Top 11 # Hội Chứng Giả Gout Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Giả Gout Là Gì? Phân Biệt Bệnh Gout Và Giả Gout

Bệnh giả gout là gì? Đây chắc hẳn là cái tên nghe còn xa lạ với rất nhiều người. Gout và giả gout là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng các biểu hiện lâm sàng rất giống nhau. Vậy nên, những người không biết đến sự tồn tại của bệnh giả gout sẽ rất dễ nhầm lẫn 2 loại bệnh này là 1. Trong nội dung bài viết này, Minami sẽ chia sẻ với bạn đọc những điều cần biết về bệnh giả gout.

1. Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout còn được gọi là bệnh lắng đọng Calcium Pyrophosphate (CPPD). Đây là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột đau sưng tại một hay nhiều khớp xương. Các cơn đau thường kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần liền, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt.

Bệnh giả gout xảy ra khi tinh thể hình thành trong các chất lỏng bôi trơn khớp gây đau và viêm. Đây là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Đặc biệt, người càng lớn tuổi thì khả năng bị bệnh giả gout càng cao.

Nguyên nhân của bệnh giả gout là gì?

Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bệnh giả gout:

Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh giả gout.

Đã từng chịu tổn thương khớp hay phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng.

Người lớn tuổi thường có nhiều tinh thể Calcium Pyrophosphate Dihydrate ở các khớp xương hơn.

Lưu trữ dư thừa lượng sắt trong cơ thể cũng có thể dẫn đến sự phát triển của tinh thể CPPD.

Triệu chứng của bệnh giả gout

Bệnh giả gout thường ảnh hưởng đến các bộ phận: đầu gối, mắt cá chân, bàn tay, khuỷu tay, vai, cổ tay. Giả gout có các triệu chứng đặc trưng như: sưng khớp, đau khớp,… Nó thường phát triển từ một khớp, một khi đã khởi phát sẽ khá đột ngột và dữ dội. Khi bị bệnh giả gout, bệnh nhân cũng có thể kèm theo triệu chứng sốt.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 tình trạng bệnh này là nguyên nhân gây ra bệnh. Giả gout là tình trạng bệnh xảy ra do sự lắng đọng của Calcium Pyrophosphate Dihydrate. Còn bệnh gout là do rối loạn chuyển hoá nhân purin gây tăng nồng độ Acid Uric làm lắng đọng các tinh thể Monosodium tại các khớp.

Điểm khác biệt thứ 2 là vị trí khởi phát bệnh. Với bệnh giả gout, cơn đau sẽ tập chung ở khớp gối, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay và khuỷ tay. Còn với bệnh gout, cơn đau sẽ khởi phát từ khớp ngón chân cái, sau đó lan đến các ngón chi và khớp khuỷu khác.

Đặc điểm thứ 3 để phân biệt 2 loại bệnh này là tuổi của bệnh nhân. Người bị giả gout chủ yếu là người lớn tuổi. Còn bệnh gout có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tập chung nhiều nhất ở những người trẻ tuổi.

Điểm khác biệt thứ 4 là cách điều trị bệnh gout và giả gout là hoàn toàn khác nhau do tính chất bệnh khác nhau.

Cho đến thời điểm hiện tại, không có phương pháp điều trị dứt điểm cho giả gout. Các phương pháp điều trị bệnh giả gout chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng của bệnh, giảm cơn đau và sưng cho người bệnh. Chế độ ăn không ảnh hưởng đến sự khởi phát hay phát triển của bệnh. Vậy nên, cách khắc phục giả gout tốt nhất là bạn cần được nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục để tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, giúp giữ những khớp di động.

Những biến chứng nặng nhất có thể xảy ra ở bệnh giả gout là gì? Bệnh giả gout khi phát triển nặng có thể gây ra một số biến chứng như thoái hoá khớp. Khi xương khớp hoặc khớp bị ảnh hưởng có thể phát triển thành các u nang, cựa xương và mất sụn.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gout (gút) bạn nên biết để phòng tránh

Tìm hiểu về phương thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay

Phân Biệt Bệnh Gout Và Bệnh Giả Gout

Bệnh Gout và bệnh giả gout là bệnh lý do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout và bệnh giả gout rất giống nhau với hội chứng viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn và một số biến chứng ở cơ quan khác. Tuy nhiên Bệnh gout và bệnh giả gout có nguyên nhân và điều trị hoàn toàn khác nhau.

Tinh thể gây viêm khớp

Bệnh gout là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purin, làm tăng cao lượng acid uric trong máu, gây lắng đọng thành tinh thể urat, hình kim tại khớp và các mô mềm.

