Top 7 # Hội Chứng Thiếu Máu Sau Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Thiếu Máu Sau Sinh Liên Quan Đến Hội Chứng Sheehan

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Sheehan, vì trong quá trình mang thai, tuyến yên to ra và cần nhiều máu hơn bình thường. Do đó, khi sản phụ bị mất nhiều máu trong hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ tử cung, nhau cài răng lược… dẫn đến tụt huyết áp thì theo phản xạ, các mạch máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho các cơ quan quan trọng hơn ở các bộ phận não, tim, thận.

Từ đó, lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác sẽ bị giảm mạnh. Vì nguồn máu không cung cấp đủ cho tuyến yên nên tuyến yên dễ bị hoại tử do thiếu máu kéo dài.

Sau sinh nếu sản phụ gặp phải hội chứng này sẽ có các triệu chứng nhẹ thì mất sữa, không có kinh nguyệt trở lại. Nặng có thể bị hôn mê, co giật do nồng độ natri trong máu bị tụt xuống, huyết áp thấp…do thiếu máu.

Nhưng các triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay suy nhược sau sinh do thiếu máu dẫn đến sự cấp máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể bị giảm sút.

Nếu bệnh đi kèm với những căn bệnh khác như nhiễm khuẩn, phẫu thuật hoặc bị stress thì bệnh sẽ nặng hơn và sản phụ sẽ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như: hôn mê, suy tuyến thượng thận cấp ba, hạ đường huyết, rối loạn điện giải.

Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sáng các bệnh khác như trụy mạch chưa rõ nguyên nhân hoặc sốc, viêm não, suy gan…

Điều trị và dự phòng

Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là không hồi phục và việc điều trị chỉ dừng lại ở việc… bù các hormone của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… cho bệnh nhân. Các thuốc được sử dụng bao gồm corticosteroides, levothyroxin (levoxyl, synthroid), estrogen, hormon tăng trưởng (GH)… có thể giúp cho bệnh nhân cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Những phụ nữ sắp làm mẹ cần kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vượt cạn thành công, tránh biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng trong và sau khi sinh nở.

Hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân hoàn toàn có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ. Một điều may mắn là nhờ những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên uống thuốc đúng giờ và đầy đủ theo toa của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.

Sinh Mổ Và Thiếu Máu Sau Khi Sinh

Thiếu máu sau sinh mổ khiến cho sức đề kháng của người mẹ sụt giảm, vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu hồi phục sức khỏe, dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, viêm họng, ho, nhiễm trùng tiết niệu, suy nhượng cơ thể, huyết áp thấp, trầm cảm sau sinh, đây còn là nguyên nhân gây mất sữa và giảm chất lượng sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh mổ , ví dụ như :

– Mất máu trong phẫu thuật: trung bình một sản phụ bị mất khoảng 500ml máu trong quá trình chuyển dạ, với những ca sinh mổ có vết thương lớn thì việc mất nhiều máu hơn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong một số trường hợp nghiêm trọng gặp phải tai biến sản khoa gây chảy máu cấp tính, lúc này có thể cần truyền máu gấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

– Thiếu sắt khi mang thai: Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng gấp ba lần so với bình thường, nếu không được bổ sung đầy đủ, kết hợp với tình trạng mất máu khi phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ thiếu máu sau sinh mổ cao hơn.

– Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng: Giai đoạn sau sinh cơ thể cần được nghỉ ngơi và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để hồi phục sức khỏe cũng như cho con bú, nếu chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ thường xuyên thì người mẹ dễ bị thiếu máu.

Các triệu chứng của thiếu máu sau sinh :

– Cảm giác mệt mỏi rã rời, chân tay yếu đuối, thiếu năng lượng hoạt động.

– Da xanh xao, nhợt nhạt, bàn tay, bàn chân tay lạnh.

– Khó thở, tức ngực, nhịp tim nhanh.

– Đau đầu, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

– Tóc khô gãy rụng, móng tay móng chân giòn, biến dạng.

– Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.

– Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu giận dữ.

