Top 8 # Cách Triệu Chứng Lao Phổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Bệnh Lao Phổi Có Triệu Chứng Gì?

Bệnh lao phổi là gì và triệu chứng của bệnh như thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm và thắc mắc. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ lây lan cao hiện nay.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh được chia thành 2 thể là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao phổi còn được gọi là lao hoạt tính, chiếm đến hơn 80% những trường hộ mắc lao. Trong trường hợp này, người bệnh xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây nhiễm lao phổi cho những người xung quanh. Bệnh lao ngoài phối không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác, bao gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch- tiết niệu, lao xương khớp..

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm thứ hai trong danh sách những bệnh nhiễm trùng tử vong trên thế giới. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình sau:

Ho được xem là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi cấp và mãn tính. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm phổi, co giãn phế quản, lao…Những trường hợp ho trên 3 tuần, sử dụng thuốc kháng sinh không thuyên giảm thì nguy cơ mắc lao phổi là rất lớn.

Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp ở 60% người bệnh, xuất hiện khi tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ dẫn đến ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy, sụt cân: Đây là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Do tác động tâm lý, stress gây nên các ức chế khiến người mắc bệnh lao cảm thấy mệt mỏi.

Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

3. Tìm hiểu về bệnh lao phổi afb âm tính

Bên cạnh bệnh lao phổi là gì thì bệnh lao phổi afb là gì cũng là vấn đề nhiều người muốn tìm hiểu. Đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường gặp do vu khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao phổi BK âm tính là hiện tượng người mắc bệnh không tìm thấy vi trùng lao. Nhưng sau khi thử mẫu đờm thì lại cho kết quả dương tính. Và nếu có thêm các dấu hiệu như ho ra máu, sút cân, chán ăn… thì chắc chắn bạn bị nhiễm vi khuẩn lao.

Lao phổi afb (-) là lao phổi thứ phát, về triệu chứng và cách điều trị không khác biệt so với lao phổi afb (+). Do đó, nếu được chẩn đoán lao phổi AFB (-) thì bắt buộc điều trị như người bị lao phổi AFB (+).

Vậy lao phổi afb có lây không?

Theo chia sẻ của những chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Lao phổi afb (-) âm tính rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, người xung quanh không để ý dễ hít phải vi khuẩn afb xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh.

Vi khuẩn gây lao afb âm tính có thể đi vào máu, thận hoặc các bộ phận khác rồi dần hủy hoại các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Một số trường hợp, người bị nhiễm vi khuẩn có sức đề kháng tốt cơ thể có thể kháng cự lại, chúng sẽ ngủ yên chưa phát tác. Chỉ khi sức đề kháng giảm hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh sôi và phát triển thành bệnh lao phổi.

Chính vì thế, người bị lao phổi AFB âm tính cần được cách li và biết cách đề phòng lây lan đến những người xung quanh.

Bệnh Lao Phổi Và Cách Chữa Trị Lao Phổi

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lao. Là bệnh mà trực khuẩn lao (Mycobacteriae tuberculosis) gây viêm nhiễm nhu mô phổi. Lao phổi có thể xảy ra với mọi đối tượng bằng phương thức lây nhiễm qua đường hô hấp

– Ho khạc kéo dài trên 2 tuần

– Sốt nhẹ về chiều và đêm

– Gầy sút cân, da xanh, thiếu máu

– Hay đổ mồ hôi về ban đêm

– Tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu,…

– Lao phổi nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ho ra máu không cầm được, máu tắc trong khí quản hoặc phế quản, rách phổi gây tràn dịch tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi… tất cả đều có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

– Tất cả trẻ sơ sinh đều phải đi chích ngừa BCG để phòng chống bệnh lao.

– Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với bệnh nhân lao phải đeo khẩu trang cẩn thận.

– Rửa tay băng xà phòng khi ho, hắt hơi và sau khi thăm bệnh.

– Đảm bảo nơi sống sinh hoạt quang đang, sạch sẽ, thoáng khí.

– Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng sức đề kháng cơ thể.

Điều trị lao phổi chủ yếu dùng phương pháp nội khoa, tức là sử dụng thuốc kháng sinh. Có các loại thuốc chống lao đó là:

– Theo tác dụng:

+ Loại chủ yếu: Rifampixin, Isoniazid

. + Loại hiệu quả tốt Streptomyxin, Ethambutol, Pyrazinamid , Ethionamid.

+ Thuốc chống lao thứ yếu : Acid Para Amino Salysilic( PAS ), Thioacetazon, Kanamycin, Cycloserin, Capreomyxin.

– Theo hoạt tính chống lao:

+ Loại triệt khuẩn : Rifampixin, Pyrazinamid.

+ Loại diệt khuẩn: Isoniazid, Streptomyxin.

