Top 12 # Hội Chứng Xẹp Phổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Xẹp Phổi: Kẻ Thù Thầm Lặng

Xẹp phổi được định nghĩa là sự giãn nở không hoàn toàn của cả lá phổi hoặc chỉ một thuỳ phổi. Về mặt mô học, xẹp phổi là một cụm các phế nang xẹp, không có sự trao đổi O 2 và CO 2. Trong lịch sử, xẹp phổi được phát hiện lần đầu tiên qua xét nghiệm tử thi vào năm 1819.

Có nhiều nguyên nhân gây ra xẹp phổi. Xẹp phổi về bản chất là một biến chứng của nhiều loại bệnh lý cấp và mạn tính ở mọi độ tuổi. Bệnh c ó thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, hoặc có thể do nguyên nhân ngoài phổi và cả trong phổi.

Trong đó, phổi trái chỉ có 2 thuỳ: trên, và dưới.

Phổi phải có 3 thuỳ: Trên, giữa và dưới.

Khí quản sẽ phân chia thành 2 phế quản chính (trái và phải) đi vào 2 phổi, sau đó lại chia thành rất nhiều nhánh để đi vào từng thuỳ phổi, phế quản thuỳ lại chia thành nhiều phân thuỳ, tiểu phân thuỳ,… cho đến đơn vị nhỏ nhất là phế nang. Dễ nhận thấy rằng phế quản có hình dạng cành cây và phế nang là lá cây. Khi cành cây phía trước càng lớn (hoặc phế quản càng lớn) bị ảnh hưởng thì càng nhiều vùng lá cây phía sau bị ảnh hưởng.

Ở ngoài phổi được bao bọc trực tiếp, dính chặt bởi màng phổi tạng. Màng phổi thành sẽ dính chặt vào mặt trong thành ngực.

Ở người bình thường, 2 màng phổi thành và màng phổi tạng sẽ áp sát nhau, khi lồng ngực nở ra thì phổi nở ra, khi lồng ngực xẹp lại thì phổi xẹp lại, ngoài ra, khi hít vào phổi có thể nở xuống phía bụng, do màng phổi hoành (một phần của màng phổi tạng) sẽ đi xuống phía dưới, bởi vì phần màng phổi này dính chặt với một cơ hô hấp đặc biệt, tên là cơ hoành. Cơ quan này có vai trò là di chuyển xuống phía dưới để phổi nở ra.

Sự áp sát của màng phổi thành mà màng phổi tạng là do áp lực âm giữa 2 màng này.

Xẹp phổi xảy ra do 3 cơ chế chính:

Còn được gọi là xẹp phổi do tắc nghẽn. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất.

Khi phế quản bị tắc nghẽn, không có hoặc có một ít không khí đi vào hoặc ra khỏi phế nang.

Trong khi đó, mạch máu ở phổi, phế nang vẫn đến và đi để trao đổi khí bình thường, dẫn đến lượng khí này sẽ bị dòng máu hấp thu và làm cho phế nang xẹp lại.

Tình trạng này diễn ra ở 1 cụm các phế nang sẽ dẫn đến tình trạng xẹp phổi, sự tắc nghẽn gần như hoàn toàn này xuất hiện ở vị trí phế quản càng lớn thì mô phổi bị xẹp càng nhiều.

2.2.1 Do xuất hiện khối u:

Ung thư biểu mô phế quản (là loại thường gặp nhất của ung thư phổi).

Carcinoid (ung thư nội tiết).

Các khối u di căn.

Lymphoma (Ung thư hạch lympho thường là trong trung thất).

Ít gặp hơn là các loại u mỡ, u cơ.

2.2.2 Do viêm:

Lao (u hạt, viêm hẹp phế quản).

Sarcoidosis (bệnh lý do cơ quản miễn dịch bị rối loạn).

2.2.3 Nguyên nhân khác:

Nhĩ trái lớn: Đây là một trong 4 buồng tim, khi lớn sẽ đè ép phế quản của phổi trái.

