Top 9 # Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Bệnh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch và đôi khi cả thức ăn có trong dạ dày trào ngược từng lúc hay thường xuyên từ dạ dày lên ống thực quản.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên và triệu chứng của trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân gây hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Stress: Stress (hay còn gọi là căng thẳng) thường có những triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, lo lắng, mất khả năng tập trung… Khi bạn bị stress, sẽ gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược dạ dày tăng lên.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều acid. Do vậy thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học dễ khiến các hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn. Khi ăn quá no khiến cho dạ dày bạn bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết. Hay khi ăn đồ ăn chiên rán hay ăn đêm nhiều sẽ khiến cho dạ dày ứ trệ, có cảm giác đầy bụng, chướng bụng… Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, gây ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì dạ dày luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản khiến cơ này đóng mỡ bất thường nên khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xa tự nhên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ gây trào ngược lên thực quản.

Các triệu chứng hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phức tạp, với nhiều triệu chứng khác nhau, xuất hiện ngay tại thực quản và cả ngoài thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng thường gặp như:

Ợ nóng: Là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Mỗi lần bị ợ nóng bạn sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng thường vị. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn hoặc khi bạn nằm xuống… là dấu hiệu sớm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ hơi: Nếu ợ hơi sau khi ăn no hoặc uống nước có ga… thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường, giúp giảm bớt áp lực trong dạ dày. Nhưng khi ợ hơi nhiều lúc đói, khi không uống bia, nước ngọt có ga… thì đó là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Khó nuốt: Là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức khi nuốt. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần phải cẩn thận vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thực quản.

Buồn nôn: Là hiện tượng các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc khi ăn thì khả năng lớn là bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài các triệu chứng ở trên, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm cho bạn cảm thấy đau ngực, khàn tiếng, tăng tiết nước bọt, hen phế quản…

Một số lưu ý khi điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Để việc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản đạt kết quả tốt thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị mọi người cần quan tâm hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga. Không ăn quá no, nên chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Bệnh nhân bị trào ngược nên luyện tập nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ nhẹ nhàng giúp tinh thần thư thái giúp bệnh chóng lành. Khi ngủ chúng ta nên nằm đầu cao 15 cm so với chân. Thực hiện tốt những cách trên sẽ giúp bạn giảm bớt hội chứng trào ngược dạ dày thực quản để có một dạ dày khỏe mạnh.

Điều Trị Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp và có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải khá cao ở Việt Nam. Nếu không chữa trị sớm bệnh sẽ dễ biến chứng sang các bệnh khác nguy hiểm hơn, thậm chí là ung thư. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khá hay ho mà có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả trẻ em, người lớn hoặc người già. Căn bệnh này thường được gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân như do van ở chỗ nối thực quản và dạ dày bị suy yếu, hoạt động không tốt, áp lực đóng yếu, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường gặp là ợ hơi, ợ chua, đau rát họng, cảm thấy có vị chua trong miệng. Trẻ em thường sẽ hay nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn và dễ mắc bệnh viêm phổi.

Nếu không chữa trị kịp thời mà để lâu trong một thời gian dài, sẽ dễ gây viêm loét thực quản gây chảy máu, hẹp thực quản để lâu dễ dẫn đến ung thư, gây tử vong.

Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

3 phương pháp chính thường được dùng để chữa trị căn bệnh này là:

+ Phương pháp đông y

+ Phương pháp Tây y

+ Phẫu thuật

Đối với đông y: Thông thường người bệnh sẽ được chữa trị bằng các bài thuốc dân gian nhằm giúp cân bằng lượng axit HCl tiết ra. Các thầy thuốc đông y khi chữa trị bệnh này đều phải tuân thủ 4 nguyên tắc:

Giáng nghịch để ngăn ngừa trào ngược.

Tiêu viêm để gắn liền các vết viêm, loét có trong dạ dày.

An thần, giảm stress

Kiện tỳ để chống đầy bụng, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.

Bạn có thể lấy Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng, Mang tiêu mỗi thứ 30g. Cho vào ấm cùng nước đun trong vòng 15 phút. Sau đó, chắt lất nước còn bã đổ thêm nước đun tiếp 15 phút lọc bỏ bã hòa lẫn thuốc chia đều uống mỗi ngày 1 đến 2 thang uống đến khi khỏi hẳn bệnh trào ngược dạ dày mới thôi .

