Top 4 # Hội Chứng Tim Fallot Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Lâm Sàng Của Tứ Chứng Tim Fallot

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Chiếm tỉ lệ 75% các bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng tim Fallot phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thoát thất phải.

1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tứ chứng Fallot?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tứ chứng Fallot, bao gồm:

Nhiễm siêu vi ở người mẹ, như Rubella (sởi Đức) hoặc nghiện rượu trong lúc mang thai.

Dinh dưỡng kém.

Mẹ lớn hơn 40 tuổi.

Cha mẹ bị tứ chứng Fallot.

Em bé sinh ra với hội chứng Down hay hội chứng DiGeorge.

2. Triệu chứng lâm sàng của tứ chứng tim FALLOT

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thoát thất phải ( giảm lưu lượng máu lên phổi).

Các biểu hiện lâm sàng gồm:

Làm giảm luồng shunt phải trái đưa đến tăng máu lên phổi giúp giảm tím và khó thở.

Thường xảy ra khi trẻ gắng sức.

Kéo dài 15 – 30 phút.

Trẻ thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường.

Có thể dẫn đến tử vong.

– Ngón tay và ngón chân dùi trống.

– Âm thổi tâm thu LS3, LS4 trái sát xương ức.

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tứ chứng Fallot là một dạng kết hợp nhiều triệu chứng của các hội chứng khác. Nên gọi bác sĩ nếu con bạn có các triệu chứng sau:

4. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Tứ chứng Fallot có thể được hạn chế nếu bạn chăm sóc cho con của bạn tốt nhất có thể, bao gồm:

Ngăn ngừa nhiễm trùng: một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem khi nào là cần thiết;

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: khám nha khoa định kỳ là cách tuyệt vời để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng;

Tập thể dục: quyết định về việc tập thể dục cần phải được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về hoạt động an toàn cho con của bạn.

Tứ chứng tim Fallot là một bệnh lý tim nguy hiểm và có thể phát hiện được trên siêu âm trong quá trình mang thai. Vì vậy việc siêu âm thai định kì là rất cần thiết giúp phát hiện, chẩn đoán sớm dị tật sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị sau sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: chúng tôi để được hỗ trợ.

Triệu Chứng Của Tứ Chứng Fallot, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Tứ Chứng Fallot

Tứ chứng Fallot là một tình trạng hiếm gặp do sự kết hợp của bốn khuyết tật ở tim xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra. Những khiếm khuyết này ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, khiến máu nghèo oxy được tim co bóp đi đến khắp mọi cơ quan của cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tứ chứng Fallot thường có da màu xanh tím do máu không mang đủ oxy.

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong giai đoạn bào thai hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, có những trường hợp tứ chứng Fallot không được phát hiện cho đến khi tuổi trưởng thành tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các khiếm khuyết và triệu chứng.

Nếu được chẩn đoán sớm người bệnh sẽ được chỉ định điều trị phẫu thuật thích hợp, hầu hết trẻ em và người lớn bị tứ chứng Fallot có cuộc sống tương đối bình thường, mặc dù họ vẫn phải được chăm sóc y tế thường xuyên trong suốt cuộc đời và hạn chế các công việc nặng.

Vậy tứ chứng Fallot là gì?

Bốn bất thường tạo nên tứ giác Fallot bao gồm:

Hẹp đường ra thất phải: Do hẹp van động mạch phổi khiến máu tâm thất phải bị giảm lượng máu dẫn đến phổi. Vùng hẹp chính là ngay dưới van động mạch phổi làm vùng cơ này dày lên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng như không có động mạch phổi (pulmonary artery atresia) sẽ làm giảm lưu lượng máu đến phổi.

Thông liên thất: Khuyết tật thông liên thất là trên vách ngăn của hai buồng tim gồm tâm thất trái và phải bình thường không có lỗ, nhưng trong thông liên thất thì lại có lỗ. Lỗ này cho phép máu nghèo oxy ở tâm thất phải quay trở lại phổi để bổ sung lượng oxy cung cấp, đồng thời chảy vào tâm thất trái và trộn với máu giàu oxy. Máu từ tâm thất trái cũng chảy ngược về tâm thất phải khiến giảm khả năng cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể và cuối cùng có thể làm suy tim.

Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất: Động mạch chủ thường bị lệch phải nhiều và thường nằm ngay trên lỗ thông liên thất.

Phì đại của thất phải: Khi hoạt động bơm của tim bị làm việc quá sức sẽ khiến cho thành cơ của tâm thất phải dày lên. Theo thời gian điều này có thể khiến tim cứng lại, yếu đi và cuối cùng suy tim.