Dị vật: Do bệnh nhân nuốt vào, nhưng không rơi vào thực quản mà vào phế quản. Đây cũng là nguyên nhân cấp tính duy nhất trong nhóm, thường xuất hiện triệu chứng của nuốt sặc (đột ngột da mặt tím tái, ho sặc, cảm giác nuốt phải dị vật). Sau khi tắc nghẽn xảy ra ở một người bình thường, xẹp phổi sẽ xảy ra trong 24 tiếng đầu tiên.

Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu trong xẹp phổi do hấp thu.

Thường gặp ở bệnh nhân hậu phẩu đặc biệt là mổ tim, đau ngực, đau bụng, chấn thương ngực.

Sử dụng thuốc ức chế hô hấp (Đặc biệt là Morphine, codein).

Bệnh lý ức chế thần kinh trung ương.

Viêm phế quản phổi.

Viêm phế quản.

Ở trẻ em có thể gặp Viêm tiểu phế quản.

Ở nhóm bệnh nhân thở oxy liều cao sẽ dễ dàng bị xẹp phổi hơn (tỷ lệ oxy / không khí bình thường là 21%, với 79% còn là là nitơ). Do nitơ di chuyển từ phế nang và máu chậm hơn nhiều so với oxy.

Ở đối tượng có tắc nghẽn phế quản cấp tính, nếu cho bệnh nhân thở với nồng độ oxy là 100% thì sau 1 tiếng, bệnh nhân sẽ bị xẹp phổi.

2.3.3 Do nhóm các phế nang bị đè ép, dẫn đến xẹp (compressive atelectasis):

Khối u lớn phía ngoài chèn ép vào phế nang (Khối u không nằm trên phế quản).

Khí bị giữ lại trong nhóm các phế nang kế cận làm nhóm phế nang này căng phồng, chứa rất nhiều khí, nhóm phế nang này chèn ép làm xẹp các phế nang xung quanh.

Tràn khí màng phổi (khí quá nhiều trong khoang màng phổi) sẽ đè xẹp các phế nang lân cận.

Tương tự đối với tràn dịch màng phổi (dịch quá nhiều trong khoang màng phổi).

Khối u màng phổi.

2.3.5 Thoát vị hoành: Cơ hoành có 1 lổ bất thường bẩm sinh, ruột trong bụng sẽ đi lên lồng ngực, chèn ép phổi, làm xẹp phổi và thường nằm bên trái.

2.4 Rối loạn hoặc giảm tạo Surfactant (chất giúp các phế nang không bị xẹp dù bạn thở ra hết sức)

Bệnh màng trong (thường gặp ở trẻ sơ sinh rất non tháng).

Thuyên tắc phổi (cơ chế chưa rõ ràng).

Bệnh bụi phổi do than đá: Thường là công nhân ở mỏ than, xẹp đỉnh phổi 2 bên.

Tuỳ thuộc một hay nhiều thuỳ phổi hơn bị ảnh hưởng, nguyên nhân gây ra xẹp phổi và tuổi của bệnh nhân.

Thông thường, hầu hết bệnh nhân xẹp phổi không có triệu chứng.

Khám có thể ghi nhận âm phổi giảm (rì rào phế nang), gõ ngực sẽ ghi nhận âm thanh đục hơn bên đối diện, rung động của phổi khi nói (rung thanh) cũng giảm so với bên đối diện.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có thể có ho, sốt, sụt cân, thở nhanh, đau ngực.

Là cận lâm sàng đầu tiên, cơ bản nhất để phát hiện xẹp phổi, đôi khi còn phát hiện cả nguyên nhân gây ra xẹp phổi.

3.2.1 Dấu hiệu trực tiếp:

Mạch máu và phế quản co cụm: Dấu hiệu này chỉ được nhận diện khi trong thuỳ phổi bị xẹp còn chứa ít không khí, lúc này các phế quản, mạch máu tụ tập lại về vùng tốn thương.

Ngược lại, khi phổi đã xẹp hoàn toàn thì dấu hiệu này sẽ mất đi. Lúc này co kéo rãnh liên thuỳ bé sẽ là dấu hiệu còn lại duy nhất.

3.2.2 Dấu hiệu gián tiếp:

Đám mờ ở phổi (màu trắng).

