Top 4 # Hội Chứng Thiếu Máu Mạc Treo Tràng Trên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Chuyên Đề Tuần 3: Nhồi Máu Mạc Treo

ĐẠI CƯƠNG Nhồi máu mạc treo ruột là một tình trạng bệnh lý tương đối hiếm gặp tại khoa cấp cứu. Những triệu chứng lâm sàng mơ hồ và không đặc hiệu cũng như những hạn chế của công tác nghiên cứu chẩn đoán luôn gây khó khăn cho việc chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm lại mang ý nghĩa quan trọng do nhồi máu mạc treo thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao.SINH LÝ BỆNH Nhồi máu mạc treo có nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm lưu lượng máu đến ruột bởi nhiều cơ chế. Sự giảm lưu lượng máu gây thiếu máu cục bộ và tổn thương ở mức độ tế bào, có thể dẫn tới tổn thương niêm mạc, hoại tử mô và toan chuyển hóa. Ruột được cung cấp máu chủ yếu từ 3 nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ bụng: động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới. Ruột có hệ thống thông nối vô cùng phát triển ở nhiều cấp độ, chống lại trạng thái thiếu máu cục bộ bằng khả năng bù đắp lên đến 75% lưu lượng máu mạc treo trong 12 giờ nếu không có chấn thương đáng kể.

o Các lát cắt của CT và hình ảnh ba chiều rất có giá trị để đánh giá nhồi máu mạc treo, kiểm tra những bất thường nếu có của ruột non và mạch máu mạc treo. o Nhiều nghiên cứu đã chứng minh CT Scan có độ nhạy từ 96-100% và độ đặc hiệu từ 89-94%. o Những phát hiện của nhồi máu mạc treo cấp tính bao gồm huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch mạc treo, khí trong tĩnh mạch mạc treo, ruột chứng hơi, dày thành ruột, giãn nở ruột, báng bụng, tràn khí màng bụng và nhồi máu tạng đặc. o CT scan bụng là một xét nghiệm hình ảnh được lựa chọn nếu nghi ngờ có huyết khối tĩnh mạch mạc treo, độ nhạy hơn 90%. CT phát hiện một khối cản quang trong lòng tĩnh mạch mạc treo, bao gồm cả tĩnh mạch mạc treo tràng trên.MRI.

o MRI có khả năng cung cấp hình ảnh chính xác của hệ thống mạch máu mạc treo và được đánh giá là để chẩn đoán nhồi máu mạc treo mạn tính. Tuy nhiên, trong tình trạng cấp tính, MRI cũng không có nhiều ưu điểm hơn CT. o Không nên làm MRI như là một xét nghiệm đầu tiên trong khoa cấp cứu do sự hạn chế thời gian.Mạch máu đồ:

o Trong những năm qua, mạch máu đồ đã được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán tắc động mạch cấp tính với độ nhạy 74-100% và độ đặc hiệu 100%. o Hình ảnh tắc đột ngột động mạch mạc treo tràng trên mà không có tái tưới máu là tiêu chuẩn để chẩn đoán với độ nhạy gần 100% trong các trường hợp thuyên tắc cấp tính. o Nhờ vào mạch máu đồ, bác sỹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất, từ xử lý làm tan huyết khối đến truyền papaverine vào động mạch. o Tuy nhiên, mạch máu đồ là một phương pháp xâm lấn và không thích hợp ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, không sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. Đồng thời, tình trạng độc thận có thể xảy ra bởi sự ảnh hưởng chất cản quang bơm vào tĩnh mạch. Mạch máu đồ cũng có tỷ lệ âm tính giả tương đối cao ở giai đoạn đầu của bệnh. o Bên cạnh những khuyết điểm trên, nếu đã có nhiều nghi ngờ khả năng nhồi máu mạc treo cấp tính, mạch máu đồ luôn có giá trị chẩn đoán cao nhất. o Phẫu thuật thám sát được chỉ định ở những bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu mạc treo cấp tính mà không có máy chụp mạch máu. o Nếu nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch mạc treo, như trong trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử máu tăng đông, không nên chỉ định thực hiện mạch máu đồ. CT scan bụng sẽ được lựa chọn trong tình huống này.CÁC THỦ THUẬT KHÁC * Khai thông đường mũi-dạ dày: Việc đặt ống thông mũi-dạ dày mang nhiều ý nghĩa chẩn đoán, đánh giá sự hiện diện của máu và xác định phương pháp điều trị, tránh dẫn đến tình trạng bụng chướng sau đó. * Cần đặt sẵn đường truyền tĩnh mạch, nhất là ở những bệnh nhân huyết động không ổn định.

