Top 11 # Hội Chứng Thiếu Máu Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

# 1【Dấu Hiệu】 Thiếu Máu Khi Mang Thai

20/10/2018 10.596 lượt xem

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai nhưng nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng khoa học và khám thai định kỳ thì cũng không quá đáng lo ngại.

Thiếu máu khi mang thai xảy ra như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Đây là hiện tượng khá thường gặp khi mang thai, vì thế nên khi đi khám thai định kỳ, mẹ hay phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần.

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Có thể do chế độ mẹ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Một số triệu chứng để mẹ nhận biết thiếu máu khi mang thai như sau:

Da tái xanh, yếu ớt, nhợt nhạt và không khoẻ như bình thường.

Cơ thể luôn mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Dễ trở nên khó thở, có cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

Người bị thiếu máu hay cảm thấy nhức đầu

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai chủ yếu do mẹ bầu bị thiếu sắt, một số trường hợp mắc phải do di truyền.

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, thường xuyên nhức đầu…Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tăng các nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm…

Vì thế, mẹ cũng nên bổ sung sắt để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này khi mang thai. Ngoài ra, nếu bệnh do di truyền gây ra thì mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị đúng.

Thiếu máu ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Thiếu máu khi mang thai ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị thiếu màu thì có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và chậm phát triển.

Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm thì bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị phù hợp cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể tự hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống của mình.

Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?

Chế độ ăn của mẹ bầu cũng giúp phần quan trọng trong việc chữa thiếu máu khi mang thai

Bí đỏ

Trong bí đỏ có chứa lượng lớn các chất protein, carotene, vitamin, amino a-xít, can-xi, sắt… Vì thế bí đỏ được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu cần có trong mỗi bữa ăn. Mẹ bầu nên chọn bí đỏ chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt, carotene và kẽm giúp bổ sung nhiều lượng máu cho cơ thể hơn.

Bông cải xanh

Mẹ bầu thường được khuyến khích ăn bông cải xanh trong thời kỳ mang thai để bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giúp bổ máu bởi giá trị dinh dưỡng giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Chuối

Việc mẹ ăn một trái chuối vào mỗi buổi sáng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, ăn chuối còn làm giảm triệu chứng táo bón cực kì hiệu quả.

Thịt bò

Thịt bò gần như đứng đầu trong những thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu. Hơn nữa, thịt bò cũng rất dễ chế biến thành nhiều món đa dạng nên mẹ nhớ bổ sung vào trong thực đơn của mình.

Cá hồi

Cá hồi do chứa nhiều hàm lượng omega – 3 nên là thực phẩm bổ máu được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn.

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp nhưng nếu được phát hiện sớm cũng không quá đáng lo ngại. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Hội Chứng Thiếu Máu Tan Huyết, Tăng Men Gan, Giảm Tiểu Cầu (Hellp) Khi Mang Thai

Thường thì bệnh nhân mắc hội chứng HELLP đã được theo dõi trước đó với tình trạng tăng huyết áp do thai nghén, hoặc đã được nghi ngờ có thể diễn biến đến tiền sản giật (tăng huyết áp và protein niệu). Khoảng 8% trường hợp xảy ra sau khi sinh.

Các triệu chứng bao gồm nhức đầu nhiều và tăng dần (30%), mờ mắt, khó chịu (90%), buồn nôn và nôn (30%), đau ngang vùng thượng vị (65%) và dị cảm tê tay chân. Phù nề có thể xảy ra, nhưng nếu không phù thì cũng chưa hẳn đã loại trừ được hội chứng HELLP.

Tăng huyết áp là một dấu hiệu để chẩn đoán, nhưng có thể chỉ tăng nhẹ.

Vỡ bao gan kèm theo hậu quả là khối máu tụ có thể xảy ra.

Nếu bệnh nhân có co giật và hôn mê, thì tình trạng được xem là đã diễn biến đến sản giật toàn phần.

Đông máu nội mạch lan tỏa gặp ở khoảng 20% phụ nữ bị hội chứng HELLP và ở 84% trường hợp nếu hội chứng HELLP đi kèm với suy thận cấp.

Bệnh nhân có các triệu chứng của hội chứng HELLP có thể bị chẩn đoán sai ở giai đoạn sớm, làm tăng nguy cơ suy gan và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hiếm gặp hơn, ở bệnh nhân sau mổ lấy thai có thể xảy ra tình trạng sốc dễ gây nhầm lẫn với thuyên tắc phổi hoặc xuất huyết phản ứng.

Vì sao mắc bệnh?

Nguyên nhân chính xác của hội chứng HELLP chưa được biết rõ, tuy nhiên sự kích hoạt toàn bộ quá trình đông máu được xem là yếu tố chủ yếu.

Fibrin tạo ra những mạng lưới chằng chịt trong các mạch máu nhỏ. Điều này dẫn đến bệnh cảnh thiếu máu tán huyết vi mạch do mạng lưới này gây ra sự phá hủy của các hồng cầu khi chúng bị đẩy qua. Ngoài ra, còn có sự tiêu hao của các tiểu cầu.

Do gan có thể là vị trí chủ yếu của quá trình này, các tế bào gan ở phía hạ lưu sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử vùng quanh khoảng cửa.

Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng tương tự. Hội chứng HELLP dẫn đến một biến thể của đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hậu quả là tình trạng xuất huyết nghịch thường sẽ xảy ra, có thể khiến việc phẫu thuật cấp cứu trở thành một thách đố nghiêm trọng.

Điều trị hiệu quả duy nhất là nhanh chóng lấy ngay thai nhi ra khỏi tử cung.

Một số thuốc đã được nghiên cứu để điều trị hội chứng HELLP, nhưng các chứng cứ còn mâu thuẫn quanh việc magnesium sulfate có giúp làm giảm nguy cơ co giật dẫn đến sản giật hay không.

Tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa được xử trí bằng huyết tương tươi đông lạnh để bồi hoàn lại các protein có chức năng đông máu.

Có thể cần phải truyền máu để giải quyết tình trạng thiếu máu.

Trong các trường hợp nhẹ, chỉ cần dùng corticoid và các thuốc hạ huyết áp (labetalol, hydralazine, nifedipine) là đủ.

Thường cần thiết phải dùng dịch truyền tĩnh mạch.

Các trường hợp xuất huyết nặng ở gan đe dọa tính mạng có thể được điều trị bằng phương pháp thuyên tắc mạch máu (embolization).

Đây là một biến chứng sản khoa gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ và thai nhi, vì thế nếu người phụ nữ trước khi mang thai nếu đã có tiền sử bệnh về máu cần cân nhắc trước khi mang thai hoặc cần điều trị đến khi ổn định mới mang thai. Nếu tình trạng này xẩy ra trong khi mang thai thì cần phải khám thai định kỳ và xét nghiệm máu ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ để phát hiện những trường hợp bất thường.

Giúp Mẹ Hiểu Hơn Về Tình Trạng Thiếu Máu Khi Mang Thai

Trong thai kỳ, lượng máu mà mẹ bầu cần tăng lên rất nhiều so với trước đó. Chính vì thế việc mẹ lơ là không nạp đầy đủ lượng sắt trong thời gian bầu bí có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu đáng lo ngại.

Thiếu máu khi mang thai, lí do vì đâu?

Không ít mẹ bầu gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng không nhiều người hiểu rõ lí do vì đâu nên nỗi. Thiếu máu thường gặp ở hội chị em phụ nữ, đặc biệt với bà mẹ mang thai thì tình trạng này càng phổ biến hơn.

Nhu cầu về sắt của mẹ mang thai tăng lên (từ 18 đến 27 mg) để tham gia vào quá trình tạo hemoglobin – một loại protein hồng cầu có tác dụng mang oxy đến với các tế bào bên trong cơ thể. Và trong suốt hành trình 40 tuần thai, lượng máu của mẹ bầu tăng lên đáng kể, hơn 50%. Điều này mang nghĩa cơ thể mẹ cần nhiều hơn lượng sắt để đáp ứng lượng máu tăng thêm trong thai kỳ này.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt còn gây ra bởi nhu cầu sắt mà thai nhi và nhau thai cần trong giai đoạn này cũng tăng lên. Khi nhu cầu về sắt quá lớn mà cơ thể mẹ lại không cung ứng kịp hiển nhiên dẫn đến tình trạng thiếu sắt tham gia vào quá trình tạo hemoglobin và thiếu máu như hệ quả tất yếu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn dễ gặp tình trạng thiếu sắt do các nguyên nhân sau:

-Mẹ hay bị buồn nôn và nôn mửa, nhất là vào buổi sáng.

