Top 9 # Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh Lao Xương Khớp

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao xương khớp thường là sốt vừa và nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, sút cân, đau tại vị trí bị tổn thương và hạn chế trong vân động.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh lao xương khớp

1. Triệu chứng lâm sàng

– Triệu chứng toàn thân

Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính: Sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái, ra mồ hôi trộm.

– Triệu chứng cơ năng của lao khớp

Đau tại vị trí tổn thương, đau tăng khi vận động, khi gắng sức.

Hạn chế cử động: cúi, ngửa, nghiêng, quay và gấp, duỗi các chi.

Triệu chứng thực thể

Gù, vẹo cột sống, đi lệch người, đi tập tễnh.

Các khớp xưng to, đau.

Rò mủ có thể gặp tại chỗ hoặc ở xa vị trí tổn thương.

Có thể có teo cơ.

Hạch gốc chi sưng to cùng bên với vị trí tổn thương.

Có thể liệt mềm hai chi dưới, rối loạn cơ tròn trong lao cột sống có chèn ép tuỷ.

Cận lâm sàng

Sinh thiết (đầu xương, màng hoạt dịch)

2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Xét nghiệm tế bào, tìm vi khuẩn lao

Tìm vi khuẩn lao trong chất bã đậu qua lỗ rò của áp xe lạnh

Chụp X quang quan trọng trong chẩn đoán, nhưng thường xuất hiện muộn hơn các dấu hiệu lâm sàng

Biểu hiện màng xương dày, có hiện tượng huỷ xương, mảnh xương hoại tử, khe khớp hẹp, nham nhở. Có trường hợp mất khe khớp, xương có hiện t−ợng mất chất vôi thường rõ ở đầu xương, có thể thấy hình hốc nhỏ ở đầu xương (hang). Phần mềm xung quanh sưng lên làm hình khớp trở nên mờ, tổn thương nặng có thể thấy trật khớp và dính khớp.

– Phản ứng Mantoux

Thường dương tính và dương tính mạnh.

Cần tìm thêm tổn thương lao tiên phát hay lao phổi, ngoài phổi phối hợp bằng các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao, X quang phổi…

Các xét nghiệm miễn dịch học của dịch khớp, chất bã đậu: ELISA, kháng thể kháng lao, PCR.

Khi bị mắc bệnh, bạn cần được điều trị bệnh kịp thời để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Xem Các phương pháp điều trị chữa bệnh lao xương khớp là gì để hiểu hơn về các phương pháp điều trị bệnh.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao khớp, bạn nên đi khám để nhận được sự điều trị thích hợp nhất. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Đau Nhức Xương Khớp Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ?

Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết; ngồi, làm việc sai tư thế,… mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, rất cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Triệu chứng đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức.

Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết; ngồi, làm việc sai tư thế,… mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, rất cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế. Khi có triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, cơn đau kéo dài dai dẳng, làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác, thường dựa vào đặc điểm của cơn đau, đó là với thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động.

Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ đồng thời còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.

Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.

Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp và được mô tả là đau ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua, làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.

Vì vậy, nếu khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương.

Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.

Khi triệu chứng đau nhức xương khớp diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị kịp thời. Đừng chủ quan cho rằng xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, do thời tiết thay đổi… mà trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe, khiến bệnh xương khớp tăng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Đặc biệt, mỗi người cần chủ động bổ sung các dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh, giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên. Theo đó, xu hướng mới hiện nay là sử dụng tinh chất peptan có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Trẻ Em Bị Đau Nhức Xương Khớp: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ thường là những cơn đau nhói, nhức mỏi. Các cơn đau có thể xảy ra mỗi ngày nhưng thường không liên tục và có giới hạn. Kèm theo đó là một số triệu chứng như đau bụng và đau đầu nhẹ.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Dấu hiệu của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em như sau:

Đau đầu gối: Bệnh gây ra các cơn đau ở phía sau đầu gối. Ngoài ra, đầu gối sẽ bị sưng nóng đỏ, đau cứng khớp. Nếu khớp gối có xu hướng đau nhức, đỏ, sưng nóng và rát thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Đau chân: Trẻ em thường bị đau cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối, phía trước đùi. Các cơn đau nhức có thể âm ỉ, đau nhói và có thể kiểm soát được.

Đau cánh tay: Đây là một tình trạng không quá phổ biến nhưng thường gây đau ở cả hai cánh tay của trẻ cùng lúc.

Đau lưng: Trẻ vận động quá nhiều có thể gây nên hiện tượng đau nhức lưng. Thông thường, các cơn đau lưng không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc mức độ đau dữ dội hơn, người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau gót chân: Đau gót chân là tình trạng thường gặp ở những bé hiếu động, vận động liên tục. Khi xương khớp của trẻ tăng trưởng quá nhanh, cơ, gân, dây chằng không phát triển theo kịp. Điều này sẽ làm vùng xương gót chân hình thành áp lực đè lên xương sụn gót chân, từ đó làm xương sụn bị tổn thương.

Các cơn đau nhức ở trẻ em thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi chiều, buổi tối và sẽ giảm vào buổi sáng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể là do việc lạm dụng các cơ và khớp hàng ngày. Vì các bé thường rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, đùa giỡn, tham gia các trò chơi và các môn thể thao gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Một số chấn thương ở cơ, xương khớp mà trẻ gặp phải có thể gây đau đớn, sưng đỏ và làm suy giảm khả năng vận động của trẻ.

Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết có thể khiến trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp. Khi trẻ bị thừa cân, béo phì, xương khớp phải chịu một áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể. Khi đó, trẻ sẽ thường cảm thấy đau nhức mỏi ở thắt lưng, khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là ở các ngón tay. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên bao gồm:

Khớp bị đau, sưng, nóng rát khi chạm vào.

Cơ thể bị phát ban ở khu vực bị ảnh hưởng.

Cơ thể mệt mỏi, giảm cân, rối loạn giấc ngủ.

Các hạch bạch huyết bị sưng.

Hội chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng rối loạn mãn tính dẫn đến các cơn đau xương khớp ở trẻ em. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác thường như rối loạn lo lắng, đau đầu, mất tập trung.

Ung thư xương

Ung thư xương là một căn bệnh không phổ biến. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, trẻ trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể phát triển chậm hoặc nhanh và thường khởi phát ở cánh tay, chân.

Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là đau nhức xương ống chân hoặc cánh tay là dấu hiệu của bệnh ung thư xương. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ chơi thể thao, vận động.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là tình trạng đặc trưng khi trẻ nhỏ không thể kiểm soát được các chuyển động của chân. Hội chứng này sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu và đau nhức xương khớp tạm thời.

Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng vào buổi tối, khi ngồi hoặc nằm. Vì thế, bệnh sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Việc đi bộ và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các bé cải thiện được hội chứng chân không yên.

Tăng động

Một số trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến các khớp di chuyển rộng hơn phạm vi hoạt động bình thường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng cứng khớp và đau nhức cơ bắp. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị trật khớp, bong gân và gặp một số vấn đề về chấn thương mô mềm.

Khi trẻ vận động, tập thể dục, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có xu hướng cải thiện khi trẻ nghỉ ngơi, ít vận động.

Cách xử lý khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Không chỉ người già bị đau nhức xương khớp mà tỉ lệ trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp cũng ngày càng gia tăng. Nếu không phải do bệnh lý thì tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ không quá nghiêm trọng và không cần điều trị. Bố mẹ có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ vận động đúng cách để kiểm soát các triệu chứng.

Tuy nhiên, khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo những triệu chứng viêm khớp, người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, cải thiện các cơn đau như Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, thuốc gây ra các tác dụng phụ như làm đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ như gây buồn nôn và ảnh hưởng đến hoạt động của gan.

Corticosteroid: Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp bị đau nhức xương khớp ở mức độ nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây viêm quanh màng tim.

Các loại thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà

Đu đủ xanh và mễ nhân

Đu đủ xanh là một loại “thần dược” chữa trị các bệnh đau nhức, sưng viêm xương khớp. Thành phần trong đu đủ có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất có tác dụng mài mòn mỏm gai xương và làm giảm đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

Bạn chuẩn bị đu đủ xanh và mễ nhân.

Gọt sạch vỏ đu đủ xanh, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn.

Bạn cho đu đủ, mễ nhân vào nồi nước và nấu thật kỹ.

Khi đu đủ, mễ nhân chín mềm, bạn cho thêm một chút đường vào rồi cho trẻ ăn.

Dùng món ăn khi còn nóng sẽ giúp phát huy hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Ngải cứu

Tinh dầu có trong ngải cứu như một chất gây tê, giúp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ. Ngoài ra, thành phần trong lá ngải cứu còn có chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm sưng viêm tại khớp.

Cách thực hiện:

Bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu tươi, một ít rượu gạo.

Bạn rửa sạch ngải cứu, vớt ra và để cho ráo nước.

Cho vào ngải cứu một ít rượu gạo rồi đem đi sao nóng.

Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị đau nhức cho trẻ, dùng một tấm vải mỏng quấn quanh để cố định thuốc.

Đến khi thuốc hết nóng, bạn tháo ra và rửa sạch cho trẻ.

Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc và cũng là một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Hợp chất trong gừng có tác dụng giúp giảm các cơn đau nhức, sưng viêm ở khớp. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh công dụng của gừng trong việc chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

Bạn chuẩn bị một ít muối hạt và gừng tươi.

Rửa gừng thật sạch rồi cắt miếng nhỏ.

Đun sôi gừng trong nước và cho thêm một ít muối hạt.

Bạn cho nước nguội bớt rồi cho trẻ ngâm chân.

Thực hiện cách này mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.

Phụ huynh chỉ nên áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ và không phải do bệnh lý.

Phương pháp trị bệnh không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ. Các phương pháp này giúp mang lại hiệu quả cao, kiểm soát bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

Chườm nóng, lạnh: Dưới tác dụng của nhiệt độ, tình trạng sưng viêm, đau nhức ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Bố mẹ nên lưu ý nhiệt độ khi chườm nóng, lạnh để tránh gây bỏng da của các bé.

Xoa bóp, massage: Bạn có thể giúp trẻ xoa bóp, massage ở những vùng bị đau nhức để giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Từ đó, tình trạng sưng viêm, xơ cứng ở các khớp xương sẽ được cải thiện đáng kể.

Vận động, thể dục nhẹ nhàng: Trẻ em có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Trẻ sẽ tập đi bộ, xoay khớp kết hợp với một số bài tập đơn giản để cải thiện tình trạng đau nhức.

Biện pháp phòng ngừa khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Trẻ nhỏ nên uống nước đầy đủ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp. Vì khi bị mất nước, cơ thể sẽ bị suy giảm sụn khớp, thoái hóa khớp sớm và gây đau nhức xương khớp.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi giúp xương khớp chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp ở trẻ. Ngoài ra, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, ăn thức ăn nhiều muối, dầu mỡ, chất béo…

Để tăng cường hệ miễn dịch cho xương khớp, phụ huynh nên chơi thể thao cùng trẻ. Trẻ thường xuyên vận động, di chuyển sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ngừa các bệnh xương khớp. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ chơi thể thao, vận động quá mức vì dễ gây chấn thương xương khớp.

Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh và cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi nhiệt độ tăng cao.

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập kéo giãn và làm căng cơ thể.

Phơi nắng mỗi ngày để hấp thu vitamin D hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giảm tình trạng đau nhức vào ban đêm.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp và cách xử lý. Khi trẻ bị đau nhức dai dẳng, kéo dài, phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Xương Khớp

– Tuy đây là triệu chứng thường gặp ở các bệnh xương khớp nhưng những cơn đau ở xương thường là triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất khi mắc ung thư xương. Thông thường cơn đau có thể diễn ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian và tồi tệ hơn vào ban đêm. Cơn đau thường rất tồi tệ khiến bạn đi lại khó khăn theo thời gian.

– U khởi đầu chỉ là một đám sưng, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Càng về sau u càng sưng to hơn và gây biến dạng. Khối u nằm ở các khớp sẽ khiến bạn khó cử động, khối u nằm ở chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, u nằm ở tay gây nên cảm giác đau nhói và khó cầm nắm mọi vật. Ung thư xương cũng thường gây nổi hạch ở mặt sau của cổ họng và có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt khi ăn uống.

– Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân: khi sút cân nhanh cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở giai đoạn sớm. Nếu cảm thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống đáng kể mà không rõ nguyên nhân bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. Bệnh nhân mắc ung thư xương cũng thường cảm thấy mất cân bằng và mệt mỏi, không thể tập trung vào làm việc, học tập như người bình thường.

Sốt cao kéo dài mà cơ thể không thấy bị thương tổn ở đâu nhưng đây cũng có thể là dấu hiêu báo hiệu bệnh ung thư xương sớm mà bạn nên cảnh giác.

Một số dấu hiệu khác mà bạn có thể nhận biết bệnh ung thư xương khớp như: dấu hiệu tê nhức chân tay hoặc việc gãy xương thường xuyên dù không hoạt động mạn. Vì có thể đây là triệu chứng của ung thư xương. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh bình thường. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng tương tự như trên và kéo dài một thời gian mà không rõ nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ càng.