Top 11 # Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Dieutri Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch và đôi khi cả thức ăn có trong dạ dày trào ngược từng lúc hay thường xuyên từ dạ dày lên ống thực quản.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên và triệu chứng của trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân gây hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Stress: Stress (hay còn gọi là căng thẳng) thường có những triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, lo lắng, mất khả năng tập trung… Khi bạn bị stress, sẽ gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược dạ dày tăng lên.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều acid. Do vậy thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học dễ khiến các hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn. Khi ăn quá no khiến cho dạ dày bạn bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết. Hay khi ăn đồ ăn chiên rán hay ăn đêm nhiều sẽ khiến cho dạ dày ứ trệ, có cảm giác đầy bụng, chướng bụng… Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, gây ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì dạ dày luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản khiến cơ này đóng mỡ bất thường nên khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xa tự nhên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ gây trào ngược lên thực quản.

Các triệu chứng hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phức tạp, với nhiều triệu chứng khác nhau, xuất hiện ngay tại thực quản và cả ngoài thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng thường gặp như:

Ợ nóng: Là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Mỗi lần bị ợ nóng bạn sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng thường vị. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn hoặc khi bạn nằm xuống… là dấu hiệu sớm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ hơi: Nếu ợ hơi sau khi ăn no hoặc uống nước có ga… thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường, giúp giảm bớt áp lực trong dạ dày. Nhưng khi ợ hơi nhiều lúc đói, khi không uống bia, nước ngọt có ga… thì đó là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Khó nuốt: Là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức khi nuốt. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần phải cẩn thận vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thực quản.

Buồn nôn: Là hiện tượng các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc khi ăn thì khả năng lớn là bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài các triệu chứng ở trên, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm cho bạn cảm thấy đau ngực, khàn tiếng, tăng tiết nước bọt, hen phế quản…

Một số lưu ý khi điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Để việc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản đạt kết quả tốt thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị mọi người cần quan tâm hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga. Không ăn quá no, nên chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Bệnh nhân bị trào ngược nên luyện tập nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ nhẹ nhàng giúp tinh thần thư thái giúp bệnh chóng lành. Khi ngủ chúng ta nên nằm đầu cao 15 cm so với chân. Thực hiện tốt những cách trên sẽ giúp bạn giảm bớt hội chứng trào ngược dạ dày thực quản để có một dạ dày khỏe mạnh.

Điều Trị Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp và có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải khá cao ở Việt Nam. Nếu không chữa trị sớm bệnh sẽ dễ biến chứng sang các bệnh khác nguy hiểm hơn, thậm chí là ung thư. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khá hay ho mà có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả trẻ em, người lớn hoặc người già. Căn bệnh này thường được gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân như do van ở chỗ nối thực quản và dạ dày bị suy yếu, hoạt động không tốt, áp lực đóng yếu, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường gặp là ợ hơi, ợ chua, đau rát họng, cảm thấy có vị chua trong miệng. Trẻ em thường sẽ hay nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn và dễ mắc bệnh viêm phổi.

Nếu không chữa trị kịp thời mà để lâu trong một thời gian dài, sẽ dễ gây viêm loét thực quản gây chảy máu, hẹp thực quản để lâu dễ dẫn đến ung thư, gây tử vong.

Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

3 phương pháp chính thường được dùng để chữa trị căn bệnh này là:

+ Phương pháp đông y

+ Phương pháp Tây y

+ Phẫu thuật

Đối với đông y: Thông thường người bệnh sẽ được chữa trị bằng các bài thuốc dân gian nhằm giúp cân bằng lượng axit HCl tiết ra. Các thầy thuốc đông y khi chữa trị bệnh này đều phải tuân thủ 4 nguyên tắc:

Giáng nghịch để ngăn ngừa trào ngược.

Tiêu viêm để gắn liền các vết viêm, loét có trong dạ dày.

