Top 6 # Hội Chứng Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Ruột Kích Thích + Viêm Dạ Dày

Cháu năm nay 17 tuổi.Cháu đi khám bác sĩ kết luận bị Hội chứng ruột kích thích+ Viêm dạ dày.Cháu bị bệnh được 2 năm sút 6 cân.cháu muốn hỏi bệnh này có uống được Tràng phục linh không ? cảm ơn BS

Trả lời

Chào bạn!

Hội chứng ruột kích thích ( IBS): là rối loạn chức năng mạn tính ở ruột mà không có tổn thương thực thể. Nguyên nhân chưa hoàn toàn sáng tỏ, song những yếu tố về tâm lý( lo, buồn bực, trầm cảm, căng thẳng..), sự mất thăng bằng thần kinh thực vật tại chỗ, tăng độ nhạy ở niêm mạc ruột… làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu tại đại tràng.

Viêm dạ dày : là những tổn thương viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày do di truyền, thuốc kháng viêm không steroid và corticoid, cà phê, acid mật, vi khuẩn HP, stress…làm ảnh hưởng tới chức năng dạ dày. IBS cùng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm dạ dày tăng lên.

Bạn mắc đồng thời 2 bệnh trên nên ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng, gây nên tình trạng sút cân, cơ thể mệt mỏi.

Những người bị IBS, hoạt động của các thụ thể đã giảm bớt, dẫn đến serotonin tồn tại trong đường tiêu hóa thấp dưới mức bất thường. Kết quả là gặp vấn đề về nhu động ruột, khả năng chuyển động, và cảm giác có thụ thể nhạy cảm dễ tổn thương hơn trong đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên sử dụng sản phẩm Tràng phục linh Plus, có 5- HTP khi vào cơ thể sẽ tạo thành serotonin, là chìa khóa giúp ổn định hội chứng IBS của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để tránh làm bệnh tăng nặng:

– Kiêng đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước chè, đồ uống có ga…

-Kiêng đồ ăn không hợp vệ sinh, đồ tanh( hải sản biển), đồ tái sống ( rau sống, tiết canh, nộm, mắm tôm, mắm tép, dưa cà muối, gỏi, nem chua…)

– Hạn chế những gia vị chua,cay, nóng: chanh,ớt,tỏi, hạt tiêu, gừng, xả, giềng…

– Tránh thức khuya, hạn chế stress

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng gọi tới tổng đài 1800.1506( miễn cước) trong giờ hành chính.

Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Ở Trẻ Em

Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày ruột cấp trẻ em thường là do Rotavirus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu không có các biện pháp phòng bệnh. Thường khi trẻ mắc phải bệnh này sẽ gặp phải hiện tượng là sốt và nôn, có tiêu chảy đi kèm. nếu như các bậc phụ huynh không can thiệp sớm thì có thể mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong.

Virus Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A (người lớn thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp). Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường phân – miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp.

Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có rất nhiều virus này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virus xâm nhập cơ thể và đây chính là nguyên nhân bệnh viêm đại tràng phổ biến. Đối với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virus tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Tình trạng viêm dạ dày ruột cấp thường có tỷ lệ xảy ra cao hơn so với người lớn, đơn giản vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và trẻ thường ăn uống hiếu động, vừa chơi vừa ăn nên dễ bị nhiễm khuẩn qua đường miệng.

Chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp đúng cách.

Bù dịch cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp

Hiện tượng mất nước luôn được xem là yếu tố lâm sàng chính và cũng là yếu tố phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh này. Một trong những biện pháp tích cực đối bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ em là phải bù dịch. Trong đó, bồi phụ dịch và điện giải bị mất là thành phần trung tâm quyết định điều trị hiệu quả và nên được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị mất nước, phục hồi sự ổn định tim mạch là quan trọng. Giai đoạn bồi phụ dịch thường có thể được hoàn tất trong bốn giờ và nên đánh giá lại mỗi 1-2 giờ.

Việc bù dịch thường thông qua đường tĩnh mạch, uống… Bên cạnh đó là biện pháp cho ăn lại đối với những trẻ không bị mất nước. Với trẻ cần bù nước nên được cho chế độ ăn phù hợp tuổi sớm ngay khi đã được bù nước.

