Top 10 # Hội Chứng Tóc Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hội Chứng Nghiện Giật Tóc Là Bệnh Gì?

Hội chứng nghiện giật tóc là bệnh gì?

Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, họ bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng nghiện giật tóc

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Liên tục giật tóc khỏi da đầu, giật lông mày, lông mi và các bộ phận khác của cơ thể;

Không thể ngăn bản thân mình giật tóc;

Cảm thấy vui và thoải mái hơn sau khi giật tóc;

Tóc ngắn lại, mỏng hơn, xuất hiện vùng hói trên da đầu hoặc các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả lông mi thưa hoặc thiếu lông mày;

Stress hoặc các vấn đề về tinh thần trong công việc hay cuộc sống do giật tóc;

Những vùng da trọc tại chỗ tóc bị giật;

Một số hành vi kỳ lạ như kiểm tra các chân tóc, xoay tóc, kẹp tóc giữa các kẽ răng, nhai tóc hoặc ăn tóc.

Hầu hết, người nghiện giật tóc cũng hay kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Đôi khi, bạn có thể giật lông vật nuôi, búp bê hoặc từ các vật liệu xốp như quần áo hoặc chăn, đây cũng là dấu hiệu của bệnh. Hầu hết, những người mắc bệnh này chỉ giật tóc khi ở một mình và thường không để cho người khác biết mình mắc bệnh.

Gọi thoại – Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu bạn hay giật tóc vô thức hoặc nếu bạn để ý thấy người thân có các dấu hiệu đó. Bằng cách quan sát hành vi của mình và kiểm tra những khu vực mất tóc, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nghiện giật tóc ví dụ như nhiễm trùng da.

Nguyên nhân của hội chứng nghiện giật tóc

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra bệnh. Một số chuyên gia cho rằng giật tóc là một dạng nghiện. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi giật tóc, điều này có thể dần dần trở thành một thói quen. Hội chứng nghiện giật tóc cũng có thể là dấu hiệu phản ánh các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Theo các nghiên cứu tâm lý, giật tóc là cách làm giảm căng thẳng hoặc lo âu. Trong một số trường hợp, bệnh này cũng có thể là dạng tự làm đau bản thân, bạn cố tình làm bản thân bị thương như là cách để thoát khỏi cảm xúc đau buồn và tạm thời làm bản thân vui.

Nguy cơ mắc hội chứng nghiện giật tóc

Hội chứng nghiện giật tóc là bệnh hiếm gặp và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiện, bệnh đang ngày càng phổ biến hơn. Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ, từ 1- 2% sinh viên tham gia khảo sát đã từng hoặc đang mắc chứng bệnh này. Đối với trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh giữa bé gái và trai là như nhau. Tuy nhiên, ở người trưởng thành, nữ giới lại mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nghiện giật tóc như:

Bệnh sử gia đình: di truyền có vai trò trong tiến triển bệnh và có thể xảy ra ở những người có người thân mắc rối loạn này;

Tuổi tác: chứng nghiện giật tóc thường gặp ở bệnh nhân trước hoặc trong độ tuổi dậy thì, thường là khoảng 11-13 tuổi và có thể trở thành vấn đề kéo dài. Trẻ sơ sinh cũng có thể dễ bị bệnh, nhưng thường nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị;

Những cảm xúc tiêu cực: với nhiều người, giật kéo tóc là để đối phó với những cảm xúc tiêu cực hoặc không thoải mái, chẳng hạn như stress, lo âu, căng thẳng, cô đơn, mệt mỏi hay thất vọng;

Tự cảm giác tích cực: bạn thấy việc giật tóc giúp mình cảm thấy thỏa mãn và tốt hơn. Kết quả là, bạn tiếp tục giật tóc để duy trì những cảm xúc tích cực đó;

Rối loạn khác: bệnh nhân cũng có thể mắc các rối loạn khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Điều trị hội chứng nghiện giật tóc

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách:

Kiểm tra lượng tóc bạn bị mất đi;

Loại bỏ các nguyên nhân giật tóc hoặc rụng tóc thông qua các xét nghiệm lâm sàng.

Theo tổ chức từ thiện dành cho những người bị rối loạn lo âu, tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng nghiện giật tóc bao gồm:

Xuất hiện hành vi giật lông, tóc trên cơ thể đi kèm với thôi thúc hoặc cảm giác căng thẳng trước khi làm;

Giật tóc mang lại sự hài lòng và nhẹ nhõm;

Có cảm giác bớt “ngứa” khi vừa giật tóc;

Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi với công việc và xã hội.

