Top 5 # Hội Chứng Trong Hen Phế Quản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Cách Khắc Phục Chứng Khó Thở Trong Hen Phế Quản

Bệnh hen phế quản nếu không thể chữa khỏi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Bệnh kéo dài và thường tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi hay có tác nhân kích thích. Khó thở trong hen phế quản là triệu chứng khó chịu và khiến người bệnh mệt mỏi nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản xuất hiện?

Người bệnh có hiện tượng thở khò khè, nhịp thở lúc nhanh, lúc chậm không đều nhau.

Những cơn ho hen khó thở kéo dài nhiều giờ, đặc biệt là vào ban đêm và vào mỗi sáng sớm. Dấu hiệu bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với không khí quá lạnh hoặc quá nóng. Bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, khó thở và khó nói.

Chính vì thế không phải cứ thấy dấu hiệu ho và khó thở là chúng ta chuẩn đoán đó là bệnh hen phế quản mà phải dựa vào những triệu trứng khác nữa.

Nguyên nhân gây nên những cơn hen phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hen phế quản khác nhau. Mỗi cơ địa khác nhau sẽ có những nguyên nhân gây viêm phế quản khác nhau. Mỗi nguyên nhân lại có cách chữa bệnh hen khó thở khác nhau.

Nguyên nhân gây khó thở hen phế quản có thể do vi khuẩn streptococcus pyogenes, staphylococcus aureus. Do virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, virus cúm thông thường.

Các loại nấm mốc, nấm Alternaria hay Cladosporium. Do di chuyền từ người cha hoặc mẹ bị hen phế quản.

Môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại khói độc có hại cho sức khỏe như khói củi bếp, khói thuốc lá. Thời tiết thay đổi từ nóng sangg lạnh. Các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, tâm lý, lo âu, căng thẳng gây nên hen khó thở.

Khó thở hen phế quản nếu không ngăn chặn kịp thời có thể khiến người bệnh gặp những biến chứng như nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp, có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Khắc phục chứng khó thở trong hen phế quản

Điều trị chứng khó thở trong hen phế quản chúng ta có thể sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam để chữa bệnh hen phế quản hiệu quản.

Khắc phục chứng khó thở hen phế quản bằng phương pháp Tây Y

Chữa bệnh hen phế quản chính là điều trị các triệu chứng ho, hen khó thở. Trong thuốc tây có các loại thuốc điều trị chứng khó thở trong hen phế quản như thuốc giãn phế quản, chống viêm, thuốc được chia thành thuốc điều trị dự phòng hoặc thuốc cắt cơn. Các loại thuốc dạng hít sẽ có công dụng trực tiếp lên bề mặt của đường hô hấp, nơi bắt đầu các triệu chứng bệnh.

Một số thuốc chữa khó thở trong hen phế quản thường dùng như Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone.

Cách chữa bệnh hen khó thở dùng thuốc làm giãn đường dẫn khí chữa hen khó thở như: Formoterol, Salmeterol.

Tuy nhiên, thuốc chữa hen khó thở có tác dụng cắt cơn nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn dạ dày.

Một số bài thuốc nam chữa khó thở trong hen phế quản.

Điều trị hen khó thở bằng thuốc nam không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn cân bằng các chức năng các bộ phận quan trọng của cơ thể như thận, tim gan, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc chữa khó thở trong hen phế quản

Nguyên liệu: 12g sài đất, có thể thay bằng lá dâu tằm, 12g hạt ý dĩ, 10g hạt tía tô, 10g bán hạ. Dùng 750ml nước sắc đến khi còn 200ml, để nguội rồi uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống vài lần hiện tượng khó thở trong hen phế quản sẽ thuyên giảm hẳn.

Hen Phế Quản Nghề Nghiệp

Hen nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân tại nơi làm việc, hậu quả là một số trường hợp từ mắc các bệnh hô hấp thông thường có thể tiến triển thành hen phế quản. Những bệnh nhân hen phế quản, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất… trong môi trường làm việc cũng sẽ làm khởi phát cơn hen cấp tính hoặc làm cơn hen nặng lên, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Ai dễ mắc hen nghề nghiệp?

Hiện nay, có khoảng hơn 250 chất được xác định là tác nhân gây bệnh hen nghề nghiệp và những ngành nghề sau thường có nguy cơ cao bị hen phế quản: Công nghiệp nhựa, keo dính & sơn, những người làm việc với véc ni, keo dính hoặc nghề in; Công nhân xét nghiệm, diệt sâu, trồng màu; Thợ điêu khắc, công nghiệp gỗ, thợ mộc; Công nhân ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt ở những nơi rosin được sử dụng để hàn; Y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm, x quang phải tiếp xúc thường xuyên với Glutaraldehyde; Công nhân trong các nhà máy nhuộm, chế biến thực phẩm, công nhân hoá nghiệm…

Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở nơi làm việc. Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt, có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ, khó thở, có khi phải há mồm ra để thở.

Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.

Tiến triển của bệnh hen phế quản nghề nghiệp khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim…

Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp

Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:

* Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.

* Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản nghề nghiệp nhằm điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Sử dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược, điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Triệu Chứng Hen Phế Quản Ở Trẻ Nhỏ

Tiến triển bệnh hen ở trẻ nhỏ rất khó dự đoán, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kể tần suất lên cơn hen cấp tính, nhất là các thể nặng.

Những triệu chứng thường gặp của hen phế quản ở trẻ em

– Hen phế quản ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường khó chẩn đoán chính xác. Các triệu chứng thường không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là viêm phế quản. Các bác sĩ khi chẩn đoán bệnh thường dùng thuật ngữ Viêm phế quản thể hen là để theo dõi tình trạng bệnh và xác định bệnh lý chính xác sau khi điều trị thử. Các nghiên cứu dịch tễ học thực tế cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản trong các trường hợp tăng viêm do tiếp xúc với dị nguyên.

– Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá…. Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống… Hen ở trẻ nhỏ có thể kèm theo sốt, viêm họng, thường được gọi là hen bội nhiễm. Hen bội nhiễm khi điều trị ngoài dùng các thuốc trị hen thông thường thì cần dùng thêm kháng sinh.

– Các yếu tố gợi ý khả năng trẻ mắc hen ngoài các triệu chứng như ho, khò khè diễn tiến thường xuyên, có thể nặng hơn khi về đêm hay sáng sớm, xảy ra khi gắng sức, cười khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, khí lạnh, thú nuôi…; Có ran rít ran ngày khi nghe phổi thì các bác sĩ có thể chẩn đoán hen dựa vào điều trị thử.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ nhỏ

Các thể hen phế quản ở trẻ, phân loại hen ở trẻ

– Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.

– Viêm phế quản co thắt (thể hen) khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột

– Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.

– Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.

Tiến triển bệnh hen ở trẻ nhỏ rất thất thường, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kêt tần suất hen người lớn, nhất là các thể nặng.

Các xét nghiệm cần thực hiện khi chẩn đoán hen suyễn

Không có xét nghiệm nào chẩn đoán chính xác hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi. Với trẻ lớn hơn 5 tuổi có thể các bác sĩ sẽ chỉ định môt số xét nghiệm cận lâm sàng sau để chẩn đoán hen:

– X- quang ngực

– Xét nghiệm lẩy da hay định IgE đặc hiệu

– Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh kế

– Dao động xung ký

– Đo FeNO

Dựa vào các xét nghiệm này, nếu bệnh nhi thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau đây thì có thể kế luận bệnh nhi mắc hen:

– Khò khè, ho tái đi đi tái lại

– Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy

– Có đáp ứng thuốc giãn phế quản hoặc đáp ứng với điều trị thử và xấu đi khi ngưng thuốc.

– Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng hoặc có yếu tố khởi phát.

– Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác.

Điều trị hen phế quản ở trẻ

Điều trị hen ở trẻ bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng. Điều trị cắt cơn hen ở trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ – gia đình và nhà trường. Điều trị ban đầu tại nhà bao gồm xịt hai nhát salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút nếu cần thiết. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế:

– Trẻ quá khó thở

– Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong 2 giờ

– Cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà.

Những thuốc hay biện pháp sau không nên sử dụng trong cơn hen cấp:

– Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn

– Truyền dịch: Chỉ khi có dấu hiệu mất nước (thận trọng tránh quá tải dịch)

– Thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất tiết, thuốc gây giảm xuất tiết nhóm kháng histamin, thuốc siro ho có chứa dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp.

Về điều trị dự phòng, duy trì, mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát tốt triệu chứng và duy trì mức hoạt động bình thường của trẻ. Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai, giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình thường càng tốt và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Khi điều trị hen, đặc biệt lưu ý cho mọi trẻ em:

– Đánh giá kiểm soát triêu chứng, nguy cơ về sau, các bệnh kèm.

– Kỹ năng tự xử trí: giáo dục sức khỏe kỹ thuật hít, bảng kế hoạch xử trí hen, tuân thủ điều trị.

– Thường xuyên đánh giá: đáp ứng điều trị, tác dụng phụ, thiết lập điều trị hiệu quả với liều tối thiểu.

– Kiểm soát môi trường (tùy trường hợp): khói thuốc lá, dị nguyên, ô nhiễm không khí trong nhà/ngoài trời.

Triệu Chứng Hen Phế Quản Ở Trẻ Em

Các mẹ đặc biệt cần lưu ý khi trẻ bị hen phế quản với các dấu hiệu điển hình: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm). Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít khi trẻ thở ra

Hen suyễn ở trẻ em làm cho các đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của hen suyễn đối với con em mình.

Tuy không có các triệu chứng cụ thể khẳng định chắc chắn trẻ bị hen suyễn nhưng các bậc phụ huynh nên cảnh giác nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sau:

– Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, thơi tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

– Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng … trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.

– Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.

– Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học vậy.

– Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.

– Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác ngay khi trẻ có các triệu chứng của một cơn hen điển hình : bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người dậy để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen, khi thay đổi thời tiết …

Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn sẽ không thể biết được liệu con mình có mặc phải bệnh hen suyễn hay không cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra, như thở khò khè, ho liên tục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

– Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.

– Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.

– Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò. Khói từ những chiếc bếp lò có thể gây kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.

– Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.

– Giảm nấm mốc trong nhà. Lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn nên lắp một chiếc điều hòa hay máy chống ẩm để giữ độ ẩm ở khoảng 35-50%. Không sử dụng đồ áo còn ẩm ướt để ngăn chặn nấm mốc phát triển.