Phụ huynh cần chú ý: không nên ngưng thức ăn quá 4-6 giờ sau khi bắt đầu bù nước; không cần pha loãng sữa công thức và cho ăn lại dần dần…

Tham khảo bài viết: Cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng

Tham khảo bài viết: Triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp

Điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em bằng sữa công thức

UNICEF và WHO khuyến nghị chỉ bổ sung kẽm (10 mg dưới sáu tháng tuổi và 20 mg ở nhũ nhi lớn hơn và trẻ em trong 10-14 ngày) như một điều trị phổ quát cho trẻ bị tiêu chảy. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì nên bổ sung vi dưỡng chất, trong đó có kẽm. Theo khuyến nghị, chúng ta có thể phòng ngừa cho trẻ bằng chủng ngừa chống rotavirus.

Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ, phương pháp điều trị bằng sữa công thức động vật và sữa động vật để nguyên và pha loãng khá phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trong đó, khoảng 80% trẻ bị tiêu chảy cấp có thể dung nạp sữa có lactose không pha loãng một cách an toàn. Tuy nhiên, WHO khuyến nghị tránh các sữa chứa lactose ở trẻ bị tiêu chảy dai dẳng sau nhiễm trùng ( 14 ngày) khi thất bại sau thử dùng sữa hoặc sữa chua

Bên cạnh đó, chế độ ăn thực phẩm kèm sữa được ưu tiên khuyến cáo vì nó phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ đã cai sữa. Ví dụ như gạo, lúa mì, khoai, bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau được dung nạp tốt hơn. Nên tránh các thức ăn béo hoặc có nhiều đường như trà, nước trái cây, nước ngọt…

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Viêm dạ dày-ruột cấp tính là gì?

Viêm dạ dày-ruột cấp tính là bệnh lý nhiễm trùng gây viêm niêm mạc ruột gây ra do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bệnh được nhận biết qua các triệu chứng chính đau quặng bụng có thể kèm tiêu chảy hoặc nôn ói.

Đa số trường hợp bệnh nhân tự khỏi sau 3 đến 4 ngày và không để lại biến chứng nhưng nếu người bệnh có sức đề kháng kém, mất nước và rối loạn điện giải nặng không điều trị sớm dễ dẫn đến sốc, tử vong.

2. Nguyên nhân viêm dạ dày-ruột cấp tính

Các nguyên nhân bên ngoài:

– Do virus: thường gặp loại Rotavirus và Norovirus trong viêm dạ dày ruột cấp.

– Do vi khuẩn: các vi khuẩn Salmonela, Shigella, Staphycoccus, chúng tôi và nội độc tố chúng sinh ra được truyền vào cơ thể từ nguồn nước và thức ăn nhiễm bẩn.

– Những hoạt chất ăn mòn: muối kim loại nặng, thủy ngân, acid sulphuric, kiềm,acid cholthydric Nitrat bạc.

– Do sử dụng một số thuốc mang tính chất kích thích.

– Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu,…

– Hóa chất.

Các nguyên nhân bên trong:

– Nhiễm khuẩn cấp: bệnh cúm, viêm phổi, thương hàn, viêm ruột thừa, thoát vị hoành,…– Viêm thận cấp tính và viêm thận mạn tính.– Dị ứng thức ăn: tôm, cua, cá và các loại hải sản các.

Nguy cơ cơ mắc viêm dạ dày-ruột cấp tính:

– Trẻ em dưới 5 tuổi, người già yếu, người suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS), tiểu đường.– Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.– Không rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.– Môi trường sống và cá nhân vệ sinh kém.– Thường xuyên sử dụng thức ăn đóng hộp chế biến sẵn có các độc tố gây viêm nhiễm.– Người bệnh bị bỏng, nhiễm chất phóng xạ, chấn thương não, u não, bệnh tim, xơ gan, viêm phổi cấp,…

3. Triệu chứng viêm dạ dày-ruột cấp tính

Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh qua các triệu chứng, dấu hiệu hay gặp phải sau khi bị viêm 1-3 ngày và kéo dài 2-10 ngày như:

– Đau quặn bụng.– Buồn nôn và nôn mửa.– Tiêu chảy.– Chán ăn.– Có thể kèm sốt, đau đầu, ớn lạnh.

Cần đến ngay bệnh viện nếu có một trong những triệu chứng nặng sau đây:

– Đi cầu phân lỏng liên tục trong ngày, trong phân có thể kèm nhầy hoặc máu.– Nôn ói liên tục kéo dài 48 tiếng hoặc dịch nôn có máu.– Có bất kì dấu hiệu mất nước nào.– Sốt cao từ 40 độ trở lên.

