TWIN ANEMIA POLYCYTHEMIA SEQUENCE (TAPS)
Bs Vy Thị Bảo Hương, BS Nguyễn Xuân Lan, BS Hà Tố Nguyên
Khoa Chẩn đoán hình ảnh- BV Từ Dũ
TAPS – hội chứng song thai thiếu máu đa hồng cầu là một trong các biến chứng có thể gặp ở song thai một bánh nhau, do sự thông nối các mạch máu nhỏ <1 mm giữa hai thai trong vòng tuần hoàn rốn. Đây là một dạng truyền máu mãn tính, xảy ra tự nhiên (tỷ lệ 5% trong song thai một bánh nhau) hoặc xảy ra sau điều trị laser truyền máu song thai (TTTS) ( tỷ lệ 13%)[1], thường xuất hiện sau 26 tuần, được đặc trưng bởi sự chênh lệch hemoglobine giữa thai cho và thai nhận.
Thai phụ 27 tuổi, PARA 2012, tiền sử đái tháo đường thai kỳ điều trị tiết chế, khám thai ngoại viện, đến bệnh viện Từ Dũ vì đau bụng ở tuổi thai 33 tuần 4 ngày (theo dự sinh: 02/09/2018) Siêu âm tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy: song thai 1 bánh nhau 2 túi ối , trọng lượng thai A#1800g (6%), thai B# 1940g (12%), lượng nước ối thai thai bình thường, bánh nhau có 2 mật độ khác nhau, thai A: gan có nhiều phản âm sáng ( \dấu hiệu “starry sky”), thai B: tim to nhẹ, tỉ lệ diện tích tim/diện tích ngực: 0.35
Hình 1: A, thai nhận bánh nhau mỏng, phản âm kém. B, thai cho bánh nhau dày, phản âm sáng
Hình 2: A, thai nhận dấu hiệu starry sky ở gan. B, thai cho, gan phản âm kém đồng nhất Siêu âm Doppler:
Hình 3: Doppler động mạch rốn: các chỉ số RI, PI, S/D của thai nhận và thai cho trong giới hạn bình thường
Hình 4: Doppler động mạch não giữa: các chỉ số RI, PI, S/D của thai nhận và thai cho trong giới hạn bình thường. A, Thai nhận: PSV MCA 34 cm/s ( 0.7 MoM ). B, Thai cho: PSV MCA 69 cm/s ( 1.48 MoM )
Dựa vào những hình ảnh siêu âm trên và sự chênh lệch vận tốc đỉnh tâm thu động mạch não giữa của thai nhận và thai cho, chúng tôi đưa ra chẩn đoán cho trường hợp này: song thai – hội chứng thiếu máu đa hồng cầu( TAPS) độ I. Xử trí: Chấm dứt thai kỳ. Thai phụ được chỉ định mổ lấy thai.
Hình 5: Bánh nhau có 2 màu sắc khác nhau: phần nhau của thai cho nhạt màu, phù nề và dày, phần nhau của thai nhận sậm màu và mỏng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS:
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Fishel- Barta[6] cho thấy giảm PSVMCA và Hematocrit ở thai nhận thường không rõ trong một số trường hợp. Một số tác giả sử dụng mức PSVMCA < 1.0 MoM[7].
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng được ghi nhận:
o Sự khác biệt về độ dày và độ phản âm của bánh nhau trên siêu âm tương đồng với hình ảnh bánh nhau sau sinh phù nề và nhạt màu ở phần nhau thai cho, mỏng và sậm màu ở phần nhau thai nhận được nghiên cứu bởi Tollenaar [8] và cộng sự. Dấu hiệu này được cho là rất đặc trưng của hội chứng TAPS (theo Christian Bamberg báo cáo)[8]
o Dấu hiệu “starry sky” ở gan thai nhận được ghi nhận trong y văn bởi L. P. Soundararajan and D. T. Howe[9] do sự tăng thể tích và dày thất làm ứ máu ở gan tạo nên hình ảnh này.
Phân loại mức độ nghiêm trọng trước sinh:[7]
●Độ 3: Độ 1 hoặc 2 kèm với tổn thương tim: phát hiện Doppler bất thường nghiêm trọng như: mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn, tĩnh mạch rốn có phổ dạng mạch đập, tăng PI hoặc dòng chảy ngược trong ống tĩnh mạch.
●Độ 4: Phù thai cho
●Độ 5: Chết một hoặc cả hai thai
Phân loại mức độ nghiêm trọng sau sinh: dựa vào sự chênh lệch hemoglobin (g/dL) giữa hai thai[7]:
Trong trường hợp này, sự chênh lệch về lượng hemoglobin giữa hai bé là 16.3 g/dL được xếp vào độ 3 nhưng dấu hiệu trên siêu âm Doppler trước sinh chỉ ở độ 1 cho thấy sự không tương đồng giữa chẩn đoán trước sinh và sau sinh.
Không rõ tỷ lệ tử vong và bệnh tật chu sinh, cả hai thai khỏe mạnh hoặc có thể tử vong. Thai nhận có nguy cơ tổn thương não và giảm phát triển thần kinh vận động. Chẩn đoán sớm giúp cho việc xử trí và tiên lượng tốt hơn.
Chưa có biện pháp xử trí tối ưu
o Chấm dứt thai kỳ trước 32 tuần
o Truyền máu trong tử cung
o Hủy thai có chọn lọc
o Laser: cải thiện kết cục thai kỳ, kéo dài thai kỳ hơn, giảm hội chứng suy hô hấp sau sinh.
1. ISUOG practice guidelines: role of ultrasound in twin pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47, pages 247- 263.
2. Robyr R, Lewi L, Salomon LJ, et al. Prevalence and management of late fetal complications following successful selective laser coagulation of chorionic plate anastomoses in twin-to-twin transfusion syndrome. Am J Obstet Gynecol 2006; 174:796
3. Assaf SA, Benirschke K, Chmait RH. Spontaneous twin anemia- polycythemia sequence complicated by recipient placental vascular thrombosis and hydrops fetalis. J Matern Fetal Neonatal Med 2011; 24:549.
4. Slaghekke F, Pasman S, Veujoz M, et al. Middle cerebral artery peak systolic velocity to predict fetal hemoglobin levels in twin anemia- polycythemia sequence. Ultrasound Obstet Gynecol 2015;46:432.
5. Sainz JA, Romeo C, Garcia- Mejido J, et al. Analysis of middle cerebral artery peak systolic velocity in monochorionic twin pregnancies as a method for identifying spontaneous twin anemia- polycythemia sequence. J Matern Fetal Neonatal Med 2014; 27:1174.
6. Fishel- Bartal, M, et al. Can middle cerebral artery peak systolic velocity predict polycythemia in monochorionic-diamniotic twin ? Evidence from a prospective cohort study. Ultrasound Obstet Gynecol; 48(4): 470-475.
7. Slaghekke F, Kist WJ, Oepkes D, et al. Twin anemia-polycythemia sequence: Diagnostic criteria, classification, perinatal management and outcome. Fetal Diagn Ther 2010; 27:181.
8. Bamberg, C, et al. Quantified discordant placental echogenicity in twin anemia-polycythemia sequence (TAPS) and middle cerebral artery peak systolic velocities. Ultrasound Obstet Gynecol.
9. Soundararajan, L. P. and D. T. Howe, Starry sky liver in twin anemia-polycythemia sequence. Ultrasound Obstet Gynecol; 43(5): 597-599.
10. Bài giảng biến chứng song thai một bánh nhau- chúng tôi Hà Tố Nguyên.