Top 10 # Hội Chứng Tiền Mãn Kinh Theo Y Học Cổ Truyền Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Chữa Hội Chứng Tiền Mãn Kinh Theo Y Học Cổ Truyền

Thời kì tiền mãn kinh thường bắt đầu từ độ tuổi 41 – 45, chức năng buồng trứng đột ngột suy giảm dẫn tới những triệu chứng thường gặp như:

– Bốc hỏa.

– Đau đầu, chóng mặt.

– Mất ngủ.

– Đau nhức xương khớp

– Chuột rút.

– Rối loạn kinh nguyệt

– Khô âm đạo.

Điều này khiến chị em rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, cơ thể suy nhược. Đông y hoàn toàn có thể chữa trị hội chứng tiền mãn kinh bằng các vị thuốc thảo dược quen thuộc.

Đông y lý giải hội chứng tiền mãn kinh như thế nào?

Y học cổ truyền lý giải những triệu chứng của tiền mãn kinh xuất hiện là do tạng thận đều đang suy yếu. Điều này dẫn đến hệ quả là khí huyết suy, âm dương mất cân bằng. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lịch sử sinh con, tinh thần của người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe ở độ tuổi trung niên. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu là do:

– Thể thận tinh hư tổn do thận âm hư:

Người bệnh có biểu hiện: kinh nguyệt đến sớm, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đau mỏi người, chân tay nóng, miệng khô, đại tiện táo bón.

– Thể thận tinh hư tổn do âm hư dương vượng:

Chị em mắc thận hư do âm hư dương vượng có biểu hiện: Kinh nguyệt thất thường, cơ thể suy nhược, đau tức ngực sườn, chân tay run, tê, tâm lý cáu gắt, đêm trằn trọc mất ngủ.

– Thể can kinh uất nhiệt:

Người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như: kinh nguyệt có sớm, khuôn mặt xanh xao, gò má đỏ hồng, tâm lý bất ổn, đau hai bên sườn, miệng khô, hay ra mồ hôi trộm về đêm.

– Thể tâm tỳ lưỡng hư:

Chị em mắc bệnh thường có biểu hiện: rối loạn kinh, đau bụng kinh, khí hư ra nhiều, cơ thể hồi hộp, tinh thần mỏi mệt, chướng bụng, ăn ít…

Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh nhanh chóng.

Bài thuốc chữa hội chứng tiền mãn kinh theo Đông y

– Bài thuốc Tri bá hoàng hoàn gia giảm chữa thể thận tinh hư tổn do thận âm hư:

Thục địa 12g Sinh địa 12g

Sơn thù 10g Đơn bì 12g

Phục linh 12g Trạch tả 12g

Hoàng bá 12g Tri mẫu 12g

Địa cốt bì 12g Sinh long cốt 20g

Sinh mẫu lệ 20g Qui bản 20g

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng tối sau khi ăn.

– Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm chữa thể thận tinh hư tổn do âm hư dương vượng:

Sinh địa 16g Hoài sơn 12g

Sơn thù 12g Đơn bì 12g

Phục linh 12g Trạch tả 12g

Câu kỷ tử 12g Cúc hoa 10g

Bạch thược 20g Sài hồ 12g

Hạ khô thảo 12g Câu đằng 10g

Táo nhân sao 10g

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng tối sau khi ăn.

– Bài thuốc Thận khí hoàn gia giảm chữa thể thận dương hư:

Thục địa 12g Hoài sơn 12g

Sơn thù 12g Đơn bì 12g

Phục linh 12g Trạch tả 12g

Phụ tử chế 4g Nhục quế 4g

Táo nhân sao 20g Bá tử nhân 10g

Trư linh 12g A giao 6g

Bột tam thất 1-2g

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng tối sau khi ăn.

– Bài thuốc Đơn chi tiêu diêu tán chữa thể can kinh uất nhiệt

Đương quy sao 10g Bạch thược 12g

Bạch truật sao 10g Phục linh 10g

Sài hồ 10g Mẫu đơn bì 8g

Chi tử sao 10g Cam thảo 4-6g

Gừng lùi 2 lát Nước cốt bạc hà 6-8g

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng tối sau khi ăn.

