Top 6 # Hội Chứng Thiếu Máu Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Các Triệu Chứng Của Thiếu Máu Ở Nam Giới Là Gì? Nam Giới Thiếu Máu Ăn Gì Tốt?

Các triệu chứng của thiếu máu ở nam giới là gì? Bệnh thiếu máu là tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bệnh thiếu máu không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ, được xem như khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh thiếu máu cũng không phân biệt giới tính, đàn ông cũng có tỷ lệ mắc bệnh như phụ nữ, do cơ thể không đáp ứng được dưỡng chất hay do di truyền hoặc các tác nhân từ bên trong mà gây ra căn bệnh này. Nam giới thiếu máu sẽ có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn. Vậy, triệu chứng thiếu máu ở nam giới là gì? Đàn ông bị thiếu máu nên ăn gì? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Các triệu chứng của thiếu máu nam giới là gì?

Dễ mệt mỏi là một triệu chứng của thiếu máu nam giới

Khi hoạt động mạnh mà không được cung cấp đủ oxy trong cơ thể, người bệnh sẽ khó thở, dễ mệt mỏi. Nam giới bị thiếu máu dễ mệt mỏi sau khi vận động nhẹ, ngoài ra sẽ tạo áp lực lớn cho tim, có thể gây hồi hộp, trường hợp nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng như tức ngực, khó thở.

Đàn ông thiếu máu cũng có thể ảnh hưởng đến não. Bạn nam sẽ cảm thấy nặng nề và đôi khi chóng mặt khi muốn thức dậy vào sáng sớm

Da và tóc xấu

Không đủ hemoglobin chứa sắc tố đỏ có thể khiến máu nhạt đi. Hơn nữa, việc thiếu oxy dẫn đến tuần hoàn máu kém và làm cho xuất hiện các triệu chứng như sắc mặt, mắt, môi và móng tay sẽ trắng bệch, tóc bạc và xơ cứng, dễ gãy.

Móng tay, chân bất thường

Nếu thiếu máu nặng, móng sẽ mỏng và dễ gãy, thậm chí móng có thể mọc ngược. Lúc này, việc tự điều trị tại nhà sẽ không đem lại kết quả tốt, bạn cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Chán ăn và thiếu máu trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Những biểu hiện phổ biến nhất là chán ăn, buồn nôn, táo bón và tiêu chảy.

Nam giới bị thiếu máu ăn gì tốt?

Đậu phộng hay lạc có vị ngọt, tính bình, thuộc kinh phế, tỳ.

Công năng: bổ máu, tiêu ứ, giảm ho, giảm chứng buồn nôn. Thích hợp với các chứng huyết ứ, đau dạ dày, táo bón do thiếu máu, buồn nôn và nôn. Người mắc chứng khí trệ, tiêu chảy không nên ăn đậu phộng với dưa.

Vải thiều có vị chua ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ, ích gan.

Chức năng: Bổ tỳ, dưỡng huyết, trị thiếu máu cho nam, thúc đẩy thể chất và làm hết khát, điều hòa khí và giảm đau. Nó thích hợp cho bệnh đau dạ dày do thiếu và lạnh bụng. Vải thiều còn giúp trị đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, nấc cụt. Những người mắc chứng nóng trong người không nên ăn.

Nho có vị chua ngọt, tính bình, thông kinh tỳ, phổi, thận.

Mực có vị mặn, tính bình, thông kinh can thận.

Vai trò: dưỡng huyết, dưỡng âm. Nó thích hợp cho các trường hợp thiếu máu, bệnh dạ dày nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa.

Canh nhân sâm cá chim

Phương pháp sản xuất: 500 gam cá chim, 30 gam nhân sâm, 3 khúc bạch chỉ 15 gam gừng.

Cách làm: Bỏ vảy, mang và nội tạng của cá chim, cho dầu vào chảo đun nóng, cho gừng vào, chiên cá đến khi hơi vàng. Tiếp theo, bạch chỉ rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun lửa nhỏ trong 1 giờ, cho cá chim vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được.

Hiệu quả: tăng cường sinh lực cho đàn ông, bổ huyết.

Cháo cà là có công hiệu: Bổ gan thận, dưỡng huyết, điều hòa thiếu hụt. Tốt khi trị thiếu máu ở nam giới.

Nguồn: https://yellowpa.info/

Thiếu Máu Sau Sinh Liên Quan Đến Hội Chứng Sheehan

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Sheehan, vì trong quá trình mang thai, tuyến yên to ra và cần nhiều máu hơn bình thường. Do đó, khi sản phụ bị mất nhiều máu trong hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ tử cung, nhau cài răng lược… dẫn đến tụt huyết áp thì theo phản xạ, các mạch máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho các cơ quan quan trọng hơn ở các bộ phận não, tim, thận.

