Top 5 # Hội Chứng Thiếu Máu Mức Độ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Thiếu Máu Và Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Thiếu Máu

Đó là tình trạng lượng huyết cầu tố trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất cần thiết cho việc tạo máu. Đối với trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực, rất khó hồi phục sau này. Còn ở thai phụ, bệnh lý này làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non và mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

1. Nguyên nhân bệnh thiếu máu

Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 30% dân số thế giới (700-800 triệu người) bị thiếu máu. Tại Việt Nam, bệnh lý này tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai. Có đến 51% trẻ em 6-24 tháng tuổi và 32% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu. Những đối tượng hay bị thiếu máu nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Ở Việt Nam có đến 60% số trẻ em ở độ tuổi 6-24 tháng và 30-50% số chị em có thai bị thiếu máu.

1.1. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu

– Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, acid folic, vitamin B12. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các nghiên cứu cho thấy, hiện nay, lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này. Những trẻ không bú mẹ, trẻ ăn dặm quá sớm, người ăn chay, ăn kiêng, ăn ít thức ăn động vật càng dễ bị thiếu máu.

– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

– Xuất huyết trong các bệnh phụ khoa (rong kinh, u xơ tử cung…), xuất huyết tiêu hóa (viêm loét dạ dày, tá tràng… ).

– Hấp thu kém (tiêu chảy, cắt dạ dày… ).

2. Triệu chứng bệnh thiếu máu

– Da xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt.

– Tóc dễ rụng, bạc màu.

– Móng tay, móng chân dẹp, lõm, biến dạng, mất bóng và có sọc.

– Sức đề kháng giảm, đau nhức trong xương, dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn.

3. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng

Đối với trẻ em tuổi dậy thì, tỉnh trạng thiếu máu làm bệnh nhân tiếp thu bài kém, hay ngủ gật, kết quả học tập giảm sút, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng. Hậu quả trên thường được khắc phục sau khi bổ sung viên sắt. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh lý này khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng cân và chiều cao. Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao; dù sau này được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng khó phục hỏi. Đối với phụ nữ có thai, thiếu máu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đẻ non và tử vong của mẹ và con khi sinh nở, tăng nguy cơ chảy máu và mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.

4. Các loại thiếu máu

Thiếu máu là bệnh trong đó có sự giảm về kích thước và số lượng của hồng huyết cầu hoặc giảm số lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của thiếu máu là:

a- Giới hạn sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể và giảm dinh dưỡng cho các mô bào. Có nhiều loại thiếu máu:

– Thiếu máu có liên hệ tới vấn đề dinh dưỡng như thiếu vitamin B12, folic acid, khoảng chất sắt.

– Thiếu máu không do dinh dưỡng như băng huyết, các bệnh hủy hoại máu, trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất, bệnh bẩm sinh, bệnh kinh niên…

– Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Y tế thế giới, thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố ở dưới 11 mg/100ml máu cho trẻ em từ 6 tháng tới 6 tuổi; dưới 12 mg cho tuổi từ 6 đến 14; nam giới 13 mg; nữ giới trưởng thành không có thai dưới 12 mg; còn có thai thì dưới 11 mg.

b- Trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ sanh đẻ thường hay mắc bệnh thiếu máu liên hệ tới dinh dưỡng. Ở Việt Nam có tới 60% trẻ em tuổi từ 6-24 tháng và 30-409%% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng. Trong khi đó thì trên thế giới tỷ lệ dân chúng bị thiếu máu dinh dưỡng cũng khá cao: 30%.

5. Nói kỹ về ba bệnh thiếu máu dinh dưỡng thường thấy

5.1. Bệnh 1. Thiếu máu vì không đủ sắt

Thiếu sắt là hậu quả chính của kém dinh dưỡng. Sắt là một khoáng chất có rất nhiều trong thực phẩm. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, vậy mà thiếu khoáng này là chuyện thường xảy ra trong vấn đề ăn uống và đưa tới nhiều rối loạn đáng kê. Sắt giúp huyết cầu tố chuyên trở dưỡng khí đi nuôi tế bào và giúp loại bỏ thán khí khỏi cơ thể. Sắt cũng là một thành phân của nhiêu diêu tố (enzyme) trong hệ thống miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn. Sắt còn giúp chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, tạo ra chất collagen để liên kết các tế bào với nhau. Cơ thể hấp thụ sắt nhiều hơn khi kho dự trữ xuống thấp và ít hơn khi kho có đầy đủ.

Điều trị thiếu máu vì không đủ sắt

Điều trị căn cứ vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh và trị nguyên nhân. Ngoài ra, cũng cần bổ khuyết cho kho dự trữ sắt. Việc này được thực hiện bằng cách cho người bệnh dùng sắt dưới dạng ferrous sulfate từ 200- 300 mg/ba lần mỗi ngày. Có loại thuốc viên và thuốc nước. Sắt được hấp thụ dễ dàng khi bụng đói, nhưng lại gây ra kích thích niêm mạc. Để tránh khó chịu bao tử và táo bón, có thể uống khi no bụng. Khi không uống được sắt như là rối loạn tiêu hóa thì có thể chích dung dịch thuốc bổ có sắt. Đối với phụ nữ có thai: bổ sung 1 viên sắt (60mg sắt nguyên tố + 0,4 mg folate) hàng ngày ngay khi phát hiện có thai đến sau đẻ 1 tháng. Đối với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ: uống 1 tuần/1 viên trong 16 tuần liên tục trong 1 năm. Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ đẻ non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đề phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, bú sữa mẹ, đến khi bắt đầu ăn bổ sung những thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, giàu chất sắt. Do đó cần đặc biệt chú ý đối với phụ nữ có thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động, nghỉ ngơi hợp lý, uống bổ sung viên sắt và acid folic theo đúng hướng dẫn. Sau khi sinh cần cho con bú sớm và đầy đủ. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, giàu chất sắt từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Về thực phẩm thì thịt bò, cá, gà, gan, trứng, đậu, sữa, đều có nhiều sắt. Sắt trong thực phẩm động vật (nonheme iron) được hấp thụ nhiều hơn sắt trong thực vật (nonheme iron). Vitamin C, đường lactose trong sữa, acid hydrochloric làm tăng hấp thụ nonheme iron. Chất rượu cũng giúp hấp thụ sắt cho nên các thuốc bổ máu đều có một chút alcohol. Ngoài ra, nấu thực phẩm với nồi bằng sắt cũng tăng khoáng này trong thức ăn. Vì thế tại nhiều quốc gia người ta thay thế nồi sắt bằng nồi nhôm, thép không gỉ hoặc các hợp kim khác. Calcium, phosphate, lòng đỏ trứng, trà, chất xơ, đậu nành sống làm giảm hấp thụ nonheme iron. Các thuốc chống acid bao tử, thuốc cimetidin, tetracyclin, zantac làm giảm hấp thụ sắt. Cũng nên lưu ý là khi tiêu thụ quá nhiều sắt thì có thể bị bệnh nhiễm sắc tố sắt Haemochromatosis trong đó sắt sẽ tích tụ ở gan, lá lách, tủy sống, tế bào tim dưới dạng ferritin và hemosiderin. Sự kiện này xảy ra khi chẳng may thực phẩm có nhiều sắt hoặc ở một số quốc gia dùng nôi bằng sắt nấu thức ăn. Dùng thêm chất sắt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì ít khi xảy ra bệnh này.