Khi thấy cơ thể có các triệu chứng trên, mẹ nên đến bệnh viện để xét nghiệm máu toàn phần và Bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Điều trị thiếu máu sau sinh mổ: Giải pháp an toàn, hiệu quả cho mẹ và bé

Việc điều trị thiếu máu sau sinh mổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, chỉ định chính là bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic đường uống, với những trường hợp nặng có thể tiêm sắt tĩnh mạch hoặc truyền máu. Bên cạnh đó, để sớm khắc phục bệnh, phòng ngừa tái phát, các chuyên gia Nhà Thuốc Tử Kim Đường, Đài Loan đã nghiên cứu thành công các bài thuốc đông y bổ khí huyết sử dụng các thảo dược giúp bổ máu, hoạt huyết như hoàng tinh, táo đỏ, rong biển, phục linh, ngọc trúc , mộc nhĩ đen … Các hoạt chất sinh học trong các thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó cải thiện chất lượng và thể tích máu, khắc phục hiệu quả các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, chán ăn cho phụ nữ bị thiếu máu sau sinh. Hơn nữa giải pháp còn mang đến tính an toàn, nhất là trong giai đoạn đang cho con bú.

– Thực hiện chế độ ăn giàu chất sắt bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật, trứng, cá biển, đậu nành, bí đỏ, rau lá màu xanh đậm như rau ngót, bông cải xanh…

– Bổ sung sắt cùng với thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thu sắt như cam, chanh, kiwi, dứa, xoài, bắp cải, ớt chuông… hay uống một cốc nước cam trước hoặc sau ăn.

– Hạn chế thực phẩm giàu canxi, tanin (chè xanh, trà, cà phê…), gluten (mì ống, lúa mì, lúa mạch…), oxalat (socola, lạc, sò, động vật thân mềm…) hoặc đồ uống có cồn trước và sau bữa ăn bởi những chất này làm giảm hấp thu chất sắt.

– Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày để duy trì thể tích máu tuần hoàn. Có thể pha chung với 1 gói nước táo đỏ Hoàng Gia

– Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, nhờ người thân giúp đỡ việc chăm sóc em bé để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Thiếu máu sau sinh mổ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được một cách hiệu quả. Do vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh, cần sớm tới bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và con nhỏ.

Thiếu Máu Sau Sinh Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Hiệu Quả

Thiếu máu sau sinh mổ không chỉ làm giảm sức đề kháng khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng, lâu hồi phục sức khỏe, đây còn là nguyên nhân gây giảm thể tích, chất lượng sữa mẹ – nguồn dưỡng chất quan trọng nhất của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể được phòng ngừa và khắc phục một cách hiệu quả nếu bạn nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh.

Nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh mổ

– Mất máu trong phẫu thuật: Đây được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất, bởi trung bình một sản phụ bị mất khoảng 500ml máu trong quá trình chuyển dạ, với những ca sinh mổ có vết thương lớn thì việc mất nhiều máu hơn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong một số trường hợp nghiêm trọng gặp phải tai biến sản khoa gây chảy máu cấp tính, lúc này có thể cần truyền máu gấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

– Thiếu sắt khi mang thai: Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng gấp ba lần so với bình thường, nếu không được bổ sung đầy đủ, kết hợp với tình trạng mất máu khi phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ thiếu máu sau sinh mổ cao hơn.

Thiếu máu khi mang thai làm tăng nguy cơ thiếu máu sau sinh mổ

– Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng: Giai đoạn sau sinh cơ thể cần được nghỉ ngơi và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để hồi phục sức khỏe cũng như cho con bú, nếu chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ thường xuyên thì người mẹ dễ bị thiếu máu.

Triệu chứng của thiếu máu sau sinh mổ

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu toàn phần không khó để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu sau sinh mổ, ngoài ra người bệnh cũng có thể tự nhận diện bệnh tương đối dễ dàng nhờ các dấu hiệu đặc trưng như:

– Cảm giác mệt mỏi rã rời, chân tay yếu đuối, thiếu năng lượng hoạt động.

– Da xanh xao, nhợt nhạt, bàn tay, bàn chân tay lạnh.

– Khó thở, tức ngực, nhịp tim nhanh.

– Đau đầu, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

– Tóc khô gãy rụng, móng tay móng chân giòn, biến dạng.

– Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.

– Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu giận dữ.

