Top 3 # Hội Chứng Viêm Tai Giữa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Và Cách Chữa Viêm Tai Giữa Ở Trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Mẹ đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa?

Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh trẻ em phổ biến đến mức 75% bé sớ sinh mắc phải. Tuy phổ biến nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh.

Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian), có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi, đồng thời giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, nơi đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.

Vì vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn, rộng và phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này. Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, trẻ nhỏ thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi bị viêm tai giữa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xem xét lại quá trình chăm sóc bé, có thể là do những bất cần nào đó dẫn đến các yếu tố nguy cơ tấn công:

– Nhiễm bệnh từ nhà trẻ

– Nằm xuống trong khi ăn và uống

– Tiếp xúc với khói thuốc lá

– Tiếp xúc với không khí ô nhiễm

– Thay đổi đột ngột độ cao

– Đã từng bị bệnh viêm tai giữa và bệnh tái phát

– Khí hậu lạnh, bị cảm cúm, viêm xoang hoặc trẻ bị cảm lạnh trước đó.

Triệu chứng viêm tai giữa ở em bé sơ sinh

Đau tai là một dấu hiệu chung thường gặp của viêm tai giữa ở trẻ. Việc sớm điều trị bệnh cho bé sẽ mang lại nhiều kết quả tươi sáng hơn. Do đó, việc chúng ta cần học cách đọc được “ngôn ngữ đau tai” của bé. Một dấu hiệu bạn sẽ dường như không thấy khi bé bị viêm tai giữa, đó là trẻ sơ sinh bị sốt. Trừ khi bé bị viêm đường hô hấp nặng thì thân nhiệt của bé lúc này mới tăng lên.

Mũi của bé là nơi sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Vì lúc viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh, do đó dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé.

Một kịch bản thường thấy ở trẻ là đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong, lúc này bé chưa bệnh. Cho đến một vài ngày sau đó, khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.

Ngoài ra, bé sẽ thường thức giâc vào ban đêm và tỏ ra đau đớn, nhất là khi thời tiết trở lạnh, lúc này là lúc bé phát tín hiệu “khẩn cấp” cho bạn rồi đấy.

Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, lúc này bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai lúc này cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.

Một dấu hiệu khác khi trẻ bị viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Khi bạn thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, bạn có thể nghĩ đến khả năng bé bị viêm tai giữa. Ở những tháng đầu đời, mắt của bé có thể ra ghèn, trường hợp này đơn giản là bé bị tắc tuyến lệ nhưng khi đi kèm với biểu hiện này là một cơn cảm lạnh, nhất là khi bé đã lớn hơn, điều này cho thấy vùng xoang nào đó hay tai của bé đang bị viêm.

Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Khả năng nghe của bé phụ thuộc vào sự rung đúng nhịp của màng nhĩ và vùng tai giữa. Việc viêm tai tái đi tái lại sẽ làm tổn thương màng nhĩ cũng như khả năng rung của nó, điều này sẽ làm khả năng nghe của bé bị kém đi. Đó là lý do tại sao bệnh viêm tai giữa được xem là nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn bé đang tập nói.

Việc thính lực bị giảm sút định kỳ như vậy sẽ làm hạn chế khả năng nói cũng như làm cho bé gặp phải một số vấn đề về ngôn ngữ ở bé và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bé sau này.

Khi bạn không biết mình nên làm gì thì việc nên làm là cho bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và có hướng điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ kiểm tra mang nhĩ ở 2 tai và hệ hô hấp của bé để có thể chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc.

Hầu hết các bệnh viêm tai từ nhẹ đến vừa sẽ hoàn toàn khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Chính vì vậy mà Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bác sĩ phương pháp tiếp cận bệnh là “quan sát và chờ”

Quan sát ở đây có nghĩa là tập trung vào những biểu hiện của bé, xem bé có bị đau hơn không. Còn chờ có nghĩa là bác sĩ sẽ không sử dụng kháng sinh ngay cho bé, ngay cả khi đã xác định được vùng tai giữa của bé có ứ dịch. Sau 2-3 ngày mà bệnh của bé không tiến triển, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh cho bé.

Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa hay viêm tai giữa cấp đều cần vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sơ bộ như sau:

– Dùng khăn mặt rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai

– Sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai

– Hoặc dùng thuốc rửa tai hằng ngày để bệnh nhanh khỏi.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh

– Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé

– Cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo thành góc nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong.

– Giữ bé tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Và tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh bé.

– Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa. Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.

– 7 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn không cần dùng đến thuốc

– Chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị sốt

Những Triệu Chứng Bệnh Viêm Tai Giữa

Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác.

Viêm tai giữa là một trong các bệnh về tai khá phổ biến thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên số người lớn bị viêm tai giữa cũng không phải là ít. Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác. Vậy viêm tai giữa là gì và triệu chứng bệnh viêm tai giữa có những biểu hiện như thế nào?

Cấu tạo của tai được chia làm 3 phần bao gồm: tai trong, tai giữa và tai ngoài.

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng

Viêm tai giữa cấp là dạng viêm tai thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do cấu trúc tai chưa được hoàn thiện. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và tích cực, viêm tai giữa cấp có thể trở thành viêm tai giữa mãn tính hay các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hay liệt dây VII ngoại vi.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm tai giữa:

Đối với trẻ em: Viêm tai giữa thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Đây là dạng viêm cấp do nhiễm trùng hay do ứ đọng dịch trong vòm tai. Viêm tai giữa ở trẻ em có thể hình thành do 1 số tác nhân sau:

– Viêm tai giữa thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: Viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amiđan cấp. Vi khuẩn từ các ổ viêm này lây lan dần lên tai gây ra bệnh.

– Do cấu tạo vòi nhĩ ở trẻ em ngắn, khẩu kính to hơn so với người lớn nên vi khuẩn cũng sẽ dễ dàng lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa và khóc.

– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm, dễ tiết dịch do phản ứng với các kích thích làm ứ dịch nhiều trong tai gây viêm tai giữa.

– Nước đọng trong tai khi tắm cũng có khả năng gây ra bệnh.

Đối với người lớn: Do lúc này cấu trúc tai đã phát triển hoàn thiện nên hiếm gặp các nguyên nhân gây viêm tai giữa như trẻ nhỏ. Thông thường với người lớn viêm tai chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

– Viêm tai giữa từ nhỏ chưa được điều trị triệt để dần thành viêm tai giữa mãn tính.

– Do dùng vật cứng, nhọn hay dùng chung các dụng cụ ngoáy tai làm tai bị tổn thương hay nước bẩn có điều kiện xâm nhập vào tai.

– Viêm từ tai ngoài hoặc biến chứng từ một số bệnh như viêm mũi, viêm xoang

Với trẻ em: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm đau tai nhất là khi nằm xuống, sốt, nhức đầu, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, khó ngủ và cáu kỉnh hởn bình thường, thoát dịch chất lỏng từ tai…

Với người lớn: Đau tai, giảm thính giác, thoát dịch chất lỏng từ tai, đau họng…

Nếu thấy bản thân hay con của mình có những triệu chứng bệnh viêm tai giữa như trên, tốt nhất là bạn nên ra các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và có lộ trình điều trị phù hợp tránh để lâu xuất hiện các biến chứng làm bệnh trở nên khó điều trị hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể dùng thuốc đông y cũng khá tốt và rất đơn giản:

Bước 1 : Vệ sinh tai sạch làm hết dịch mủ bằng bông sạch và oxy già

Bước 2 : Thổi thuốc vào tai với một lượng nhỏ

Bước 3: Sau khi dùng hết thuốc thổi, dùng tiếp một lọ nhỏ chống tái, mỗi ngày nhỏ 2-3 lần.

Vì nhiều trẻ em bị và vẫn còn rất bé, nên không thể đặt ống hay phẫu thuật được, vì vậy, với các sử dụng này cũng có thể là một cách khá hay và cũng nhanh khỏi.