Bệnh nhân có các triệu chứng như mỏi mệt, đau bụng, nhức mỏi xương khớp, kinh kỳ không đều, loạn cương dương. Khi trầm trọng, gan sưng to, da thâm mâu đông đen, đái đường, tim suy và bệnh nhân có thể chết. Bệnh thường được chữa bằng lọc máu để loại bớt sắt dư thừa đi.

B12 đứng hàng thứ tám của nhóm vitamin B được khám phá vào năm 1948 trong gan súc vật. Vitamin này rất cần cho sự phân bào.

Thực phẩm động vật đều có vitamin B12, ngược lại mọi sinh vật mọc từ dưới đất lên đều không có vitamin B 12 hoặc là có rất ít. Thiếu vitamin này thường là do: a- Không ăn đầy đủ thực phẩm có B12 như thịt, pho mát, trứng sữa bò, sữa chua hoặc chỉ ăn rau trái. Bệnh thường thấy ở người ăn chay thuần túy, trẻ em bú sữa mẹ ăn chay, áp dụng chế độ dinh dưỡng theo sở thích riêng (fat diet) và đôi khi ở người nghiện rượu kinh niên. Điều nên nhớ là lá gan của ta dự trữ nhiều B12 cho nên bệnh chỉ xảy ra sau năm năm không ăn thực phẩm chứa vitamin này.

b- Không hấp thụ được B 12 là nguy cơ chính của bệnh. Sự hấp thụ này diễn ra ở đoạn cuối của ruột tràng (ileum) với sự hiện diện của một nhân tố nội tại (intrinsic factor) do bao tử tiết ra. B12 bám vào nhân tô này để được hấp thụ vào ruột. Bệnh xảy ra trước khi kho dự trữ cạn vitamin này. Những lý do đưa tới kém hấp thụ là: bệnh bao tử tiết ra không đủ nhân tố nội tại; cắt bỏ một phần bao tử; bệnh ở hồi tràng (ileum) như trong bệnh Crohn; ký sinh trùng trong ruột ăn hết B12. Hấp thụ cũng giảm dần với tuổi cao vì ở tuổi này, dịch vị bao tử ít đi. Vì thế sau 60 tuổi, nên đo mức độ B 12 hàng năm để coi có thiếu và có cần chích B12 hay không.

c- Không sử dụng được B12 trong các bệnh thận, gan, suy dinh dưỡng, ung thư. Diễn tiến của bệnh rất âm thầm. Người bệnh ăn mất ngon, đại tiện khi bón khi lỏng, đau ngầm ở bụng dưới, lưỡi đỏ rát, mất kí, rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại vi. Khi bệnh đã được chân đoán thì bệnh nhân cân được chích B12. Ban đầu thì chích mỗi tuần cho tới khi hồng cầu trở lại bình thường rồi sau đó mỗi tháng một lần trong nhiều năm để tránh tổn thương thần kinh.

Folic acid có trong mọi loại thực phẩm thiên nhiên như rau, trái cây, gan động vật và trong cereal tăng cường folate. Folic rất để bị nhiệt tiêu hủy khi nấu thực phẩm quá kỹ. Vì thế, nên mỗi ngày đều ăn thực phẩm nấu vừa phải thì không thể thiếu vitamin này. Thiếu folate có thể vì thực phẩm không có, bị hủy hoại trong khi nấu hoặc không được ruột hấp thụ. Các dược phẩm chống kinh phong và thuốc ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ folate. Điểm đặc biệt là dân nghèo lại hay thiếu vì họ thường nấu thực phẩm rất kỹ. Người nghiện rượu là đặc biệt hay bị thiếu folate. Bệnh do thiếu folate xảy ra rất mau, chừng vài tháng. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 50 microgram; khi có thai hoặc cho con bú sữa thì người mẹ cần hai ba lần nhiều hơn để ngừa thai nhi bị tật nứt đốt sống spina bifida, khuyết tật ống thần kinh.

Triệu chứng bệnh thiếu máu vì thiếu folate và B12 giống nhau ngoại trừ tổn thất về thần kinh và tâm trí chỉ có trong trường hợp thiếu B 12. Ngoài ra, thiếu vitamin B6 làm giảm sự tổng hợp huyết cầu tố; thiếu vitamin E làm màng hồng cầu mỏng manh dễ bị tiêu huyết; thiếu vitamin C đưa tới bệnh scurvy với chảy máu nướu răng, dưới da. Các vitamin này đều có rất nhiều trong thực phẩm ta dùng hàng ngày.

Trong thực phẩm có hai loại sắt: heme iron có nhiều trong thịt đỏ, thịt gà, cá; và nonheme iron có nhiều trong thực vật và lòng đỏ trứng. Heme iron được hấp thụ mau hơn và nhiều hơn là nonheme iron. Nhưng khi ăn chung thực phẩm thực vật với thịt cá hoặc dùng thêm vitamin C thì nonheme iron được hấp thụ nhiều hơn. Thí dụ ăn sáng với trứng tráng mà có thêm thịt “ham” giúp hấp thụ sắt; thịt gà giúp hấp thụ iron ở gạo; thịt heo giúp hấp thụ iron trong đậu, strawberry ở oatmeal. Gan bò có nhiều iron hơn thịt bò, thịt gà, thịt heo, cá. Trong bệnh thiếu máu vì không đủ sắt, hồng cầu thường nhỏ và lượng huyết cầu tố cũng ít. Đây là bệnh thiếu dinh dưỡng thông thường nhất trên thế giới và cũng là bệnh thiếu máu thường thấy ở phụ nữ vào tuổi có thai và ở trẻ em. Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế, lượng sắt trong thực phẩm của dân chúng chỉ có từ 30-40%, nhu cầu nhất là ở nông thôn. Thiếu máu do thiếu sắt là điều thường thấy ở các vùng này. Vì thế, giới chức y tế nơi đây đã tăng cường khoảng Sắt trong nước mắm để chấn chỉnh tình trạng thiếu máu vì dinh dưỡng. Nước mắm là món ăn hàng ngày của mọi người.