An thần, giảm stress

Kiện tỳ để chống đầy bụng, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.

Bạn có thể lấy Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng, Mang tiêu mỗi thứ 30g. Cho vào ấm cùng nước đun trong vòng 15 phút. Sau đó, chắt lất nước còn bã đổ thêm nước đun tiếp 15 phút lọc bỏ bã hòa lẫn thuốc chia đều uống mỗi ngày 1 đến 2 thang uống đến khi khỏi hẳn bệnh trào ngược dạ dày mới thôi .

Trong tây y: Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và cho uống thuốc, chích thuốc điều trị tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh cảnh lâm sàng của từng bệnh nhân. Các thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến thường là: Metoclopramid, Sulpirid, Metopimazin, Domperidon…

Phẫu thuật: Nếu bệnh quá nặng hay không thể ứathiện bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được tiến hành các cuộc phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Thông thường bác sĩ sẽ Phẫu thuật để gia cố cơ thắt thực quản dưới nhằm tránh trào ngược dạ dày và Phẫu thuật để tăng cường cơ thắt thực quản dưới giúp tăng cường độ thắt chặt của thực quản.

Dù có chọn cách chữa trị nào, để quá trình điều trị bệnh tốt hơn, bệnh nhân cũng cần phải tuyệt đối tuân theo một số nguyên tắc như sau:

Nên có chế độ sống lành mạnh, hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng

Kiêng rượu, bia, thuốc lá, các thức ăn có dầu mỡ, thức ăn cay, các loại trái cây có vị chua, thức uống có ga…

Tăng cường ăn các thực phẩm như: bơ đậu phộng, sữa chua, các thức ăn chứa nhiều chất xơ…

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm một số thông tin hay về việc Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này.

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Trào ngược dạ dày thực quản ( TNDDTQ ) là một trong những bệnh lý có biểu hiện lâm sàn cực kỳ phức tạp. Với diễn biến thầm lặng kéo dài, có người thì bị triệu chứng rầm rộ của bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống có người thì lại không có dấu hiệu gì nhưng lại có Barrett thực quản ngắn hoặc hẹp…Vì vậy mọi người thường có tính chủ quan dẫn đến việc đánh giá sai lầm về hậu quả của bệnh lý

NỘI DUNG CHÍNH Hiện / Ẩn

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn uống và đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra để thức ăn di chuyển xuống dạ dày ( Bao Tử ), rồi sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và axit dịch vị dạ dày không trào ngược lên. Tuy nhiên, có những khi, dịch axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,… Tình trạng đó được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do nguyên nhân là sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit bên trong dạ dày.

Nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

Do tác dụng phụ của các thuốc Tây y: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp…

Sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích và gây nghiện: cafein, rượu, thuốc lá,…

Những người mắc phải các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành…

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa axit bên trong dạ dày:

Những người mắc các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư hay hẹp hang môn vị dạ dày…

Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu, uống nước có gas,…

Bên cạnh những nguyên nhân đó, thừa cân – béo phì, stress,… cũng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Tham khảo tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trào_ngược_dạ_dày_thực_quản

Các triệu chứng nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau dạ dày. Khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng ợ hơi thường xuyên thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị trào ngược dạ dày.

Ợ chua là biểu hiện tương tự ơ hơi. Tuy nhiên, do là hơi từ dạ dày lẫn 1 ít axit dạ dày, nên khi thoát lên miệng, người bệnh sẽ có cảm giác chua ở cuống họng. Sau khi người bệnh ợ chua, axit trào ngược lên, tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây ra cảm giác nóng rát. Hiện tượng này được gọi là ợ nóng. Thông thường ợ nóng xảy ra từ 30 phút đến 1 tiếng sau ăn.

Những dấu hiệu ợ hơi, ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện khi ăn no, bị đầy bụng, lúc nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

Buồn nôn và nôn

Do sự trào ngược của axit làm kích thích họng và miệng và gây ra cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào. Nhưng nặng nhất là vào ban đêm do tư thế ngủ và ban đêm cũng là thời điểm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ.