Khí quản, tim, vòm hoành, trung thất bị kéo lệch về phía tổn thương.

Khoang giữa 2 xương sườn kế nhau bị thu hẹp lại bên phổi xẹp.

Phổi còn lại tăng thông khí (đen hơn, bù trừ cho bên phổi mất chức năng)

Một điều thú vị là ở phổi bị xẹp, áp lực trong khoang màng phổi sẽ giảm. Và theo cân bằng áp lực, thì dịch trong mạch máu sẽ bị đẩy vào khoang này (do áp lực trong mạch máu lớn hơn áp lực trong khoang màng phổi).

3.2.3 Những ví dụ về đặc trưng XQ của xẹp phổi, thuỳ phổi:

Đám mờ cả một bên phổi, co kéo toàn bộ tim, khí quản, thậm chí là phổi bên đối diện về phía tổn thương.

Thuỳ trên phổi phải

Đám mờ nằm ở phía trên hoặc giữa, kéo cơ hoành lên trên, kéo rãnh liên thuỳ bé. Đôi khi có thể thấy dấu hình chữ S (hay Golden sign), gợi ý một khối u ác tính.

Thuỳ giữa phổi phải

Xác định tốt nhất trên phim phổi nghiêng, khi rãnh liên thuỳ bé và lớn gần như thành một. Xoá mờ bóng tim trên phim XQ ngực thẳng.

Bên cạnh XQ ngực thì siêu âm phổi và CT scan cũng là những công cụ thích hợp để chẩn đoán xác định và nguyên nhân gây ra xẹp phổi.

Khi nghi ngờ tổn thương trong lòng phế quản gây xẹp phổi, khó xác định bản chất trên XQ thì nội soi phế quản là lựa chọn thích hợp, kể cả chẩn đoán cũng như điều trị những nguyên nhân như dị vật đường thở.

3.2.4 Những bệnh lý gần giống xẹp phổi trên X – Quang

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây xẹp phổi, ta sẽ có cách điều trị khác nhau. Việc đi ều trị chung cho tất cả các trường hợp là không có.

Sau gây mê, có một số lưu ý:

Trong vòng 24 giờ sau mổ, hầu hết sau gây mê sẽ làm giảm chức năng phổi thoáng qua.

Cần đổi tư thế bệnh nhân từ nằm sang ngồi.

Tập cho bệnh nhân hít thở sâu.

Hoạt động trở lại sớm nhất có thể.

Hút đàm nhớt (ở bệnh nhân còn đặt nội khí quản).

Thở máy dưới áp lực dương.

Ngoài ra còn có thể điều trị thuốc như:

Loãng đàm (acetylcystein) đặc biệt là ở bệnh nhân xơ nang.

Nội soi phế quản như đã nêu, là một phương pháp chẩn đoán, điều trị tương đối xâm lấn, sẽ làm bệnh nhân khó chịu nhiều, nhưng có giá trị cao trong khoảng 76% các trường hợp xẹp phổi nói chung.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Xẹp Phổi Là Gì

Xẹp phổi là hiện tượng thử thách với nhiều bác sĩ bởi rất dễ dàng bị lầm lẫn với một số tổn thương khác, có nguy hiểm không? Cùng Maytaooxy tìm hiểu nguyên nhân xẹp phổi? các dấu hiệu triệu chứng xẹp phổi thường gặp.

– Về mặt mô học, xẹp phổi là một cụm các phế nang xẹp, không có sự trao đổi O2 và CO2. Vào Năm 1819 xẹp phổi được phát hiện lần đầu tiên qua xét nghiệm tử thi. Cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề hô hấp khác, bao gồm cả xơ nang, hít phải các vật lạ, các khối u phổi, dịch trong phổi, hô hấp yếu và chấn thương ngực.

– Theo nghiên cứu xẹp phổi về bản chất là một biến chứng của nhiều loại bệnh lý cấp và mạn tính ở mọi độ tuổi hiện nay.