Chuyển ngữ từ: http://emedicine.medscape.com/article/758674-overview#showall

Lao Ruột, Phúc Mạc Và Mạc Treo Các Tuyến (Lao Bụng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tổng quan bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Bệnh lao nói chung là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến gây ra do Mycobacterium tuberculosis. Đây là một bệnh truyền nhiễm cần phải đánh giá y tế và điều trị ngay lập tức.

Lao ruột là gì? Lao ruột là bệnh lao ở vị trí đường ruột, đặc biệt phổ biến trong các quốc gia đang phát triển. Lao ruột thường đi kèm với các bộ phận khác cũng bị nhiễm lao như lao phổi.

Bệnh lao phúc mạc là bệnh lao ở màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể có chức năng bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng, đây là bệnh dễ gặp trong bệnh lao của các cơ quan tiêu hóa.

Lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu do lao của màng bụng, thường là tổn thương thứ phát sau các ổ lao khác, đứng thứ 6 sau lao màng phổi, lao hạch, lao xương khớp, lao màng não và lao thanh quản.

Nguyên nhân bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Nguyên nhân của lao bụng chủ yếu tới từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis qua đường tiêu hóa.

Ngoài vi khuẩn lao người, nguyên nhân còn có thể là vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình.

Triệu chứng bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Những biểu hiện phổ biến của lao ruột, lao phúc mạc hay mạc treo các tuyến (lao bụng) bao gồm:

Tiêu chảy mãn tính, rối loạn hấp thu hoặc thậm chí là thủng ruột (ít gặp), chảy máu trực tràng cũng hiếm gặp nhưng vẫn có báo cáo trong lao đại tràng.

Tắc ruột hoặc khối u bụng vùng hồi manh tràng.

Triệu chứng nôn mửa, táo bón, đau trướng bụng gặp trong tắc ruột bán cấp tái phát. Ngoài ra có thể có tiếng kêu ùng ục hoặc cảm giác khối khí di chuyển trong bụng và các vòng ruột phình to theo nhu động ruột, triệu chứng mất đi sau khi bệnh nhân trung tiện hoặc đi cầu.

Hẹp hoặc rò hậu môn trực tràng.

Loét dạ dày có thể kèm hoặc không có đoạn tắc nghẽn hay biến chứng thủng dạ dày.

Bệnh nhân có thể sốt, ra mồ hôi ban đêm, ăn uống kém kèm với gan lách to. Dưới kính hiển vi cho hình ảnh viêm gan u hạt.

Xuất hiện trướng bụng và cổ trưởng, có thể kèm có nang mềm.

Khối u cổ trướng thường phân thành ngăn như một khối hoặc chùm khối u các hạch bạch huyết ở chính giữa bụng hoặc đau bụng mơ hồ.

Đường lây truyền bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Lao màng bụng có lây không? Vi khuẩn lao màng bụng Mycobacterium tuberculosis lan truyền chủ yếu qua đường máu, nuốt đờm bị nhiễm hoặc lây lan gián tiếp từ các cơ quan lân cận.

Có 4 con đường đưa vi khuẩn lao vào màng bụng:

Một là từ hạch mạc treo bị lao khiến vi khuẩn lao lan tràn theo đường bạch huyết hoặc đường tiếp cận tới màng bụng.

Hai là từ lao hồi manh tràng hoặc lao ruột non, lan tràn qua thành ruột tới màng bụng.