Trong tây y: Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và cho uống thuốc, chích thuốc điều trị tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh cảnh lâm sàng của từng bệnh nhân. Các thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến thường là: Metoclopramid, Sulpirid, Metopimazin, Domperidon…

Phẫu thuật: Nếu bệnh quá nặng hay không thể ứathiện bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được tiến hành các cuộc phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Thông thường bác sĩ sẽ Phẫu thuật để gia cố cơ thắt thực quản dưới nhằm tránh trào ngược dạ dày và Phẫu thuật để tăng cường cơ thắt thực quản dưới giúp tăng cường độ thắt chặt của thực quản.

Dù có chọn cách chữa trị nào, để quá trình điều trị bệnh tốt hơn, bệnh nhân cũng cần phải tuyệt đối tuân theo một số nguyên tắc như sau:

Nên có chế độ sống lành mạnh, hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng

Kiêng rượu, bia, thuốc lá, các thức ăn có dầu mỡ, thức ăn cay, các loại trái cây có vị chua, thức uống có ga…

Tăng cường ăn các thực phẩm như: bơ đậu phộng, sữa chua, các thức ăn chứa nhiều chất xơ…

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm một số thông tin hay về việc Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này.

Cách Điều Trị Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh gây nên nỗi ám ảnh cho biết bao nhiêu bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm. Vậy trào ngược dạ dày là gì và đâu là cách điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản được xem là một trong những vấn đề hay gặp phải ở dạ dày. Đây là tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Ở điều kiện sinh lý bình thường, thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản khi ăn uống, tiếp đó thức ăn nhờ sự cơ thắt ở thực quản giãn ra sẽ di chuyển đến dạ dày. Tình trạng dịch dạ dày trào ngược gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan của thực quản sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây nên hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như glucagon, aspirin…

Dùng các chất kích thích chẳng hạn như rượu, cà phê, thuốc lá…

Các bệnh lý di truyền, nhiễm trùng ở vùng thực quản làm cho cơ vòng thực quản bị yếu.

Thói quen ăn uống chưa khoa học: ăn quá no, đi ngủ liền sau khi ăn, ăn quá nhiều các thực phẩm gây khó tiêu…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

Ợ nóng: Là cảm giác nóng, rát xuất phát từ dạ dày hoặc ở vùng dưới ngực lan lên cổ.

Ợ hơi: Ợ hơi thường xảy ra lúc đói là một trong những biểu hiện hàng đầu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ chua: Thông thường vào buổi sáng khi đánh răng sẽ có cảm giác ợ chua đi kèm ợ nóng. Biểu hiện cụ thể là khi ợ lên sẽ có kèm theo vị chua ở trong miệng.

Các tình trạng trên sẽ tăng khi uống nước, ăn no, đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ vào ban đêm…

Buồn nôn

Khi mắc bệnh, axit sẽ trào ngược vào họng, kích thích buồn nôn. Khi bạn ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn xong thì sẽ xuất hiện triệu chứng này. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác nghẹn, dễ nôn và buồn nôn. Đặc biệt khi ốm nghén, dùng thuốc hay say tàu xe thì cũng sẽ dễ bị nôn hơn.

Tức ngực

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn có thể sẽ gây ra cảm giác bị đau thắt ở phần ngực. Nguyên nhân là do sự kích thích axit trào ngược vào các sợi dây thần kinh nằm ở bề mặt niêm mạc của thực quản, từ đó gây cảm giác đau tức ở ngực cho người bệnh.

Khó nuốt

Khi bệnh trở nặng sẽ khiến cho sự trào ngược của axit trong dạ dày mang tần suất lớn hơn. Hậu quả là gây sưng tấy, phù nề niêm mạc khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng ở cổ, nuốt nghẹn và khó nuốt.

Tiết nhiều nước bọt

Sau khi ợ chua, theo phản xạ tự nhiên miệng sẽ tiếp xúc với các axit chua. Để trung hòa axit, miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn.

Ho, khàn giọng

Đây là một triệu chứng phổ biến ở người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do khi dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày sẽ bị sưng tấy gây khản giọng và thời gian dài sẽ chuyển thành ho.

Miệng đắng

Đắng miệng là khi dịch vị trào lên đi kèm với dịch mật. Đây là một trong những biểu hiện của sự rối loạn của dây thần kinh dạ dày, van môn vị mở quá mức và trào ra dịch mật.

Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hạn chế các chất kích như cà phê, thuốc lá, chocolate, rượu bia. Không nên uống quá nhiều nước có ga và không ăn quá no.

Hạn chế nịt vú, nịt bụng quá chặt để không gây áp lực lên vùng xoang bụng.