Nhu cầu sắt: nhu cau cao khi trẻ sinh thiếu tháng: 1 mg sắt/ngày. Trẻ sinh bình thường chỉ cần một phần ba số lượng đó. Tới hai tuổi cần 1mg: tăng lên 2mg ở tuổi đang lớn để rồi trở lại mức trung bình mỗi ngày là 1,2mg. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thì cần khoảng 2mg để bù lại số sắt thất thoát vào mỗi kinh kỳ. Khi có thai, nhu cầu tăng gấp đôi vào khoảng 6 tháng, gấp ba vào 9 tháng để cung ứng đủ máu cho thai nhi và cho tử cung lớn rộng.

a. Nguyên nhân: Nguyên nhân đưa tới thiếu máu vì thiếu sắt gồm có:

+ Không dùng đủ sắt vì phần ăn thiếu. Chẳng hạn ăn nhiều thực phẩm thực vật, không có loại heme sắt.

+ Không hấp thụ được vì các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, không có acid trong bao tử, bệnh ruột, cắt bỏ bao tử, dưới tác dụng của dược phẩm. Các thuốc chữa loét bao tử tagamet, zantac, thuốc tetracyclin giảm dịch vị acid trong bao tử.

+ Không sử dụng được sắt như trong trường hợp mắc bệnh bao tử kinh niên.

+ Tăng nhu cầu sắt để tăng khối lượng máu như ở tuổi đang tăng trưởng, có thai, nuôi con sữa mẹ.

+ Tăng thất thoát như băng huyết vì thương tích, loét bao tử, bệnh trĩ, ung thư ruột, ký sinh trùng ruột, khi có kinh nguyệt.

b. Triệu chứng thiếu máu vì thiếu sắt:

Bệnh nhân thường có một số triệu chứng như lơ đễnh, chia trí, mệt mỏi, kém ăn, làm việc mau hụt hơi. Một triệu chứng đặc biệt chưa có giải thích là bệnh nhân thích ăn những món bất thường như đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường. Ăn như vậy có thể đưa tới tổn thương niêm mạc bao tử, ruột.

Ở giai đoạn trầm trọng, da bệnh nhân tái nhợt; niêm mi mắt trắng lạt thay vì đỏ tươi; móng tay mỏng và phẳng: lưỡi viêm chân bóng như bôi sáp; bao tử không còn chất chua. Trẻ em thiếu máu có thể chậm học hỏi, kém tăng trưởng.

c. Định bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

Thường thường. xét nghiệm kích thước, hình dáng và màu của hồng huyết cầu sẽ cho ta khái niệm đại cương về loại thiếu máu. Đề chính xác hơn, có thể đo lượng Ferritin trong huyết tương để biết kho dự trữ sắt thiếu hay không: đo lượng transferriin được chuyển cho hồng cầu; đo lượng free erythrocyte protoporphyrin, một chất mà khi hợp với sắt sẽ trở thành huyết tố. Nếu chất này có nhiều trong máu là dấu hiệu của thiếu sắt. Thành ra, không phải cứ thấy sắt trong máu thấp là uống sắt, mà phải căn cứ vào mức độ Ferritin và Transferrin.

Sắt là một loại khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong cơ thể vì chúng được sử dụng để sản xuất ra các huyết sắc tố. Do đó, chúng ta cần phải tiêu thụ nhiều những thực phẩm giàu chất sắt. Tuy nhiên, phần lớn các loại thực phẩm tự nhiên đều không có đủ lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của những người đang bị thiếu hụt chất sắt. Có hai loại chất sắt là heme iron và non-heme iron. Chất sắt heme được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn và chỉ có trong thịt.

6.1. Mật ong chữa bệnh thiếu máu

Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

6.2. Nước ép củ cải đường chữa bệnh thiếu máu

6.3. Những thực phẩm xanh chữa bệnh thiếu máu

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ đổi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Do đó, cần dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu loại chất sắt này trở nên dễ dàng hơn.

6.4. Thịt chữa bệnh thiếu máu

Nếu không phải là người ăn chay và đang tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh thiếu máu thì một số loại thịt có thể là một chọn lựa tốt như thịt bò, heo và gan động vật bởi vì đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thí dụ trong 55g thịt bò có chứa khoảng 5 mg chất sắt. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt này vì chúng chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây bất lợi cho “sức khỏe” của hệ tim mạch.

6.5. Hải sản chữa bệnh thiếu máu

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt nên vẫn được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu. 6.6. Lương thực thô chữa bệnh thiếu máu

Do có hàm lượng chất sắt cao nên các loại lương thực thô cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc chữa bệnh thiếu máu. Những loại lương thực thô có chứa nhiều chất sắt bao gồm bột yến mạch, nui, bột mì và hạt kê. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường thêm lượng máu cho cơ thể. Lương thực thô còn là một nguồn cung cấp carbohydrate khá tốt. Tuy nhiên, để không bị tăng cân do mức năng lượng đổi đào mà các loại lương thực thô mang lại, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn sáng dùng kèm với sữa ít béo.

6.7. Rau xanh chữa bệnh thiếu máu

6.8. Đậu lăng chữa bệnh thiếu máu

Cũng giống như các loại rau xanh khác, đậu lăng cung cấp nhiều chất sắt non-heme. Trong một chén đậu lăng chứa khoảng 6,5 mg chất sắt, đậu nành chứa khoảng 9 mg. Nấu những loại đậu này chung với rau xanh chính là một cách để cơ thể hấp thu được lượng chất sắt có trong đậu. Tuy nhiên, mặc dù có lượng chất sắt dồi dào nhưng cũng không nên dùng quá nhiều đậu lăng vì chúng có thể làm hơi gas tích tụ nhiều trong bao tử, gây đây hơi và khó tiêu hóa.

6.9. Thịt gia cầm chữa bệnh thiếu máu

Bên cạnh hàm lượng protein có chất lượng cao, thịt gia cầm còn chứa nhiều chất sắt. Thịt gà tây sẽ cung cấp khoảng 1,5 mg chất sắt cho mỗi 85g thịt. Chất sắt trong các loại thịt như thịt bò là chất sắt heme nên cơ thể để hấp thụ mà không cần đến sự trợ giúp của những nguồn thực phẩm có chứa vitamin C.

Chú ý tăng cường những loại thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày bên cạnh việc tiêu thụ nhiều những thứ giàu vitamin C chính là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Thiếu Máu Sau Sinh Liên Quan Đến Hội Chứng Sheehan

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Sheehan, vì trong quá trình mang thai, tuyến yên to ra và cần nhiều máu hơn bình thường. Do đó, khi sản phụ bị mất nhiều máu trong hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ tử cung, nhau cài răng lược… dẫn đến tụt huyết áp thì theo phản xạ, các mạch máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho các cơ quan quan trọng hơn ở các bộ phận não, tim, thận.