Ba là lan tràn bằng đường máu từ các tổn thương lao ở vị trí xa.

Bốn là do vi khuẩn lan tràn từ ống Fallop bị lao tới màng bụng (là nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ nhiễm lao màng bụng cao hơn ở nữ giới).

Đối tượng nguy cơ bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Lao bụng có thể gặp ở tất cả các độ tuổi hay giới tính, tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc lao bụng gồm:

Độ tuổi dưới 40 đặc biệt là giai đoạn từ 20-30 tuổi.

Lao bụng gặp ở nữ nhiều hơn nam (số bệnh nhân nữ chiếm tới 75-90%).

Người nghiện rượu nặng, suy giảm miễn dịch.

Người làm việc quá sức trong điều kiện thiếu vệ sinh và ăn uống thiếu chất.

Phòng ngừa bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Vì lao bụng là một bệnh truyền nhiễm với triệu chứng khởi phát nghèo nàn nên việc phòng ngừa chủ yếu là:

Xây dựng một lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục.

Điều trị triệt để các bệnh lý của bản thân đặc biệt là bệnh lao ở các phần khác của cơ thể vì là nguy cơ trở thành con đường dẫn tới lao màng bụng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Lao màng bụng được chia thành 3 thể là cổ trướng, loét bã đậu, xơ dính:

Thể cổ trướng

Khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ kéo dài, thường về chiều và đêm hoặc có thể sốt cao 39-40°C hoặc có thể không sốt.

Biểu hiện toàn thân thường là ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, gầy sút.

Biểu hiện tại chỗ là đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc từng cơn, đau không rõ ràng, bụng trướng và rối loạn tiêu hóa.

Bụng to dần lên mức độ vừa, bệnh nhân có cảm giác tức nặng bụng, bụng bè ngang, rốn lồi khi nằm, bụng xệ và lồi ra phía trước khi đứng. Da bụng người bệnh căng, nhẵn bóng, trắng như sáp nến và có các mảng chắc khắp bụng.

Khi có cổ trướng cần thăm khám toàn diện để phát hiện tổn thương lao ở các vị trí khác để xem có bị lao đa màng: màng bụng, màng phổi, màng tim hay không.

Thể bã đậu hóa:

Đây thường là giai đoạn tiếp theo của thể cổ trướng, là giai đoạn gặp nhiều trên lâm sàng bệnh nhân vì giai đoạn cổ trướng diễn biến kín đáo khó phát hiện.

Bệnh nhân cũng có sốt nhẹ hoặc không sốt hay sốt cao 39-40°C.

Ở thể này thì các triệu chứng tiêu hóa rầm rộ hơn như cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, mạch nhanh nhỏ, hạ huyết áp.

Bệnh nhân đau bụng từng cơn có khi dữ dội, buồn nôn, nôn, bụng trướng không đối xứng, hình bầu dục.

Đi cầu phân lỏng vàng có thể lẫn máu, xen kẽ là những đợt táo bón.

Ở nữ có thể rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, thống kinh, vô kinh.

Khám thực thể bụng bệnh nhân có vùng cứng xen kẽ với vùng mềm, phản ứng thành bụng (+).

Lao màng bụng thể bã đậu hóa là một thể nặng, có thể gây ra các ổ abcess khi vỡ gây rò mủ, bệnh nhân tử vong do suy mòn và các biến chứng nặng ở đường tiêu hóa.

Thể xơ dính

Là thể nặng nhất của lao màng bụng, cũng là giai đoạn tiếp theo của thể cổ trướng hoặc loét bã đậu, rất dễ dẫn đến tử vong mặc dù tỷ lệ xuất hiện của bệnh khá hiếm gặp, đặc biệt từ khi có thuốc chống lao.

Vì các đoạn ruột bị xơ dính nên có thể làm thắt ruột gây nên hội chứng bán tắc hoặc tắc ruột phải can thiệp bằng ngoại khoa. Thể xơ dính còn có thể gây viêm dính quanh gan, mật và viêm tắc vòi trứng.

