được áp dụng để điều trị cho các trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Những loại thuốc được dùng bao gồm:

Kháng sinh

Thuốc chống viêm

Các loại thuốc co mạch chống xuất tiết

Thuốc kháng dị ứng

Việc dùng thuốc có thể giúp các triệu chứng được thuyên giảm nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng.

Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng nhờn thuốc, bệnh không những không được chữa khỏi mà còn làm nặng thêm. Nếu cần phải tiến hành rửa xoang hoặc bơm thuốc điều trị thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Chữa bệnh bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định cho các trường hợp sau:

Đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả. Bệnh viêm xoang kéo dài nhiều năm, dai dẳng không khỏi.

Có sự bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, vách ngăn mũi bị lệch. Trong trường hợp này, cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết căn nguyên.

Bệnh đã gây ra các biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào thần kinh thị giác.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không. Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng.

Bệnh nhân bị ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều…;

Viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở;

Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh;

Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ;

Viêm xương sọ;

Viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn…; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt…; thậm chí bị áp xe não, viêm não.

Phòng bệnh viêm xoang từ cách sống và thói quen sinh hoạt

Luôn giữ ấm cơ thể nhất trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.

Nếu thấy bị nghẹt mũi, sổ mũi cần phải có biện pháp xử lý ngay. Không được để tình trạng này kéo dài.

Đeo khẩu trang khi đi ra đường, đặc biệt là làm việc hoặc tới những nơi bụi bặm, nhiều hóa chất. Điều này không những giúp giữ ấm mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

Vệ sinh mũi họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi thức dậy, sau mỗi bữa ăn. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ phòng bệnh viêm xoang hiệu quả.

Nếu mắc bệnh viêm xoang mãn tính cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và tái khám định kỳ.

Không được tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi, dung dịch nhỏ mũi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả tươi, cá biển, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay ăn các thức ăn không lành mạnh.

Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Rèn luyện thân thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho bản thân.

Tránh căng thẳng mệt mỏi.

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày để tránh các bệnh về tai mũi họng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị viêm xoang cần đi khám ngay để được điều trị sớm, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Triệu Chứng Viêm Xoang Sàng Sau Và Cách Chữa Trị Xoang

Như chúng ta đã biết Việt Nam chúng ta là nước có khí hậu nóng ẩm thay đổi thất thường và cộng với sự ô nhiễm của mỗi trường nên dẫn đến các bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm xoang rất nguy hiểm .

Căn bệnh viêm xoang này gây đến ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân rất nhiều ,viêm xoang này được chia thành nhiều loại xoang khác nhau như viêm xoang sàng trước, viêm xoang bướm, viêm xoang trước , đặc biệt là bệnh viêm xoang sau thông với hốc mũi là một dạng xoang gây ra nhiều tác hại cũng như biến chứng, lại khó điều trị hơn so với các xoang.

Đau nhức đầu do viêm xoang sàng sau :

Đối với người bệnh viêm xoang sàng sau thường cảm thấy bị đau nhức ở 2 bên thái dương, đau âm ỉ ở cùng sau gáy hoặc vùng đỉnh đầu. Nguyên nhân là do các lỗ xoang sau thông với mũi, khi dịch nhầy (mủ) đặc tắc nghẽn gây đau nhức. Dịch này không chảy được ra đường mũi mà chảy xuống họng khiến người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ gây vướng vúi và khó chịu ở cổ họng. Một số triệu chứng khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh viêm xoang sàng nguy hiểm và có những dấu hiệu nặng hơn viêm mũi. Có nhiều người khi gặp một số triệu chứng này thì chỉ đơn thuần nghĩ mình đã mắc viêm mũi dị ứng theo mùa mà không hề phòng vệ với căn bệnh viêm xoang sau.

Viêm xoang sàng sau gây hôi miệng

Dịch mủ tồn tại thường xuyên ở họng gây ra mùi hôi, khiến cho hơi thở có mùi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác như vệ sinh răng miệng không hợp lý, ăn thức ăn có mùi, uống ít nước,… nên không được dùng để chẩn đoán viêm xoang sàng sau. Song trong trường hợp bạn đã loại bỏ các nguyên nhân khác gây hôi miệng mà dấu hiệu này vẫn không hết thì nên nghĩ tới viêm xoang sau.

Ho, viêm họng mãn tính do viêm xoang sàng sau :

Thường xuyên bị ho, ngứa rát cổ họng, khạc đờm nhiều, cổ họng bị viêm, nề đỏ, thậm chí còn có thể gây viêm thanh quản (ở người cao tuổi có thể bị viêm phế quản mãn tính). Biểu hiện ho xuất hiện nhiều, nhất là ho kéo dài về đêm, khó thở xảy ra nhiều ở trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi bị viêm xoang sàng sau, mủ xoang không chảy ra mũi mà chảy thẳng xuống đọng lại ở thành họng gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó việc thường xuyên khạc nhổ, khịt mũi gây đau rát, sưng đỏ.