Không chắc chắn 100% nhưng xẹp phổi có thể là kết quả của tình trạng tắc nghẽn đường thở hay áp lực từ bên ngoài phổi (không tắc nghẽn). Đa số người từng phẫu thuật đều mắc phải tình trạng xẹp phổi bởi nguyên do gây mê, việc thay đổi cách bạn hô hấp và sự hấp thu các chất khí cũng như áp lực, điều này có thể khiến cho các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp ở mức độ nào đó.

Nguyên do tắc nghẽn

– Vật lạ: Xuất hiện nhiều ở trẻ khi hít vào một vật lạ, chẳng hạn như đậu phộng hoặc một phần đồ chơi nhỏ vào phổi

– Hẹp đường hô hấp chính do bệnh: nhiễm trùng mãn tính nấm, lao, … gây sẹo và làm hẹp đường hô hấp chính

– Chất nhầy: tình trạng tích tụ chất nhầy trong đường hô hấp đặc biệt sau phẫu thuật vì bạn không thể ho

– Khối u đường hô hấp: tăng trưởng bất thường có thể làm hẹp

– Cục máu đông: bạn không thể ho ra khi có nhiều máu chảy vào phổi.

Nguyên do không tắc nghẽn

– Chấn thương: vùng ngực khiến bạn không dám thở sâu (do đau) làm nén đè phổi

– Tràng dịch màn phôi: bởi tích tụ dịch giữa các mô lót phổi (màng phổi) và bên trong thành ngực

– Sẹo mô phổi: có thể được gây ra bởi chấn thương của bệnh hoặc phẫu thuật, lúc này xẹp phổi không nghiêm trọng

– Khối u: lớn có thể ép và làm xẹp phổi, chứ không làm tắc nghẽn đường dẫn khí

Dấu hiệu triệu chứng xẹp phổi

Xẹp phổi có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng xẹp phổi có thể bao gồm: thở nhanh nông, ho và khó thở. Hãy những triệu chứng khác khó nhận biết có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ:

– Bởi vì cơ địa mỗi người là khác nhau, có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Xẹp phổi có thể diễn ra khi đang nằm viện, bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu bị khó thở, cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời

– Nếu hơi thở trở nên ngày càng khó khăn, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Tham khảo phương pháp điều trị bệnh xẹp phổi?

Điều trị xẹp phổi nhanh khỏi bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ khối u thì phương pháp điều trị có thể bao gồm việc loại bỏ hoặc làm nhỏ khối u bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

Vật lý trị liệu: Kỹ thuật trị xẹp phổi giúp bệnh nhân có thể hít thở sâu sau khi phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp, bạn sẽ được hướng dẫn trước khi phẫu thuật như ho, vỗ tay vào ngực ở vùng xẹp phổi để làm lỏng chất nhầy, thực hiện hít thở sâu, dạng thoát dịch tư thế hãy để đầu thấp hơn so với ngực

Phẫu thuật hay thủ thuật khác: Bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các vật cản đường dẫn khí thông qua quy trình hút chất nhầy hoặc nội soi phế quản (bác sĩ sẽ dùng luồng ống xuống cổ họng để làm sạch đường hô hấp)

Khám Phá Bệnh Gan Và Hội Chứng Gan Phổi

Hội chứng gan phổi thường gặp ở bệnh nhân có bệnh gan làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của phổi. Bệnh gây khó thở, mạch máu phổi bị giãn rộng giảm khả năng cung cấp ôxy đến các mô trong cơ thể.

Mắc bệnh gan sẽ dẫn đến hội chứng gan phổi

Hội chứng bao gồm 3 triệu chứng chính: suy chức năng gan, giãn mạch máu phổi và rối loạn khí máu động mạch. Mức độ giãn mạch máu trong phổi từ 15 – 160 micron, làm quá tải tưới máu dẫn đến tình trạng thông khí tưới máu không cân bằng và là nguyên nhân chính gây thiếu ôxy máu. Triệu chứng điển hình của hội chứng gan phổi là khó thở, cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi cũng khó thở ở bệnh nhân đã bị bệnh gan nhiều năm. Triệu chứng sẽ nặng hơn trong tư thế đứng thẳng vì từ tư thế nằm sang tư thế đứng, áp suất ôxy trong máu động mạch giảm 5% hoặc xuống thấp hơn 4mmHg. Nguyên nhân gây khó thở do các biến chứng của bệnh gan như thiếu máu, cổ trướng, tụ dịch, hay thoái hóa cơ vân. Các triệu chứng khác như: có nhiều mạch máu li ti kết tỏa thành hình mạng nhện trên da; móng tay hình dùi; da bệnh nhân thường bị chứng xanh tím tái do thiếu ôxy trầm trọng.