Từ đó, lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác sẽ bị giảm mạnh. Vì nguồn máu không cung cấp đủ cho tuyến yên nên tuyến yên dễ bị hoại tử do thiếu máu kéo dài.

Sau sinh nếu sản phụ gặp phải hội chứng này sẽ có các triệu chứng nhẹ thì mất sữa, không có kinh nguyệt trở lại. Nặng có thể bị hôn mê, co giật do nồng độ natri trong máu bị tụt xuống, huyết áp thấp…do thiếu máu.

Nhưng các triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay suy nhược sau sinh do thiếu máu dẫn đến sự cấp máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể bị giảm sút.

Nếu bệnh đi kèm với những căn bệnh khác như nhiễm khuẩn, phẫu thuật hoặc bị stress thì bệnh sẽ nặng hơn và sản phụ sẽ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như: hôn mê, suy tuyến thượng thận cấp ba, hạ đường huyết, rối loạn điện giải.

Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sáng các bệnh khác như trụy mạch chưa rõ nguyên nhân hoặc sốc, viêm não, suy gan…

Điều trị và dự phòng

Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là không hồi phục và việc điều trị chỉ dừng lại ở việc… bù các hormone của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… cho bệnh nhân. Các thuốc được sử dụng bao gồm corticosteroides, levothyroxin (levoxyl, synthroid), estrogen, hormon tăng trưởng (GH)… có thể giúp cho bệnh nhân cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Những phụ nữ sắp làm mẹ cần kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vượt cạn thành công, tránh biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng trong và sau khi sinh nở.

Hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân hoàn toàn có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ. Một điều may mắn là nhờ những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên uống thuốc đúng giờ và đầy đủ theo toa của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.

Hội Chứng Ruột Kích Thích Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý của chức năng đường ruột. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Vì vậy, biết rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị là điều người bệnh nên làm.

Trong bài viết này, chuyên gia tiêu hóa, lương y Đặng Thị Nhân Tâm, có kinh nghiệm hơn 15 năm khám chữa bệnh đường tiêu hóa, sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin bổ ích.

Hội chứng ruột kích thích là gì? Có phải viêm đại tràng hay không?

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích có phải là một? Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều độc giả. Giải đáp cho câu hỏi này lương y Nhân Tâm cho biết:

” Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt (tiếng anh: Irritable bowel syndrome) là bệnh lý rối loạn chức năng ruột, không đi kèm tổn thương (viêm loét và khối u). Bệnh lý xảy ra khi nhu động ruột co thắt diễn ra bất thường. Tần suất co thắt nhanh gây tiêu chảy. Co thắt chậm gây táo bón. Từ đó gây ra một số triệu chứng đau đớn cho cơ thể người bệnh. Trong y khoa IBS còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt hoặc viêm đại tràng chức năng”.

Bên cạnh đó, trong y khoa còn hay nhắc đến thuật ngữ quốc tế “Hội chứng ruột kích thích K58”. Dựa vào triệu chứng bệnh lý được phân chia thành 2 dạng:

Nhiều chuyên gia cảnh báo, hội chứng ruột kích có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh chớ nên lơ là.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

IBS là bệnh lý mãn tính và gây ra nhiều biến chứng như:

Tuy nhiên bệnh lý không gây loạn sản mô ruột và không tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vậy tại sao hội chứng IBS lại gây ra nhiều biến chứng như vậy? lương y Nhân Tâm sẽ giúp người bệnh tìm được nguyên nhân và phòng bệnh hiệu quả.

Nằm lòng 5 nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân gây hội chứng IBS xuất phát từ những thói quen hàng ngày của con người. Người bệnh nên lưu ý những nguyên nhân sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột: Một số vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như Campylobacter, Shigella, E. Coli, Yersinia, Salmonella có thể gây nhiễm trùng, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa.

Thực phẩm: Người bệnh thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn tanh, lạnh, cay nóng, thực phẩm tồn dư chất hóa học.

Tâm lý bất ổn: Stress, căng thẳng, áp lực kéo dài khiến nhu động ruột tăng tần suất co bóp, hoạt động quá sức.

Lạm dụng thuốc tân dược: Thành phần dược chất trong thuốc Tây có tác dụng mạnh, làm mất đi hệ lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa.

Thay đổi hormone ảnh hưởng đến chức năng đại tràng

Bên cạnh nguyên nhân, lương y Nhân Tâm khuyên rằng người bệnh nên biết rõ triệu chứng hội chứng ruột kích thích từ nhận biết sớm và điều trị kịp thời.

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích người bệnh cần biết

Sau khi tham vấn ý kiến lương y Nhân Tâm, chuyên mục đã chắt lọc được 4 dấu hiệu bệnh điển hình 9/10 người mắc phải.

Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày khoảng 3-6 lần. Có thể đại tiện táo bón hoặc tiêu chảy.

Bụng nổi cục: Khi sờ dọc đại tràng người bệnh thường thấy nổi cục, đó chính là những cơn co bóp của đại tràng

Bất thường về phân: Phân lỏng nát, không có khuôn, không kèm máu nhưng có nhiều chất nhầy.

Bụng chướng, căng tức: Chức năng đại tràng bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa hết gây nên tình trạng ứ đọng. Người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, đầy hơi. Sau khi đi đại tiện triệu chứng thuyên giảm.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Chán ăn, đầy bụng, đau đớn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm cân đột ngột.

Người bệnh nên lưu ý những biểu hiện hội chứng ruột kích thích có thể thay đổi và tăng mức độ tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh. Theo lương y Nhân Tâm, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người cao tuổi, người già, phụ nữ có thai và cả trẻ em.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Trẻ thường chậm phát triển, hay quấy khóc, biếng ăn, da xanh xao.

Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ có thai: Bà bầu gặp những hiện tượng như tiêu chảy hoặc táo bón nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, thai nhi chậm phát triển.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế uy tín.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích IBS

YH hiện đại phát triển đã phát hiện ra nhiều phương pháp phát hiện hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Rome 4 hai Rome IV vẫn là một trong những cách chẩn đoán chính xác nhất. Vậy tiêu chuẩn hội chứng ruột kích thích Rome 4 là gì?

Phân tích chi tiết về cách chẩn đoán IBS IV, lương y Nhân Tâm cho biết:

Đối tượng áp dụng: Người bệnh có biểu hiện đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, bụng nổi cục thường xuyên từ 3 tháng trở lên.

4 mô hình chẩn đoán:

Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp một số phương pháp thăm khám khác như nội soi đại tràng, chụp X-quang. Khi có kết quả thăm khám người bệnh nên tiến hành điều trị ngay để phòng biến chứng xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều phiền toái – Hãy điều trị ngay để khỏi bệnh sớm

Hội chứng ruột kích thích có chữa được không? Giải đáp cho câu hỏi này, lương y Nhân Tâm phân tích:

“IBS là bệnh lý đường ruột mãn tính.Vì vậy, rất khó có thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích cũng là yếu tố quan trọng, giải quyết tận gốc bệnh.