Đau tức ngực, thượng vị

Cũng tương tự 2 dấu hiệu ở trên, đau tức vùng ngực và thượng vị cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do axit trào ngược lên kích thích các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, dấu hiệu cũng rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch và bệnh phổi.

Khó nuốt

Khi tình trạng trào ngược diễn ra với tần suất lớn sẽ gây ra các hiện tượng như phù nề, sưng tấy, đường kính thực quản bị thu hẹp. Từ đó dẫn tới người bệnh xuất hiện cảm giác khó nuốt, bị vướng ở cổ.

Khản giọng và ho

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi khản giọng và ho là dấu hiệu nhận biết của trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là bởi dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Khi đó người bệnh bị khản giọng do dây thanh phù nề, và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh quản, phế quản.

Bên cạnh những dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, hen suyễn,…

Những biến chứng của trào ngược dạ dày

Có thể bạn chưa biết dạ dày ( Bao tử ) thường sẽ tiết ra rất nhiều Acid Clohydric ( HCL ) một trong những dung dịch axit mạnh để hoạt hóa các enzym pepsin giúp tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Vì vậy khi bị trào ngược dạ dày thì dịch Axit sẽ tiếp xúc với niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng ăn mòn gây ra các tổn thương khi đó nếu không được điều trị thì bệnh sẽ có những biến chứng phức tạp gây nguy hại đến sức khỏe như:

Trào ngược dạ dày gây ra biến chứng loét thực quản

Khi dịch vị Axit HCL trong dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên thì sẽ làm mòn lớp niêm mạc bảo vệ thực quản từ đó gây ra các vết loét. Đây là một trong những diễn tiến phổ biến của bệnh lý và làm cho người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, buồn nôn, tức ngực….

Trào ngược gây ra biến chứng hẹp và sẹo thực quản

Đây là một trong những diễn tiến tiếp theo của quá trình trào ngược dịch vị lên thực quản và khi đó các vết loét sẽ bị sơ hóa dẫn đến biến chứng sẹo và hẹp thực quản.

Biến chứng thành Barett thực quản

Hiện nay trào ngược thực quản chỉ có tỷ lệ thấp tiến triển thành Barret thực quản nhưng bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan vì đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây ra ung thư thực quản.

Biến chứng gây ra ung thư thực quản

Một trong những biến chứng có thể nói là nguy hiểm nhất của tình trạng trào ngược dạ dày thường xuyên đó là ung thư thực quản. Nếu bệnh nhân bị gầy sút cân nhanh, trên da xuất hiện các nếp nhăn nổi rõ, suy dinh dưỡng…đây là dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản khi đó người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có pháp đồ điều trị sớm nhất.

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày

Do các biến chứng nguy hiểm của việc trào ngược axit từ dạ dày lên thanh quản thực quản vì thế khi có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau khó chịu bụng, đầy bụng….thì mọi người nên đến một bệnh viện uy tín để các bác sĩ có thể thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán chính xác được bệnh lý.

Hiện nay tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn tại địa chỉ 52 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội đã và đang áp dụng một số phương pháp để xét nghiệm bệnh nhân có các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản đó là:

Nội soi dạ dày

Chụp X-Quang cản quang toàn bộ đường tiêu hóa trên với Barium

Nhân trắc thực quản

Kiểm tra xét nghiệm nồng độ PH thực quản…

Đây là những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán chính xác người đó có bị bệnh trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, thanh quản hay không và từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị bệnh cụ thể nhất.

Đây là câu hỏi của đại đa số bệnh nhân bị tình trạng trào ngược axit với các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn. Và sau đây chúng tôi xin giải đáp lại vấn đề người bị trào ngược dạ dày, thực quản nên ăn gì?

Nên ăn các loại thực phẩm như: tinh bột mì, bột yến mạch, đạm,sữa chua, nghệ & mật ong….Đây là các loại thực phẩm có tính kiềm vì thế có thể trung hòa lượng axit trong dạ dày từ đó giảm khả năng bị bào mòn ở lớp nhầy bên trong dạ dày và hạn chế các cơ thực quản bị co thắt khiến axit trào lên.

Không nên ăn uống các loại thực phẩm như: chanh, cam, dứa, nước ngọt có ga, đồ ăn cay nóng, sô cô la…..Đây là các loại thực phẩm có khả năng tiết axit và làm tăng khả năng kích thích cơ thắt thực quản vì vậy người bệnh nên kiêng hoặc tuyệt đối tránh xa.

Hạn chế các loại rượu, bia, café, thuốc lá….đây cũng là một trong các nguyên nhân làm bệnh nặng hơn.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì bệnh nhân đặc biệt cần lưu ý chặt chẽ vấn đề về lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tuân thủ chặt chẽ pháp đồ điều trị của bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân đều được điều trị theo các bước như: làm giảm các triệu chứng, làm liền sẹo hoặc vết loét nếu có, theo dõi và ngăn ngừa làm giảm các biến chứng. Các biện pháp chữa bệnh TNDDTQ bao gồm: chữa bệnh theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị, chữa bệnh theo phương pháp ngoại khoa ( phẫu thuật ), và một số cách điều trị khác…

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc kháng sinh

Sử dụng các loại thuốc ức chế bơm Proton để điều trị cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Các loại thuốc này có thể làm giảm nhanh các triệu chứng thường gặp của bệnh lý cũng như làm lành các vết sẹo và ổn định lâu dài…Các loại thuốc này bao gồm:

Omeprazole, Esomeprazole : Dùng để ngăn chặn quá trình tiết dịch vị dạ dày.

Lansoprazole (Thuốc ức chế bơm proton thế hệ 2) : Sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng điều trị thì tỷ lệ liền sẹo dạ dày đạt 90% cũng như khả năng diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori ) là 20-40%

Pantoprazole : Thuốc giúp liền các vết sẹo trong dạ dày một cách nhanh chóng

Rabeprazole : Đây là loại thuốc có tác dụng giống Omeprazole, Esomeprazole nhưng mạnh hơn. Thuốc nhanh chóng kiểm soát quá trình tiết axit dịch vị dạ dày.

Đối với bệnh nhân được chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP thì có thể sử dụng thuốc diệt HP sau đó lại tiếp tục điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton….

Điều trị TNDDTQ bằng phương pháp ngoại khoa

Khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một thời gian mà không có kết quả thì có thể bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp xem xét để làm phẫu thuật.

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật chính để điều trị trào ngược dạ dày đó là mổ hở và mổ nội soi. Nội soi dạ dày là phương pháp đang được ưa chuộm được mọi người tin tưởng cũng như phẫu thuật mở và hiệu quả chống trào ngược dịch vị axit dạ dày lên thực quản đạt tới 90%.

Thay đổi lối sống hỗ trợ điều trị TNDDTQ

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, hợp lý cũng góp phần làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày. Cụ thể:

Người bệnh nên ăn thành từng bữa nhỏ. Với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa.

Không nằm ngửa ngay sau bữa ăn.

Không hút thuốc, uống rượu bia, và các sản phẩm có PH thấp có thể làm tăng triệu chứng cũng như tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Giữ cân nặng hợp lý

Không để cơ thể quá căng thẳng.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa uy tín để được tư vấn khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khoa Nội soi – Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn. Để được phòng tránh nguy cơ và điều trị kịp thời trào ngược dạ dày, bạn có thể đăng ký khám và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu tại baosonhospital mời bạn vui lòng liên hệ Hotline 091 585 0770 hoặc 1900 599 858 Website: https://baosonhospital.com. –

Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày

Định nghĩa: Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản là sự bất thường về số lần và số lượng dịch vị hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản mà không do nguyên nhân thực thể nào. HCTNDD-TQ là một loại rối loạn chức năng của đường tiêu hoá trên và có thể kèm theo rối loạn chức năng của ruột (hội chứng ruột kích thích)

Đặc điểm đau do HCTNDD-TQ điển hình bao gồm:

– Nóng rát:

Bệnh nhân có cảm giác nóng vùng thượng vị lan lên sau xương ức, lan lên trên. Nóng rát sau bữa ăn và đêm phải khiến bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần thường xảy ra ở những người có viêm thực quản nặng.