Bệnh gout do lắng đọng tinh thể acid uric, hình kim

Bệnh giả gout hay còn gọi là bệnh vôi hóa do lắng đọng tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate tại các khớp. Khác với bệnh gout là tinh thể hình kim, bệnh giả gout với tinh thể muối calcium có hình thoi như hình sau:

Bệnh giả gout với tinh thể muối cancium, hình thoi

Do đó để chuẩn đoán chính xác bệnh gout, bệnh nhân nên làm xét nghiệm acid uric trong máu và soi kính hiển vi tinh thể gây viêm khớp.

Bệnh nhân gout nên kiêng ăn đồ ăn nhiều đạm

Bệnh Giả Gout là do lắng đọng muối canxi tại khớp. Bệnh thường phối hợp với một bệnh khác như: nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson …Bệnh nhân giả gout không cần chế độ ăn nghiêm ngặt như bệnh nhân gout.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Bệnh gout và bệnh giả gout đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên hai bệnh cũng có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau.

Bệnh gout thường khởi phát ở các ngón khớp cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay. Bệnh gout thường gặp ở nam giới độ tuổi 30 – 40 tuổi. Phụ nữ bị gout thường sau tuổi tiền mãn kinh.

Bệnh gout thường khởi phát ngón chân cái

thường khởi phát khớp gối và khớp lớn, rất hiếm gặp khớp ngón tay, ngón chân. gây viêm khớp gối. Bệnh gặp đồng thời ở nam giới và nữ giới, người trên 65 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tăng.

Mức độ đau và viêm ở bệnh Gout and và giả gout cũng khác nhau. Cơn gout cấp thường tấn công về đêm, đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ. Trong khi bệnh giả gout thường gây đau từ từ trong nhiều ngày hơn và mức độ trầm trọng cũng ít hơn so với cơn gout cấp.

Bệnh gout gây lắng đọng acid uric dưới da và hình thành các hạt tophi, trong khi bệnh giả gout không tạo hạt tophi.

Điều trị

Điều trị giảm đau trong cơn gout cấp tính thường dùng colchicine và các thuốc giảm đau NSAID. Colchicine đáp ứng tốt với bệnh nhân gout và thường giảm đau nhanh. Trong khi đó bệnh giả gout thường đáp ứng kém hơn với colchicine và thường được điều trị bằng thuốc giảm đau NSAID và corticoid.

Nguyên tắc điều trị bệnh gout là hạ acid uric trong máu. Bệnh nhân gout nên kiểm soát chế độ ăn ít đạm và dùng thuốc hỗ trợ điều trị giảm acid uric trong máu.

Triệu Chứng Bệnh Gút Và Bệnh Giả Gout Là Như Thế Nào

Triệu chứng bệnh gút và bệnh giả gout là như thế nào

Cách phân biệt triệu chứng của bệnh gout và bệnh giả gout:

Bệnh gout: biểu hiện đặc trưng là đau ngón chân, bàn chân về đêm kèm theo hàm lượng acid uric quanh các khớp

Bệnh giả gout: Biểu hiện đặc trưng là đau các khớp như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân…

Triệu chứng bệnh gút và bệnh giả gút có nhiều điểm chung nhưng nếu không phân biệt được sẽ dẫn đến sai lầm trong điều trị.

Triệu chứng bệnh gút

Gút có thể tiến triển qua 4 giai đoạn:

➡ Giai đoạn 1. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao nhưng không có triệu chứng: ở giai đoạn này điều trị thường không cần thiết. Người bình thường khi ăn thực phẩm nhiều purine cũng dẫn đến tăng acid uric trong thời gian ngắn.

➡ Giai đoạn 3. Khoảng thời gian giữa những đợt đau: Đây là khoảng thời gian giữa các cuộc tấn công cấp tính. Trong giai đoạn này, bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bệnh gút nào.

➡ Giai đoạn 4. Gút mãn tính: Đây là giai đoạn mà tất cả cố gắng đều trở nên bất lực. Bệnh phát triển trong một thời gian dài (có thể đến 10 năm). Trong giai đoạn này, gút có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho các khớp và đôi khi là tới thận. Nếu được điều trị tích cực, hầu hết bệnh nhân không tiến triển đến giai đoạn này.

Ai dễ bị gút nhất?

Các nhà khoa học ước tính rằng 6 triệu người trên 20 tuổi có bệnh gút. Hiếm khi trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh này. Đàn ông, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 40 và 50, có nhiều khả năng bị gút hơn cả. Người đã cấy ghép nội tạng cũng dễ bị bệnh gút.

Chẩn đoán gút

Gút gây khó khăn cho bác sĩ trong chẩn đoán vì các triệu chứng bệnh gút khá mơ hồ và giống một vài bệnh khác. Mặc dù hầu hết lượng acid uric trong máu của những người bị gút tăng ở một vài thời điểm, nhưng hiện tượng có thể không xuất hiện lúc viêm khớp cấp tính. Ngoài ra, chỉ riêng tăng acid uric máu không có nghĩa là đã bị bệnh gút. Trong thực tế, có nhiều người cũng có giai đoạn tăng acid uric nhưng không phát triển thành bệnh.