Thuốc tân dược, thuốc dân gian, thuốc Đông y là 3 giải pháp chữa bệnh phổ biến. Người bệnh nên tìm hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất”.

1/ Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà

Thực phẩm dân gian, châm cứu, bấm huyệt là những cách chữa hội chứng IBS đơn giản người bệnh nên áp dụng.

Nghệ: Nghệ tươi ngâm với mật ong, sử dụng 2 lần/1 ngày giúp giảm cơn đau co bóp đại tràng

Châm cứu: Tác động từ phương pháp châm cứu có thể tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa nhu động và co thắt của ruột già.

Bấm huyệt: Phương thức có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Ưu điểm: Phương pháp có cách làm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm: Hiệu quả điều trị bệnh không cao, chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị, không để giải quyết hội chứng tận gốc.

2/ Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? – Các loại thuốc Tây y thường gặp

Thuốc trị tiêu chảy: Loperamid, Colesevelam, Cholestyramine,…

Thuốc kháng cholinergic: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm co thắt ở ruột nhằm giảm triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau tác động lên hệ thần kinh như Gabepentin có thể được sử dụng nếu đau bụng có mức độ nghiêm trọng.

Thuốc điều trị đặc hiệu IBS: alosetron, rifaximin, eluxadoline, lubiprostone

Ưu điểm: Điều trị bằng thuốc tân dược có tác dụng mạnh ngay từ 1-2 liều thuốc đầu tiên. Cơ thể người bệnh khỏe mạnh trở lại. Nhiều người bệnh cứ ngỡ hội chứng IBS đã được giải quyết tận gốc.

Nhược điểm: Thuốc Tây y có thể tiêu diệt hệ lợi khuẩn của đường ruột nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, cơn đau co thắt dễ dàng tái phát sau khi dừng thuốc. Trong quá trình điều trị thuốc mang lại tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa đại tràng tại Thuốc dân tộc

3/ Chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Nam

Với những nhược điểm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người, thuốc tân dược không còn được nhiều người bệnh tin chọn như trước đây. Mặt khác, thuốc Đông y lại là giải pháp mà nhiều bệnh nhân quan tâm tìm kiếm.

Theo đánh giá từ người bệnh và chuyên gia, có thể thấy, Đông y được tin dùng vì có nhiều ưu điểm nổi trội như:

Thuốc Đông y không có tác dụng phụ, an toàn với mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và phụ nữ có thai

Bệnh không tái phát sau quá trình điều trị

Liệu trình điều trị dứt điểm sau 60 ngày

Giá cả phải chăng

Năm 2011, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã áp dụng cơ chế đặc trị của thuốc Nam để bào chế thành công bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn.

Thành phần chính: Bạch truật, bạch thược, đại hoàng, chỉ xác, phục linh, mộc hương, đẳng sâm, kỷ tử, ý dĩ nhân, hương phụ, phòng phong,…

Thành phần đặc biệt: Cây Cháp phe, cây Án mật, cây Si lung. Đây đều là 3 cây thuốc quý trong đơn thuốc bí truyền của người Tày mà Thuốc dân tộc đã có cơ duyên lưu giữ, khai thác để bào chế thành công bài thuốc.

Nguyên lý tác động: Thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp, ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả,…

Bài thuốc được phân chia thành 4 chế phẩm thiên nhiên đặc trị. Tùy theo thể bệnh của từng người mà chuyên gia sẽ có sự kết hợp chính xác. Trong mỗi chế phẩm thành phần đều có vị thuốc chủ đạo để giải quyết căn nguyên vấn đề bệnh mà bài thuốc đó chủ trị.

CHI TIẾT BÀI THUỐC TIÊU THỰC PHỤC TRÀNG HOÀN

1/ Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Hộ chứng ruột kích thích

Đặc trị hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt, đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, ổn định đường tiêu hoá.

2/ Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể lỏng

Đặc trị viêm đại tràng cấp và mãn, đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần, ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng.

3/ Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể táo

Đặc trị viêm đại tràng cấp và mãn, đau bụng, táo bón, ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng.

4/ Đại tràng hoàn

Thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp (với bệnh viêm đại tràng cấp tính). Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả (với bệnh viêm đại tràng mãn tính).

Chấm dứt hội chứng ruột kích thích bằng liệu trình Tiêu thực Phục tràng hoàn tốt nhất từ chuyên gia

Hội chứng ruột kích thích được điều trị bằng bài thuốc riêng biệt. Đồng thời kết hợp thêm Tiêu thực Phục tràng hoàn thể táo hoặc thể lỏng tùy thuộc vào tính trạng phân và biểu hiện đi ngoài của bệnh nhân. Thông thường tất cả các chứng bệnh đều được kết hợp bài thuốc chính của thể bệnh và Đại tràng hoàn. Điều này đảm bảo nguyên tắc điều trị trong ngoài tổng thể và giúp thanh nhiệt, giải độc để kích thích tiêu hóa, phục hồi thể trạng tốt hơn.

Kết quả thống kê hiệu quả điều trị của Tiêu thực Phục tràng hoàn trên 1000 bệnh nhân lâu năm cho thấy:

77,2% hoàn toàn hết các triệu chứng bệnh sau liệu trình điều trị dưới 60 ngày. Các tế bào tổn thương đã lành hẳn, sức đề kháng của người bệnh cải thiện đáng kể.

14,8% giảm triệu chứng bệnh, sức đề kháng từng bước được cải thiện sau 60 ngày.

8% đạt hiệu quả chậm do yếu tố chủ quan đến từ người bệnh.

Tiêu thực Phục tràng hoàn kể từ khi được đưa vào ứng dụng trong thực tế đã chứng minh hiệu quả vượt trội và sự an toàn, lành tính ít bài thuốc nào có được.

Thạc sĩ Bác sĩ Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn – đại diện Trung tâm Thuốc dân tộc) đã giới thiệu và chia sẻ bài thuốc đến đông đảo người bệnh trên khắp cả nước. Từ đó giúp cho nhiều người biết đến và thoát khỏi các chứng đau đại tràng, hội chứng ruột kích thích sau 2 – 3 tháng kiên trì. Bài thuốc trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Thuốc dân tộc trở thành nơi lui tới thường xuyên của đại đa số bệnh nhân đại tràng. Từ đó nâng tầm giá trị và khẳng định hiệu quả đặc biệt của các phương pháp Đông y truyền thống.

Lời chia sẻ từ những bệnh nhân chữa khỏi viêm đại tràng nhờ bài thuốc của Thuốc dân tộc

Để sức khỏe ổn định, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Kiêng gì?