Viêm xoang sàng sau gây lên mắt mờ :

Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người bệnh viêm xoang sàng. Mắt có thể bị mờ, nhòe từng lúc nhưng cũng có khi bị thường xuyên gây giảm thị lực. Với các trường hợp viêm xoang sàng nặng gây mất sức nhìn có thể phải phẫu thuật để cải thiện.

Ngoài các triệu chứng viêm xoang điển hình nêu trên, người bệnh có thể còn thường xuyên bị nóng sốt, cảm giác khó chịu,…

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang sàng sau:

Kháng sinh dùng uống: Kháng sinh dùng cho các loại viêm xoang sàng sau thường là: Amoxillin, hay Amoxillin – Clavulanate với bệnh nhân chưa kháng nhóm pemixillin thì dùng thuốc trên, còn đối với bị dị ứng với penixillin thì nên dùng các loại kháng sinh nhóm Cephalosporine.

Đối với các trường hợp nặng thì không chỉ dùng thuốc kháng sinh đường uống mà cần xác định được sự hấp thụ của kháng sinh điều trị viêm mũi dị ứng tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh uống dài ngày: Thường các bệnh viêm xoang sàng sau thường cần điều trị dài ngày để trị triệt để viêm cần phối hợp các loại kháng sinh dài ngày. Một số kháng sinh có tác dụng chống viêm diệt khuẩn như: Erythromycin, Clarithromycin và roxithromycin các loại kháng sinh này dùng trị kéo dài sẽ caỉ thiện triệt để các triệu chứng như tắc, nghẹt mũi, chống viêm, người ta còn kết luận các loại kháng sinh này còn có tác dụng giảm hình thành biofilm.

Việc sử dụng các loai kháng sinh trị viêm xoang sàng sau thì bệnh nhân chú ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì dễ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, làm khó khăn trong việc áp dụng điều trị bệnh hơn. Tuân theo đúng chỉ định dùng của bác sĩ về thuốc kháng sinh.

Dùng các thuốc làm loãng dịch tiết

Bệnh nhân bị viêm xoang sàng sau có thể dùng các loại thuốc giảm dịch tiết trong mũi như: Alpiachhymotrypsin, thuốc này có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng của bệnh ra ngoài.

Xông hơi xoang mũi

Dùng 1 tô nước sôi để trên mặt bàn, sau đó lấy khăn trùm lên đầu để cho hơi nóng lan tỏa đều ở không gian nhỏ trước mặt, hít hơi nóng giúp cho mũi bớt tính trạng ngạt, tắc xoang mũi. Đứng dưới vòi hoa sen xả nước ấm đủ làm mờ gương phòng tắm, những hơi ấm trong phòng tắm cũng giúp cho xoang mũi thông thoáng hơn.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.

Cây hoa cứt lợn: Hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ mũi hàng ngày . Hoa cứt lợn có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Đồng thời kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi

Bài thuốc chữa viêm xoang sàng sau :

Cách chữa bệnh viêm xoang sàng này được áp dụng từ lâu đời và được cho là rất có hiệu quả. Cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, đúng các lượng nguyên liệu như sau:

Nguyên liệu: 12g Hoàng Liên, 8g Bạc Hà, 12g Hoàng Cầm, 12g Hoàng Bá, 4g Chi Tử.

Cách làm: Các bạn đổ ba chén nước nấu kỹ rồi sắc hỗn hợp các vị thuốc lại còn một chén, uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.

Bài thuốc điều trị viêm xoang sàng sau :

Nguyên liệu: 12g Ma Hoàng, 8g hoa Tân Di, 12g Khương Hoạt, 12g Thương Nhĩ Tử, 6g Kinh Giới, 12g Phòng Phong, 4g Cam Thảo.

Cách làm: Các bạn đổ ba chén nước nấu kỹ rồi sắc hỗn hợp các vị thuốc lại còn một chén, uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài

Đào thải nhanh dịch mủ

Tiêu viêm, thông mũi

Diệt khuẩn, diệt nấm

Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết

Làm nhanh và khôi phục lại cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi

Chữa viêm xoang lâu năm, dai dẳng

Viêm xoang mãn tính thể nặng, viêm xoang tái phát

Ngạt mũi, ngứa mũi, nhức mũi, điếc mũi, chảy nước mũi, đau nhức đầu

Không độc hại cho mọi lứa tuổi.

Không chất kích thích, gây nghiện

Không còn tình trạng nước mũi xanh, vàng, hôi

Không còn tình trạng nghẹt mũi 1 bên, 2 bên như trước

Mũi của bạn dần cảm nhận được mùi nếu viêm xoang mãn tính gây điếc mũi

Hết mệt mỏi buồn ngủ, bạn sẽ tập trung làm việc hơn

Tình trạng đau nhức mắt, đau nửa đầu sẽ không còn