Không nên dùng các loại thuốc có tác dụng làm giảm trương lực CVDTQ như Theophylline, Anticholinergic…

Để làm lành viêm dạ dày thực quản cũng như hạn chế các triệu chứng thì bạn nên sử dụng những loại thuốc có tác dụng chống tiết các axit thuộc nhóm ức chế bơm proton. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người ta vẫn ưu tiên thuốc được chọn trong điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đối với những trường hợp nhẹ, việc sử dụng một số loại thuốc tăng trương lực CVDTQ như Cisapride, Domperidone, Metoclopramide… cũng đạt được hiệu quả. Bởi tính chất của bệnh rất dễ tái phát nếu ngừng thuốc nên sau giai đoạn tấn công cần được điều trị một cách duy trì hoặc có thể dùng thuốc khi gặp triệu chứng.

Đối với những ca bệnh không đáp ứng được với phương pháp nội khoa thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đối với những ca có biến chứng thực quản hẹp, phương pháp được tiến hành là nội soi.

Triệu Chứng Của Bệnh Trào Ngược Thực Quản Dạ Dày

Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có triệu chứng lâm sàng gì?

Chỗ khác nhau của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày và viêm thực quản mang tính trào ngược.

Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày là chỉ mọi bệnh tật có triệu chứng trào ngược. Hiện nay bệnh trào ngược thực quản, dạ dày chia thành bệnh trào ngược rữa nát, bệnh trào ngược không rữa nát, và barrett thực quản.

Viêm thực quản trào ngược là tính cả bệnh trào ngược thực quản, dạ dày, trong đó, là một loại điển hình của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày, tức là bệnh trào ngược rữa nát. Soi dạ dày có thể phát hiện niêm mạc thực quản của người bệnh này bị rữa nát.

Mối quan hệ của bệnh trào ngược rữa nát, của bệnh trào ngược không rữa nát và barrett thực quản chưa rõ. Có học giả cho quan hệ đó là: Bệnh trào ngược không rữa nát đến bệnh trào ngược rữa nát đến barrett thực quản. Nhưng cũng có học giả cho rằng quan hệ của chúng độc lập nhau.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát là do trào ngược hoặc vật trào ngược kích thích gây ra, nóng tim lâu dài là triệu chứng chính của nó. Ta có thể qui gộp vào hai triệu chứng lớn dưới: Thứ nhất là triệu chứng trào ngược, hay vật trào ngược kích thích thực quản gây ra. Tức nóng tim, ợ chua và nuốt khó. Thứ hai là triệu chứng gây ra bởi các bộ máy ngoài vật trào ngược kích thích thực quản, như đau ngực, đau bụng trên, đau yết hầu, giọng nói rè rè, ho và hen v.v…

Biểu hiện lâm sàng của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát giống như viêm thực quản rữa nát. về lâm sàng không thể tách hai cái đó ra. Bệnh này không phải là bệnh trào ngược thực quản, dạ dày loại nhẹ. Nhưng có phải là giai đoạn đầu của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày hay không, hiện nay chưa thể xác định. Đa phần người bệnh có biểu hiện lâm sàng ngoài đường tiêu hóa, thuộc về bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát. Tuy họ có triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày nhưng không tổn thương đến niêm mạc thực quản. Quá trình phát bệnh tự nhiên của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát không khác mấy với viêm thực quản rữa nát. Rất ít bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát phát triển thành bệnh lần đầu rữa nát. Cũng không có chứng cứ để chứng tỏ bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát sẽ phát triển thành viêm thực quản, hay barrett thực quản, không có nguy cơ ung thư tuyến thực quản. Nhưng bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh không kém gì so với viêm thực quản rữa nát. Do mọi người chưa nhận thức đầy đủ với loại bệnh này, và lại điều trị không đỡ, nên thế nào cũng đem đau khổ nhiều đến với người ốm.

Người bị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày kiểm tra soi dạ dày có những lợi ích gì?

Kiểm tra soi dạ dày có thể xác định xem bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có bị viêm thực quản hay không, và mức độ của nó thế nào; và qua kiểm tra mẫu sống để tiến hành chẩn đoán bệnh lý và chẩn đoán phân biệt. Đó là phương pháp kiểm tra chẩn đoán có giá trị nhất hiện nay. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày, khi soi dạ dày qua cửa thực quản vào có thể thấy nhiều nước bọt, và dịch vị có axit. Nếu thấy mật trong thực quản hay ở bụng dạ dày, thì thế nào cũng báo cho biết đã trào ngược dạ dày, tá tràng.