Rau xanh: Hoa quả, rau xanh, củ quả non có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón.

Thực phẩm giàu Protein: Thịt, cá, dầu omega-3, cá hồi có tác dụng làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm đau.

Ngoài ra người bệnh nên thay đổi một số thói quen ăn uống như:

Nên ăn đúng giờ: Ăn đúng giờ giấc có thể điều hòa hoạt động của đường ruột và hạn chế các phản ứng thái quá của cơ quan này.

Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kĩ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. Các chuyên gia cho rằng, thói quen này có thể điều hòa nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón do viêm đại tràng co thắt gây ra.

Uống nhiều nước: Thói quen uống nhiều nước đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và đường ruột nói riêng. Nước giúp duy trì một lượng chất lỏng nhất định ở bên trong đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và cản trở cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh lý. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về đầu bệnh cũng như bài thuốc điều trị hãy liên hệ ngay với Thuốc dân tộc để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.

Đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi bệnh đại tràng ngay hôm nay cùng chuyên gia hàng đầu tại Thuốc dân tộc

Bệnh Án Lao Phổi: Lao Phổi Afb Dương Tính Biến Chứng Ho Ra Máu Mức Độ Nhẹ

Bệnh án lao phổi: Lao phổi AFB dương tính biến chứng ho ra máu mức độ nhẹ, bệnh án dành cho sinh viên y khoa

I. PHẦN HÀNH CHÍNH:

Họ và tên bệnh nhân: TRƯƠNG CÔNG H

Giới: Nam

Tuổi: 22

Nghề nghiệp: Thợ nề

Địa chỉ: Thừa Thiên Huế.

Ngày vào viện: 20h ngày 05/12/2013.

Số vào viện: 1348434

Ngày vào khoa Lao: 23h ngày 05/12/2013.

Ngày làm bệnh án: 8h ngày 25/12/2013.

II. BỆNH SỬ

Lý do vào viện: Ho ra máu.

Quá trình bệnh lý:

Cách ngày nhập viện khoảng 2 tháng, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện ho không có đàm, ho rải rác trong ngày, khi ho có kèm đau tức ngực, có cảm giác khó thở nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, không có sốt, không đổ mồ hôi trộm. Bệnh nhân chủ quan không đi khám. Tối cách ngày nhập viện 4 ngày bệnh nhân đột ngột ho ra máu tươi lượng khoảng 5ml (theo bệnh nhân mô tả là khoảng 1 thìa cafe), bệnh nhân rất lo lắng.

Sáng ngày hôm sau bệnh nhân đi khám ở bệnh viện quận Thủ Đức, được các bác sĩ cho chụp phim phổi và làm xét nghiệm máu, trên phim có tổn thương nghi ngờ lao nên bệnh nhân xin được về quê tại Thừa Thiên Huế để được điều trị. Tại Huế, trong ngày nhập viện bệnh nhân có ho ra máu 2 lần, buổi chiều lượng ít khoảng 5ml máu đỏ tươi, buổi tối lượng máu ra nhiều hơn khoảng 10 ml có máu tươi lẫn máu bầm, bệnh nhân có sốt, đau ngực khi ho, bệnh nhân nhanh chóng nhập viện vào lúc 20h ngày 5/12/2013 tại bệnh viện Trung ương Huế.

Ghi nhận lúc vào viện:

Mạch 90 lần/phút

Nhiệt độ 37,7 oC

Huyết áp 145/90 mmHg.

Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt

Da niêm mạch hồng.

Ho có đàm trắng, không khó thở.

Phổi thông khí rõ, nghe rải rác ran nổ.

Bệnh nhân được chỉ định chụp X-Quang phổi và làm công thức máu.

Kết quả:

X-Quang: Mờ đậm nhạt không đều 1/2 trên 2 bên phổ (P) và phổi (T), có hình ảnh hang kích thước khoảng 1 x 1 cm ở vùng nách phổi (P).

Công thức máu:WBC 9.32 x 109/l.

Bệnh nhân được chuyển khoa Lao vào lúc 23h cùng ngày với chẩn đoán: Theo dõi lao phổi biến chứng ho ra máu.

Tại khoa Lao:

Bệnh nhân được làm thêm cách xét nghiệm: 2 mẫu AFB, test HIV, sinh hóa chức năng gan thận với kết quả: 2 mẫu AFB (+), HIV (-), CRP tăng cao, chức năng gan thận bình thường.

Bệnh nhân được chẩn đoán: Lao phổi AFB dương tính có biến chứng ho ra máu.

Bệnh nhân được xử trí:

Nằm nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh cử động đi lại.

Ăn thức ăn dễ tiêu.

Dùng thêm các thuốc an thần kinh, kháng histamin, thuốc cầm máu.

Trong các ngày sau đó bệnh nhân có ho khạc ra máu lượng ít lẫn trong đàm, bệnh ổn định.

Đến ngày 11/12/2013 Hết ho ra máu.

Ngày 12/12/2013 bệnh nhân bắt đầu được dùng thuốc kháng lao theo phác đồ I của Chương trình chống lao Quốc gia gồm Streptomycin tiêm và turbezid uống.

Những ngày sau dùng thuốc kháng lao đến nay bệnh nhân khỏe hơn, ăn uống ngon trở lại, hết ho khạc đàm, tăng cân trở lại, chưa xuất hiện các tác dụng dụng phụ của thuốc.

Bản thân:

Chưa phát hiện và điều trị lao lần nào.

Không hút thuốc lá.

Uống bia rượu lượng ít và không thường xuyên.

Không mắc các bệnh mạn tính.

Mổ Abscess cành ngang (P) do răng 48 nướu trùm, nằm viện từ ngảy 11/11/2013 đến 15/11/2013.

Viêm tai giữa bên (P) khám và điều trị cách đây 1 năm.

Gia đình

Ông ngoại mắc bệnh lao phổi và điều trị cách đây 18 năm, mất cách đây 8 năm do bệnh phổi nặng lên.

Bố đẻ mắc bệnh lao phổ có điều trị ở bệnh viện Chợ Rấy 9 tháng, nay đã hoàn thành phác đồ điều trị.

Tiền sử dị ứng: không có ai mắc bệnh.

Hoàn cảnh sống:

Kinh tế gia đình: khó khăn

Bố làm nghề đánh cá, mẹ ở nhà làm nội trợ, có 9 anh chị em, có 5 người đã có gia đình, bệnh nhân đang ở trọ chật hẹp cùng với 2 anh trai ở trong TP Hồ Chí Minh để học nghề cắt tóc. Hằng ngày bệnh nhân tiếp xúc nhiều với bụi và hóa chất độc dùng cho nhuộm, hấp sấy, duỗi tóc.

Các anh chị em đều học hết lớp 12.

IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI

Toàn thân:

Mạch: 95 l/phút.