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương xơ hóa màng bụng, có thể có bụng trướng, bí trung đại tiện hoặc biểu hiện tắc ruột (đau bụng, trướng hơi).

Triệu chứng thực thể của bệnh nhân có bụng cứng, lõm lòng thuyền do xơ dính co kéo các cơ thành bụng, khi sờ khó xác định được các tạng trong ổ bụng mà chỉ thấy các khối cứng dài, nằm ngang như những sợi thừng do mạc nối lớn bị xơ cứng (dấu hiệu thừng phúc mạc).

Chẩn đoán xác định lao bụng ngoài dựa vào triệu chứng thì còn có một số kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: thể hiện mức độ thiếu máu, giảm bạch cầu và tăng chỉ số sinh hóa ESR huyết thanh.

Xét nghiệm PPD da/ Xét nghiệm Mantoux: hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh lao bụng ở khoảng 55-70% bệnh nhân có kết quả dương tính, xét nghiệm có ít giá trị do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.

X-quang bụng đơn thuần: là xét nghiệm đơn giản và hữu ích cho thấy sự hiện diện của dòng khí ở nhiều cấp độ cùng với hình ảnh các vòng ruột bị giãn trong trường hợp tắc ruột cấp và bán cấp, hình ảnh vôi hóa các hạch bạch huyết ở bụng cũng chỉ ra bệnh lao.

Chụp cản quang có Bari: rất hữu ích cho việc chẩn đoán lao ruột (giúp đỡ chẩn đoán trong 75% số bệnh nhân nghi ngờ lao ruột).

Các biện pháp điều trị bệnh Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

Điều trị lao bụng cũng tương tự như điều trị lao phổi. Liệu pháp kháng lao thông thường trong vòng ít nhất 6 tháng. Liệu pháp điều trị 12-18 tháng vẫn được nhiều bác sĩ sử dụng.

Điều trị phẫu thuật được sử dụng chủ yếu nhằm điều trị các biến chứng như tắc nghẽn, thủng hoặc xuất huyết ồ ạt không đáp ứng điều trị thông thường.

Cls: Hội Chứng Song Thai Thiếu Máu Đa Hồng Cầu

TWIN ANEMIA POLYCYTHEMIA SEQUENCE (TAPS)

Bs Vy Thị Bảo Hương, BS Nguyễn Xuân Lan, BS Hà Tố Nguyên

Khoa Chẩn đoán hình ảnh- BV Từ Dũ

TAPS – hội chứng song thai thiếu máu đa hồng cầu là một trong các biến chứng có thể gặp ở song thai một bánh nhau, do sự thông nối các mạch máu nhỏ <1 mm giữa hai thai trong vòng tuần hoàn rốn. Đây là một dạng truyền máu mãn tính, xảy ra tự nhiên (tỷ lệ 5% trong song thai một bánh nhau) hoặc xảy ra sau điều trị laser truyền máu song thai (TTTS) ( tỷ lệ 13%)[1], thường xuất hiện sau 26 tuần, được đặc trưng bởi sự chênh lệch hemoglobine giữa thai cho và thai nhận.

Thai phụ 27 tuổi, PARA 2012, tiền sử đái tháo đường thai kỳ điều trị tiết chế, khám thai ngoại viện, đến bệnh viện Từ Dũ vì đau bụng ở tuổi thai 33 tuần 4 ngày (theo dự sinh: 02/09/2018) Siêu âm tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy: song thai 1 bánh nhau 2 túi ối , trọng lượng thai A#1800g (6%), thai B# 1940g (12%), lượng nước ối thai thai bình thường, bánh nhau có 2 mật độ khác nhau, thai A: gan có nhiều phản âm sáng ( \dấu hiệu “starry sky”), thai B: tim to nhẹ, tỉ lệ diện tích tim/diện tích ngực: 0.35

Hình 1: A, thai nhận bánh nhau mỏng, phản âm kém. B, thai cho bánh nhau dày, phản âm sáng