Ngoài ra, một số trẻ em hoặc người lớn mắc bệnh tứ chứng Fallot có thể bị dị tật tim khác, chẳng hạn như lỗ thủng giữa các buồng nhĩ (khiếm khuyết vách liên nhĩ), vòm động mạch chủ phải hoặc bất thường của động mạch vành.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tứ chứng Fallot

Khi nghi ngờ trẻ mắc tứ chứng Fallot, bác sĩ tim mạch sẽ tiến hành khám thực thể nghe tiếng tim phổi và chỉ định một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Siêu âm tim. Siêu âm sử dụng sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh của tim. Khi sóng âm đi đến tim và sẽ bật lại ra tạo ra hình ảnh chuyển động giúp bác sĩ có thể được xem hoạt động của tim trên màn hình. Kỹ thuật này thường được sử dụng để chẩn đoán tứ chứng Fallot. Nó cho phép bác sĩ xác định xem có khiếm khuyết thông liên thất hay không và vị trí của nó;cấu trúc của van phổi và động mạch phổi bình thường không; tâm thất phải hoạt động như thế nào; động mạch chủ được đặt đúng vị trí không; Và tìm các khiếm khuyết khác của tim. Kỹ thuật này cũng giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cho người bệnh.

Điện tâm đồ. Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện trong tim mỗi khi co bóp. Xét nghiệm này giúp xác định xem tâm thất phải có bị phì đại hay không, tâm nhĩ phải có bị dày không và nhịp tim có đều không.

Chụp X-quang ngực có thể cho thấy cấu trúc của tim và phổi. Một trong những triệu chứng điển hình của tứ chứng Fallot trên X-quang là tim hình chiếc giày (Boot-shaped Heart) do tâm thất phải bị phì đại.

Đo mức độ bão hòa oxy. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đeo một cảm biến nhỏ trên ngón tay hoặc ngón chân để đo lượng oxy trong máu.

Bác sĩ tiêm thuốc cản quang qua ống thông để tái hiện lại các cấu trúc tim có thể nhìn thấy trên hình ảnh X quang. Đặt ống thông tim cũng đo áp lực và nồng độ oxy trong buồng tim và trong mạch máu.

Đường lây truyền bệnh Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh, không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Triệu chứng bệnh Tứ chứng Fallot

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn của dòng máu chảy ra từ tâm thất phải và vào phổi thì các triệu chứng của tứ chứng Fallot sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Da có màu xanh tím

Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi cho trẻ ăn hoặc tập thể dục

Mất ý thức, ngất xỉu

Ngón tay hoặc ngón chân dùi trống (Clubbing of fingers and toes)

Tăng cân chậm

Mệt mỏi nhanh trong khi chơi hoặc tập thể dục

Khóc kéo dài

Tiếng thổi của tim (heart murmur)

Cơn tím thiếu oxy (hypercyanotic spell = TET spell)

Đôi khi, những em bé bị tứ chứng Fallot sẽ đột nhiên có triệu chứng tím tái ở da, móng tay và môi sau khi khóc hoặc bú, hoặc khi bị kích động. Các triệu chứng này được gọi là Cơn tím thiếu oxy do sự sụt giảm nhanh chóng lượng oxy trong máu thường gặp ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi.

Trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn có thể ngồi xổm theo bản năng khi chúng bị hụt hơi. Khi ngồi xổm sẽ làm tăng lưu lượng máu đến phổi.

Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau:

Nếu trẻ có dấu hiệu xanh tím tái, hãy đặt trẻ nằm nghiêng và cho trẻ ôm gối, điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến phổi và giảm khó thở. Sau đó, gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Biến chứng

Tất cả các trẻ bị tứ chứng Fallot đều cần phẫu thuật chỉnh sửa sớm, dnu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này, thậm chí trẻ không phát triển và tăng trưởng đúng như trẻ bình thường khác. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, đây là nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim hoặc van tim do nhiễm vi khuẩn.

Các trường hợp tứ chứng Fallot không được điều trị thường phát triển các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật khi trưởng thành.

Các biện pháp điều trị bệnh Tứ chứng Fallot

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất đối với bệnh tứ chứng Fallot. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm sửa chữa nội tâm mạc hoặc tạo shunt. Bác sĩ sẽ xác định phẫu thuật phù hợp nhất và thời gian phẫu thuật dựa trên tình trạng của người bệnh.

Phẫu thuật sửa chữa (Intracardiac repair)

Ở Việt Nam, để điều trị tứ chứng Fallot, việc phẫu thuật thường được thực hiện khi trẻ dưới 1 tuổi. Ở các quốc gia khác thì sớm hơn từ 3-6 tháng. Khi trẻ được phát hiện và phẫu thuật sớm thì trẻ có khả năng càng cao có cuộc sống bình thường giống như mọi trẻ khác và tránh được các biến chứng có thể xảy ra sau này. Tại Việt Nam có khá nhiều trẻ có tứ chứng Fallot được mổ khi đã lớn tuổi do phát hiện muộn hay do nhiều nguyên nhân khác, khi phẫu thuật muộn thì thường kết quả sẽ không tốt. Để thực hiện phẫu thuật mổ Fallot chỉ được thực hiện ở một số trung tâm tim mạch lớn ở nước ta do đây là một phẫu thuật khá phức tạp. Tại Vinmec, đã có không ít người bệnh mắc tứ chứng Fallot được phẫu thuật thành công.

Sau phẫu thuật

Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh và người lớn sẽ tiến triển tốt sau khi phẫu thuật, tuy nhiên các biến chứng sau này vẫn có thể xảy ra với các tình trạng phổ biến như:

Hồi quy phổi mãn tính (Chronic pulmonary regurgitation), có tình trạng máu rò rỉ qua van phổi trở lại tâm thất phải.

Các vấn đề về van tim như máu chảy ngược qua van ba lá

Các lỗ trên vách giữa tâm thất có thể tiếp tục rò rỉ sau khi phẫu thuật hoặc có thể cần phẫu thuật lại.

Tâm thất phải phì đại hoặc tâm thất trái hoạt động không bình thường

Nhịp tim không đều

Bệnh động mạch vành

Đột tử do tim

Các biến chứng có thể tiếp tục trong suốt thời thơ ấu, thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành đối với những người mắc bệnh tứ chứng Fallot. Điều rất quan trọng là phải theo dõi thường xuyên với bác sĩ tim mạch để đánh giá người bệnh và xác định thời điểm thích hợp để thực hiện thêm các can thiệp hoặc thủ thuật khác.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng phổ biến sau khi phẫu thuật và có thể được điều trị bằng thuốc, ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cấy thiết bị tạo nhịp tim.

Ngoài ra, như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, người bệnh đều có có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu bất thường hoặc cục máu đông.

Chăm sóc liên tục

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần được chăm sóc suốt đời với bác sĩ tim mạch như đặt lịch hẹn theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng ca phẫu thuật hoặc thủ thuật can thiệp thành công và theo dõi bất kỳ biến chứng mới.

Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh hạn chế hoạt động thể lực nặng, đặc biệt nếu có bất kỳ rò rỉ hoặc tắc nghẽn van phổi, hoặc rối loạn nhịp tim.

Đôi khi, kháng sinh cũng được khuyên dùng trong các trường hợp có vấn đề răng miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây viêm nội tâm mạc. Thuốc kháng sinh đặc biệt quan trọng đối với những người đã bị viêm nội tâm mạc do có van nhân tạo hoặc đã được sửa chữa bằng vật liệu tổng hợp.

Nguyên nhân bệnh Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù các yếu tố như dinh dưỡng của người mẹ kém, bệnh do virus hoặc rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân tứ chứng Fallot vẫn chưa được biết rõ.

Đối tượng nguy cơ bệnh Tứ chứng Fallot

Trong khi nguyên nhân chính xác của bệnh tứ chứng Fallot vẫn chưa được biết, tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tứ chứng fallot ở thai nhi. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

Người mẹ mắc bệnh do virus khi mang thai như Sởi rubella

Người mẹ nghiện rượu khi mang thai

Người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai

Người mẹ mang thai khi lớn tuổi hơn 40

Một trong hai hoặc cả hai bố mẹ có tứ chứng Fallot

Trẻ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeorge

Copyright © 2019 – Sitemap

Bạn Biết Gì Về Bệnh Tứ Chứng Fallot?

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn của dòng máu chảy ra từ tâm thất phải và vào phổi thì các triệu chứng của tứ chứng Fallot sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Cáu gắt

Khóc kéo dài

Da có màu xanh tím

Tăng cân chậm

Mệt mỏi nhanh trong khi chơi hoặc tập thể dục

Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi cho trẻ ăn hoặc tập thể dục

Mất ý thức, ngất xỉu

Ngón tay hoặc ngón chân dùi trống (Clubbing of fingers and toes)

Tiếng thổi của tim (heart murmur)

Cơn tím thiếu oxy (hypercyanotic spell = TET spell)

Đôi khi, những em bé bị tứ chứng Fallot sẽ đột nhiên có triệu chứng tím tái ở da, móng tay và môi sau khi khóc hoặc bú, hoặc khi bị kích động. Các triệu chứng này được gọi là Cơn tím thiếu oxy do sự sụt giảm nhanh chóng lượng oxy trong máu thường gặp ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn có thể ngồi xổm theo bản năng khi chúng bị hụt hơi. Khi ngồi xổm sẽ làm tăng lưu lượng máu đến phổi.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau:

Khó thở

Sự đổi màu da, chuyển sang xanh tím

Co giật

Yếu cơ

Khó chịu bất thường

Nếu trẻ có dấu hiệu xanh tím tái, hãy đặt trẻ nằm nghiêng và cho trẻ ôm gối, điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến phổi và giảm khó thở. Sau đó, gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Biến chứng do tứ chứng Fallot gây ra

Tất cả các trẻ bị tứ chứng Fallot đều cần phẫu thuật chỉnh sửa sớm, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này, thậm chí trẻ không phát triển và tăng trưởng đúng như trẻ bình thường khác. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, đây là nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim hoặc van tim do nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp tứ chứng Fallot không được điều trị thường phát triển các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật khi trưởng thành.