HA: 140/90 mmHg

TST: 20 lần/ phút

Cân nặng: 42 kg

Chiều cao: 1m65 à BMI = 15,5 gầy

Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Da niêm mạc hồng.

Tuyến giáp không lớn.

Hạch ngoại biên không sờ thấy.

Cơ quan:

Hô hấp:

Không ho, không khạc đàm.

Không khó thở, không đau ngực.

Lồng ngực 2 bên cân xứng.

Rung thanh bình thường, 2 bên đều nhau.

Gõ trong.

Rì rào phế nang nghe rõ 2 đáy phổi, giảm dần ở 1/3 phổi 2 bên.

Chưa nghe âm bệnh lý.

Tuần hoàn:

Không hồi hộp, không đau tức ngực.

Nhịp tim đều, rõ, TS: 95 lần/phút.

Chưa nghe tiếng tim bệnh lý.

Tiêu hóa:

Ăn uống ngon miệng, đại tiện thường.

Không buồn nôn, không nôn.

Bụng mềm, gan lách không sờ thấy.

Thận-tiết niệu:

Tiểu thường, nước tiểu vàng lượng khoảng 1,5 lít/ ngày.

Không đau vùng thận tiết niệu.

Khám chạm thận âm tính.

Thần kinh:

Tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Không đau đầu, không chóng mặt, đi lại bình thường.

Không tê tay chân, không có dị cảm da, vận động bình thường.

Cơ xương khớp:

Không đau cơ – xương – khớp, các khớp cử động linh hoạt.

Chưa phát hiện các bệnh lí khác.

Các cơ quan khác:

Mắt: Không nhìn mờ, không mù màu trước điều trị và trong quá trình điều trị.Tai: nghe kém, phải nói to khi nói chuyện với bệnh nhân, tiền sử có viêm tai giữa đã điều trị, khả năng không thay đổi trong quá trình điều trị ở bệnh phòng.

Da: không ngứa, không nổi mụn nước.

V. CẬN LÂM SÀNG

05/12/2013: Mờ đậm nhạt không đều ½ trên 2 bên phổ (P) và phổi (T), bên (P) tổn thương nhiều hơn, có hình ảnh hang kích thước khoảng 1 x 1 cm ở vùng nách phổi (P).

Theo AST thì thuộc độ II (tổn thương mức trung bình).

Xét nghiệm đàm bằng phương pháp soi trực tiếp

06/12/2013 AFB: dương tính ( 2 mẫu)

26/12/2013 AFB:

VI. TÓM TẮT-BIỆN LUẬN-CHẨN ĐOÁN

Bệnh nhân nam, 22 tuổi, tiền sử chưa có khám và điều trị Lao, gia đình có người mắc bệnh lao phổi, vào viện vì ho ra máu lượng ít, qua thăm khám lâm sàng, theo dõi các xét nghiệm cận lâm em rút ra được những hội chứng sau:

Hội chứng nhiễm độc nhiễm trùng mạn tính.

Kém ăn, mệt mỏi, gầy sụt cân.

CRP: 43,95mg/l (5/11).

Hội chứng đông đặc phổi không điển hình.

Ho, khạc đàm kéo dài trên 2 tuần.

Ho ra máu tươi lượng ít.

Có đau ngực và khó thở nhẹ.

Khám phổi có ít ran nổ khi vào viện.

Rì rào phế nang giảm ở vùng 1/3 phổi 2 bên.

Các xét nghiệm: 2 mẫu AFB dương tính, chức năng gan thận bình thường. HIV (-).

Dấu chứng tăng huyết áp:

Huyết áp đo 2 thời điểm khác nhau là 145/90 mmHg và 140/90 mmHg

Chẩn đoán sơ bộ: Lao phổi AFB (+) có biến chứng ho ra máu nhẹ đã ổn định, đang điều trị phác đồ I giai đoạn tấn công ngày thứ 13 có đáp ứng , chưa xuất hiện tác dụng phụ.

Bệnh kèm: Tăng huyết áp độ I (nhẹ)

Các triệu chứng: ho khạc đàm kéo dài, gầy sút cân, mệt mỏi chán ăn không làm bệnh nhân lo lắng nhiều nên không đi khám bệnh sớm cho thấy ý thức về sức khỏe, nhận biết phát hiện sớm lao phổi của bệnh nhân chưa cao, đặc biệt trong khi gia đình bệnh nhân từng có 2 người mắc và điều trị bệnh lao phổi.

Khi xuất hiện ho ra máu bệnh nhân mới lo lắng đi khám và nhập viện để điều trị. Lượng máu mà bệnh nhân ho ra mỗi lần là từ 5ml đến 10ml, nếu theo phân loại mức độ ho ra máu thì bệnh nhân ho ra máu nhẹ: Tổng lượng máu ho ra dưới 50 ml/24h.

Ho ra máu nhưng huyết động của bệnh nhân không thay đổi, bệnh nhân không có biểu hiện tắc nghẽn trên lâm sàng nên ho ra máu ở bệnh nhân thuộc loại không nguy hiểm lắm. Cho nên ở bệnh phòng bệnh nhân được xử trí ho ra máu như nêu trên là hợp lý. Kết quả điều trị tốt, biểu hiện đến ngày 11/12 bệnh nhân đã hết ho ra máu, tuy nhiên cũng cần luôn cảnh giác ho ra máu trên bệnh nhân vì diễn tiến của ho ra máu là không thể dự báo trước. Xem xét nghiệm công thức máu 2 ngày 2/12 và 5/12 ta thấy có biến đổi về các thông số: tăng bạch cầu, giảm số lượng hồng cầu, giảm nồng độ hemoglobin, giảm hematocrit…điều này có thể giải thích bệnh tiến triển, bệnh nhân mất máu qua ho khạc đàm ra máu nhưng cũng khó đánh giá vì 2 xét nghiệm làm ở 2 labo khác nhau. Nhìn chung ác trị số vẫn trong trong giới hạn bình thường. Tình trạng bệnh nhân hiện tại tốt nên em nghĩ không cần thiết làm lại công thức máu.

Trên bệnh nhân 2 hội chứng Nhiễm trùng nhiễm độc mạn tính và hội chứng Đông đặc phổi không điển hình là đã rõ. Cộng thêm X-Quang phổi có tổn thương nghi do lao với hình ảnh thâm nhiễm và hang ở phần trên của 2 phổi, theo AST thì thuộc độ II (tổn thương mức trung bình), tiền sử gia đình có người mắc lao phổi, tuổi bệnh nhân, kết hợp yếu tố dịch tễ ở Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có thể chẩn đoán theo dõi bệnh Lao phổi ở bệnh nhân này. Với xét nghiệm AFB (+) ở cả 2 mẫu đàm khác nhau cho ta chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc bệnh Lao phổi AFB dương tính.