– Bài thuốc Quy tỳ thang chữa thể tâm tỳ lưỡng hư:

Nhân sâm 12g Phục thần 12g

Táo nhân 12g Viễn chí 4-6g

Hoàng kỳ 12g Bạch truật 12g

Long nhãn nhục 12g Đương quy 8-12g

Mộc hương 4g Cam thảo chích 4g

Gừng tươi 3 lát Đại táo 3 quả

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng tối sau khi ăn.

Hội Chứng Mãn Kinh Theo Y Học Cổ Truyền

Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như : đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều… do nội tiết tố nữ giảm thiểu (vì buồng trứng giảm tiết nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần đến hết, các tuyến âm đạo giảm xuất tiết nên âm đạo khô, lúc giao hợp đau, có thể dễ gây viêm âm đạo hoặc do thiếu nội tiết tố nữ mà xương loãng dễ bị gãy xương.

Nguyên nhân

Dựa theo thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1), y học cổ truyền cho rằng phụ nữ bắt đầu suy từ tuổi 42 (tuổi lục thất, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc…) và đến tuổi 49 (tuổi thất thất, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt…)

Ở khoảng tuổi này là phụ nữ hết sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần mà chủ yếu là thận khí suy, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, thận suy chủ yếu là tinh huyết suy gây nên âm dương mất cân bằêng, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác và là nguyên nhân chính của hội chứng tiền mãn kinh.

Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau khi mãn kinh, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy, lại suy nghĩ, mất ngủ, phần âm và doanh bị tổn thương hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ, tinh huyết bị hao tổn hoặc do bệnh mất máu quá nhiều,âm huyết hao tổn, thận âm hư yếu, tạng phủ không được dinh dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

Thận Dương Hư: Cơ thể vốn suy yếu, thận dương hư suy, gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn. Thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, làm tổn thương thận khí, mệnh môn hoả suy, tạng phủ không được nuôi dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

Ngoài ra các yếu tố tinh thần, thể chất, yếu tố dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt lao động của người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh.

Triệu Chứng

Triệu chứng lâm sàng thường thấy các triệu chứng sau:

+ Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.

+ Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.

+ Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

– Tuổi từ 40 đến 55, có rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh.

– Mặt đỏ, nóng bừng, ra mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, bồn chồn, không tập trung tư tưởng.

– Có điều kiện kiểm tra nội tiết tố: lượng Estrogen.

Tiền mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác cho nên cần có sự kiểm tra toàn diện như trường hợp kinh ra nhiều cần chú ý loại trừ ung thư bộ phận sinh dục.

Hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng dần đến sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể.

Do đó không thể chỉ dùng thuốc mà phương pháp điều trị phải toàn diện, kết hợp dùng thuốc và những phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền và người bệnh phải chủ động có ý chí tu luyện tinh thần tư tưởng thanh thản (không buồn phiền, không quá lo lắng, không bực mình tức giận) mới có kết quả tốt.

+ Thận Âm Hư, có thể chia ra:

Âm Hư Nội Nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít, hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa đều 12g, Sơn thù nhục 10g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Hoàng bá, Tri mẫu, Địa cốt bì đều 12g, Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ, Quy bản (sắc trước) đều 20g.

Âm Hư Can Vượng: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác.

Điều trị: Tư thận, bình Can, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, bạch thược 20g, Sàí hồ (sao dấm) Hạ khô thảo đều 12g, Câu đằng 10g.

Mất ngủ gia Sao táo nhân, Bá tử nhân, Dạ giao đằng.

Tâm Thận Bất Giao: Rối loạn kinh nguyệt, người nóng, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay mơ, khó tập trung tư tưởng, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu.