+ Loại ngưng khuẩn : Ethambutol và các thuốc còn lại.

Tùy vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thích hợp. Ngoài ra khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần phải tuân thủ các quy tắc sau:

– Dùng đúng liều, đúng giờ, đều đặn và đúng liều để đạt hiệu quả điều trị, tránh tái phát.

– Phải phối hợp các loại thuốc, trong gian đoạn đầu kéo dài từ 2 – 3 tháng để diệt khuẩn và ngăn chặn biến chứng. Giai đoạn củng cố về sau kéo dài từ 4 – 6 tháng với mục đich diệt toàn bộ số vi khuẩn còn lại, tránh tái phát.

– Khi điều trị cần có theo dõi kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Ngay khi có biểu hiện lạ, gây nguy hiểm cần đến ngay các cơ sở y tế.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của Bệnh Lao Phổi

Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi do nhiều nguyên nhân gây ra:

Nhiễm vi khuẩn Mycobacterim tuberculosis (còn có tên gọi khác là trực khuẩn Koch): Chính loại vi khuẩn này là nguyên nhân lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hấp chứ không có tính di truyền như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí uế khiến cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.

Tiếp xúc với người mắc bệnh: Việc tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi, hoặc tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như nước bọt, đờm, dãi,…

Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, vật nuôi nhiễm lao,… cũng là nguyên nhân gây bệnh lao ở phổi.

– Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

– Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

– Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi – phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản…) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp…), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C…).

– Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

– Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

– Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

– Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

– Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Các biến chứng hay gặp là:

– Ho ra máu: có thể ít, vừa hay nhiều. Ho ra máu sét đánh, do bệnh lao làm hoại tử thành của một động mạch, là biến chứng gây tử vong trong vòng vài phút.

– Tràn khí màng phổi: do vỡ một hang lao vào khoang màng phổi, là biến chứng nặng. Vi trùng lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây ra tràn mủ – tràn khí màng phổi. Điều trị khó khăn, vừa điều trị lao, vừa phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.

– Tràn dịch màng phổi: do tiếp cận với một ổ lao phổi đang tiến triển

Biến chứng có thể xảy ra sau khi bệnh lao đã được chữa khỏi tạo thành các di chứng của bệnh lao phổi:

– Dãn phế quản: có triệu chứng ho đàm và ho ra máu. Không nên lầm lẫn là bệnh tái phát. Chỉ khi tìm thấy vi trùng lao mới là tái phát.

– Suy hô hấp mãn: khi có di chứng lan rộng làm phổi mất chức năng.

– Tràn khí màng phổi: do vỡ một bóng khí. Tràn khí này không đi kèm theo nhiễm trùng màng phổi.

– U nấm phổi: do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sôi trong một hang lao cũ trong phổi. Điều trị bằng phẫu thuật.

Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Lao Phổi

Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh đường hô hấp nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh: viêm phế quản, giãn phế quản, viêm họng – amidan thông thường.

Đờm là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ… được tống ra khỏi hệ hô hấp sau khi ho. Khi phế quản bị kích thích hoặc có tổn thương, viêm nhiễm thì đờm xuất hiện.

Khạc đờm là dấu hiệu thứ hai sau ho của bệnh . Do vậy, sau khi dùng thuốc kháng sinh mà đờm không thuyên giảm, triệu chứng ho khạc đờm trong ba tuần trở lên phải nghĩ đến bệnh lao phổi .

Ho ra máu là triệu chứng của 60% những người bị bệnh lao phổi theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO. Mặc dù những bệnh nhân bị áp xe phổi, viêm phổi, viêm phế quản nặng, ung thư phổi cũng có thể bị ho ra máu nhưng đây chắc chắn là dấu hiệu không thể bỏ qua của .

Hiện tượng này thường xuất hiện kèm những cơn ho. Áp xuất với phế quản gây ra tình trạng ức chế, khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương.

Có rất nhiều căn bệnh gây nên việc sút cân như: tiêu chảy, HIV, suy dinh dưỡng, biếng ăn hay bất kì căn bệnh ung thư nào. Sút cân không phải là một dấu hiệu rõ ràng nhưng là một dấu hiệu chắc chắn có nếu bị lao phổi .

Khi cảm thấy cơ thể sút cân mà không phải do ăn kiêng; bạn nên lập tức đi khám ở những cơ sở y tế.

Bệnh lao phổi khiến người bệnh cảm thấy cơ thể thiếu sức sống, uể oải, không có năng lượng làm việc, ăn không ngon miệng. Điều này khiến nhiều người dễ nhầm tưởng với chứng biếng ăn hoặc do áp lực công việc.

Sốt là biểu hiện phản ứng lại những vi khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh nhân lao phổi không có biểu hiện sốt cao, sốt bất thường mà là sốt nhẹ, thường chỉ về buổi chiều.