Hình 2: A, thai nhận dấu hiệu starry sky ở gan. B, thai cho, gan phản âm kém đồng nhất Siêu âm Doppler:

Hình 3: Doppler động mạch rốn: các chỉ số RI, PI, S/D của thai nhận và thai cho trong giới hạn bình thường

Hình 4: Doppler động mạch não giữa: các chỉ số RI, PI, S/D của thai nhận và thai cho trong giới hạn bình thường. A, Thai nhận: PSV MCA 34 cm/s ( 0.7 MoM ). B, Thai cho: PSV MCA 69 cm/s ( 1.48 MoM )

Dựa vào những hình ảnh siêu âm trên và sự chênh lệch vận tốc đỉnh tâm thu động mạch não giữa của thai nhận và thai cho, chúng tôi đưa ra chẩn đoán cho trường hợp này: song thai – hội chứng thiếu máu đa hồng cầu( TAPS) độ I. Xử trí: Chấm dứt thai kỳ. Thai phụ được chỉ định mổ lấy thai.

Hình 5: Bánh nhau có 2 màu sắc khác nhau: phần nhau của thai cho nhạt màu, phù nề và dày, phần nhau của thai nhận sậm màu và mỏng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS:

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Fishel- Barta[6] cho thấy giảm PSVMCA và Hematocrit ở thai nhận thường không rõ trong một số trường hợp. Một số tác giả sử dụng mức PSVMCA < 1.0 MoM[7].

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng được ghi nhận:

o Sự khác biệt về độ dày và độ phản âm của bánh nhau trên siêu âm tương đồng với hình ảnh bánh nhau sau sinh phù nề và nhạt màu ở phần nhau thai cho, mỏng và sậm màu ở phần nhau thai nhận được nghiên cứu bởi Tollenaar [8] và cộng sự. Dấu hiệu này được cho là rất đặc trưng của hội chứng TAPS (theo Christian Bamberg báo cáo)[8]

o Dấu hiệu “starry sky” ở gan thai nhận được ghi nhận trong y văn bởi L. P. Soundararajan and D. T. Howe[9] do sự tăng thể tích và dày thất làm ứ máu ở gan tạo nên hình ảnh này.

Phân loại mức độ nghiêm trọng trước sinh:[7]

●Độ 3: Độ 1 hoặc 2 kèm với tổn thương tim: phát hiện Doppler bất thường nghiêm trọng như: mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn, tĩnh mạch rốn có phổ dạng mạch đập, tăng PI hoặc dòng chảy ngược trong ống tĩnh mạch.

●Độ 4: Phù thai cho

●Độ 5: Chết một hoặc cả hai thai

Phân loại mức độ nghiêm trọng sau sinh: dựa vào sự chênh lệch hemoglobin (g/dL) giữa hai thai[7]:

Trong trường hợp này, sự chênh lệch về lượng hemoglobin giữa hai bé là 16.3 g/dL được xếp vào độ 3 nhưng dấu hiệu trên siêu âm Doppler trước sinh chỉ ở độ 1 cho thấy sự không tương đồng giữa chẩn đoán trước sinh và sau sinh.

Không rõ tỷ lệ tử vong và bệnh tật chu sinh, cả hai thai khỏe mạnh hoặc có thể tử vong. Thai nhận có nguy cơ tổn thương não và giảm phát triển thần kinh vận động. Chẩn đoán sớm giúp cho việc xử trí và tiên lượng tốt hơn.

Chưa có biện pháp xử trí tối ưu

o Chấm dứt thai kỳ trước 32 tuần

o Truyền máu trong tử cung

o Hủy thai có chọn lọc

o Laser: cải thiện kết cục thai kỳ, kéo dài thai kỳ hơn, giảm hội chứng suy hô hấp sau sinh.

1. ISUOG practice guidelines: role of ultrasound in twin pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47, pages 247- 263.

