Top 5 # Đau Họng Là Triệu Chứng Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Đau Họng Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Đau họng không phải bệnh, nó là một triệu chứng. Vậy làm cách nào để xác định được vấn đề mà nó đang biểu hiện?

Đau họng dữ dội có phải là ung thư vòm họng?

Câu hỏi bởi: Mẹ Ben

Chào bác sĩ!

Tôi Thuỷ, 20 tuổi. Tôi bị đau họng khó nuốt, nuốt thấy đau dữ dội mà toàn bị vào ban đêm. Tôi đi khám bác sĩ nói bị viêm amidan, cho toa thuốc mà uống vẫn không hết, càng ngày càng thấy đau. Xin bác sĩ cho hỏi có phải tôi bị ung thư vòm họng không?

Cảm ơn bác sĩ!

Ở độ tuổi của bạn, với biểu hiện đau họng, khó nuốt, nguyên nhân thường gặp không phải là các bệnh lý ung thư mà chủ yếu là viêm nhiễm của vùng họng miệng như: viêm họng, viêm amidan,… tất nhiên là vẫn không thể chủ quan với các bệnh lý ung thư. Để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý ung thư vòm họng bạn nên đi khám định kì khoảng 1 năm một lần để nội soi Tai Mũi Họng. Trên hình ảnh nội soi, nếu bề mặt niêm mạc vòm họng mất độ trơn nhẵn hoặc có khối bất thường thì sẽ phải làm sinh thiết để kiểm tra hoặc bất kì khi nào bạn có dấu hiệu ù tai tăng dần, đau đầu thì nên đi khám và kiểm tra ngay.

Đối với bệnh viêm amidan, cần phải chữa trị kháng sinh tích cực và giữ vệ sinh họng miệng tốt nên bạn cần tiếp tục dùng hết thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê. Nếu amidan bị viêm nhiều lần thành viêm mãn tính và bị quá phát gây chít hẹp đường thở sẽ phải phẫu thuật để cắt amidan.

Đau họng, nuốt vướng, đau răng có phải ung thư khẩu cái?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu tên Quân và năm nay 20 tuổi. Cháu có quen một cô bạn năm nay 19 tuổi, 2 tuần qua cô ấy có triệu chứng đau họng, cô ấy nói có gì đó vướng ở trong họng, có chảy máu, đau răng. Cháu tìm hiểu thì thấy triệu chứng đó khá giống với ung thư khẩu cái cứng. Cháu đọc xong cháu bàng hoàng quá. Liệu tuổi cô ấy có tỉ lệ mắc bệnh đó không? Để giảm đau thì cháu nên cho cô ấy uống thuốc gì ạ? Và có nên súc nước muối loãng hàng ngày không ạ? Mong bác sĩ hồi âm sớm.

Cháu cảm ơn nhiều.

Qua biểu hiện bệnh em mổ tả tôi nghĩ nhiều đến bạn em bị viêm amidan hoặc viêm quanh chân răng. Bạn em có thể uống thuốc Rodogyl uống 4 viên một ngày chia làm hai lần sau ăn, Paradol Extra uống 2 viên một ngày chia 2 lần. Ở độ tuổi của bạn em gần như không có ung thư khẩu cái, nhất là ở nữ. Bạn em có thể xúc miệng nước muối hàng ngày.

Chúc em mạnh khỏe.

Đau họng ngay dưới xương hàm, nuốt nước bọt đau, miệng hôi là làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 20 tuổi. Cách đây 2 tháng cháu có bị đau họng và đi khám chuyên khoa người ta bảo bị viêm thanh quản. Mấy hôm nay cháu bị đau 1 bên họng ngay dưới xương hàm bên trái. Nuốt nước bọt rất đau và thấy miệng hôi. Mong bác sĩ tư vấn giùm cháu.

Cảm ơn bác sĩ.

Biểu hiện buồn nôn, tiết nước bọt nhiều, đau tim và đau họng là bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Thahutd

Chào bác sĩ.

Năm nay cháu 14 tuổi. Dạo gần đây cháu hay bị buồn nôn, tiết nước bọt nhiều, đau tim và đau họng. Bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị bệnh gì và cách chữa trị không ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!