Nghi có bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có thể làm những kiểm tra gì?

a – Kiểm tra phóng xạ: Kiểm tra phóng xạ đường ruột, dạ dày đã có lịch sử gần 100 năm nay. Những năm gần đây ứng dụng chụp ảnh cắt lớp đã nâng cao rõ rệt tỷ lệ phân biệt đối với bị bệnh ở niêm mạc. Đó là phương pháp chẩn đoán tiện lợi, dễ làm, chịu được lâu. Nó có thể chứng minh người bị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có bị phồng dộp thực quản, viêm, loét hay bị hẹp không? Tính nhạy cảm với viêm thực quản mang tính trào ngược đến 22% đến 95%, có thể đánh giá chức năng cơ co bóp thực quản dưới (les) không đầy đủ. Bằng thủ pháp phụ trợ như ép bụng, hay thực nghiệm varshalva, có thể nâng cao tỷ lệ kiểm tra trào ngược. Nhưng kiểm tra X-quang đối với tính mẫn cảm barrett thực quản lại rất thấp.

b – Độ pH axit, kiềm thực quản ở trạng thái động: Tiến bộ kỹ thuật làm cho đo pH ở thực quản trạng thái động trở thành phương pháp chẩn đoán hết sức có giá trị đối với bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Đo pH thực quản là “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày đã được nhiều bệnh viện cỡ lớn và trung chọn dùng. Ý nghĩa chính của nó là: Xem có trào ngược không, và xác định mức độ trào ngược, trạng thái chức năng của les và đánh giá sau khi phẫu thuật chống trào ngược.

c – Kiểm tra nội soi: Nội soi là kiểm tra mang tính chẩn đoán rất quan trọng để xác định bệnh trào ngược thực quản, dạ dày, từ đó có thể phát hiện và đánh giá tổn thương niêm mạc thực quản và phân cấp. Nội soi mẫu sống là phương thức cần thiết chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát, và barrett thực quản. Nhưng do hầu như 50% người bị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không có biểu hiện RE, do đó nội soi mẫu sống về ý nghĩa nào đó không thể nâng cao rõ rệt tỷ lệ chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Nhưng lại có ý nghĩa về chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày rữa nát.

d – Đo mật ở thực quản: Theo đà tiến bộ kỹ thuật về kiểm tra đo muối mật, tổn thương của muối mật đối với niêm mạc thực quản được chú ý. Nghiên cứu đã phát hiện: Có rất nhiều bệnh nhân trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát, đo pH thực quản 24 tiếng đồng hồ, axit tỏ ra bình thường, nhưng lại bị trào ngược vật chứa ở tá tràng. Nhưng gần đây máy kiểm đo mật Bilitee 200 kiểu mang theo ra đời, thường được dùng để đánh giá trào ngược của mật. Nếu có thể đồng thời đo được pH, thì cũng có thể nâng cao kiểm tra bệnh trào ngược thực quản, dạ dày.

đ – Đo áp lực thực quản: ứng dụng kỹ thuật đo áp lực thực quản vô cùng tiện lợi cho việc đánh giá vận động của thực quản và chức năng của les. Phương pháp này tuy không thể xem là kiểm tra bắt buộc đối với chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày, nhưng lại có ý nghĩa để đánh giá nguyên nhân bệnh trào ngược và suy nghĩ xem có cần thiết điều trị bằng phẫu thuật tạo hình môn tâm hay nội soi từ dưới vào đối với hiệu quả trị liệu ức chế axit không rõ, hay cứ phải uống thuốc liên tục.

e – Kiểm tra hạt nhân phóng xạ thực quản: Kiểm tra hạt nhân phóng xạ thực quản là phương pháp kiểm tra mang tính không xâm nhập mà Kazemn đã thông báo năm 1972. Nó khắc phục sự hạn chế của đo áp lực thực quản và kỹ thuật chụp ảnh X-quang. Nó không chỉ có thể quan sát động thái vận động của thực quản và thời gian thức ăn đi qua, mà còn có thể lượng hóa được. Nhưng kiểm tra hạt nhân phóng xạ lại thuộc về kiểm đo ngắn ngủi. Tính mẫn cảm và tính riêng biệt của nó không bằng kiểm đo pH thực quản.

g – Các vấn đề khác: Siêu âm thực quản là kỹ thuật mang tính kết hợp để đánh giá giải phẫu học, hình thái học của thực quản và chức năng thực quản. Gần đây siêu âm cao tần trong vòm ra đời, nó đút được vào thực quản thời gian lâu, có thể đồng bộ kiểm đo áp lực thực quản, cung cấp được những thông tin sinh lý và bệnh lý thực quản. Siêu âm đồng bộ và đo áp lực thực quản nghiên cứu phát hiện, trước khi triệu chứng nóng tim xuất hiện có hiện tượng co thắt thực quản liên tục. Qua thí nghiệm cho axit vào thực quản dẫn đến cảm giác nóng tim, cũng có thể quan sát thấy. Ngoài ra còn có các báo cáo nghiên cứu về đánh giá điện thế khóa mô thực quản, kiểm tra cảm giác thực quản (như mở to nang khí, thí nghiệm cho axit vào thực quản v.v…) và kháng trở thực quản v.v…

Chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có thể căn cứ vào hạng mục khác nhau và chọn phương pháp kiểm tra khác nhau. Như cần xác định rõ có trào ngược các thứ khác, có thể chọn đo pH thực quản hay không, cần xác định rõ niêm mạc thực quản có tổn thương không, có thể làm nội soi cộng với lấy mẫu sống, uống bari ở đường tiêu hóa trên v.v… Nếu muốn dự báo phán đoán bệnh tật, có thể đo áp lực thực quản, đo trị pH thực quản.

Soi dạ dày thấy bình thường, tức loại bỏ được bệnhtrào ngược thực quản, dạ dày phải không?

Kiểm tra soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán rất quan trọng để chẩn đoán rõ bệnh trào ngược thực quản, dạ dày; có thể phát hiện đánh giá và phân cấp tổn thương viêm thực quản. Nội soi mẫu sống là phương thức cần thiết chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát, và barrett thực quản. Hơn nửa số người bệnh trào ngược thực quản, dạ dày nội soi không có biểu hiện viêm thực quản mang tính trào ngược. Nếu bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát là do trào ngược thực quản, dạ dày gây ra, có triệu chứng điển hình bao gồm nóng tim và trào ngược axit, cả ngực đau và có cả biểu hiện bên ngoài thực quản (ho, giọng rè, hen v.v…). Nhưng kiểm tra nội soi đường tiêu hóa trên không thấy niêm mạc thực quản bị phá hỏng. Do đó, kiểm tra nội soi, về ý nghĩa nào đó không thể rõ tỷ lệ chính xác của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Tức kiểm tra nội soi có thể chẩn đoán đúng viêm thực quản mang tính trào ngược và barrett thực quản, chứ không loại bỏ được bệnh trào ngược thực quản, dạ dày không rữa nát.

Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày của người giàcó những đặc điểm lâm sàng nào?

Ợ chua và nóng tim là những triệu chứng điển hình của viêm thực quản mang tính trào ngược củangười già. Nó thường xảy ra vào trước và sau bữa ăn, nửa đêm, hay sáng tinh mơ, và cũng xảy ra sau khi ăn no, và khi ngồi dốc về phía trước. Nóng tim là chỉ một loại cảm giác nóng ran, nóng bứt rứt ở sau ngực hay dưới ức. Đau ngực là chỉ đau ở phía sau ngực gây ra bởi đau mang tính tê liệt thực quản hay loét thực quản do vật trào ngược gây ra, có lúc rất giống như đau co thắt tim. Nuốt khó thường có tính gián đoạn, và không tăng nặng là do động lực của thực quản khác thường mà gây ra. Rất ít trường hợp viêm thực quản do hẹp gây ra.

So với viêm thực quản mang tính trào ngược ở tuổi trung niên và thanh niên thì viêm thực quản mang tính trào ngược của người già có kèm cả chảy máu, ho, hay phân đen tương đối nhiều. Viêm thực quản mang tính trào ngược của người già kèm theo ho, cảm giác tức thở, ho hen mãn tính v.v… xảy ra nhiều vào ban đêm, là do vật trào ngược chui vào đường thở mà gây ra. Chẩn đoán lâm sàng bị viêm khí quản nhánh do hít vào, viêm phổi do hít vào, hen khí quản nhánh, phổi bị xơ hóa. Triệu chứng phát bệnh ở đường hô hấp do viêm thực quản mang tính trào ngược của người già đến 44%.

Viêm thực quản mang tính trào ngược triệu chứng phát sinh thế nào?

Hẹp thực quản: Có đến 8%-10% người bị bệnh trào ngược thực quản dạ dày, nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ sinh ra hẹp thực quản, chủ yếu do viêm loét gây ra. Nếu kèm theo barrett thực quản thì càng dễ mắc bệnh. Người bệnh có biểu hiện nuốt tắc mang tính tiệm tiến, nhất là khi nuốt vật đặc càng dễ thấy nhất.

Chảy máu: Do viêm thực quản ủ máu gây ra. Biểu hiện lâm sàng là phân đen, nôn ra máu v.v…, ít cơ hội ra nhiều máu.

Barrett thực quản: Barrett thực quản có tỷ lệ phát hiện trong bệnh trào ngược thực quản dạ dày là 0,3%-2%. Trước mắt barrett thực quản được công nhận là bệnh tiền u của ung thư thực quản.