Điều trị: Tư âm, giáng hoả, giao thông tâm thận. Dùng bài: Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với An Thần Định Chí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Đơn bì, Phục thần, Bạch linh, Bạch thược, Mạch môn đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Viễn chí 4g, Thạch xương bồ 12g, sao Táo nhân 20g, Hoàng liên 4g, Cam thảo, Đại táo 3 quả.

Thận Dương Hư: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ lạnh, mệt mỏi, hoặc phù, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.

Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Thận Khí Hoàn gia giảm: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả đều 12g, Chế Phụ tử, Quế nhục đều 4g.

Mệt mỏi, ăn kém thêm Đảng sâm, Bạch truật đều 10g. Ngủ ít thêm sao Táo nhân 20g, Bá tử nhân 10g. Chân phù thêm Xa tiền tử 12g, Trư linh 12g, Bạch mao căn 12g. Kinh nguyệt kéo dài cho uống thêm Sâm tam thất bột 1 – 2g hoà thuốc hoặc A giao 6g hoà thuốc uống.

. Huvết Ứ Đàm Trệ: Phụ nữ sắp hết kinh, người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch Trầm Hoạt.

Điều trị: Hoạt huyết trừ đàm. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm: Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Sài hồ, Xích thược, Xuyên ngưu tất đều 12g, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sơn tra, Trúc nhự đều 10g, Sinh hoàng kỳ 30g, Bạch linh 12g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g.

Chế độ ăn chú ý kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau các loại đậu, chế độ ăn cơm gạo lức, muối mè đen là có lợi để ngăn chặn bệnh phát triển. Chú ý tinh thần thanh thản vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.

Đơn thuốc kinh nghiệm

+ Khôn Bảo Thang (Lý Cổn, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Sinh địa, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 12g, Cúc hoa, Hoàng cầm, Sao Táo nhân đều 9g, Sinh Long cốt 30g, sắc uống.

Đã trị 330 ca, khỏi: l12 ca (83,9%), tốt 144 ca (43,6%), có tiến bộ 64 ca ( 19,4%), không kết quả 10 ca (3%).

+ Cánh Niên Lạc (Tào Tỉnh An, Bệnh viện Phụ sản khoa trường Đại học Y khoa Thượng Hải): Sài hồ, Khương Bán hạ, Hoàng cầm, Hắc chi tử đều 9g, Đảng sâm 15g, Chích thảo 6g, Hoài Tiểu mạch, Trân châu mẫu đều 30g, Đại táo 6 quả, Tiên linh tỳ 12g, sắc uống.

Gia giảm: Cao huyết áp thêm Câu đằng 15g, Địa long, Ngưu tất đều 9g, mất ngủ thêm Ngũ vị tử 3g, Dạ giao đằng 15g; Khát nước thêm Thạch hộc 12g, Ngọc trúc 9g.

Đã trị 21 ca, khỏi 9 ca (43%), tốt 3 ca (14%), tiến bộ 9 ca (43%).

+ Canh Niên Phương (Nguyễn Đạo Dũng, học viện Trung y Nam Kinh tỉnh Giang Tô):

(a) Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sao táo nhân, Phục linh đều 12g, Long xỉ 20g, Câu đằng 10g, Liên tâm 1g.

(b) Tiên linh tỳ, Tiên mao, Táo nhân (sao), Phòng kỷ, Phục linh (cả vỏ), xuyên Tục đoạn, Hợp hoan bì đều 10g, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Liên tâm 1g, sắc uống.

Kết quả lâm sàng: Bài (a) trị chứng âm hư (nóng ra mồ hôi bứt rứt) có kết quả 87,8%, Bài (b) trị chứng âm dương đều hư, kết quả 77,8%.

+ Canh Niên Ẩm (Trương Lệ Dung, Bệnh viện Phụ sản khoa Thiên Tân): Sinh địa, Tthục địa, Phục linh, Sơn dược, Hà thủ ô, Tiên mao đều 12g, Trạch tả, Sơn thù nhục đều 9g, Đơn bì 6g, sắc uống.

Trị 382 ca thể âm hư Can vượng, có kết quả 98,2%.

Châm Cứu

Huyệt chính: Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Thận du, Hợp cốc, Túc tam lý, Khúc cốt.