Những dấu hiệu như cháu mô tả cho thấy cháu có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Dịch dạ dày có tính axit bị trào ngược lên thực quản làm thực quản bị viêm, do thực quản không có lớp nhày bảo vệ, gây nên biểu hiện đau rát khó chịu trong họng, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, đau âm ỉ trong ngực (không phải là đau tim),… Cháu nên đi khám nội soi thực quản để được chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị thích hợp. Hoặc cháu có thể thử test như sau: Uống ngày 4 lần, mỗi lần 2 viên Maalox, để trung hòa bớt dịch vị, nếu hiện tượng đau âm ỉ ở ngực và buồn nôn giảm hẳn thì có thể đây đúng là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Đau họng, rát và đau phía dưới gáy có phải nhiễm HIV không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Hôm 6/6/2015 em có quan hệ với gái mại dâm, bị tuột bao cao su. Mấy ngày hôm qua, tức 9/8/2015, em có biểu hiện đau họng, rát và có đau phía dưới gáy. Vậy cho hỏi bác sĩ là em có phải bị nhiễm HIV không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Chúc em mạnh khỏe!

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Nuốt nước bọt đau họng không phải là một hiện tượng xa lạ. Theo thống kê, mỗi người đều có ít nhất một lần trong đời gặp triệu chứng khó chịu này. Nguyên nhân phổ biến là do cơ thể gặp phản ứng với sự thay đổi của thời tiết một cách đột ngột. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh nghiêm trọng là rất cao.

Khi nuốt thức ăn luôn thấy đau buốt ở cổ họng, cảm giác khó nuốt.

Khi nói chuyện, nuốt nước bọt có cảm giác dị vật tồn tại trong cổ họng.

Sau khi nuốt thức ăn, người bệnh có thể gặp hiện tượng trào ngược thực quản hoặc ợ nóng.

Người bệnh có thể bị khó thở nếu thức ăn bị nghẹn ở cổ họng.

Nguyên nhân nuốt nước bọt bị đau họng

Ngoài nguyên nhân do chuyển giao mùa, chứng nuốt nước bọt đau họng còn là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Các tổn thương ở họng trong mỗi trường hợp là khác nhau.

Viêm họng

Viêm họng là một căn bệnh phổ biến gây ra chứng nuốt nước bọt đau họng. Ở bệnh này, các dấu hiệu viêm nhiễm gây nhiều tổn thương cho vùng họng. Viêm họng có thể dễ dàng được chữa trị mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết,…

Viêm amidan

Viêm amidan là chứng bệnh chỉ các tổn thương do amidan bị nhiễm trùng. Theo các bác sĩ, ở các bệnh nhân này, triệu chứng nuốt nước bọt đau họng có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Viêm amidan xuất hiện do sự xâm nhập của một số virus như cúm, herpes, adenovirus,… hoặc liên cầu khuẩn nhóm A. Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn có thể bị sốt cao, mùi hôi khó chịu ở miệng, xuất hiện đốm trắng vàng tại amidan.

Chấn thương tại vùng họng

Chấn thương tại vùng họng rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân gây đau họng này. Đa số bệnh nhân gặp chấn thương tại vùng họng do thói quen thường xuyên ăn đồ cay nóng, các loại đồ uống có cồn, gas,…

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm quá cứng, góc cạnh cũng có thể là tác nhân gây ra các chấn thương tại cổ họng. Tùy vào mức độ của tổn thương mà người bệnh còn bị đau hoặc sưng một bên họng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng được ghi nhận, vùng bị tổn thương còn có thể lây lan sang các vùng lân cận.

Trào ngược thực quản

Bên cạnh đó, các triệu chứng ợ chua, mùi hôi ở miệng, tức ngực,… thường xuyên xảy ra khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có khả năng tiến triển thành ung thư thực quản.

Ung thư vòm họng

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vòm họng. Có thể nói, đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Các khối u tồn tại cổ họng, amidan và thanh quản gây ù tai, đau đầu, giọng khàn, nổi hạch và sụt cân nhanh chóng.

Những khối u này xuất hiện do tình trạng rối loạn trong hoạt động của tế bào gây đột biến gen. Các biến chứng sẽ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nuốt nước bọt bị đau họng có nguy hiểm không?