-Khoảng cách giữa các lần mang thai của mẹ quá gần.

-Mẹ ra nhiều máu khi hành kinh trước khi có em bé.

-Mẹ không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng.

-Mẹ mang song thai hoặc đa thai.

Dù rằng các chuyên gia luôn khuyến khích mẹ bầu nạp sắt thông qua thực phẩm dồi dào dưỡng chất này để hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của mẹ nhưng thật sự rất khó để có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết chỉ bằng chế độ ăn uống. Bổ sung sắt bằng viên uống với liều lượng 30 mg mỗi ngày là biện pháp tối ưu giúp mẹ mang thai nạp đủ sắt cơ thể cần mỗi ngày.

Mẹ mang thai còn có thể bị thiếu máu do các nguyên nhân khác. Cụ thể:

-Mẹ bị thiếu hụt axit folic hoặc vitamin B12.

-Mẹ bị mất nhiều máu trong suốt thai kỳ.

-Mẹ bị rối loạn về máu do di truyền.

Những ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu khi mang thai

Với thai nhi:

Khi cơ thể mẹ thiếu máu do thiếu hụt sắt, lượng dữ trữ sắt của thai nhi cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ bé gặp hội chứng thiếu máu khi chào đời.

Không dừng lại ở đó, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt còn gia tăng nguy cơ mẹ sinh non, con nhẹ cân thậm chí thai chết lưu, trẻ sơ sinh chết non.

Thiếu máu do thiếu sắt khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, đồng thời khả năng miễn dịch kém trước các căn bệnh viêm nhiễm.

Mất máu, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, trầm cảm sau sinh … là những triệu chứng có thể được sinh ra do tình trạng mẹ mang thai thiếu máu nhất là vào giai đoạn sau của thai kỳ.

Làm gì để phòng ngừa thiếu máu khi mang thai?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở mẹ là gì mới có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Trước hết, khi mang thai, mẹ cần uống đủ các loại vitamin dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cùng một chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu sắt.

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời dẫu có vô vàn điều khiến mẹ mệt mỏi mà tình trạng thiếu máu là một trong số những triệu chứng phổ biến đối với thai phụ. Hiểu rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai là gì, mẹ bầu sẽ có những cách xử lý phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Thiếu Máu Khi Mang Thai

Thiếu máu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với sức khỏe mỗi con người và rất hay thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao phải đi khám thai, siêu âm thai kỳ và luôn phải làm những xét nghiệm máu. Bởi vậy, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào? Bài viết sau sẽ cho các mẹ bầu những thông tin cần thiết và bổ ích nhất về tình trạng này.

1. Thiếu máu khi mang thai xảy ra:

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Khi mang thai đây là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở mỗi mẹ bầu. Bởi thế vì khi đi khám thai định kỳ, mẹ bầu hãy đi làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất vào giai đoạn thai 20 tuần. Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của thai nhi. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kỳ cũng có thể gây ra thiếu má vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

3. Phương pháp điều trị thiếu máu khi mang thai:

Trong trường hợp cho thấy mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn các loại dược phẩm bổ sung sắt cho bạn. – Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. – Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa. – Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu. – Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt – Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn. – Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu… – Với sắt là dạng viêm uống có thể gây táo bón, khó chịu dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Lúc này, mẹ baaif nên dùng chất xơ và uống thêm nhiều nước để tránh những tác dụng phụ này. – Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vài tuần sau khi điều trị. Nếu không bạn sẽ phải đi làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân khác gây thiếu máu. Sau khi sinh, sản phụ vẫn nên bổ sung chất sắt vì lúc sinh mất máu khá nhiều. Đồng thời nên làm lại xét nghiệm máu vào thời điểm 6 tuần sau sinh.

4. Thiếu máu khi mang thai có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi?

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 chung tay phòng chống dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe người dân:

– 100% người đến Bệnh viện Bảo Sơn phải đeo khẩu trang và sát trùng tay liên tục. – 100% người đến Bệnh viện làm thủ tục khai báo y tế ở ngay phía bên ngoài bệnh viện, kiểm tra thân nhiệt để sàng lọc – Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh. – Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện. – Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.

Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm.

Liên hệ Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.