Chọn huyệt theo biện chứng: Can thận âm hư: Thái khê, Can du, Bách hội.

Tâm thận bất giao: Tâm du, Thông lý, Chí thất.

Tỳ thận dương hư: Tỳ du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.

Âm hư can vượng: Chiếu hải, Thái xung, Đại lăng.

– Cách châm: Huyệt chính mỗi lần chọn 4 – 5 huyệt, dùng phép bổ, lưu kim 20 – 30 phút. Châm hàng ngày hoặc cách nhật. Một liệu trình 15 lần.

Tinh thần bứt rứt, tính tình thất thường, phối hợp Đại lăng với Hợp cốc. Lòng bàn chân tay nóng dùng Chiếu hải phối hợp Lao cung, Dũng tuyền. Mất ngủ thêm Thần môn, An miên. Phù thũng dùng Quan nguyên, Túc tam lý, Thuỷ phân. Lượng kinh nhiều thêm Thái xung, Giao tín, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).

+ Can Thận Âm Hư: Tư dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, giao thông Tâm Thận. Châm bổ Thận du, Tâm du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung.

(Thận du tư dưỡng Thận tinh; Tâm du ninh Tâm, an thần, hai huyệt phối hợp để giao thông Tâm Thận, khiến cho thuỷ hoả ký tế. Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận, Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can, phối hợp hai huyệt có tác dụng tư thuỷ, hàm mộc, Can Thận tỉnh dưỡng; Tam âm giao tư dưỡng tam âm, bổ dưỡng mạch Xung Nhâm, điều kinh, chỉ huyết) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

+ Tỳ Thận Dương Hư: Ôn Thận trợ dương, ôn trung kiện Tỳ. Dùng huyệt Quan nguyên, Thận du, Tỳ du, Chương môn, Túc tam lý.

(Quan nguyên là huyệt của mạch Nhâm giúp trợ thông Xung mạch, điều kinh, nhiếp huyết. Hợp với Thận du bổ ích cho mệnh môn hoả, trợ giúp cho tiên thiên. Phối Tỳ du, Chương môn là theo phép phối Mộ – Bối du để ôn vận Tỳ dương, hợp với yếu huyệt làm mạnh cơ thể là Túc tam lý để bổ ích trung châu, giúp sức cho việc vận hoá).

Nhĩ Châm

+ Huyệt thường dùng: Tử cung, Noãn sào, Nội tiết.

– Tuỳ chứng gia giảm: Bứt rứt khó ngủ thêm Thần môn, Dưới vỏ não. Hồi hộp, rối loạn nhịp tim thêm huyệt Tâm, Tiểu trường. Huyết áp cao: Kích thích Rãnh hạ huyết áp.

Sắc mặt ửng đỏ, nhiều mồ hôi thêm Giao cảm, Má, Phế.

Phương pháp: Dùng hào châm vê kim nhẹ, lưu kim 30 – 60 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật, 15 lần là một liệu trình. Có thể kết hợp với thể châm.

Trường hợp gài kim nhỉ hoàn, mỗi lần chọn 2 – 4 huyệt mỗi lần gài 2 – 3 ngày, dặn bệnh nhân day ấn vào huyệt ngày 3 lần (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Dùng huyệt Buồng trứng, Nội tiết, Thần môn, Giao cảm, Bì chất hạ, Tâm, Can, Tỳ. Mỗi lần chọn 3~4 huyệt. Lưu kim 20~30 phút (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

(Theo Yhoccotruyen.htmedsoft.com)

Bệnh Tiểu Đường Theo Y Học Cổ Truyền

Trong y văn của Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh đái tháo đường nhưng những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác đói, thèm ăn, gầy, tê bì dị cảm ngoài da, mờ mắt…. cũng được YHCT mô tả trong một số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma mộc…..