Một số người mắc bệnh nhẹ có thể kiểm soát được. Đối với những số khác, họ không thể kiềm chế được những ham muốn kéo giật tóc. Một số phương pháp điều trị đã giúp nhiều bệnh nhân giảm giật tóc và có thể khỏi hoàn toàn.Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi giật tóc là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh này. Với phương pháp này, trước hết bệnh nhân sẽ học cách xác định thời gian cụ thể và địa điểm họ muốn giật tóc. Họ cũng sẽ học cách thư giãn và tham gia một số hoạt động để giúp giảm bớt căng thẳng khi có ham muốn giật tóc. Bạn có thể kết hợp các bài tập này với các bài hỗ trợ cảm xúc.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc (các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) dùng trong điều trị sức khỏe tâm lý khác như trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) để điều trị chứng nghiện giật tóc.

Triệu chứng của bệnh là tự phát và không có cách nào có thể ngăn chặn chứng bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra các hành vi tiềm ẩn và điều trị bệnh ngay khi có các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cần học cách quản lý căng thẳng để giúp tránh tình trạng nghiện giật tóc về sau.

: Rụng Tóc Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Bỗng nhiên một ngày bạn thấy tóc rụng ngày càng nhiều và không kiểm soát. Bạn băn khoăn không biết như vậy là bình thường hay rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Mối liên hệ giữa rụng tóc và bệnh tuyến giáp

Các bệnh về trao đổi chất: Tuyến giáp là cơ quan duy nhất tổng hợp nên các enzym giúp phân hóa thực phẩm đưa vào cơ thể. Hiểu đơn giản, enzym là chất chủ yếu cấu thành nên nước bọt, nếu khi ăn và không có nước bọt (enzym) thì cơ thể không thể phân giải thức ăn thành dưỡng chất. Biểu hiện dễ thấy nhất là tóc xơ rối và bết chỉ sau 1 – 2 ngày dù vệ sinh kĩ càng. Hiện tượng rụng tóc nhiều là thiếu chất rất phổ biến.

Các bệnh suy giáp: Lượng hormone giảm xuống sẽ trực tiếp giảm chu kì tăng trưởng của tóc. Điều này khiến nhiều nang tóc không phát triển được và gây ra tình trạng tóc khô, rụng tóc, hói đầu.

Đối với những người mắc bệnh cường giáp, lượng hormone gia tăng đột ngột khiến các hoạt động trong cơ thể cũng thay đổi. Mái tóc khô xơ và dễ gãy rụng hơn. Bạn cần cân bằng lại hoạt động của các hormone tuyến giáp mới có thể giúp cho chu kỳ tóc trở lại bình thường.

2. Mối liên hệ giữa rụng tóc và tim mạch

3. Một số bệnh có thể khiến rụng tóc

Bạn vẫn băn khoăn, rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Ngoài bệnh tuyến giáp và tim mạch, hãy chú ý đến một số bệnh sau:

Dư thừa nội tiết ở nữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang buồng trứng. Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn.

Muốn xác định tình trạng tóc rụng do sinh lý hay bệnh lý bạn nên theo dõi trong một khoảng thời gian. Nếu tóc rụng quá nhiều bạn cần thăm khám để xem rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt với các bạn gái mới lớn, đừng để đây là nguyên nhân rụng tóc tuổi dậy thì làm bạn mất tự tin.

Hội Chứng Jacobs Là Gì?

Hội chứng Jacobs được gọi là hội chứng siêu nam. Hội chứng xảy ra do bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính gây ra.

Hội chứng Jacobs là gì?

Theo quy luật di truyền, nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới là XY, ở nữ giới là XX. Hội chứng Jacobs xảy ra khi trong nhiễm sắc thể giới tính của người nam có hai nhiễm sắc thể Y (XYY). Hội chứng này chỉ xảy ra ở nam giới khi cấu trúc gen có thêm sự sao chép của một nhiễm sắc thể Y trong tế bào.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Jacobs

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Jacobs

Những trẻ mắc hội chứng Jacobs thường phát triển nhanh hơn những đứa trẻ khác ở giai đoạn phát triển đầu (cao hơn so với chiều cao trung bình). Hầu hết những trẻ mắc hội chứng này có sự phát triển sinh lý bình thường. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà mỗi trẻ mắc bệnh có biểu hiện bệnh khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng như trương lực cơ thấp (nhược cơ), chậm phát triển âm ngay từ khi còn nhỏ hoặc ở thời kỳ nhũ nhi. Trẻ thường gặp khó khăn trong học tập, chậm đọc và viết. Không có khuyết tật trí tuệ kèm theo những chứng bệnh như suyễn, các vấn đề về răng, mụn trứng cá, không mọc lông mặt và lông cơ thể, có những khác biệt về hành vi như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn lo lắng, tâm trạng,… Một số trẻ khác có thể bị suy tinh hoàn (tinh hoàn không thể tạo ra tinh trùng hoặc testosterone) ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Giảm chức năng tuyến sinh dục hoặc lượng hormone testosterone thấp, xương yếu.Đối với những người chưa được phát hiện bệnh, đến tuổi trưởng thành có những biểu hiện bệnh như: Giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng tinh trùng, vô sinh.

Sàng lọc trước sinh phát hiện hội chứng Jacobs cho thai nhi

Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina được thực hiện ngay từ tuần thứ 10 cho đến hết thai kỳ, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ. Kết quả của NIPT – illumina là cơ sở để các bác sĩ đưa ra những tư vấn, giúp cho mẹ bầu có được hướng chăm sóc thai nhi đúng cách nhất để con sinh ra được khỏe mạnh.

Xét nghiệm ADN chẩn đoán bệnh di truyền

Có rất nhiều trường hợp những người đàn ông không phát hiện được tình trạng sức khỏe của mình, khi trưởng thành họ nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể hoặc nhận biết những bất thường đến sinh sản, số lượng tinh trùng giảm,… Thực hiện xét nghiệm ADN có thể chẩn đoán bệnh di truyền cho kết quả chính xác. Xét nghiệm không phân biệt độ tuổi, người có nhu cầu xét nghiệm không cần kiêng, nhịn ăn hay chọn thời điểm nhất định nào như các xét nghiệm máu khác. Kết quả xét nghiệm xác định các nhiễm sắc thể có hay không bất thường, trong đó có hội chứng Jacobs. Độ chính xác của xét nghiệm lên tới 99,9%.

Kiểm tra hormone

Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người khám kiểm tra hormone sinh dục gắn với globulin nhằm kiểm tra lượng testosterone trong cơ thể cũng như kiểm tra tổng lượng testosterone. Cả hai lần kiểm tra này đều được phân tích bằng mẫu máu hoặc nước tiểu để xem nếu lượng testosterone quá thấp thì điều này có thể cho biết là bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm những bài kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đưa ra nhận định, dựa trên những nhận định đã kiểm tra để làm cơ sở thực hiện thêm các kiểm tra khác chứ không cho kết quả chính xác là có hay không.

Phương pháp điều trị hội chứng Jacobs

Ở thời điểm hiện tại, hội chứng Jacobs chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng có những hướng điều trị khác như thay thế testosterone, điều trị chứng vô sinh, phẫu thuật để giảm các triệu chứng biểu hiện bệnh khác. Điều trị những bệnh do tác động của Jacobs gây ra. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện sàng lọc cho bé để nắm được tình trạng sức khỏe để có hướng chăm sóc đúng cách. Người nam có những biểu hiện bất thường cần thực hiện chẩn đoán các hội chứng di truyền để có hướng điều trị giảm nhẹ tình trạng của bệnh và hạn chế những tác động không mong muốn của hội chứng đến cơ thể.

Hội Chứng Ocd Là Gì?

Dương Thu Hằng Đã đăng 03/07/2019

Hội chứng ocd là rối loạn lo âu là tình trạng người bệnh lặp đi, lặp lại một loạt hành vi khác nhau mà không thể tự mình thoát ra được.

Hội chứng ocd là gì?

Hội chứng rối loạn cưỡng chế hiện nay được liệt vào số 20 yếu tố gây ra các khuyết tật gây ra bệnh lý ở các đối tượng từ 15 – 44 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).

Cũng trong báo cáo này cho thấy, ocd là căn bệnh tâm thần nguy hiểm đứng hàng thứ 4 sau lạm dụng chất gây nghiện, ám ảnh và bệnh trầm cảm.

Hội chứng ocd được xuất hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau. Đặc điểm chung là lối suy nghĩ sẽ được lặp lại nhiều lần với biểu hiện như:

Kiểm tra mọi việc thường xuyên

Biểu hiện thường nhận thấy là người bệnh thường xuyên kiểm tra tất cả mọi thứ xung quanh như: kiểm tra bếp ga, điện, nước, khóa cửa…

Đôi khi chính bạn có thói quen kiểm tra chính người thân trong gia đình. Việc kiểm tra này đôi khi diễn ra ra rất nhiều lần trong ngày. Một số người bệnh khác có thói quen liên tục kiểm tra tin nhắn, email vì sợ mắc phải lỗi nào đó.

Chứng sợ bẩn và ám ảnh tâm lý

Người bệnh luôn mang trong mình tâm lý tất cả mọi thứ xung quanh đều có vi khuẩn. Vì thế, việc dọn dẹp sẽ được diễn ra liên tục trong ngày.

Đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng sợ bẩn đến nỗi không dám đến đám đông, thường xuyên đánh răng nhiều hơn mức quy định. Đặc biệt, một số trường hợp còn cố gắng tắm, rửa để tẩy sạch các vết bẩn trên người của mình.

Luôn có thói quen tích trữ đồ

Điều này dễ hiểu, những bệnh nhân này sẽ có thói quen giữ lại tất cả các tài sản, đồ dùng cá nhân. Ngay cả khi chúng không bao giờ được sử dụng đến.

Tin vào những lời đồn

Ám ảnh về sự ngăn nắp

Những người mắc hội chứng ocd cũng có thể bị ám ảnh bởi sự ngăn nắp. Hầu hết, các vật dụng trong gia đình đều được điều chỉnh một cách hoàn hảo và đúng vị trí của nó.

Ngoài ra, người mắc hội chứng ocd sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

Không kiểm soát được các suy nghĩ, hành vi của mình.

Dành ít nhất 1 giờ trong ngày để suy nghĩ về những vấn đề hay hành vi của mình.

Không cảm thấy vui vẻ khi thực hiện các công việc của mình.

Một số bệnh nhân bị rối loạn tic với các chuyển động đột ngột, được lặp đi lặp lại như: chớp mắt, gật đầu, nhún vai…

Hầu hết, những người trưởng thành không biết mình mắc hội chứng ocd và thường dùng rượu, ma túy để trấn an bản thân. Bên cạnh đó, luôn có dấu hiệu ám ảnh cưỡng chế hoặc có cả hai.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ám ảnh cưỡng chế

OCD là rối loạn phổ biến ở trẻ em, người lớn và thanh thiếu niên. Các bệnh nhân thường được chẩn đoán bệnh vào năm 19 tuổi. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ocd như sau:

Di truyền học

Hầu hết, các yếu tố môi trường sống trong gia đình sẽ ảnh hưởng mật thiết đến đến bệnh lý của bạn.

Một số yếu tố gây căng thẳng trong thời gian dài, sẽ khiến bạn dễ mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế như:

Áp lực công việc hàng ngày,

Môi trường sống bị thay đổi.

Phụ nữ mang thai và sinh con.

Gặp các mâu thuẫn trong gia đình.

Chấn thương.

Các vấn đề về thể chất, sức khỏe.

Các bệnh lý gây ra tâm lý căng thẳng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

Rối loạn nội tiết tố

Bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tim mạch.

Bệnh rối loạn tiêu hóa.

Bệnh hen suyễn.

Bệnh xương khớp.

Sử dụng các chất gây nghiện

Nếu bạn sử dụng các chất gây nghiện như cần sa, rượu, thuốc an thần… Đều là những tác nhân gia tăng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chết trong thời gian dài.

Phương pháp điều trị hội chứng ocd

Ocd thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý trị liệu như sau:

Điều trị hội chứng ocd bằng thuốc

Các loại thuốc làm ức chế hấp thu serotonin (SRI) và chất giúp tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) đều được sử dụng để điều trị ocd bao gồm:

Thuốc fluoxetine.

Thuốc fluvoxamine.

Thuốc sertraline.

Tâm lý trị liệu

Phương pháp tâm lý trị liệu cực kỳ quan trọng trong việc điều trị hội chứng ocd. Một số loại trị liệu hành vi nhận thức, đảo ngược thói quen… có tác dụng tương tự như thuốc.

Truy cập lần cuối ngày 3/7/2019 https://www.helpguide.org/articles/anxiety/obssessive-compulsive-disorder-ocd.htm/

Truy cập lần cuối ngày 3/7/2019 https://www.webmd.com/anxiety-panic/understanding-obsessive-compulsive-disorder-symptoms#1

Truy cập lần cuối ngày 3/7/2019 https://www.nimh.nih.gov/health/topics/obsessive-compulsive-disorder-ocd/index.shtml

Truy cập lần cuối ngày 3/7/2019 https://www.medicalnewstoday.com/articles/178508.php