Từ đó, lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác sẽ bị giảm mạnh. Vì nguồn máu không cung cấp đủ cho tuyến yên nên tuyến yên dễ bị hoại tử do thiếu máu kéo dài.

Sau sinh nếu sản phụ gặp phải hội chứng này sẽ có các triệu chứng nhẹ thì mất sữa, không có kinh nguyệt trở lại. Nặng có thể bị hôn mê, co giật do nồng độ natri trong máu bị tụt xuống, huyết áp thấp…do thiếu máu.

Nhưng các triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay suy nhược sau sinh do thiếu máu dẫn đến sự cấp máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể bị giảm sút.

Nếu bệnh đi kèm với những căn bệnh khác như nhiễm khuẩn, phẫu thuật hoặc bị stress thì bệnh sẽ nặng hơn và sản phụ sẽ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như: hôn mê, suy tuyến thượng thận cấp ba, hạ đường huyết, rối loạn điện giải.

Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sáng các bệnh khác như trụy mạch chưa rõ nguyên nhân hoặc sốc, viêm não, suy gan…

Điều trị và dự phòng

Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là không hồi phục và việc điều trị chỉ dừng lại ở việc… bù các hormone của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… cho bệnh nhân. Các thuốc được sử dụng bao gồm corticosteroides, levothyroxin (levoxyl, synthroid), estrogen, hormon tăng trưởng (GH)… có thể giúp cho bệnh nhân cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Những phụ nữ sắp làm mẹ cần kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vượt cạn thành công, tránh biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng trong và sau khi sinh nở.

Hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân hoàn toàn có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ. Một điều may mắn là nhờ những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên uống thuốc đúng giờ và đầy đủ theo toa của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.

Thiếu Máu Nhược Sắc Hồng Cầu Nhỏ Là Gì ?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin) trong tế bào khiến hồng cầu có kích thước nhỏ và nhạt màu hơn bình thường, làm giảm khả năng vận chuyển oxi tới các mô.

Dựa trên kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần, bệnh được chẩn đoán khi:

– Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) < 80 fl

– Nồng độ hemoglobin trung (MCHC) < 280 g/l

– Số lượng huyết sắc tố trung bình (MCH) < 28 pg

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc nhẹ có thể sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Ở giai đoạn tiến triển, khi các mô cơ quan không nhận đủ lượng oxi cần thiết để hoạt động sẽ gây ảnh tới sưc khỏe:

– Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng,…

– Da xanh xao, nhợt nhạt, chân tay lạnh, nức nẻ,…

– Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai, choáng váng,…

– Khó thở, hồi hộp, nhịp tim nhanh, trống ngực rõ nhất khi hoạt động gắng sức.

– Móng tay và chân nhợt nhạt, tóc khô gãy rụng, biến dạng trở nên dẹt hoặc lõm, dễ gãy.

– Tính tình thay đổi, nóng giận, hay cáu gắt.

– Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, đầy bụng,…

Khi lượng sắt không đủ, tủy xương sẽ thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết để sản sinh ra đa hồng cầu. Tình trạng này có thể xảy ra khi:

– Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không được đầy đủ.

– Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao khi dậy thì hoặc mang thai.

– Hấp thu sắt kém do mắc một số bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh celiac (không dung nạp gluten), bệnh Crohn hoặc phẫu thuật cắt bỏ ruột, dạ dày.

– Mất máu mãn tính do xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa, giun móc, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, tiểu ra máu, chảy máu cam,…

Bệnh Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh là một rối loạn máu di truyền xảy ra do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố khiến các tế bào hồng cầu dễ bị vỡ dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc nguy hiểm không?

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,… hoặc bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, nhiễm trùng,…

– Kém tập trung, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ.

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc ở trẻ nhỏ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, gầy yếu, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ,…

– Phụ nữ mang thai dễ bị sẩy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non,…

Điều trị thiếu máu bằng thuốc:

Điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nên. Phần lớn các trường hợp, người bệnh sẽ được bổ sung thêm sắt để tăng nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo máu và vitamin C nhằm cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Bạn cần phải lưu ý:

– Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự mua những chế phẩm chứa sắt về sử dụng hoặc bổ sung sắt quá liều trong thời gian dài vì có thể sẽ dẫn đến dư thừa sắt, làm tăng nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim,…

– Nên uống thuốc tránh xa bữa ăn sau 2 giờ vì thức ăn làm giảm hấp thu sắt.

– Kết hợp uống bổ sung sắt với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

– Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống sắt là táo bón hoặc tiêu chảy, phân đen, đau bụng, ợ nóng,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm:

– Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu.

– Bổ sung hormon nếu rối loạn kinh nguyệt.