Nuốt nước bọt đau họng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân ở phần trước, triệu chứng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Hầu hết các căn bệnh tại cổ họng đều gây cản trở trong việc hấp thu dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tùy vào mức độ tổn thương mà nhiều cơ quan có thể bị tác động xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Chính vì vậy, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường được kể trên, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán chính xác. Việc này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ đến tính mạng.

Cách chữa nuốt nước bọt đau họng

Để chữa trị chứng nuốt nước bọt đau họng, các bác sĩ đã đưa ra nhiều cách khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh hãy đến bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng.

Súc miệng nước muối loãng: Nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý có chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, khi bị đau họng, người bệnh có thể khắc phục bằng cách súc miệng bằng nước này từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Uống nước ấm: Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể do bị nhiễm lạnh bởi thời tiết. Vì vậy, bạn hãy thử uống một tách trà ấm hoặc đơn giản là nước ấm thông thường. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm ngay đấy.

Thuốc chống viêm: Nếu hai cách trên không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc chống viêm hiệu quả. Thông thường, các loại thuốc này có tác dụng rất nhanh chóng. Tuy nhiên không nên lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khác.

Đau Rát Vòm Họng Trên Triệu Chứng Bệnh Gì?

Đau rát vòm họng trên hay viêm vòm họng trên là triệu chứng nhiều người gặp phải tuy nhiên người bệnh thường chủ quan cho rằng mình chỉ bị viêm đau họng thông thường. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng nếu bị đau rát vòm họng trên lâu ngày không khỏi sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mà ta không lường trước được

Đau rát vòm họng trên là dấu hiệu bệnh gì?

1. Đau họng cấp

2. Viêm xoang

Có thể bạn đang bị viêm xoang khi bị đau rát vòm họng trên lâu ngày. Bệnh lý này rất phổ biến và không loại trừ đối tượng nào. Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường là đau nhức đầu, sổ mũi liên tục, nghẹt mũi, đau rát vòm họng trên, đau nhức vùng xoang quanh mặt

3. Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính cũng có biểu hiện của việc bạn bị đau rát vòm họng trên kèm theo nhai nuốt thức ăn bị đau nhức. đây là bệnh lý vô cùng phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần nếu không biết cách điều trị kịp thời khi bệnh ở thể nhẹ. Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh đột ngột sẽ rất dễ mắc bệnh và để bệnh tái đi tái lại nhiều lần lúc này người ta gọi là mạn tính

4. Viêm đau họng hạt

Viêm đau họng hạt là do tình trạng viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên ở vùng niêm mạc họng và amidan gây ra hiện tượng đau rát vòm họng trên. Bệnh này chủ yếu gặp ở người lớn do bị viêm xoang và viêm họng mạn tính lâu ngày gây ra. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt nhỏ li ti màu đỏ hoặc màu trắng ở vùng niêm mạc họng gây cảm giác rất khô rát và khó chịu.

5. Viêm tuyến nước bọt mang tai

Đây là hiện tượng tuyến nước bọt ở mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus, dị ứng hay nấm gây ra. Biểu hiện của bệnh thường là: Đau sưng nhiều và gặp khó khăn khi nhai nuốt, đau họng rát cổ họng, tuyến nước bọt cũng bị sưng đau.

6. Viêm niêm mạc má

Rất có thể bạn đã nhiễm bệnh viêm niêm mạc má. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm nhưng gây cho người bệnh cảm giác đau nhức vùng xương má rất khó chịu, ăn uống khó khăn và hơi thở có mùi hôi kèm the triệu chứng đau rát vòm họng trên.

7. Trào ngược thực quản, dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cũng đem đến triệu chứng đau rát vòm họng trên cho người bệnh do chế độ ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt kém khoa học, lạm dụng các chất kích thích hoặc thuốc kháng sinh, căng thẳng stress kéo dài,…

8. Ung thư vòm họng

Ung thư là căn bệnh ác tính và rất nguy hiểm đối với tất cả chúng ta. Căn bệnh này rất khó phát hiện nhưng sau khi phát hiện ra thường có diễn biến vô cùng nhanh ngoài tầm kiểm soát khiến người bệnh không kịp trở tay. Vì vậy bạn không nên chủ quan với với sức khỏe mà nên đi khám định kỳ để đảm bảo mình không mắc căn bệnh quái ác này.

Bị đau rát vòm họng trên có nguy hiểm hay không?

Như đã được thống kê phía trên thì đau rát vòm họng trên đều là triệu hứng của những bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa như: Viêm họng mạn tính, viêm họng hạt, trào ngược dạ dày, thực quản ngoài ra còn cảnh báo căn bệnh nguy hiểm là ung thư vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà nên điều trị sớm từ những triệu trứng nhỏ nhất và nên đi khám định kỳ, làm những xét nghiệm cần thiết để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân, điều này giúp bạn loại bỏ những lo lắng và mầm bệnh từ khi mới chớm có dấu hiệu

Tránh ăn đồ ngọt khi đang đau rát vòm họng

Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.

Hạn chế nói và không nên nói to.

Giữ ấm vùng cổ họng nhất là vào mùa đông.

Để cơ thể có thêm thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

Hạn chế ăn uống thực phẩm để lạnh và không uống nước đá.

Uống trà nóng mỗi ngày kèm theo gừng, chanh hoặc mật ong.

Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày ít nhất 2 lần và sau khi ăn nếu bạn có thể, kèm theo súc miệng thường xuyên với nước muối loãng để làm sạch vi khuẩn tại vùng miệng họng.

Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít nhiều khói và bụi bẩn khiến tình trạng viêm đau rát họng của bạn ngày càng nặng thêm.

Nói không với các chất kích thích gây tổn thương đến họng như: Bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas,…

Một số loại đồ ăn nên tránh: Thực phẩm ngọt nhiều đường. Đồ chiên nướng, khô cứng, đồ ăn chưa nhiều dầu mỡ, vừng, lạc, những loại hạt gây ngứa rát cổ họng, những món ăn đặc tắc.

Những đồ ăn nên dùng: Những món canh có tính mát. Ăn thêm nhiều vitaminC. Soup gà,.Một số loại gia vị có tính nóng ấm như: Gừng, hành, tỏi,…

Xông hơi vùng mũi họng với lá tía tô hoặc lá bac hà hay vài giọt tinh dầu tràm cũng rất tốt.

Sử dụng máy tạo độ ẩm và trồng thêm cây xanh để thanh lọc không gian sống sạch sẽ, đủ độ ẩm cần thiết cho người bệnh.

Sử dụng Heviho – Đẩy lùi triệu chứng đau rát vòm họng

Heviho là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược trong đó phải kể đến Sâm đại hành. S3-ELEBOSIN – hoạt chất trong Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). (Hợp chất (3S)-DIHYDROELEUTHERINOL-8-O-BETA-D-GLUCOPYRANOZIT phân lập từ rễ cây Sâm đại hành được đặt tên là S3-Elebosin)

S3-Elebosin kết hợp với các dược liệu hàng đầu dành cho bệnh viêm đau họng như: Xạ Can, Xuyên bối, Cát cánh… tác dụng vào gốc rễ quá trình gây viêm, đồng thời kháng khuẩn, kháng virus, giúp hồi phục niêm mạc đường hô hấp không gây tái phát.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY “Quynh Nguyễn tổng hợp”

Đau Họng Nhức Đầu Mệt Mỏi Là Bệnh Gì

Thông thường, để chẩn đoán một bệnh nào đó, trước tiên cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Điều này giúp đưa ra được những kết luận ban đầu về bệnh. Dựa vào đó, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hoặc biện pháp điều trị phù hợp. Vậy, đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

1. Viêm họng

Đau họng, nhức đầu, mệt mỏi thường là triệu chứng của bệnh viêm họng. Nó xảy ra khi các vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng và gây viêm. Chúng ta có thể bị viêm họng bất cứ thời điểm nào trong nănm, nhưng thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi.

Ngoài các biểu hiện phổ biến như đau họng nhức đầu mệt mỏi, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sau:

Khó nuốt thức ăn

Đau dạ dày

Thường hay buồn nôn, ăn không ngon miệng

Cứng cơ, đau cơ

Hạch hầu có thể bị sưng và xuất hiện các mảng trắng bên trong cổ hoặc có những chấm nhỏ đỏ ở trên vòm miệng.

Khi đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể gặp các vấn đề khác như sau:

Do dai dẳng

Khàn tiếng

Cổ sưng, vùng cổ xuất hiện thêm các hạch lớn

Ù tai, nghe khó

Mỗi khi lên cơn ho cảm thấy đau đầu, nhức nhối

Khó nuốt, tê bì vùng mặt

Tùy vào cơ địa , mức độ bệnh lý của mỗi người mà bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đau họng, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu vẫn là những triệu chứng phổ biến ở những người bị viêm họng. Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

Thông tin thêm: Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì cho bệnh mau khỏi?

2. Viêm amidan

Nếu đang thắc mắc đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì thì có thể bạn đã bị viêm amidan. Đây là tình trạng các amidan bị sưng to sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn hoặc virus. Bệnh nhân bị viêm amidan thường có các biểu hiện như sau:

Cổ họng đau

Khi nuốt có cảm giác vướng víu, đau trong cổ họng

Nhức đầu

Hơi thở có mùi

Cơ thể mệt mỏi

Sốt cao

Cứng cổ

Cổ và hàm đau do sự sưng lên của hạch bạch huyết

Khám thấy amidan có màu đỏ, sưng, xuất hiện các đốm mủ trắng hoặc vàng

Nếu viêm lan xuống thanh quản, có thể gây ho có đờm, giọng khàn.

Viêm amidan cũng là một dạng bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là vào những ngày tiết trời thay đổi. Ngoài ra, trẻ em, người có sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có sự bất thường ở cấu trúc amidan… là những đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này.

Sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bị trào ngược dạ dày, hít phải khói độc, hét hoặc nói với âm lượng lớn… có thể dẫn đến bệnh viêm thanh quản. Đặc trưng của chứng bệnh này là dây thanh âm trong họng bị viêm, khiến cho người bệnh khản tiếng hoặc mất giọng. Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng sau:

Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, thường trở nên nặng hơn sau khoảng 2 – 3 ngày. Khi những biểu hiện kéo dài trên 3 tuần, viêm thanh quản có thể đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngoài ra, nó có thể đi kèm với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan. Lúc này bệnh nhân thường có thêm các biểu hiện:

Có cảm giác đau khi nuốt thức ăn

Đau đầu

Cơ thể mệt mỏi

Chảy dịch mũi

Với trẻ em, các triệu chứng có thể có sự khác biệt đôi chút và thường nặng hơn vào ban đêm. Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường thì cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

4. Cảm lạnh

Khi đang băn khoăn đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể đang bị cảm lạnh. Bệnh thường do các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Đau họng

Nhức đầu

Hắt xì, đau cơ

Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau nhức nhẹ

Ho

Sổ mũi, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh lá cây.

Cảm thấy có áp lực ở trong tai và trong mặt

Khó thở

Ăn không ngon, chán ăn

Sốt nhẹ

Những triệu chứng viêm họng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Thời gian dễ lây nhiễm là trong 3 ngày hoặc tuần đầu tiên bị bệnh. Vì thế, không chỉ người bệnh mà những người xung quanh cũng cần phải chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây bệnh cho bản thân. Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

Có thể bạn cần: Cảm lạnh và cảm cúm: Giống và khác nhau như thế nào?

5. Cảm cúm

Cảm cúm cũng gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Vì vậy, không ít người nhầm lẫn giữa 2 bệnh này với nhau. Thực chất, cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh khác biệt.

Nếu cảm lạnh thường do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra thì nguyên nhân gây bệnh cúm lại do virus cúm Influenza virus. Cả 2 loại bệnh này đều do virus gây nên, vì vậy chúng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Đặc biệt, virus cúm có khả năng biến thể liên lục tục và tạo ra nhiều chủng mới. Chính điều này mà này mà nó thường gây nên các trận đại dịch cúm trên toàn cầu.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm, chúng ta nên tiêm vắc xin cúm, rửa tay thường xuyên để loại bỏ virus, vi khuẩn, tránh tiếp xúc với người có các biểu hiện bệnh đường hô hấp…

Các biện pháp điều trị đau họng kèm nhức đầu mệt mỏi

Để khắc phục các triệu chứng đau họng nhức đầu mệt mỏi, bệnh nhân có thể áp các cách điều trị sau:

1.Điều trị bằng thuốc

Nếu bị đau họng, nhức đầu, bệnh nhân có thể dùng thuốc tây để chữa trị. Đây được xem là biện pháp mang lại hiệu quả mau chóng và được dùng phổ biến. Các loại thuốc thường được dùng gồm có:

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, amoxicillin, aspirin

Thuốc kháng viêm NSAID

Nhóm corticosteroid

Siro giảm ho như phenergan, atussin

Kháng sinh

Sử dụng các dung dịch kiềm dùng để súc họng như nước muối sinh lý, các loại thuốc súc họng làm tan đờm, giảm phù nề như mucomyst, mucosoval.