Theo một số tư liệu như: sách Nội kinh, Tố vấn chưng kỳ bệnh luận: ” Ăn nhiều chất béo ngọt sinh mập phì, chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên chứng tiêu khát “. Sách Ngoại đài bí yếu nêu: “Khát mà uống nhiều nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt là do thận hư sinh chứng tiêu khát “. Ngoài ra cũng sách Ngoại đài bí yếu khi nói đến nguyên nhân còn nêu: ” Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt, hóa táo, thương âm sinh ra miệng khát, uống nhiều, hay đói”. Các y gia đời Đường Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm: ” Tình chí thất điều, ăn nhiều chất béo ngọt…… tích ngọt, thương âm sinh chứng tiêu khát, nội nhiệt há hỏa tiếp tục thiêu đốt chân âm làm cho khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều nước tiểu ngọt là chứng tiêu khát “.

Như vậy trên các biểu hiện lâm sang triệu chứng của Đái tháo đường cũng biểu hiện tương tự như mô tả trong chứng tiêu khát của YHCT, tuy nhiên khi bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng của tiêu khát chưa hẳn là có tăng đường trong máu hay bệnh Đái tháo đường.

Quan niệm bệnh tiểu khát là do âm hư và táo nhiệt, hai nguyên nhân này tác động nhân quả với nhau làm tiêu hao tân dịch ở phế vị và âm tinh ở thận. Tùy thuộc vào cơ địa, vào nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác có thể gây bệnh ở thượng tiêu trung tiêu hoặc hạ tiêu mà các biểu hiện triệu chứng theo YHCT như đã nêu ở trên có thể gặp trong cả Đái tháo đường và đái tháo nhạt…

Trong quá trình phát triển bệnh tật, người xưa cũng cho là bệnh thường hay chuyển biến, cần phải biết để phòng chữa cẩn thận. Trương Trọng Cảnh từng nêu bệnh tiêu khát có thể chuyển biến thành chứ phế nuy. Chư bệnh nguyên hậu luận cũng nói bệnh có thể phát ra hoại thư hoặc lỡ ngoài da hoặc phù thũng. Lưu Hà Gian thì cho rằng phần nhiều kiêm thêm điếc, lãng tai, mờ mắt, mù, mụn lở, rôm sẩy, chân tay bị tê liệt…

Chứng hư lao

Do nhiều nguyên nhân như tiên thiên bất túc, ăn uống không chừng mực, lao tâm, lao lực quá độ…làm tổn hại âm dương, khí huyết ; âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt tích hóa hở lại thương âm sinh ra chứng khát nước, nóng nảy bứt rứt, gầy rốc, da khô tê bì, miệng lưỡi lở…

Chứng ma mộc

Ma mộc ( tê bì ) là da ở chi thể hoặc ở một bộ phận nào đó trên cơ thể không có cảm giác nữa. Bệnh nhân chia làm 2 mức :

Tê ( ma ) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân ( da cơ không nhận biết được cảm giác) , song có lúc cũng cảm thấy được do khí lưu hành.

Bì ( mộc ) mức độ nặng là không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi đó được. Đây là một biểu hiện của rối loạn cảm giác của y học hiện đại

Về nguyên nhân gây ra chứng ma mộc: bệnh lâu ngày có vệ khí bị thương phong, dinh huyết bị thương hàn, cơ nhục bị thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trệ gây bế tắc, hoặc khí huyết hư da cơ không được nuôi dưỡng tốt, hoặc có huyết chết ở trong mạch, hoặc hỏa nhiệt tích tụ sinh đờm, hoặc đờm thấp trệ gây khí hư huyết trệ…

Cơ chế sinh bệnh

Đề Tài Nghiên Cứu “Chữa Các Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Mãn Kinh Bằng Y Học Cổ Truyền”

Đề tài nghiên cứu “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền” của chúng tôi Đỗ Thanh Hà khi được ứng dụng vào điều trị thực tiễn cho thấy, các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh rối loạn tiền mãn kinh đem lại hiệu quả tận gốc và an toàn, khắc phục được nhược điểm của các thuốc tân dược hiện nay. Đặt vấn đề