– Dùng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương.

– Chỉ truyền máu trong trường hợp mất máu nặng.

– Phẫu thuật cắt bỏ khối u đường ruột hoặc sửa chữa các ổ viêm loét ở dạ dày, tá tràng.

Thảo dược tự nhiên giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất sinh học từ thảo dược Đương quy có tác dụng kích thích tăng tổng hợp tế bào hồng cầu tại tủy xương, đồng thời tăng hàm lượng hemoglobin, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Khi kết hợp cùng thảo dược Xuyên tiêu, Ích trí nhân, chúng tạo nên bộ ba thảo dược ưu việt, toàn diện, không những giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc mà còn hỗ trợ cho các cơ quan thận, tim, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đảm bảo khả nâng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, góp phần cải thiện chất lượng và số lượng máu.

Cơ Tim Thiếu Máu Cục Bộ Là Bệnh Gì?

Tác giả: Mạnh Thắng, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Tìm hiểu chung

Cơ tim thiếu máu cục bộ là bệnh gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu không đủ cung cấp cho tim khi một mạch máu nuôi tim bị hẹp, gây tổn thương cho một phần cơ tim. Trái tim đòi hỏi cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục, giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể. Hai động mạch vành lớn cung cấp máu mang oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch hoặc các nhánh bị tắc nghẽn đột ngột thì một phần của tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là “thiếu máu cơ tim cục bộ”. Nếu thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài quá lâu, các mô tim sẽ bị chết do không được cung cấp máu.

Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là gì?

Một trong các triệu chứng điển hình của cơ tim thiếu máu cục bộ là đau ngực và khó thở, các triệu chứng có thể đa dạng. Các triệu chứng phổ biến nhất của cơ tim thiếu máu cục bộ bao gồm:

Áp lực hoặc tức ngực;

Đau ở ngực, lưng, hàm và các khu vực khác của phần trên cơ thể, kéo dài hơn một vài phút, giảm dần và tái phát;

Khó thở;

Đổ mồ hôi;

Buồn nôn;

Nôn;

Lo lắng;

Ho;

Chóng mặt;

Nhịp tim nhanh.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ đều có các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng như nhau. Đau ngực là triệu chứng thường xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải các triệu chứng sau hơn nam giới:

Trong thực tế, một số phụ nữ nói rằng họ cảm thấy các triệu chứng của cơ tim thiếu máu cục bộ giống như các triệu chứng của bệnh cúm.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Cholesterol cao. Cholesterol là một chất sáp, màu vàng được tìm thấy trong cơ thể và cũng có trong các loại thực phẩm nhất định. Chất này có thể tăng trong máu, trở thành một mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu đến tim và các cơ quan khác;

. Ăn thực phẩm giàu chất béo cũng có thể dẫn đến sự tích tụ mảng;

Lão hóa. Khi bạn già đi, tim và mạch máu làm việc nhiều hơn để bơm và nhận máu. Động mạch có thể bị suy yếu và trở nên kém đàn hồi, khiến cho chúng dễ tích tụ các mảng bám.

Một số nguyên nhân phổ biến khác là:

Hút thuốc lá;

Đề kháng insulin, béo phì hay tiểu đường;

Tình trạng viêm từ các căn bệnh như viêm khớp, lupus, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Tiểu đường;

Huyết áp cao;

Mức cholesterol cao;

Mức triglyceride cao.

Hút thuốc Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ cơ tim thiếu máu cục bộ và dẫn đến bệnh tim mạch cũng như các bệnh khác.Tuổi tác Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim tăng theo độ tuổi. Đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ cao hơn.Bệnh sử gia đình Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh tim sớm. Nguy cơ bạn mắc bệnh đặc biệt cao nếu trong gia đình có đàn ông dưới 55 tuổi hoặc phụ nữ dưới 65 tuổi mắc bệnh tim. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:

Căng thẳng;

Ít tập thể dục;

Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp nhất định, bao gồm cocaine và chất kích thích;

Tiền sử của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và kiểm tra cơ thể nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra bằng:

Điện tâm đồ (ECG). Các điện cực được gắn lên da bạn để ghi lại hoạt động điện tim. Một số bất thường trong hoạt động điện tim của bạn có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ;

Siêu âm tim. Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò siêu âm lên ngực của bạn và phát ra các sóng âm thanh hướng vào tim để tạo ra hình ảnh video tim. Siêu âm tim có thể giúp xác định xem có khu vực nào trong trái tim đã bị tổn thương và không thể co bóp bình thường;

Xạ hình tưới máu cơ tim . Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu của bạn. Trong khi bạn tập thể dục, bác sĩ sẽ theo dõi lượng chất phóng xạ khi nó đến tim và phổi để phát hiện các vấn đề về lưu lượng máu;

Chụp động mạch vành. Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào mạch máu của tim. Máy chụp X-quang sau đó sẽ chụp một loạt hình ảnh (mạch máu), cung cấp một cái nhìn chi tiết bên trong của mạch máu;

Chụp CT scan. Thủ thuật này có thể xác định xem bạn có bị vôi hóa động mạch vành hay không. Bác sĩ có thể thấy các động mạch tim bằng chức năng quét CT (CT mạch máu xóa nền);

Test gắng sức. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, huyết áp và hơi thở trong khi bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi xe đạp. Tập thể dục làm cho timco bóp khó khăn và nhanh hơn so với bình thường, do đó, bài kiểm tra căng thẳng có thể phát hiện các vấn đề tim khó nhận biết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ cần điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể tiến hành một thủ thuật nong mạch vành để nong rộng các động mạch cung cấp máu cho tim. Trong khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ngoại biên đi đến khu vực bị tắc nghẽn. Sau đó, họ sẽ thổi phồng một quả bóng nhỏ được gắn ở ống thông để làm lưu thông động mạch trở lại, cho phép máu tiếp tục chảy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể đặt một ống lưới nhỏ gọi là stent ở vị trí tắc nghẽn. Ống đỡ động mạch có thể ngăn chặn các động mạch hẹp lại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG). Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ ghép một mạch máu khác băng ngang qua đoạn động mạch vành bị hẹp của bạn để máu có thể lưu thông phía dưới khu vực bị tắc nghẽn. Phẫu thuật này đôi khi được thực hiện ngay lập tức sau khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật này được thực hiện vài ngày sau để tim ổn định. Một số loại thuốc khác cũng có thể giúp điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:

Chất làm loãng máu như aspirin giúp phá vỡ khối tiểu cầu và cải thiện lưu lượng máu qua động mạch bị hẹp;

Chất làm tan huyết khối có thể hòa tan các khối máu đông;

Các thuốc chống tiểu cầu, chẳng hạn như clopidogrel, có thể ngăn chặn hình thành các khối máu đông;

Nitroglycerin có thể giãn các mạch máu;

Thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp và thư giãn cơ tim, giúp hạn chế mức độ tổn thương cho trái tim;

Thuốc ức chế men chuyển ACE có thể giảm huyết áp và áp lực đến tim;

Thuốc giảm đau có thể làm giảm đau ngực.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Bỏ thuốc lá. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp bỏ thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên tránh hít phải khói thuốc;

Kiểm soát các bệnh lí khác. Bạn hãy gặp bác sĩ để được điều trị các bệnh lí có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu;

Có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên hạn chế hấp thu chất béo bão hòa và ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra chỉ số cholesterol và hỏi bác sĩ xem chúng đã được giảm đến mức độ an toàn chưa;

Tập thể dục. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch tập thể dục an toàn để cải thiện lưu lượng máu đến tim;

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn đang thừa cân, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp giảm cân;

Giảm căng thẳng. Bạn hãy thực hành các bài tập thể dục để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp và thở sâu.

Điều quan trọng là phải có kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số yếu tố nguy cơ chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ – cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường – không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm có thể mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Điều quan trọng là phải có kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số yếu tố nguy cơ chính gây cơ tim thiếu máu cục bộ – cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường – không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm có thể mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Bệnh tim mạch luôn đi kèm với rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường. Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ là hậu quả tất yếu của việc tích tụ mảng xơ vữa trong thành mạch vành. Nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa này là do tăng quá nhiều mỡ máu xấu (cholesterol toàn phần, LDL cholesterol). Bạn có thể cải thiện tình trạng xơ vữa mạnh máu bằng cách thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.

Ngoài việc uống các loại thuốc bác sĩ kê toa, bạn hãy có chế độ sống lành mạnh: tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giảm cân nếu thừa cân, ăn nhiều cá và rau xanh, hạn chế ăn ngọt, dầu mỡ và tránh ăn mặn làm tăng huyết áp, kiểm soát tốt đường huyết, bỏ thuốc lá và rượu bia, một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày có thể tốt cho tim, tránh căng thẳng và stress. Khi có cơn đau ngực xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hơn 10 phút, bạn nên đến bệnh viện ngay lặp tức để bác sĩ chuyên khoa kịp thời chẩn đoán và can thiệp nong mạch vành nếu họ phát hiện ra nhồi máu cơ tim. Trong vòng hai giờ đầu là giai đoạn tốt nhất để can thiệp hiệu quả cứu sống cơ tim. Hãy thường xuyên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nhằm kịp thời theo dõi và thay đổi phác đồ điều trị theo diễn tiến bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.