Xét nghiệm: đo khí máu động mạch thấy nồng độ cũng như áp xuất ôxy trong máu động mạch giảm so với bình thường. Siêu âm tim thấy hình ảnh các bong bóng nhỏ với đường kính trên 10µm để phát hiện sự giãn nở mạch máu phổi. Do trong thủ thuật này thầy thuốc tiêm dung dịch nước muối đã lắc mạnh vào tĩnh mạch ngoại biên sẽ tạo thành các tiểu bong bóng trong lòng mạch. Theo hệ tuần hoàn máu, những tiểu bong bóng này trở về tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải rồi được đưa đến phổi qua động mạch phổi. Bình thường, các tiểu bong bóng này không qua được hệ mao mạch ở phổi vì đường kính chỉ dưới 8-15µm. Nếu hệ mao mạch giãn nở bất thường thì ta có thể thấy những hạt bong bóng ti li trên hình ảnh siêu âm của nhĩ trái.

Kỹ thuật Scan để tìm đại phức hợp albumin-technetium-99m cũng có cơ chế tương tự với siêu âm tim: tiêm nguyên tố phóng xạ nhân tạo technetium-99m vào máu tĩnh mạch, chất này sẽ gắn kết với albumin trong huyết tương, phức hợp này đi đến phổi, xuất hiện ở thận, não theo dòng máu. Bình thường, albumin có đường kính từ 20-60µm, không đi qua được các mao mạch phổi có đường kính dưới 8µm, chỉ khi giãn mạch máu thì nó mới đi qua được nhanh chóng. Chụp Xquang ngực sẽ thấy các vùng tổ ong, nguyên nhân do các mạch máu giãn làm tăng độ mờ đục của ảnh ở vùng đó. Độ mờ đục tăng từ 5-13,8% ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính và tăng 46-100% ở bệnh nhân bị hội chứng gan – phổi. Chụp cắt lớp giúp chẩn đoán giãn mạch máu, mức độ giãn tăng dần ở những nhánh cuối đến màng phổi. Chụp mạch phổi để kiểm tra tình trạng tưới máu.

Ðiều trị và phòng bệnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc điều trị bằng thuốc đều không cho kết quả.

Liệu pháp thở ôxy sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng thiếu hụt ôxy nghiêm trọng mặc dù hiệu quả và lợi ích của nó không có giá trị lâu dài. Biện pháp cơ học tạo đường nối thông tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ bằng phương pháp TIPS giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, song phương pháp này lại gây tăng tuần hoàn máu, giãn mạch máu phổi và làm hội chứng gan phổi trầm trọng hơn.

Phẫu thuật ghép gan là phương pháp điều trị thành công duy nhất, nhưng tỉ lệ tử vong sau mổ cũng như thời gian từ lúc cấy ghép gan đến khi giảm tình trạng thiếu ôxy trong máu động mạch vẫn tăng cao ở bệnh nhân thiếu ôxy máu nặng.

Phòng bệnh: cần đo khí máu động mạch ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính, những người có triệu chứng khó thở hoặc sắp tiến hành ghép gan. Cấy gan của bệnh nhân đã ghép gan kết hợp với việc theo dõi sát các triệu chứng lâm sàng để có thể kiểm soát tốt hội chứng và điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân đã mắc hội chứng gan phổi nên được ưu tiên ghép gan để có hiệu quả điều trị lâu dài.

theo sức khỏe đời sống

Hội Chứng Tam Nhiễm Hội Chứng Siêu Nữ

Hội chứng tam nhiễm còn được gọi là hội chứng siêu nữ hoặc 47, XXX, một rối loạn di truyền. Cứ 1000 phụ nữ sinh ra sẽ có 1 phụ nữ nhiễm hội chứng này.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều giữa các cô gái và phụ nữ mắc hội chứng ba X. Nhiều trường hợp không có đấu hiệu của bệnh hoặc chỉ xuất hiện với các triệu chứng rất nhẹ. Các biểu hiện triệu chứng có thể thấy gồm:

Chậm phát triển các kỹ năng nói và ngôn ngữ,

Các kỹ năng vận động, chẳng hạn như ngồi dậy và đi bộ kém phát triển

Mất khả năng học tập, chẳng hạn như khó đọc hiểu hoặc làm toán.

Các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như rối loạn thiếu tập trung / hiếu động thái quá hoặc các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.

Vấn đề tâm lý, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm.

Đôi mắt rộng.

Ngón tay hồng hào cong bất thường, bàn chân phẳng.

Xương ức hình dạng bất thường.

Huyết áp thấp.

Khuyết tật ở thận, tim.

Kinh nguyệt không đều.

Suy buồng trứng sớm hoặc bất thường buồng trứng..

Dị tật bẩm sinh.

Nguyên nhân gây lên hội chứng tam nhiễm

Mặc dù hội chứng tam nhiễm (xxx) là do di truyền, nhưng nó thường không được di truyền đó một di truyền ngẫu nhiên trong quá trình hình thành phôi thai và tinh trùng..

Nhiễm sắc thể là các phân tử được tìm thấy trong các tế bào di truyền, như da, mắt và màu tóc và giới tính. Mọi người thường được sinh ra với 46 nhiễm sắc thể, bao gồm một cặp nhiễm sắc thể giới tính: XY (nam) hoặc XX (nữ). Do một sự cố ngẫu nhiên trong cách các tế bào ngay sau khi thụ thai, thai nhi giới tính nữ có thể nhận được ba nhiễm sắc thể X, dẫn đến bộ ba nhiễm sắc XXX. Trường hợp một số thai nhi có nhiễm sắc thể X thứ ba trong một số tế bào, dẫn đến trẻ sinh ra và lớn lên không có hoặc có triệu chứng rất nhẹ. của rối loạn.

Trường hợp trẻ sinh ra với ba X, cần nhớ là bạn không thể làm gì để ngăn chặn được hội chứng này.

Đối tượng có nguy cơ sinh con mắc hội chứng tam nhiễm?

Phụ nữ sinh con sau tuổi 35.

Phụ nữ tùy ý sử dụng các loại thuốc không theo đơn để trị bệnh.

Phụ nữ làm việc lâu dài trong môi trường độc như hóa chất, bức xạ….trong thời kỳ mang thai.

Nếu sinh con mang hội chứng Tam nhiễm điều trị như thế nào ?

Tôi có thể chẩn đoán hội chứng tam nhiễm khi nào ?

Hầu hết phụ nữ và trẻ em gái mắc hội chứng tam nhiễm không có biểu hiện bất kỳ dấu hiệu bên ngoài nào. Họ sống cuộc sống bình thường, đó là lý do tại sao rất nhiều trường hợp không bị phát hiện. Một chẩn đoán có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm này có thể được thực hiện sau khi sinh bằng cách lấy mẫu máu. Nó cũng có thể được thực hiện trước khi sinh bằng các xét nghiệm phức tạp hơn như chọc ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm, phân tích các mô và tế bào của thai nhi. Đó là những xét nghiệm đều mang lại kết quả chính xác nhưng tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn như nhiễm trùng ối hay sẩy thai.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT đang dần trở thành xét nghiệm hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng. NIPT là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải, Tại Genlab phương pháp có độ chính xác lên tới 99,99%. quy trình xét nghiệm NIPT và lấy mẫu tại GENLAB đảm bảo an toàn tuyệt đố i cho cả thai nhi và thai phụ. Xét nghiệm được thực hiện được từ rất sớm, ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ chỉ bằng 7-10 ml máu mẹ, tuyệt đối an toàn cho mẹ bầu. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể kết luận được thai nhi có mắc phải các hội chứng tam nhiễm hay không. Để biết thêm thông tin hoặc để sắp xếp một cuộc hẹn, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0968 589 489