Tiền mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên ở mọi phụ nữ, thường xuất hiện trong độ tuổi 42-49 tuổi. Thời điểm này, nội tiết trong cơ thể thay đổi, cơ thể chưa thích nghi được nên có nhiều triệu chứng gây khó chịu như:

– Kinh nguyệt thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc dừng đột ngột

– Đau đầu, đau lưng gối, buồn nôn, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, khó tập trung, dễ tức giận, trầm cảm

– Tiêu chảy, cơ thể mập lên hoặc phù ra

Các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh khiến chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe khác như: rối loạn vận mạch, rối loạn tâm lý, rối loạn tiết niệu sinh dục, loãng xương, bệnh tim mach, bệnh Azheimer, thậm chí ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú.

Để điều trị các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh, Tây y thường sử dụng các thuốc như: Gabapentin, Sertralin, Paroxetin, Fluoxetin. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau thần kinh, chống trầm cảm, tác dụng nhanh đối với các cơn bốc hỏa, tình trạng cáu gắt vô cớ ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy vậy, tác dụng phụ của các loại thuốc này là gây mất ngủ, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, khô miệng, đặc biệt là nếu sử dụng trong thời gian lâu dài.

Trong khi đó,y học cổ truyền trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều bài thuốc bí truyền đã khằng định được hiệu quả trong điều trị các chứng rối loạn tiền mãn kinh. Y học cổ truyền không những chấm dứt các triệu chứng mà còn loại bỏ tận gốc căn nguyên gây nên các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh này.

Tuy vậy theo thời gian, cùng với sự phát triển của y học hiện đại thì những bài thuốc này cũng bị mai một. Xuất phát từ thực tiễn ấy, vào năm 2007, chúng tôi Đỗ Thanh Hà đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền” nhằm mục tiêu:

Đánh giá tác dụng của y học cổ truyền trong điều trị các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh

Nghiên cứu và phân tích các bài thuốc Đông y cổ phương của dân tộc trong điều trị bệnh rối loạn tiền mãn kinh

Nội dung đề tài “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền”

Trong đề tài “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền, chúng tôi Đỗ Thanh Hà đã phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến cức chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh theo y học cổ truyền. Từ tuổi 42, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc. Đến tuổi 49, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt. Vào độ tuổi này, phụ nữ không còn khả năng sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần, thận khí bắt đầu suy, mất cân bằng âm dương, các tạng phủ khác cũng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng rối loạn tiền mãn kinh.

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đã phân tích rõ sự kết hợp của nhiều thảo dược quý như: sinh địa, bạch thược, hoài sơn, đương quy, nhân sâm,… có tác dụng cân bằng âm dương,

Để điều trị rối loạn tiền mãn kinh, Đông y có nhiều cách kết hợp các vị thuốc khác nhau, gia giảm liều lượng khác nhau. Đề tài của chúng tôi Đỗ Thanh Hà đã làm rõ các thể của chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh cùng bài thuốc điều trị tương ứng.

Thể thận tinh hư tổn do thận âm hư

Kinh nguyệt đến trước chu kỳ, lượng ít, biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, đau mỏi lưng đùi, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, khát nước, miệng khô, táo bón.

Điều trị: Tư âm thanh nhiệt với bài thuốc gồm các vị như: thục địa, sinh đia, sơn thù, đơn bì, phục linh, sinh long sốt, sinh mẫu lệ,…

Thể thận tinh hư tổn do âm hư dương vượng

Rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, nhức đầu, tay chân run, tê rần hoặc có cảm giác kiến bò, ngực sườn đau tức, tính nóng, dễ cáu gắt, người bứt rứt, khó ngủ.

Điều trị: Tư thận, bình can, tiềm dương với bài thuốc gồm các vị như: sinh địa, sơn thù, đơn bì, bạch thược, cúc hoa, hạ khô thảo, táo nhân sao,…

Thể thận dương hư

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc có sớm, người lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, nước tiểu trong.