Lao phổi ở bệnh nhân là lao phổi mới vì bệnh nhân chưa phát hiện và điều trị thuốc kháng lao bao giờ. Từ chẩn đoán này thì theo Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam 2009 bệnh nhân cần dùng phác đồ I: 2S(E)HRZ/6HE. Các xét nghiệm chức năng gan thận bình thường với bệnh nhân còn trẻ nên ta yên tâm dùng thuốc cho bệnh nhân với liều lượng trung bình, và theo dõi bệnh phòng.

Bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị lao, sau ít ngày điều trị các triệu chứng ho khạc đàm, ho ra máu, mệt mỏi, chán ăn đã giảm và biến mất, bệnh nhân ăn ngon trở lại, ngủ tốt, người khỏe hơn và đã tăng cân trở lại. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, bệnh nhân không còn ho ra máu đã 2 tuần nay nên em nghĩ bệnh nhân có thể ra viện và điều trị tiếp ở nhà. Có thể làm lại AFB sớm và X-Quang phổi để theo dõi đáp ứng với thuốc điều trị và để tư vấn cho bệnh nhân cách giảm thiểu sự lây lan của bệnh cho người thân và cộng đồng khi xuất viện.

Bệnh nhân chưa thấy xuất hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Bệnh nhân nam 22 tuổi, trước đây luôn sống khỏe mạnh nhưng mắc lao phổi AFB (+) có biến chứng ho ra máu, theo em do bệnh nhân có có yếu tố thuận lợi sau:

Có tiếp xúc với nguồn lây bệnh ngay chính trong gia đình mình, có bố và ông bị bệnh lao phổi.

Điều kiện sống của gia đình ngay từ nhỏ đã có nhiều khó khăn, gia đình đông con, thu nhập thấp.

Điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều chất độc hại qua đường thở, sống trong môi trường chật hẹp, điều kiện dinh dưỡng kém đã làm suy giảm chức năng miễn dịch.

Cũng trong gia đoạn phát hiện bệnh, bệnh nhân có một nhiễm trùng ở vùng miệng tạo áp abscess ở má cần chọc rút mủ, đây cũng là yếu tố làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân.

Bệnh kèm ở bệnh nhân là có tăng huyết áp độ I theo Hội tim mạch Việt Nam năm 2007. Theo em tăng huyết áp của bệnh nhân có thể do thời tiết lạnh gây co mạch ngoại biên, do căng thẳng khi tiếp xúc với cán bộ y tế..và cũng không loại trừ tăng huyết áp thật sự do vô căn hay có bệnh thực thể nên cần theo dõi thêm. Tăng huyết áp ở mức độ này chưa có xuất hiện biến chứng gì nên trước tiên chưa cần điều trị mà khuyên bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống cho phù hợp như: ăn nhạt, ít dầu mỡ, vận động nhiều hơn, mặc ấm khi trời lạnh, sinh hoạt điều độ ….và cần thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình.

Lao phổi AFB dương tính biến chứng ho ra máu mức độ nhẹ đã ổn định đang điều trị phác đồ I giai đoạn tấn công ngày thứ 13 có đáp ứng điều trị.

Bệnh kèm: Tăng huyết áp độ I (nhẹ)

VII. ĐIỀU TRỊ

Tại bệnh phòng bệnh nhân đang được điều trị kháng lao theo phác đồ I.

Cụ thể như sau:

Streptomycin 1g x 1 lọ tiêm bắp

Turbezid 625 mg x 3 viên uống

Bệnh nhân nặng 42kg do vậy liều trung bình Streptomycin là 15 mg/kg/ngày (12 – 18 ) như vậy bệnh nhân dùng quá liều thuốc khi dùng hơn 23 mg/kg/ngày.

Còn Turbezid bệnh nhân dùng đúng liều.

Ngoài ra bệnh nhân vẫn dùng thêm các thuốc điều trị hỗ trợ theo em là hợp lý.

Phác đồ điều trị lao sử dụng trên bệnh nhân nên sử dụng là liều trung bình (cân nặng là 42kg) và tiếp tục điều trị liều tấn công cho đến đủ phác đồ I – theo Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam 2009:

Streptomycin 1g x 0,75 lọ/ ngày tiêm bắp vào 8h30 sáng

Turbezid 625 mg x 3 viên/ ngày uống vào lúc 8h (ăn sáng lúc 6h)

Điều trị hỗ trợ:

Vitamin C 500mg x 2 viên/ ngày

Fortec A x 2 viên/ ngày

Vitamin B6 10mg/ ngày x 2 viên/ngày

Chế độ ăn uống:

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhiều vitamin, thức ăn nhiều kali, nhiều năng lượng, ăn nhiều bữa trong ngày nhưng không quá 2800 calo/ngày.

Thức ăn nên ăn là thịt, trứng, cá, gan, sữa, rau, quả…

Ăn nhạt.

Chế độ nghỉ ngơi làm việc:

Bệnh nhân cần nghĩ ngơi cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm, AFB âm tính. Cần nghỉ ngơi trong 3 tháng đầu.

Cần cải thiện môi trường sống và điều kiện làm việc, nhà ở cần thoáng mát, phải mang bảo hộ khi làm việc hoặc cần chuyển sang công việc khác ít độc hại hơn.

VIII. TIÊN LƯỢNG

Phát hiện bệnh sớm, điều trị lao lần đầu, tuổi trẻ thể trạng tốt, diện tích tổn thương trên X-Quang phân độ II theo ATS (có thấy hang kích thức 1 x 1 cm), phác đồ điều trị phù hợp, không xảy ra tai biến thuốcđáp ứng với điều trị qua các triệu chứng lâm sàng cải thiện dần.

Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nghề nghiệp độc hại. Có tổn thương hang nên X – Quang phổi, nguy cơ để lại xơ phổi, giãn phế quản do lao.

Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân khi đang phải cư trú ở địa phương khác.

IX. DỰ PHÒNG

Đối với người bệnh:

Bệnh nhân lao phổi AFB dương tính nên đây là nguồn lây bệnh, thời gia điều trị chưa tới 2 tuần, nên cần phải cách ly trong sinh hoạt cá nhân: ngủ riêng giường, ăn riêng, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, không ho khạc đàm bừa bãi để phòng lây lan bệnh trong thời gian khoảng 1 tháng đầu dùng thuốc.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh lao tái phát.

Cần có lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống hợp lý, tập thể dục vừa sức.

Đối với người xung quanh:

Nâng cao sức đề kháng cho người trong gia đình bằng chế độ dinh dưỡng và lao động hợp lý.

Khám phát hiện bệnh lao cho những người trong gia đình nếu có triệu chứng nghi ngờ.

Trẻ nhỏ cần được tiêm chủng phòng lao BCG vaccin.