Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc. Thay đổi màu sắc của da, niêm mạc nhợt nhạt.
Trẻ có triệu chứng biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt. Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm chỉ số thông minh, khả năng sáng tạo, kết quả học giảm sút.
Khi thấy có những triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế có đủ chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.
Cách điều trị bệnh thiếu máu cho trẻ
Điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thì cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn giàu chất sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Trường hợp trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại. Bệnh thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, vì thế cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được tư vấn phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, tốt cho trẻ bị thiếu máu:
Cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt có trong động vật như: thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt, các loại gia cầm… rất dễ hấp thụ đối với cơ thể.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: các loại rau quả, nước cam, dâu tây, cà chua, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài… cũng có thể giúp tăng cường chất sắt thực vật.