Lưu ý rằng những loại thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn. Đối với những người bị bệnh do virus hoặc các yếu tố khác, cần phải có phác đồ chữa trị riêng. Bên cạnh đó, dùng thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, hãy chú ý sử dụng đúng theo liều lượng và thời gian điều trị mà bác sĩ chỉ định. Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

2. Các biện pháp điều trị đau mẹo tại nhà

+ Rễ cam thảo:

Rễ cam thảo là một loại thảo dược đã được Đông y sử dụng để điều trị viêm họng từ lâu. Do đó nếu đang bị đau họng, bệnh nhân có thể dùng loại thảo dược này, nấu với nước để súc miệng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, khi súc miệng bằng nước rễ cam thảo, bệnh sẽ ít tái phát hơn so với người không dùng.

+ Tỏi:

Nếu bị đau họng kèm nhức đầu mệt mỏi mà chưa biết phải làm sao, ngậm tỏi là lựa chọn tốt.Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin. Nó là một loại kháng sinh mạnh nên có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn và virus. Chỉ cần ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5 – 10 phút khi có cảm giác đau họng, thực hiện thường xuyên sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

+ Trị đau họng bằng lá hẹ:

Trong thành phần của lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất như sulit, allicin, odorin. Chúng được cho là có tác dụng mạnh hơn cả penicillin. Vì vậy lá hẹ có tác dụng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn, trị đau họng nhức đầu hiệu quả.

Để chữa đau họng bằng lá hẹ, bệnh nhân có thể áp dụng theo cách sau: Lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem bỏ vào chén thủy tinh. Sau đó thêm chút đường phèn vào và đưa đi hấp cách thủy. Khi thấy nước đã sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống 2 – 3 thìa, ngày dùng 2 lần để mang đến tác dụng tốt.

+ Uống nước chanh mật ong:

Trong thành phần của cả chanh và mật ong đều có những hoạt chất kháng khuẩn, giúp làm giảm các triệu chứng viêm đau. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp thêm các vitamin và dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Nó làm tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Để uống nước chanh mật ong trị đau họng, có thể thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị một ly nước ấm, cho mật ong và ít nước cốt chanh vào khuấy đều. Sau đó dùng nước này để uống, áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm. Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì

+ Súc miệng bằng nước muối:

Đây được xem là biện pháp đơn giản nhưng mang lại tác dụng tốt trong việc làm giảm tình trạng đau họng. Vì súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn làm loãng dịch nhầy, giúp cổ họng được làm sạch. Người bệnh chỉ cần dùng nước muối 0,9% để súc họng khoảng 3 – 4 lần/ngày là được.

Ngoài ra, các cách mẹo dân gian từ gừng, dùng tinh dầu chữa đau họng cũng mang lại tác dụng đáng kể. Những cách chữa đau họng tại nhà này thường an toàn, ít gây tác dụng phụ như thuốc tây. Do đó, rất phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau.

3. Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây hoặc sinh tố.

Lựa chọn các thực phẩm phù hợp để sử dụng như ăn chuối, táo, dưa hấu, cà chua… các loại rau xanh, cá, hải sản.

Tránh ăn những thực phẩm lạnh, cay nóng hoặc chứa nhiều mỡ.

Không uống nước có ga, rượu bia và các chất kích thích

Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus.

Không tiếp xúc trực tiếp với người đang bị các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng…

Giữ ấm cho cơ thể vào những ngày trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ.

Nên đeo khẩu trang khi đường hoặc làm việc trong các môi trường bị ô nhiễm.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bản thân.

Nếu đang băn khoăn đau họng nhức đầu cơ thể mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể tìm được lời giải đáp thông qua bài viết này. Dù nó là triệu chứng của bệnh gì thì cũng gây ra các vấn đề không tốt đối với sức khỏe. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.