Tuy nhiên lưu ý:

Khi dùng thuốc chữa gia truyền này, không nên ăn các đồ ăn gây mủ như : xôi, trứng gà, khoai lang, ngô nếp, khoai lang, rau muống,…Sau thời gian điều trị thì vẫn có thể ăn uống như bình thường. Và nên sử dụng thuốc đều đặn trong đợt điều trị, không được ngắt quãng, phải dùng hết đơn thuốc thì kết quả mới tốt nhất.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em

Ngày đăng : 03-05-2018 – Lượt xem : 710

Viêm tai giữa – bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, việc tìm hiểu các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng, giúp các bậc phụ huynh có những biện pháp chữa trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu viêm tai giữa của trẻ như thế nào?

Viêm tai giữa là bệnh do nhiễm trùng gây ra, được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh này thường gặp ở những trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng có cấu trúc tai có hòm nhĩ và họng mũi nằm ngang, ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm và lây lan bệnh lên tai giữa. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em sẽ bao gồm:

Các triệu chứng ở giai đoạn này thường hay bị nhầm lẫn với các biểu hiện của những bệnh lý khác. Do đó, thường hay bị bỏ qua hoặc điều trị không đúng cách.

* Trẻ thường có dấu hiệu là sốt cao, khoảng 39 – 40 độ.

* Quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, ngủ hay thức giấc. Khi ăn hay bị nôn trớ.

* Với trẻ lớn thì sẽ biết kêu đau tai. Còn với những trẻ nhỏ thì chỉ biết lắc đầu, hay bấu vào tay.

* Có một số trường hợp có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Giai đoạn đầu nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn vỡ mủ. Lúc này các triệu chứng ở giai đoạn đầu hầu như không còn nữa, rất khó nhận biết:

* Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

* Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

* Không kêu đau tai nữa.

Sau khi màng nhĩ bị thủng và chảy mủ thì các triệu chứng đã giảm đi. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bệnh đã lui nhưng thực ra bệnh đang chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này dấu hiệu điển hình của bệnh là chảy mủ tai.

* Từ trong tai của trẻ, mủ sẽ chảy ra liên tục hoặc từng đợt.

* Dịch mủ có thể loãng hoặc đặc, màu vàng hoặc trắng có lẫn máu, mùi hôi.

Đến giai đoạn này các bậc phụ huynh không nên chần chờ nữa mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM HIỆU QUẢ

Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa lại có cách điều trị khác nhau. Chỉ khi thăm khám các chuyên gia mới chẩn đoán được mức độ bệnh lý của trẻ từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

⇒ Bệnh ở giai đoạn cấp tính: Nếu bệnh viêm tai giữa của trẻ ở giai đoạn mới khởi phát có thể điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân để giúp trẻ tiêu viêm, giảm đau, tăng sức đề kháng dần dần hồi phục bệnh.

⇒ Bệnh ở giai đoạn mãn tính: có thể dẫn lưu mủ, kết hợp với liệu trình Đông – Tây y để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Để điều trị viêm tai giữa cho trẻ đạt hiệu quả cao, phụ huynh nên chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín đáp ứng được các tiêu chí như: có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, môi trường phòng khám khang trang sạch sẽ, chi phí công khai minh bạch… để nâng cao được hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Viêm Tai Giữa Và Ống Tai Ngoài Ở Chó

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm mãn tính ở ống tai ngoài của chó. Trong khi đó, viêm tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa của chó. Cả hai thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các triệu chứng lâm sàng và bản thân chúng không phải là bệnh.

Viêm tai ngoài thường là xảy ra khi có sự thay đổi trong môi trường bình thường của ống tai làm cho các tuyến lót ống tai giãn rộng và sản sinh ra quá nhiều ráy tai. Dần dần, da bên ngoài (lớp biểu bì) và da bên trong (lớp hạ bì) sản sinh mô xơ quá mức (xơ hóa) và ống tai bị thu hẹp lại. Đây thường là triệu chứng thứ phát của một căn bệnh nền khác, chẳng hạn như nhiễm trùng. Viêm tai ngoài gây đau, ngứa, và đỏ, và khi tình trạng này là mãn tính, nó thường dẫn đến vỡ màng nhĩ (tai giữa) và viêm tai giữa.

Viêm tai giữa thường xảy ra như là một phần mở rộng của viêm tai ngoài, khiến lớp màng (tai giữa) phân chia tai ngoài và tai giữa bị vỡ. Viêm tai ngoài và viêm tai giữa ảnh hưởng đến chó và mèo ở mọi lứa tuổi và giống chó, nhưng những giống chó tai dài, chẳng hạn như chó spaniel và retriever, và chó có ống tai ngoài nhiều lông như chó săn và chó xù, dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Các triệu chứng và phân loại

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm tai ngoài và viêm tai giữa là đau, lắc đầu, cào gãi ở vành tai bên ngoài và có mùi hôi. Khi bác sĩ thú y kiểm tra thể chất, con chó bị bệnh có thể có biểu hiện đỏ và sưng ở ống tai ngoài, da đóng vảy hoặc tắc nghẽn ống tai. Các dấu hiệu như nghiêng đầu, biếng ăn, không hợp tác, và thỉnh thoảng nôn mửa có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa, hoặc viêm tai trong, nếu nhiễm trùng và viêm lan đến tai trong.

Nguyên nhân

Viêm tai ngoài và viêm tai giữa có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng, dị ứng thực phẩm, phản ứng thuốc, các dị vật (ví dụ: râu ở thực vật), tích tụ lông, tích tụ da chết (sừng hóa) và các bệnh tự miễn dịch.

Các yếu tố khác góp phần vào sự khởi phát của các tình trạng viêm bao gồm nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hỗn hợp do vi khuẩn và nấm gây ra, và những thay đổi trong môi trường ống tai ngoài. Độ ẩm quá cao do bơi lội, hoặc làm sạch tai quá mạnh, gây trầy da, và không đúng cách cũng có thể dẫn đến viêm tai ngoài và viêm tai giữa.

Chẩn đoán

Hai điều kiện này có thể được chẩn đoán theo nhiều cách. Ví dụ, có thể chụp X quang để chẩn đoán viêm tai giữa; chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được sử dụng để xác định sự tích tụ dịch hoặc sự phát triển của mô mềm ở tai giữa.

Những cách khác để chẩn đoán những tình trạng này bao gồm cạo da từ vành tai của chó để phát hiện ký sinh trùng và sinh thiết da để kiểm tra các bệnh tự miễn dịch. Tuy nhiên, công cụ quan trọng nhất để chẩn đoán viêm tai ngoài và viêm tai giữa là xét nghiệm dịch tiết ra ở tai (dịch tai) bằng kính hiển vi.

Điều trị

Điều trị viêm tai giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa thường là chăm sóc ngoại trú, trừ khi viêm hoặc nhiễm trùng đã lan vào tai trong. Trong hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài, một điều trị tại chỗ sau khi làm sạch hoàn toàn tai ngoài là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Điều trị tại chỗ có thể bao gồm thuốc giọt kháng khuẩn, corticosteroid, chống nấm men, và khử trùng. Trong trường hợp viêm tai ngoài và viêm tai giữa nghiêm trọng – nơi được xác định là có sự xuất hiện của các sinh vật gây bệnh- thuốc kháng sinh uống và thuốc chống nấm có thể được chỉ định. Corticosteroid cũng có thể được sử dụng để giảm đau và sưng ở động vật.

Chăm sóc

Các phương pháp điều trị theo dõi đối với viêm tai ngoài và viêm tai giữa bao gồm kiểm tra lặp lại dịch tiết ở tai và kiểm soát bất kỳ căn bệnh nền nào. Bạn có thể sẽ cần phải thường xuyên làm sạch tai chó để ngăn ngừa tái phát bệnh. Với liệu pháp thích hợp, hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài sẽ chữa trị trong vòng 3 đến 4 tuần, trong khi viêm tai giữa mất nhiều thời gian điều trị hơn, và mất đến sáu tuần để chữa khỏi bệnh.

Nếu những tình trạng này tồn tại trong một thời gian dài và không được điều trị, chúng có thể dẫn đến điếc, liệt dây thần kinh mặt, viêm tai trong, và viêm não – màng não (hiếm gặp).