Đặc biệt cần lưu ý với trẻ nhỏ:

– Trẻ kích thích, vật vã hoặc ngủ li bì khó đánh thức, mệt mỏi.– Sốt cao trên 38 độ C.– Trẻ bỏ bú.– Dịch nôn màu xanh hoặc có máu.– Tiêu chảy có máu.– Các triệu chứng không giảm sau 1 ngày.

– Các dấu hiệu mất nước: uống nước háo hức, môi khô, da khô nhăn nheo, mắt trũng, thóp lõm, khi khóc không thấy nước mắt, sau 6-8 tiếng không thấy trẻ tiểu tiện.

Biến chứng của bệnh viêm dạ dày-ruột cấp tính:

Không nên xem thường bệnh vì diễn biến của bệnh viêm cấp có thể thay đổi phức tạp, khi không kiểm soát được tình trạng mất nước, rối loạn điện giải người bệnh không bù dịch kịp thời sẽ dẫn đến tụt huyết áp thế đứng, sốc và đe dọa tính mạng người bệnh.

4. Điều trị viêm dạ dày-ruột cấp tính

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày-ruột cấp

– Thăm khám triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử sinh hoạt, ăn uống, du lịch của bệnh nhân.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột cấp

– Nôn ói và tiêu chảy gây mất dịch nên việc đầu tiên cần làm là bù dịch lại lượng nước và cân bằng điện giải ngay cho bệnh nhân bằng Oresol đường uống, người mất nước nặng cần tiêm truyền tĩnh mạch.

– Xác định được nguyên nhân gây bệnh.

– Ngưng ăn một vài tiếng để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi và theo dõi.

– Uống nhiều nước lọc, đối với trẻ nhỏ mẹ vẫn tiếp tục cho bú sữa hoặc pha sữa bình. Nhiều quan niệm cũ cho rằng cần kiên cử khắt khe như cho trẻ nhịn ăn,uống và không bú sữa mẹ điều này càng làm tình trạng mất nước trầm trọng hơn.

– Ưu tiên thức ăn lỏng tốt cho dạ dày và ruột, cần tránh ăn quá nhiều chất béo, chiên, nước, cà phê, bia rượu,…

– Cho bệnh nhân nghỉ hoàn toàn.

– Hạ sốt cho bệnh nhân.

– Chỉ sử dụng kháng sinh khi có định của bác sĩ.

5. Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày-ruột cấp tính

Những biện pháp giúp chủ động phòng bệnh viêm dạ dày-ruột cấp:

– Tuyền truyền, giáo dục cho cộng đồng về các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tiêu hóa.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và hướng dẫn cho trẻ rửa tay đúng cách.

– Giữ gìn môi trường sống, cá nhân sạch sẽ.

– Nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

– Sử dụng nguồn nước sạch.

– Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ theo lịch.

– Khi phát hiện người bệnh viêm dạ dày-ruột cấp có chuyển biến xấu cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Tính

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi kèm theo xuất huyết niêm mạc, nặng hơn là viêm loét. Bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng.

1. Bệnh viêm dạ dày cấp tính là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính

4. Biến chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính

5. Điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính

6. Phòng chống bệnh viêm dạ dày cấp tính

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Viêm dạ dày cấp tính là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng.

Viêm dạ dày cấp thường được chia làm 4 dạng với các biểu hiện khác nhau:

Viêm lòng dạ dày: Đây là tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Người bệnh thường cảm thấy đau dạ dày, căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn và choáng váng.

Viêm dạ dày thể xuất huyết: Xuất hiện những đốm xuất huyết, đôi khi có mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước chảy máu. Tình trạng này thường do rượu, bia hoặc các thuốc NSAIDs gây ra. Nếu xuất huyết nhiều bệnh nhân có thể bị choáng và sốc.

Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do sự tác động liên tiếp của các chất kích ứng lên niêm mạc dạ dày làm phù nề và hoại tử tại chỗ, sau một thời gian sẽ để lại những mô sẹo. Biểu hiện chính của bệnh là đau thượng vị ngay sau khi niêm mạc dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng, sau đó là nôn, thậm chí nôn ra máu, sốc.

Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: dạ dày bị viêm tấy, mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc. Bệnh được cải thiện khi có kháng sinh, tuy nhiên hiện nay vi khuẩn đã kháng nhiều loại thuốc.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính điển hình là những cơn đau đến đột ngột

Khi bạn có bất kì triệu chứng viêm dạ dày cấp tính nào hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Viêm dạ dày cấp tính có nhiều nguyên nhân gây ra và được xếp vào hai nhóm chính: ngoại sinh và nội sinh. Cụ thể như sau:

Các yếu tố ngoại sinh

Nhiễm vi khuẩn, virus: mà chủ yếu là do loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn Gram âm tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày người mắc bệnh nhiễm khuẩn Hp qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, tạo ra các men bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của dịch vị, đồng thời tiết ra các chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Do thức ăn, đồ uống: Ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá, thức ăn xơ cứng khó tiêu, thức ăn không hợp vệ sinh,… hoặc đồ uống gây kích thích như rượu, bia, cà phê….cũng gây viêm dạ dày cấp tính.

Do thuốc: Một số thuốc như các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các kháng sinh, corticoid…làm tăng tiết acid hoặc làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm và xung huyết.

Nhiễm độc: uống nhầm phải các dung dịch acid hoặc kiềm, thủy ngân, muối kim loại nặng, nitrit bạc… cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính.

Các yếu tố nội sinh

Những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, thông thường do mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn cấp (bệnh cúm, sởi, thương hàn, viêm ruột Crohn…), urê máu cao, mắc bệnh stress nặng, thiếu máu ác tính, chấn thương sọ não, bệnh xơ gan, bệnh tim phổi cấp, dị ứng hải sản (viêm dạ dày do dị ứng)…

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

Bệnh viêm dạ dày cấp tính gây ra những tác hại khó lường đến cho người bệnh. Bệnh thường khởi phát đột ngột khiến bệnh nhân không kịp chuẩn bị, các triệu chứng của bệnh khiến cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau đớn.

Bệnh viêm dạ dày cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày mạn tính và đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm như: Hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày,…

Để điều trị viêm dạ dày cấp tính, trước tiên cần giảm đau nhanh cho người bệnh bằng một số biện pháp đơn giản như ăn nhẹ các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa. Khi cơn đau giảm bớt người bệnh có thể ăn các thức ăn mềm như bánh mỳ, bánh quy, cơm nát… sau đó mới có thể ăn trở lại như bình thường.

Đối với các nguyên nhân như có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp thì cần phải điều trị với các loại kháng sinh. Nếu người bệnh bị viêm dạ dày cấp tính do ăn hoặc uống phải những chất độc hại rất có thể được chỉ định rửa dạ dày. Những yếu tố khác như bị sốc do phẫu thuật, sang chấn tâm lý hoặc do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, an thần thì cần trấn an người bệnh, tạo một tâm lý thoải mái trong suốt quá trình điều trị bằng các phác đồ dùng thuốc khác.

Tuy vậy, để chữa dứt điểm viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh những tác nhân gây bệnh nêu trên. Không nên để dạ dày trong tình trạng quá no hoặc quá đói, mà nên ăn đủ bữa và đúng giờ.

Những thực phẩm có tính kích thích niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, cà phê, trà đặc… nên dùng một cách vừa phải, tránh để bệnh viêm dạ dày cấp tính tái phát, nếu không bệnh sẽ kéo dài dẫn đến thể mãn tính rất khó điều trị.

Hãy bắt đầu việc phòng ngừa bệnh viêm dạ dày cấp tính bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình:

Viêm dạ dày cấp tính nên được điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246. Khi bạn điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình.

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải và không nên ăn khuya trước khi đi ngủ

Ăn chín uống sôi chống tình trạng dạ dày nhiễm khuẩn

Sử dụng bia rượu với mức độ vừa phải vì nó rất dễ khiến bạn bị viêm dạ dày

Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày.

Hạn chế sử dụng thực phẩm có vị chua như cóc, xoài,… thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hành vì nó sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.

Các chất kích thích như cà phê, chè đặc, nước uống có ga … sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axít gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Không hút thuốc lá, không thức khuya quá 11h đêm

Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tinh thần luôn được thoải mái nhất

Không lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vì nó rất hại cho bao tử.

Tập thể dục mỗi ngày nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể,phòng chống bệnh tật, giúp các cơ quan hoạt động nhẹ nhịp nhàng.