Để xác định bệnh gút, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch khớp bị viêm và quan sát dưới kính hiển vi để tìm các tinh thể acid uric.

Triệu chứng bệnh giả gút

Gút đôi khi bị nhầm lẫn với các hình thức khác của bệnh viêm khớp do cùng có chung các triệu chứng sưng đau khớp cấp tính. Một dạng viêm khớp thường bị nhầm lẫn với bệnh gút được gọi là “giả gút” hoặc bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate (CPPD). Đau khớp, sưng đỏ trong bệnh “giả gút” cũng có thể đến đột ngột gần giống với các triệu chứng của bệnh gút. Tuy nhiên, các tinh thể gây kích ứng là canxi phosphate (không phải axit uric), do đó cách chữa hai bệnh cũng hoàn toàn khác nhau.

TÌM HIỂU THÊM:

– Phân biệt bệnh gout và bệnh giả gout

– Biến chứng bệnh gout

– Giảm axit uric trong máu nhanh nhất

Đăng bởi: http://benhgout.vn/

Triệu Chứng Mang Thai Giả Như Thế Nào?

Hỏi: Chào bác sĩ phòng khám phụ khoa, cháu năm nay 30 tuổi và đã kết hôn được 3 năm. Tuy nhiên, cho đến nay vợ chồng cháu vẫn chưa có mụn con nào. Vì vậy cả hai bên gia đình đều vô cùng sốt sắng. Dạo gần đây, trong cơ thể cháu xuất hiện tình trạng buồn nôn, ốm nghén rất giống các dấu hiệu mang thai. Nhưng có người lại nói đó chỉ là những triệu chứng mang thai giả do ham muốn có con của cháu tạo ra. Giờ cháu đang rất hoang mang và muốn biết “triệu chứng mang thai giả như thế nào?” Mong các chuyên gia có thể nhanh chóng giải đáp giúp cháu thắc mắc này ạ? Cháu xin cảm ơn! (Vân 30 tuổi, Lạng Sơn)

Biểu hiện, triệu chứng mang thai giả như thế nào?

Trên thực tế, hầu hết các triệu chứng của hiện tượng mang thai giả đều khá giống với biểu hiện của nữ giới có thai thông thường. Tức là chị em đều có các dấu hiệu như:

1. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, triệu chứng mang thai giả

Triệu chứng mang thai giả đầu tiên mà chị em thường dễ nhầm lẫn đó là sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, nữ giới cũng gặp phải tình trạng , . Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh hormone trong cơ thể. Khi bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức sẽ khiến cho nội tiết tố mất cân bằng gây ra tình trang rối loạn kinh nguyệt. Hiện tượng náy xuất hiện từ 50 -90% trên tổng số ca có dấu hiệu, triệu chứng mang thai giả.

2. Bụng phình to, một trong những dấu hiệu mang thai giả cần chú ý

Đây là một trong những triệu chứng mang thai giả khiến nữ giới dễ mừng hụt nhất, hiện tượng này chiếm tới 60 -90% nữ giới mang thai giả gặp phải. Biểu hiện ra bên ngoài của nó là bụng bạn bắt đầu to lên giống như có thai. Dẫn đến, chị em ra sức hấp thụ thêm chất dinh dưỡng khiến vòng hai ngày một phình ra.

3. Triệu chứng mang thai giả: có cảm giác thai máy

Cảm giác thai máy xuất hiện ở trường hợp này là do tâm lý mong muốn có thai quá độ gây ra. Cụ thể, nữ giới thường xuyên cảm nhận được sự chuyển động trong cơ thể mình và coi đó là do một sinh linh bé nhỏ tạo thành. Tuy nhiên trên thực tế, rất có thể hiện tượng này xuất hiện đơn thuần chỉ là sự chuyển động của của nhu động ruột non.

4. Ngực to lên, có thể có chút sữa non

Một dấu hiệu mang thai giả nữa khiến chị em có nhầm lẫn tai hại là: Sự thay đổi kích cỡ, tính chất vòng một. Một số trường hợp nữ giới sẽ thấy vùng ngực của mình bị kích thích và tiết ra chút sữa non. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do rối loạn nội tiết tố.

Ngoài ra một số triệu chứng, biểu hiện mang thai giả đi kèm nữa đó là: Cơ thể phụ nữ giới có các dấu hiệu như nôn ói, ốm nghén, thường hay mệt mỏi vào buổi sáng. Đồng thời, thói quen ăn uống cũng có sự biến đổi rõ rệt và cân nặng tăng lên nhanh chóng.

Vân thân mến! Để làm biết chính xác bạn có mang thai hay mang thai giả, thì cách tốt nhất là bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán, điều trị hoặc chăm sóc kịp thời (trong trường hợp bạn thật sự có em bé).