2. Robyr R, Lewi L, Salomon LJ, et al. Prevalence and management of late fetal complications following successful selective laser coagulation of chorionic plate anastomoses in twin-to-twin transfusion syndrome. Am J Obstet Gynecol 2006; 174:796

3. Assaf SA, Benirschke K, Chmait RH. Spontaneous twin anemia- polycythemia sequence complicated by recipient placental vascular thrombosis and hydrops fetalis. J Matern Fetal Neonatal Med 2011; 24:549.

4. Slaghekke F, Pasman S, Veujoz M, et al. Middle cerebral artery peak systolic velocity to predict fetal hemoglobin levels in twin anemia- polycythemia sequence. Ultrasound Obstet Gynecol 2015;46:432.

5. Sainz JA, Romeo C, Garcia- Mejido J, et al. Analysis of middle cerebral artery peak systolic velocity in monochorionic twin pregnancies as a method for identifying spontaneous twin anemia- polycythemia sequence. J Matern Fetal Neonatal Med 2014; 27:1174.

6. Fishel- Bartal, M, et al. Can middle cerebral artery peak systolic velocity predict polycythemia in monochorionic-diamniotic twin ? Evidence from a prospective cohort study. Ultrasound Obstet Gynecol; 48(4): 470-475.

7. Slaghekke F, Kist WJ, Oepkes D, et al. Twin anemia-polycythemia sequence: Diagnostic criteria, classification, perinatal management and outcome. Fetal Diagn Ther 2010; 27:181.

8. Bamberg, C, et al. Quantified discordant placental echogenicity in twin anemia-polycythemia sequence (TAPS) and middle cerebral artery peak systolic velocities. Ultrasound Obstet Gynecol.

9. Soundararajan, L. P. and D. T. Howe, Starry sky liver in twin anemia-polycythemia sequence. Ultrasound Obstet Gynecol; 43(5): 597-599.

10. Bài giảng biến chứng song thai một bánh nhau- chúng tôi Hà Tố Nguyên.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Thiếu Máu Thiếu Sắt

Cung cấp sắt thiếu

Cung cấp sắt thiếu chủ yếu là do chế độ ăn thiếu sắt, dinh dưỡng không đúng cách, trẻ không bú sữa mẹ mà ăn sữa động vật, mẹ ăn kiêng khi đang cho con bú, (vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt khoảng 49%, trong khi sắt trong sữa bò chỉ được hấp thu 10 %). Cho trẻ ăn dặm quá trễ hoặc cho trẻ ăn không đủ chất, cho trẻ ăn kiêng khi bị bệnh kéo dài. Trong bữa ăn hàng ngày thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Trẻ ăn bột nhiều và kéo dài (trong bột có acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu Fe).

Những trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ hoặc do sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn nhau thai ít và những người mẹ có tiền sử chảy máu trước đẻ, thiếu máu thiếu sắt không cung cấp đủ sắt cần thiết cho thai nhi dẫn đến bé bị thiếu máu, thiếu sắt từ lúc mới sinh.

Hấp thu sắt kém

Trẻ có thể mắc các bệnh lí của đường tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thụ sắt như: giảm độ toan dạ dày, suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài (làm ruột không hấp thu được thức ăn), hội chứng kém hấp thụ, dị dạng dạ dày – ruột, cắt dạ dày, bệnh celiac, nhiễm giun sán.

Mất sắt quá nhiều

Mất máu nhiều thường do các nguyên nhân chảy máu từ từ, mạn tính như các bệnh ở đường tiêu hoá (giun móc, loét dạ dày tá tràng, polyp ruột, trĩ), chảy máu cam, chảy máu sinh dục tiết niệu. Sắt chứa trong các tế bào máu đỏ, vì vậy nếu mất máu sẽ mất đi một số lượng sắt.

Nhu cầu sắt cao hơn lượng được cung cấp

Khi nhu cầu sắt tăng mà không được cung cấp sắt kịp thời, thường là giai đoạn cơ thể lớn nhanh,trẻ đẻ non, thấp cân, tuổi dậy thì, phụ nữ có thai… Lúc này sẽ rất dễ xảy ra thiếu máu.

Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường không có đủ lượng sắt dự trữ, nhất là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở cả mẹ và con. Vì vậy, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung thêm sắt, B12, axit folic để giúp tăng cường quá trình tạo máu.

Trẻ em thiếu cân và sinh non, trẻ dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Theo các chuyên gia, trong những năm đầu đời trẻ cần nhiều sắt cho quá trình tăng trưởng và tạo máu. Tuy nhiên do chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đầy đủ hay mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi mang thai, nguy cơ người mẹ thiếu máu khá cao nên sinh ra các thế hệ trẻ thiếu máu.

Đối với trẻ vị thành niên, đặc biệt là vào giai đoạn dậy thì, cơ thể các em đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất sắt để tạo máu. Các em gái tuổi dậy thì dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu sợ mập và ăn kiêng hoặc bị mất máu qua kinh nguyệt. bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cho thấy lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này.

Chế độ ăn uống thiếu hụt, thừa chất này, thiếu chất kia trong các bữa ăn hàng ngày, lứa tuổi vị thành niên cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều của chứng bệnh thiếu máu, đặc biệt là nữ giới thường bị mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

3. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Thiếu sắt là một bệnh hệ thống ảnh hưởng tới nhiều chức năng của các bộ phận. Bệnh thường xảy ra từ từ, thường ở trẻ từ 6 tháng , có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ 2 – 3 ở trẻ đẻ non. Biểu hiện đầu tiên của trẻ thiếu máu là mệt mỏi, hay chóng mặt ù tai, ít hoạt động, da xanh xao, niêm mạc nhợt từ từ, số lượng hồng cầu giảm ít.. Nếu thiếu máu kéo dài, không được điều trị, thiếu máu nặng có thể biểu hiện tim to, khó thở, nhịp tim nhanh, nghe tim có tiếng thổi tâm thu.

Trẻ chậm phát triển cân nặng, chậm phát triển cơ thể. Ở tuổi học đường trẻ thường học chậm, kém tập trung. Thiếu máu kéo dài làm móng tay, móng chân nhợt, bẹt hoặc lõm, có khía, dễ gãy.

Biểu hiện ở tiêu hóa khá nhiều, trẻ kém ăn hay bị rối loạn tiêu hóa, lưỡi bị viêm, mất gai lưỡi, có thể có biểu hiện khó nuốt. Ở dạ dày có biểu hiện viêm, teo niêm mạc dạ dày và giảm độ toan dạ dày. Ở ruột có biểu hiện viêm ruột xuất tiết, teo một phần niêm mạc ruột, giảm hấp thu ở ruột.

Các triệu chứng do giảm sắt ở cơ (Myoglobin): Giảm trương lực cơ, giảm khả năng gắng sức, chậm biết ngồi, biết bò, biết đi.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh do giảm sắt ở các men làm trẻ quấy khóc, ăn kém, ngủ ít ở trẻ nhỏ, trẻ lớn hay bị nhức đầu, chóng măt, ù tai, hay quên, kém minh mẫn.

4. Biến chứng của thiếu máu thiếu sắt

Ở tình trạng bình thường, thiếu máu thiếu sắt không gây ra biến chứng. Nhưng nếu bị nặng có thể gây ra một số biến chứng không tốt. Thiểu máu sẽ làm nhịp tim nhanh hoặc bất thường vì tim phải bơm máu nhiều hơn để cung cấp oxy trong máu khi đang bị thiếu máu. Những người bị động mạch vành nếu không kiếm soát được có thể gây đau thắt ngực.

Phụ nữ mang thai dễ bị sinh non, sinh con nhẹ cân và hệ quả kéo theo là những trẻ này thường bị thiếu máu thiếu sắt.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và làm chậm quá trình tăng trưởng. Không đượcc điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự chậm trễ về thể chất và tâm thần ở trẻ trong các hoạt động như đi bộ, chạy nhảy, nói chyện. Ngoài ra nó cũng làm tăng khả năng nhiễm độc chì và nhạy cảm với các nhiễm trùng hơn.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB