Top 4 # Chăm Sóc Người Bệnh U Não Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Chăm Sóc Người Bệnh U Não

Chăm sóc người bệnh u não

BỆNH HỌC

U não nguyên phát là xuất phát từ các tế bào của não.

U não thứ phát là do hậu quả di căn ác tính ở mọi nơi trên cơ thể.

U não xuất phát ở bất kỳ vùng nào trên não. Phân loại u não tuỳ thuộc mô nơi u mọc ra, hơn phân nửa u não là ác tính. U thâm nhiễm vào nhu mô não và thường phẫu thuật không thể lấy ra hết hoàn toàn.

U lành đôi khi cũng không lấy ra hoàn toàn hết được.

U não thường gặp ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Hầu hết người bệnh u não chết do khối u phát triển dẫn tới hội chứng tăng áp lực nội sọ. U não hiếm khi di căn vì có cấu trúc não và sinh lý (mạch máu não) như những hàng rào vững chắc.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Biểu hiện tổng quát của u trong não thường do u tàn phá mô tại chỗ. Sự trao đổi chất bị tích tụ lại, tạo ra những cấu trúc thay thế, tắc dòng chảy dịch não tủy dẫn đến phù não, tăng áp lực nội sọ. Tỉ lệ gia tăng các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí trí, kích thước, tốc độ phát triển của u.

Biểu hiện lâm sàng sớm: người bệnh suy giảm tâm thần một cách kín đáo. Có khi xảy ra động kinh đột ngột, đôi khi có tăng áp lực nội sọ. Giai đoạn cuối thường có biểu hiện thay đổi chức năng cơ thể nơi khối u hiện diện.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi tiền sử người bệnh một cách tỉ mỉ (nếu người bệnh có rối loạn tâm thần nên trao đổi cùng thân nhân).

Khám lâm sàng thần kinh để giúp tiên đoán vị trí khối u trên não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện khối u quá nhỏ.

CT-scan, X quang sọ, chụp mạch máu, điện não đồ (ECG), dịch não tủy, xét nghiệm dịch não tủy, chụp mạch máu não.

BIẾN CHỨNG

Nếu khối u gây tắc não thất hay bít lỗ thoát dịch, não thất giãn rộng (hydrocephalus) sẽ xuất hiện. Phẫu thuật giúp giảm áp lực và thu xếp được não thất. Kim luồn được đặt trong buồng não thất để dẫn lưu.

ĐIỀU TRỊ

Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật với mục đích: Xác định vị trí và loại u, lấy hết u hay lấy bớt u, dẫn lưu phòng ngừa hay can thiệp xử trí tăng áp lực nội sọ.

Phẫu thuật lấy u là phương pháp được ưa chuộng, tuy nhiên kết quả tuỳ thuộc vào vị trí và loại u. U màng não thường được lấy ra hoàn toàn. Nếu có xâm lấn thường chỉ lấy mô u một phần. Nhưng sẽ làm giảm áp lực nội sọ và làm giảm triệu chứng.

Đặt Shunt:

dẫn lưu giảm áp.

Xạ trị và hoá trị

Xạ trị giúp kéo dài tuổi thọ trong trường hợp u ác tính. Những u kém ác tính thì kết quả xạ trị giúp kéo dài tuổi thọ, giảm áp lực nội sọ, giảm triệu chứng, nhưng vẫn phải duy trì corticoid liều cao.

Bình thường mạch máu não như một hàng rào ngăn cản hấp thu thuốc vào nhu mô não. Khối u não phá vỡ hàng rào này chính vì vậy hoá trị liệu cũng được áp dụng trong điều trị u não.

Thuốc

Corticoid, thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH U NÃO

NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Qua thu thập dữ kiện chủ quan và khách quan.

Đánh giá tình trạng tri giác, cảm giác, vận động, chức năng thần kinh (chức năng bàng quang và tiêu hóa), cân bằng tư thế, tư thế phối hợp, khả năng tiếp nhận của người bệnh và gia đình.

Khám lâm sàng thần kinh: quan sát hành động người bệnh giúp điều dưỡng nhận định dấu hiệu thần kinh, hướng dẫn người nhà quan sát ghi nhận cử chỉ, hành động về người bệnh để cung cấp thêm nhiều dữ kiện lâm sàng.

Khai thác về tiền sử chấn thương, động kinh, ngất, ói, nôn ói, đau nhức đầu.

Rối loạn thần kinh: người bệnh yếu dần, mất cảm giác tinh tế.

Tâm thần: thay đổi nhân cách, suy giảm tâm thần từ từ, trầm cảm, giảm trí nhớ, phán đoán giảm.

Đau đầu: thường xuyên không hết, đau âm ỉ, thay đổi tính chất nhức đầu.

Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn ói, đồng tử giãn hay không đều, mạch chậm, tri giác giảm, dấu hiệu thần kinh khu trú.

Động kinh: triệu chứng khởi đầu thường gặp trong 15% người bệnh. Động kinh thoáng qua nhưng không đáp ứng với thuốc.

Hiện tượng thoáng qua: loá sáng, mất cảm giác, yếu, chóng mặt, mùi, vị trí khác thường, ngửi, nghe, khóc hay la, ngã xuống nhà, mất ý thức, thở nhanh, co giật. Cung cấp thông tin cho gia đình về phương pháp điều trị, tiên lượng và hướng dẫn người nhà cách chăm sóc cho người bệnh. Người bệnh cần được theo dõi suốt ngày về các hoạt động và sinh hoạt để tránh tai nạn do mất mùi, do chóng mặt…

CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

Thay đổi hành vi thái độ

U trán trước nguyên phát hay thứ phát thường có biểu hiện thay đổi hành vi và nhân cách. Mất kiểm soát xúc cảm, rối loạn, mất định hướng, mất trí nhớ và trầm cảm thường là dấu hiệu tổn thương não trước. Sự thay đổi hành vi thường làm người bệnh và gia đình lo sợ, chính nó cũng làm tăng khoảng cách giữa gia đình với người bệnh. Trợ giúp và cung cấp kiến thức về bệnh cho người bệnh và thân nhân hợp tác trong quá trình chăm sóc.

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh an toàn, kéo chấn song lên cao, tránh để người bệnh ngã khi đi đứng, giám sát hành động tránh hành vi tự làm hại bản thân, tránh tiếp xúc với lửa, tránh tai nạn.

Thay đổi về chức năng sinh lý

: thường xảy ra ở người bệnh u não. Vì thế phòng ngừa trước sẽ bảo vệ người bệnh tránh tai biến do động kinh. Nên kiểm soát động kinh bằng thuốc chống động kinh và theo dõi tác dụng, quản lý thuốc uống cho người bệnh chặt chẽ.

Can thiệp điều dưỡng khi động kinh: cung cấp oxy, thuốc, tránh cắn lưỡi, kéo chấn song giường cao, hút

đờm nhớt và chăm sóc sau động kinh.

Mất cảm giác và vận động: cũng là vấn đề cần can thiệp hằng ngày, người bệnh cần có những dụng cụ giúp đi lại tránh té ngã, tập vật lý trị liệu. Với người bệnh mất cảm giác chú ý tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng, tắm nóng, tắm nắng luôn được kiểm tra nhiệt độ để tránh bỏng.

: giảm diễn cảm, giảm tiếp thu làm giảm khả năng giao tiếp hằng ngày, nên thiết lập quan hệ với người bệnh như gần gũi, tìm hiểu bằng điệu bộ.

Rối loạn về nhìn: mù, nhìn đôi… Điều dưỡng cung cấp ánh sáng cần thiết, giúp người bệnh làm quen với các lối đi trong phòng bệnh, giúp người bệnh có các dụng cụ cần thiết tránh té ngã.

: do người bệnh không tự ăn, hay không ăn được do bệnh, do mất khả năng nhận mùi, điều dưỡng phải tìm hiểu qua người nhà về sở thích của người bệnh để giúp người bệnh ăn thức ăn hợp khẩu vị. Có nhiều cách để điều dưỡng cho người bệnh ăn như ăn bằng miệng, qua ống thông Levine, qua dạ dày ra da,… Tất cả luôn được đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày.

Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật

Cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh và gia đình về chỉ định can thiệp phẫu thuật. Người bệnh giải phẫu não thường hôn mê lâu hơn và ý thức sau mổ cũng phục hồi chậm, vận động cũng có vấn đề như liệt. Điều dưỡng cần thông tin về phẫu thuật giúp người nhà an tâm và hợp tác sau mổ vì sau mổ người bệnh nằm lâu nên thường có nhiều biến chứng hơn. Ngoài ra, cần cung cấp cho người bệnh cách chăm sóc cần thiết sau hậu phẫu do các di chứng có thể có sau khi mổ.

Người bệnh có tăng áp lực nội sọ

An toàn cho người bệnh tránh nguy cơ tụt não như tránh để người bệnh rặn khi đi đại tiện, gắng sức, ho, tăng áp lực thành bụng, ngồi dậy đột ngột. Lượng giá thường xuyên dấu hiệu tăng áp lực nội sọ như nhức đầu nhiều hơn, ói vọt, tri giác hôn mê hơn, mạch chậm dần. Điều dưỡng cần can thiệp kịp thời như cho người bệnh nằm đầu bằng, không ngồi dậy, theo dõi hô hấp. Cung cấp oxy cho người bệnh theo y lệnh. Thực hiện thuốc chống tăng áp lực nội sọ và chăm sóc theo dõi tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Đau đầu

Lượng giá mức độ đau đầu, thực hiện thuốc giảm đau.

Tâm lý liệu pháp, thường xuyên tìm tư thế thoải mái cho người bệnh.

LƯỢNG GIÁ

Người bệnh an toàn.

Quản lý thuốc an toàn và ngăn ngừa tai nạn do động kinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Marilyn Stapleton, Knowledge base for Patient with neurologic Dysfunction, chapter17, Medical Surgical Nursing Foundations for Clinical Practice, 2nd Edition, WB Saunders company, 1998, 711 – 766.

Mary E. Kerr, Connie A. Walleck, Intracranial Problem, in Medical Surgical Nursing, 4th ed., Lewis Collier Heitkemper/MOSBY, 1992, 1708 – 1711.

Neurologic system, chapter 3, Mosby’s Manual of Clinlcal Nursing, Jun M.Thompson – Gertrude K. Mcfarland – Jane E. Hirsch – Susan M. Tucker -Arden C, Bowers, second Edition, the C, V, Mosby Company, 309 – 321.

Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ U Não Tại Nhà Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ U Não Tại Nhà

Chăm sóc vết thương sau mổ u não tại nhà vô cùng quan trọng. Sau thời gian một tháng sau mổ, người bệnh nên sử dụng các loại dầu gội đầu không mùi hương, không kiêng ăn thịt vì cơ thể cần protein để liền vết thương. Để chăm sóc và theo dõi tốt người bệnh, gia đình người bệnh cần thực hiện đúng hướng dẫn sau đây trong một tháng sau mổ.

Chăm sóc vết mổ cho người bệnh

– Bệnh nhân sau mổ sọ não cần có người chăm sóc ở cùng.

– Việc mổ nội soi rất nhỏ và nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp. Thông thường những vết mổ này không cần thay băng, nếu phẫu thuật viên may dưới da thì cần cắt chỉ.

– Trong những trường hợp mổ hở thì vết mổ vô khuẩn thì không thay băng, sau mổ từ 5-7 ngày cắt chỉ, nhưng nếu người bệnh già hay tình trạng người bệnh suy kiệt quá nhiều, vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu nuôi thì nên cắt chậm khoảng 10 ngày sau mổ.

– Với các loại chỉ khâu vết mổ thường tự tiêu trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày. Các loại chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ trong khoảng thời gian từ 5-21 ngày tùy vào loại phẫu thuật. Cần liên hệ ngay với bác sỹ nếu chân chỉ gây cho bạn khó chịu hoặc đau.

– Giữ cho vết mổ luôn không sạch: Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng như povidine, không nên thoa các loại kháng sinh không được chỉ định, hay đắp lá trầu tỏi giã lên vết mổ

– Không vận động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ.

– Tránh để các vết mổ tiếp xúc với ánh sáng.

– Vết mổ có thể băng kín lại nhưng cần đảm bảo sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, hoặc dùng những vết thương dạng xịt giúp vết thương thông thoáng và mau lành.

– Sử dụng các loại dầu gội đầu không mùi hương như dầu gội dành cho em bé.

– Loại bỏ máu khô và bụi bẩn bằng nước ấm tránh chà mạnh vào vết thương.

– Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc, keo xịt tóc, gel cho đến khi vết thương lành hẳn.

– Không sử dụng bất kì loại thuốc nào bôi lên vết thương trừ khi được kê đơn bởi bác sĩ phẫu thuật.

– Bệnh nhân có thể đội mũ nhưng cũng cần phải đảm bảo sạch sẽ tránh nhiễm trùng vết mổ.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ u não

Bệnh nhân cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt lợn, trứng, rau…không nên ăn kiêng thịt, do cơ thể cần có protein và chất dinh dưỡng để liền vết thương. Cần có chế độ ăn thịt và đầy đủ dinh dưỡng không làm cho u Phát triển, nó giúp cho bệnh nhân phục hồi sớm và đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật.

Chơi thể thao: Tránh chơi thể thao, các hoạt động thể chất nặng trong 2 tháng sau mổ. nếu bạn muốn chơi thể thao bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Những người bệnh có tiền sử co giật, động kinh, trước khi mổ, cần phải duy trì các loại thuốc chống động kinh sau mổ, ít nhất 6 tháng sau mổ, cho đến khi bác sĩ cho phép bạn dùng thuốc.

Những trường hợp đang uống thuốc nội tiết tuyến yên ngay sau mổ cần duy trì thuốc và điều chỉnh thuốc theo các chỉ định của bác sĩ.

Với người mắc các bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…cần tiếp tục duy trì thuốc theo đơn của bác sĩ.

Những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng các vết mổ

Nếu người bệnh có một trong những dẫu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau đề nghị đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất hoặc đưa tới Bệnh viện K trung ương.

Sưng đỏ hoặc nóng dọc theo vết mổ. Vết mổ chảy mủ hoặc dịch màu xanh, càng hay trắng. Sốt hoặc chảy dịch các vết mổ kèm theo các triệu chứng như cúm. Chảy máu vết mổ. Vết mổ bị hở hoặc rò dịch. Hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: đau đầu tăng, buồn nôn, co giật, ngủ nhiều, không rõ lý do…

Nên động viên tinh thần và cho bệnh nhân vận động sớm

Thực hiện y lệnh nằm tại giường hoặc đi lại. Thường sau gây mê bệnh nhân phải được xoay trở mỗi 30 phút cho đến khi tự cử động.

Khuyên bệnh nhân tập thở sâu, tập ho, tập cử động hai chân, hai tay sớm để tránh các biến chứng.

Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện

1. Giải thích từ ngữ chuyên môn

1.1. Chăm sóc người bệnh trong bệnh việnBao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

1.2. Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh tại nhà có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

1.3. Phiếu chăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.

1.5. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

1.6. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

2. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

2.1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2.2. Dịch vụ chăm sóc người bệnh, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

2.3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh

3.1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

3.2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

4.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

4.2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.4 Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.

5. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

5.1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

5.2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

Chăm sóc dinh dưỡng

6.1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

6.2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

6.3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

6.4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

7.2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

8.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

8.2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.