Bởi vậy nếu nhận thấy các triệu chứng trên ngày càng chuyển nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mình hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và sớm có hướng điều trị thích hợp.

Hậu quả của thiếu máu sau sinh mổ

Dù là mức độ nặng hay nhẹ thì thiếu máu sau sinh mổ chính là nguyên nhân gây suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể dẫn đến:

– Giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ.

– Dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, viêm họng, ho, nhiễm trùng tiết niệu…

Điều trị thiếu máu sau sinh mổ: Giải pháp an toàn, hiệu quả cho mẹ và bé

Việc điều trị thiếu máu sau sinh mổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, chỉ định chính là bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic đường uống, với những trường hợp nặng có thể tiêm sắt tĩnh mạch hoặc truyền máu. Bên cạnh đó, để sớm khắc phục bệnh, phòng ngừa tái phát, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp:

– Sử dụng các thảo dược giúp bổ máu, hoạt huyết như , Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Bởi lẽ kết quả nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc đã chứng minh được rằng, hoạt chất sinh học trong 3 thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó cải thiện chất lượng và thể tích máu, khắc phục hiệu quả các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, chán ăn cho phụ nữ bị thiếu máu sau sinh. Hơn nữa giải pháp còn mang đến tính an toàn, nhất là trong giai đoạn đang cho con bú.

Cải thiện thiếu máu sau sinh mổ an toàn, hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên

– Thực hiện chế độ ăn giàu chất sắt bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật, trứng, cá biển, đậu nành, bí đỏ, rau lá màu xanh đậm như rau ngót, bông cải xanh…

– Bổ sung sắt cùng với thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thu sắt như cam, chanh, kiwi, dứa, xoài, bắp cải, ớt chuông… hay uống một cốc nước cam trước hoặc sau ăn.

– Hạn chế thực phẩm giàu canxi, tanin (chè xanh, trà, cà phê…), gluten (mì ống, lúa mì, lúa mạch…), oxalat (socola, lạc, sò, động vật thân mềm…) hoặc đồ uống có cồn trước và sau bữa ăn bởi những chất này làm giảm hấp thu chất sắt.

– Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày để duy trì thể tích máu tuần hoàn.

– Chế biến thức ăn dạng lỏng hơn như súp, cháo loãng, canh và ninh nhừ sẽ giúp dễ tiêu và hấp thu tốt hơn.

– Trong thời gian đầu, cố gắng giữ vệ sinh vết mổ tốt, tuân thủ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định để tránh nhiễm trùng. Tránh hoạt động nặng để vết thương có đủ thời gian liền, nhưng cũng cần chú ý nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, không nằm yên trên giường quá lâu.

– Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, nhờ người thân giúp đỡ việc chăm sóc em bé để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Thiếu máu sau sinh mổ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được một cách hiệu quả. Do vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh, cần sớm tới bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và con nhỏ.

Ds Hà Thư Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ https://www.verywellhealth.com/anemia-after-surgery-3156852 https://parenting.firstcry.com/articles/postpartum-anemia-symptomscauses-and-treatment/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360

Hội Chứng Rối Loạn Mạch Máu Bẩm Sinh

Hội chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh với biểu hiện đặc trưng bởi tam chứng: bớt màu rượu vang do sinh sản mao mạch bất thường ở một hoặc nhiều chi, dị dạng mạch máu như giãn tĩnh mạch và khiếm khuyết tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch nhân đôi. ⇒Xơ vữa động mạch – Những nét nhận diện ⇒10 lời khuyên bổ ích cho người bệnh mạch vành

Vài nét về tên gọi của hội chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh

Hiện nay, vẫn còn một số ý kiến trái ngược về tên gọi của hội chứng này. Năm 1900, hội chứng này đã được mô tả lần đầu tiên với tên gọi naevus vasculosus osteohypertrophicus bởi 2 tác giả người Pháp là Maurice Klippel và Paul Trénaunay. Sau đó, năm 1907 và 1918, tác giả Frederick Parkes Weber (người Đức – Anh) đã mô tả nhiều trường hợp lâm sàng tương tự nhưng không khẳng định là đồng nhất với những trường hợp được mô tả trước đó của 2 tác giả người Pháp.

Hiện nay, theo ICD 10, danh pháp được gọi chung là hội chứng Klippel – Trénaunay – Weber.

– Một hoặc nhiều dát sắc tố màu rượu vang đỏ có giới hạn rõ.

– Giãn các tĩnh mạch nông.

– Phì đại xương và các mô mềm, có thể dẫn đến biến dạng khổng lồ hay teo nhỏ cục bộ của một số bộ phận.

– Phát triển bất thường của hệ bạch mạch.

Các triệu chứng này thường ảnh hưởng đến khoảng ¼ cơ thể (một số trường hợp có thể rộng hơn hay hẹp hơn). Một số trường hợp có thể không kèm theo các mảng sắc tố (dạng sắc tố mao mạch), số này rất hiếm gặp và được gọi là hội chứng Klippel-Trénaunay không điển hình.

Hội chứng này có thể ảnh hưởng lên hệ thống mạch máu, hệ thống bạch mạch hoặc cả hai. Thường gặp nhất là dạng ảnh hưởng lên cả hai hệ thống. Người bị tổn thương hệ tĩnh mạch thường có chất lượng sống thấp hơn vì người bệnh thường đau nhức và có các biến chứng nhiều hơn.

Những người bị các dị dạng động – tĩnh mạch lớn có nguy cơ tạo huyết khối và có thể đi lên phổi (thuyên tắc phổi). Nếu có một dòng máu khối lượng lớn đi qua vùng tổn thương thì có thể xảy ra “suy tim đầu ra cao” do tim mất khả năng đáp ứng một cung lượng tim đầy đủ.

Phương pháp điều trị

Điều trị rối loạn mạch máu bẩm sinh bằng phẫu thuật

Phẫu thuật cắt giảm các dị dạng là phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, biện pháp này mang tính xâm lấn nặng nề đồng thời có nhiều biến chứng và tỷ lệ tái phát khá cao.

Bệnh viện Mayo (Hoa Kỳ) là nơi có số liệu nhiều nhất về điều trị phẫu thuật hội chứng này. Trong 39 năm, các tác giả đã theo dõi 252 trường hợp liên tiếp, trong đó phẫu thuật kỳ đầu là 145 trường hợp (57,5%). Tỷ lệ thành công sớm đối với dãn tĩnh mạch là 40%, cắt dị dạng là 60%, cắt giảm là 65%, tạo hình sụn xương là 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của phẫu thuật này khá cao. Các nghiên cứu tại Mayo cho thấy rằng phẫu thuật chưa phải là biện pháp hữu hiệu lâu dài nên cần nghiên cứu phát triển thêm các phương pháp điều trị bảo tồn khác.

– Chích xơ: là một biện pháp điều trị ít xâm lấn so với phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cũng khá cao và một số trường hợp không có kết quả – đặc biệt là những trường hợp dị dạng lớn, hoặc kèm rò động – tĩnh mạch.

– Thuyên tắc mạch: Sử dụng khi chụp mạch máu phát hiện có kèm theo rò động – tĩnh mạch. Đây là biện pháp hỗ trợ với các phương pháp chích xơ, phẫu thuật và được cho là có thể làm chậm quá trình phát triển của dị dạng.

– Mang vớ áp lực hoặc quấn băng thun: là biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong vòng 10 năm qua, đặc biệt đối với trẻ em. Dù tính hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng minh cụ thể, nhưng do tính đơn giản, ít xâm lấn, ít biến chứng và tiện lợi hơn nên hiện nay phương pháp này vẫn có một vai trò nhất định.

Tóm lại, hội chứng Klippel – Trenaunay – Weber là một bất thường bẩm sinh phức tạp. Hiện nay, vẫn chưa có một biện pháp điều trị riêng lẻ hữu hiệu mà chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng. Tùy thuộc trường hợp cụ thể và quan điểm điều trị của từng chuyên gia, quá trình điều trị có thể phối hợp một hoặc nhiều biện pháp khác nhau.

Trích Tạp chí “Sống khỏe” số 04 – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ⇒ Cứu sống kịp thời trẻ sơ sinh bị chuyển vị đại động mạch ⇒ Giá trị dinh dưỡng của đậu nành đối với bệnh tim mạch