Thường xuất hiện hoặc tăng lên sau ăn, khi cúi hoặc khi nằm ngửa.

Các yếu tố làm đau tăng, kéo dài cơn đau như: ăn nhiều, uống rượu, cà phê, sô cô la.

Nóng rát sau xương ức có thể bớt khi dùng các thuốc trung hoà acid, uống nước, ngồi hay đứng dậy.

– Ợ chua:

Bệnh nhân thấy chua trong miệng sau khi ợ, triệu chứng xuất hiện sau ăn, khi nằm, khi thay đổi tư thế và về đêm.

Thường ợ chua xảy ra sau khi ợ nóng

Vào ban đêm: có thể có những cơn ho, khó thở rồi ợ chua.

Tuy nhiên chỉ khi tần xuất các triệu chứng xảy ra nhiều và kéo dài hơn thì mới là bệnh lý.

Đặc điểm đau do HCTNDD-TQ không điển hình bao gồm:

– Biểu hiện tại cơ quan tiêu hoá.

Nuốt khó: cảm giác vướng, nghẹn khi nuốt thức ăn độ 15 giây. Hiện tượng này là hậu quản của thực quản bị phù nề, co thắt hoặc hẹp. Trong viêm trào ngược gây hẹp thực quản, lúc đầu nuốt khó với thức ăn đặc sau với thức ăn sệt rồi thức ăn lỏng.

Nuốt đau: là hiện tượng đau sau xương ức khi nuốt. Khi kết hợp với các triệu chứng khác của trào ngược thì đó là biểu hiện viêm thực quản nặng do trào ngược.

– Các triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hoá

Các triệu chứng tại phổi:+ Khó thở về đêm do acid dạ dày gây ra co thắt đường thở. Đây là một triệu chứng đặc biệt xảy ra ở những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng. Biểu hiện bệnh lý hô hấp có thể là kết quả của sự chít hẹp phế quản và sự chít hẹp của phế quản được khẳng định bởi sự tấn công của acid đối với lớp nhầy thực quản. Khó thở không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản và long đờm nhưng khi dùng các thuốc chống trào ngược thì cơn khó thở giảm đi một cách rõ rệt.

Các triệu chứng tại họng: Sự rối loại âm thanh xuất hiện với tần xuất tương đối cao (trên 25% các triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hoá). Các rối loạn bao gồm: sự khàn giọng, khó phát âm kèm ho do co thắt từng lúc, viêm họng diễn biến mạn tính và tăng dần , tái đi tái lại.

Các triệu chứng ở mũi:+ Biểu hiện dị cảm mũi này xảy ra khi nuốt nước bọt, mất đi khi ăn.+ Điều trị chống trào ngược làm giảm triệu chứng hầu hết các trường hợp.

Triệu chứng lâm sàng của trào ngược dạ dày thực quản có khi rất nhẹ nhưng có khi rất rầm rộ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Nóng rát sau xương ức và ợ chua là hai triệu chứng thường gặp với tỷ lệ cao, có giá trị gợi ý cho chúng ta về chẩn đoán lâm sàng. Dựa vào hai triệu chứng này có thể chẩn đoán được tới 90% các trường hợp trào ngược. Trong trường hợp này cần tiến hành điều trị thử theo phác đồ chuẩn. Nếu có kết quả sau 4- 8 tuần điều trị thì càng khẳng định chẩn đoán.