Siêu âm thai định kỳ giúp phát hiện các dị tật bất thường cho thai nhi

Chi Phí Đốt Điện Tim Điều Trị Hội Chứng Wolff

Câu hỏi: Con tôi năm nay 18 tuổi, gần đây cháu thấy tim đập nhanh. Đi khám bác sỹ bảo con tôi bị Hội chứng Wolff-Parkinson-White và cần đốt điện tim. Cho tôi hỏi chi phí đốt điện đắt không? Các chuyên gia có thể cho con tôi và gia đình lời khuyên để kiểm soát bệnh không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Đốt điện tim là phương pháp hiệu quả để điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Hiện nay chi phí này không quá đắt mà được bảo hiểm y tế giúp chi trả 1 phần lớn nên gia đình bạn có thể yên tâm tiến hành.

Chi phí đốt điện tim điều trị hội chứng WPW không quá cao

Bình thường, nút xoang có nhiệm vụ phát xung điện, truyền tới nút nhĩ thất, sau đó truyền xuống buồng tim dưới nhưng khi mắc hội chứng WPW thì người bệnh xuất hiện thêm 1 đường dẫn truyền phụ. Đường này khiến cho thời gian truyền xung điện bị rút ngắn đi, làm cho tim đập nhanh hơn. Tùy vào từng người mà những cơn nhịp tim nhanh có thể xuất hiện hàng ngày, hoặc chỉ vài lần mỗi năm. Nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị Nếu xuất hiện thường xuyên thì đốt điện tim là 1 trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Chi phí đốt điện tim sẽ dao động trong khoảng 60 – 80 triệu giống như chi phí đốt điện tim do rối loạn nhịp tim, tùy thuộc vào cơ sở vật chất từng bệnh viện và ca can thiệp khó hay dễ. Tuy nhiên, hiện nay bảo hiểm y tế đã chi trả 1 phần lớn từ 80-100% tùy theo loại bảo hiểm của bạn và bạn có đi đúng tuyến hay không? Vì vậy, nếu con bạn có thẻ bảo hiểm thì số tiền phải bỏ ra sẽ ít hơn nhiều so với con số 60-80 triệu nên gia đình có thể yên tâm tiến hành

Cách kiểm soát Hội chứng Wolff-Parkinson-White không dùng thuốc

Cả trước và sau khi đốt điện tim, con của bạn cũng cần một số điều chỉnh trong lối sống hàng ngày, cũng như các bài tập đơn giản để ngăn chặn cơn rối loạn nhịp tim tái phát và duy trì hiệu quả trước đó, bao gồm:

– Nghiệm pháp Vagal: Hít vào 1 hơi thật sâu, bịt mũi, ngậm miệng và cố gắng thở ra. Bài tập này kích thích vào dây thần kinh phế vị và làm chậm lại các tín hiệu điện tim.

– Dùng thuốc: nếu nghiệm pháp vagal không có tác dụng thì con bạn cần dùng thuốc để ổn định nhịp tim, bạn cần nhắc con dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sỹ.

– Thay đổi lối sống: Tuyệt đối không uống rượu bia, các chất kích thích. Nên tập thể dục ở mức độ vừa phải như đạp xe, tập yoga, đi bộ, chạy bộ… sẽ giúp hạn chế các cơn nhịp tim nhanh trên thất tái phát.

– Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ổn định nhịp tim: Khổ Sâm đã được nghiên cứu có khả năng ổn định nhịp tim nhờ vai trò ổn định tín hiệu điện tim, ổn định tính dẫn truyền, kéo dài thời gian dẫn truyền nên sẽ giúp tình trạng tim đập nhanh mà con bạn đang gặp phải. Kết hợp với Đan Sâm, Hoàng Đằng sẽ giúp máu lưu thông qua tim dễ dàng hơn, giảm mệt mỏi, trống ngực. Con bạn nên dùng 4 viên 1 ngày chia 2 lần để đạt hiệu quả.

Chi phí đốt điện tim để điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White không quá tốn kém nếu có bảo hiểm. Vì vậy, gia đình bạn nên tiến hành can thiệp sớm để tránh những biến chứng sau này.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!