Điều trị: Ôn bổ thận dương với bài thuốc gồm các vị như: thục địa, hoài sơn, đơn bì, trạch tả, nhục quế,…

Thể can kinh uất nhiệt

Kinh nguyệt có sớm trước chu kỳ, sắc mặt xanh vàng, gò má hồng, người hay mệt mỏi, tinh thần bứt rứt, căng thẳng, chóng mặt, đau tức vùng hông sườn, miệng khô đắng, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm.

Điều trị: Thư can giải uất với bài thuốc gồm các vị như: đương quy sao, bạch truật sao, phục linh, …

Thể tâm tỳ lưỡng hư

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, người mệt mỏi, uể oải ăn uống kém, bụng đầy, đi cầu lỏng, ra nhiều khí hư, tim hồi hộp, thở ngắn, ngủ không yên giấc, sắc mặt vàng, tái nhợt.

Điều trị: Kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm với bài thuốc gồm các vị như: nhân sâm hoặc đảng sâm, phục thần, toan táo nhân sao, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật, long nhãn nhục, đương quy,…

Ứng dụng điều trị các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam – Vinacare

Đề tài nghiên cứu “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền” đã Viện Y học cổ truyền trung ương – nơi công tác của chúng tôi Đỗ Thanh Hà xem xét và đưa vào ứng dụng trong điều trị bệnh cho bệnh nhân. Kết quả đã giúp điều trị thành công chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh cho nhiều bệnh nhân.

Khi nghỉ hưu, niềm đam mê, nhiệt huyết đã thôi thúc chúng tôi Đỗ Thanh Hà về công tác tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam – Vinacare – trung tâm nổi tiếng với các bài thuốc điều trị các bệnh phụ khoa bằng y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao. Tại đây, dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài “Chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng y học cổ truyền”, chúng tôi Đỗ Thanh Hà đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc Phụ Khang tán chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh cho chị em phụ nữ.

Phụ khang tán dạng uống

Thành phần: Hoàng bá, đương quy, trinh nữ hoàng cung, bạch thược, ích mẫu và nhiều thảo dược quý khác.

Cân bằng âm dương, bổ thận, thông kinh, hoạt huyết, bổ huyết, kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của tử cung và buồng trứng. Ngoài ra, còn có tác dụng điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh phụ khoa như: Herpes sinh dục, viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung; viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn đầu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Phụ khang tán dạng ngâm rửa

Thành phần: Sà xàng tử, bạch chỉ, thược tương, đan sâm, bạch đồng nữ, xuyên khung…và nhiều thảo dược quý khác.

Công dụng: Cân bằng PH âm hộ, âm đạo, diệt nấm và diệt khuẩn âm đạo, chống viêm, hoạt huyết trục ứ, giảm phù nề; giúp vùng kín sạch, sáng mịn.

Hiệu quả điều trị lâm sàng

Kết quả điều trị lâm sàng trên 300 bệnh nhân mắc các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh bằng bài thuốc Phụ khang tán đem lại kết quả tích cực:

Bài thuốc Phụ khang tán chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh đã được thử nghiệm lâm sàng trên 200 người và cho kết quả như sau:

204 bệnh nhân chữa khỏi bệnh và không tái phát sau hơn 2 tháng điều trị

85 bệnh nhân cần thời gian điều trị lâu hơn (3 tháng)

11 bệnh nhân bệnh nặng hơn điều trị thấy đỡ chứ không khỏi hẳn

Dựa trên kết quả này, chúng tôi Đỗ Thanh Hà đã cùng các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc, gia giảm các dược liệu để đem lại hiệu quả tốt nhất cho những trường hợp bệnh nặng. Và kết quả, 10 bệnh nhân đều được chữa khỏi dứt điểm.

Hiện nay, bài thuốc Phụ khang tán chữa các chứng bệnh rối loạn tiền mãn kinh đang được đưa vào ứng dụng điều trị cho các bệnh nhân tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam – Vinacare. Hơn 1000 người đã chữa khỏi nhờ bài thuốc Đông y này.