8.3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

9.1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

9.2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

9.3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

9.4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

9.5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

9.6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

9.7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

9.8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

10.1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

10.2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

10.3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

10.4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

11.1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

11.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.

11.3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

11.4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

12.1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

12.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

12.3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.

12.4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.

12.5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh.

13.1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

13.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.

13.3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

14.1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác.

14.2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

14.3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:

a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.

b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.

Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh

16.1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

16.2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.

16.3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

16.4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

17.1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.

17.2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:

a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Quy Trình Chăm Sóc Người Bệnh

Huyết áp cao là loại bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ở những người lớn tuổi. Huyết áp cao chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như: tai biến mạch máu não, đột quỵ…Vì vậy quy trình chăm sóc người bệnh huyết áp cao cần từng bước thực hiện để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao.

Quy trình chăm sóc người bệnh huyết áp cao

Người bệnh có trong trạng thái lo lắng hay sợ hãi gì không? Ví dụ như người bệnh có biết mình bị cao huyết áp và khoảng thời gian bị tăng huyết áp? Có sử dụng thuốc điều trị huyết áp không? Đã bị liệt hay tay chân yếu chưa, có nhức đầu hay mất ngủ, có rối loạn tiêu hóa không…

Tình trạng đi tiểu: kiểm tra người bệnh số lượng và màu sắc nước tiểu.

Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay có bị hôn mê

Người bệnh tự đi lại được hay phải giúp đỡ.

Kiểm tra cân nặng bệnh nhân mập hay gầy để có thể điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho người bệnh.

Liệt kê các dấu hiệu khác.

Bạn nên đánh giá tình trạng bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc được gặp bác sĩ kịp thời.

Để cho bệnh nhân được nghỉ ngơi

Cần cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh để có thể phối hợp cách ăn uống

Cho người bệnh ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.

Khuyến khích bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Hướng dẫn và cùng với bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cho bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh hoặc có thể làm các xét nghiệm cơ bản.

Tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp là rất nguy hiểm nên để bệnh nhân ở trạng thái tâm lý ôn hào tránh đả kích.

Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.

Người bệnh cũng như gia đình phải nắm rõ được nguyên nhân, các yếu tố gây tăng hay giảm huyết áp cũng như cách phát hiện kịp thời các chứng tăng huyết áp, cách điều trị và theo dõi bệnh tình.

Đặc điểm ở người bệnh cao huyết áp là tiến triển kéo dài và nặng dần nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ để lại di chứng rất nặng hoặc tử vong do những biến chứng của bệnh.

Quy trình chăm sóc người bệnh cao huyết áp tại nhà

Cần cho người bệnh nghỉ ngơi nhiều, không nên làm việc năng, tránh để đầu óc căng thẳng lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội nhiều.

Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.

Kiểm tra các vấn đề về tim, đặc biệt ở người cao huyết áp. Tùy theo trường hợp cụ thể có thể theo dõi từ 15 phút đến 2 giờ một lần.

Luôn giữ cơ thể người bệnh cao huyết áp ổn định ở nhiệt độ 37 độ C

Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều sinh tố, cân đối lượng muối dưới 5g, hạn chế đồ ăn mỡ và các chất béo động vật, kiêng rượu, bia, thuốc lá…

Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.

Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị kịp thời cho người bệnh,

Quy trình 5 bước chăm sóc người bệnh cao huyết áp tại nhà của Chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ có thể giúp các bạn cải thiện tốt sức khỏe tốt cho người bệnh nhưng bạn cũng nên hết sức chú ý đến chế độ ăn uống (dinh dưỡng cho người bệnh) vì đó cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh mau khỏi bệnh, cũng như giúp người bị cao huyết áp tránh tăng huyết áp.

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàCơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàMô hình chăm sóc sức khỏe tại nhàCách chăm sóc sức khỏe tại nhàDịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhàChăm sóc sức khỏe tại nhà là gìChăm sóc bệnh tại nhàDịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì