Top 10 # Các Triệu Chứng Có Thai Ngoài Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Có Thai Ngoài Tử Cung

Ở một số người khi mang thai, thai nhi không nằm trong lòng tử cung mà lại nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Trong đa số các trường hợp này, thai bám vào một trong hai ống dẫn trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ống dẫn trứng có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong. Việc nhận biết triệu chứng có thai ngoài tử cung vì vậy mà trở thành vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho những thai phụ thuộc nhóm này.

Theo các chuyên gia, thai ngoài tử cung thường được phát hiện khi nó ở thời gian từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10. Những triệu chứng của hiện tượng này đôi khi cũng bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, thậm chí có người còn không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu.

1. Trễ kinh hoặc rong huyết, chảy máu âm đạo bất thường

Khi bị thai ngoài tử cung, có người sẽ bị mất kinh hoặc trễ kinh nhưng cũng có người thấy ra máu trước ngày hành kinh rồi kéo dài, rong kinh, lượng máu ít, bầm đen và không đông lại.

Một số người bị chảy máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu chảy ra ít, có màu đỏ sáng hoặc sẫm và loãng hơn bình thường.

Kèm theo triệu chứng này, người bệnh có thể bị choáng váng, chóng mặt, sốc, ngã quỵ và ngất xỉu do bị mất máu nghiêm trọng.

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều có biểu hiện ốm nghén như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi… Tuy nhiên, những người mang thai ngoài tử cung thì những biểu hiện ốm nghén này thường nghiêm trọng hơn kèm theo biểu hiện da xanh xao và bị kiệt sức.

Đây là triệu chứng mà hầu hết những người có thai ngoài tử cung đều gặp phải. Người bệnh thường bị đau một bên vùng bụng dưới, thường là ở bên vòi tử cung có thai. Cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng lại đau nhói. Cảm giác đau ở giai đoạn đầu gần như là đau đau bụng và khó chịu khi hành kinh. Có thể khi người bệnh làm việc thì không thấy cảm giác này nhưng khi nghỉ ngơi thì lại thấy đau.

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, một cơn đau nhói dữ dội sẽ xuất hiện. Sau đó, thai phụ cảm thấy rất mệt, lả người hoặc ngất xỉu và nếu không được mổ kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các Triệu Chứng Khi Mang Thai Ngoài Tử Cung

(me yeu con) – Em năm nay 29 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Em có tìm hiểu về kiến thức mang thai thì được biết hiện nay số phụ nữ chửa ngoài tử cung là rất cao. Em chưa thật sự hiểu rõ lắm về hiện tượng chửa ngoài tử cung. Vậy, các bác sĩ có thể cho em biết: Chửa ngoài tử cung là gì? Triệu chứng khi chửa ngoài tử cung như thế nào? Cách điều trị khi chửa ngoài tử cung ra sao? Và có cách nào để phòng trường hợp chửa ngoài tử cung hay không?

1. Chửa ngoài tử cung là gì?

Hiện tượng chửa ngoài tử cung còn được gọi mà thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng sau khi trứng đã được thụ tinh thay vì di chuyển về buồng tử cung để làm tổ và phát triển thì trứng lại làm tổ ở một vị trí nào đó. Vị trí này có thể là ở vòi trứng, ở buồng trứng hoặc là ở trong ổ bụng. Tuy nhiên, theo thống kê thì chửa ngoài tử cung thường gặp nhất là thai làm tổ ở vòi trứng.

2. Độ tuổi thường gặp chửa ngoài tử cung.

Nữ giới từ độ tuổi dậy thì cho tới thời mãn kinh đều có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung, trong đó độ tuổi chị em từ 20 – 29 có nguy cơ bị thai ngoài tử cung rất cao. Vì vậy, việc nhận biết sớm những triệu chứng của chửa ngoài tử cung để có cách phòng tránh là điều rất cần thiết.

3. Triệu chứng của chửa ngoài tử cung

Chậm kinh: Chị em có triệu chứng ốm nghén như: Buồn nôn, mệt mỏi, da xanh xao, âm đạo chảy máu bất thường và có màu đen. Khi thử nước tiểu thì thấy có dấu hiệu mang thai, đặc biệt chảy máu khi gần tới chu kì kinh nguyệt thậm chí rong kinh nên người bệnh thường nhầm lẫn là đang có kinh.

Đau bụng: Sở dĩ chị em có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau dưới vùng rốn là do vòi trứng căng dãn. Có một số trường hợp đau vai do máu tích tụ trong ổ bụng gây phản xạ tới hệ thần kinh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng đau bụng chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau, nếu cơn đau dữ dội cần tới ngay bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Chuột rút: Thường khi chửa ngoài tử cung chị em sẽ thấy có triệu chứng chuột rút trong thời gian đầu mang thai kèm theo triệu chứng đau bụng, âm đạo chảy máu bất thường…Nếu thấy có triệu chứng trên khi mang thai chị em nên đi khám để được chẩn đoán vì rất có thể đó là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung.

Thường xuyên tụt huyết áp: Do máu ở âm đạo luôn chảy với một lượng nhỏ kéo dài dẫn tới hiện tượng thiếu máu nên chị em thường bị tụt huyết áp kèm theo hiện tượng mệt mỏi, thở dốc.

Đau vùng vai gáy: Khi thấy vùng vai gáy có hiện tượng đau dữ dội kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, đau bụng cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì rất có thể thai ngoài tử cung đã bị vỡ. Hiện tượng này rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Nôn hoặc buồn nôn: Buồn nôn cũng là một dấu hiệu phổ biến của thai ngoài tử cung, tuy nhiên nôn cũng là triệu chứng điển hình trong thời kì đầu mang thai nên rất khó phát hiện. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng này chị em cũng nên cảnh giác.

Hoa mắt, chóng mặt: Đây được xem là một trong những dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết chửa ngoài tử cung, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng phổ biến khi ốm nghén nên chị em thường chủ quan. Đặc biệt, khi ống dẫn trứng bị vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt trong trường hợp này cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi mang thai nếu thấy có triệu chứng sốt, ớn lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi…chị em cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn vì đây cũng là triệu chứng của chửa ngoài tử cung.

Khi nhận biết rõ những triệu chứng của chửa ngoài tử cung là gì sẽ giúp chị em sớm nhận biết về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có cách phòng tránh sớm nhất. Bởi niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ là được làm mẹ, nếu vì một lí do nào đó chị em khó mang thai sẽ không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn hạnh phúc gia đình.

4. Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?

Để điều trị thai ngoài tử cung các bác sĩ sẽ căn cứ vào một số điều cơ bản sau:

– Giai đoạn phát triển của thai ngoài tử cung: thai ngoài tử cung chưa vỡ, thai ngoài tử cung đã vỡ hoặc thai ngoài tử cung đang ở giai đoạn huyết tụ thành nang.

– Căn cứ vào vị trí của thai: Thai làm tổ ở vòi trứng hay ở khoang bụng.

– Căn cứ vào tuổi của thai

Tùy thuộc vào những điều kể trên các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận và các phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.

5. Cách phòng ngừa hiện tượng thai ngoài tử cung hiệu quả.

– Thứ nhất: Chị em cần thường xuyên đi thăm khám phụ khoa để kịp thời có thể phát hiện được những bệnh về viêm khoang chậu hay chứng viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng để kịp thời chữa trị bởi đây là những bệnh khiến chị em có nguy cơ chửa ngoài tử cung rất cao.

– Thứ hai: Chị em phụ nữ cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh.

– Thứ ba: Không nên đi nạo phá thai nhiều lần bởi nạo phá thai nhiều lần là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chửa ngoài tử cung ở phụ nữ.

– Thứ tư: Chị em phụ nữ cần lưu ý rằng khi mang thai ngoài tử cung và muốn có thai trở lại thì cần ít nhất 1 năm để đảm bảo rằng các chức năng sinh sản của chị em phụ nữ hoàn toàn được hồi phục.

Triệu Chứng Mang Thai Ngoài Tử Cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà chỉ dừng lại ở cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là mối hiểm họa rất lớn khiến nhiều chị em lo sợ, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.

là một hiện tượng thai nghén bất thường, nếu điều trị muộn, thai có thể bị vỡ, chảy máu nhiều dễ dẫn đến vô sinh.

Thông thường, ở các tuần đầu, mang thai ngoài dạ con cũng không có dấu hiệu gì đặc biệt để dễ nhận biết. Một số chị em có biểu hiện như ra máu ở âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới. Nhưng đây cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với việc đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em không chú ý. Hầu hết các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung là qua siêu âm

Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua các triệu chứng sau:

1.Ốm nghén trầm trọng : Ốm nghén là hiện tượng phổ biến ở tất cả chị em khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức…Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.

: Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.

3.Xuất huyết âm đạo : Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn so với 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài. Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.

Khi đã xác định là có thai những và nhận biết những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định tình trạng, vi trí của thai (trong ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng) ngoài tử cung để có phương pháp xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng

Thai Ngoài Tử Cung Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Thai Ngoài Tử Cung

Mang thai ngoài tử cung là gì? Các dấu hiệu và cách điều trị thai ngoài tử cung ra sao? Chuyên gia sản phụ khoa Nguyễn Thị Nga sẽ tư vấn giúp bạn ngay sau đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là tình trạng bào thai không nằm trong buồng tử cung mà lại phát triển ở những vị trí khác như: ổ bụng, vòi trứng, cổ tử cung… Biến chứng thai kỳ này rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vậy phải làm thế nào khi mang thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung

Theo các bác sĩ, thai ngoài tử cung không phải là biến chứng thai kỳ hiếm gặp ở phụ nữ. Do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: Vòi trứng bị tắc hẹp, nạo phá thai nhiều lần, viêm nhiễm vùng chậu, khối u ở phần phụ, hoặc trứng di chuyển chậm hơn bình thường… mà khiến cho trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển ở bên ngoài tử cung. Từ đó gây ra tình trình trạng mang thai ngoài tử cung ở hơn 10/1000 chị em phụ nữ.

Vị trí thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là vòi trứng hoặc bám phía trên buồng trứng. Ngoài ra, ổ bụng, cổ tử cung cũng là những vị trí thuận lợi để thai ngoài tử cung phát triển nếu trứng đã thụ tinh đi lạc đến đây. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu không xử lý và cứ để nó phát triển nó sẽ khiến vòi trứng bị vỡ hoặc huyết tụ thành nang trong ổ bụng. Kết quả là khiến thai phụ bị vô sinh hoặc tử vong.

Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Vậy dấu hiệu mang thai ngoài tử cung làm thế nào để nhận biết? Khi chửa ngoài tử cung hay mang thai ngoài tử cung thì ngoài có những dấu hiệu mang thai như bình thường: trễ kinh, mất kinh, đau ngực, ốm nghén… thì thai phụ khi mang mang thai ngoài tử cung còn có một số dấu hiệu bất thường như:

– Ra máu: lượng máu có thể ra ít, ra nhỏ giọt hoặc ra nhiều như rong kinh, máu thường có màu sẫm.

– Đau bụng: những cơn đau bụng quằn quại, đau dữ dội khi mang thai, đặc biệt là đau ở vùng bụng dưới, đau ở vùng xương chậu, đau đến mức ngất xỉu là một trong những biểu hiện của thai ngoài tử cung.

– Đau lưng: đau lưng là hiện tượng thường gặp khi phụ nữ mang thai, nhưng khi mang thai ngoài tử cung, phụ nữ thường bị đau ở vùng lưng phía dưới.

– Ngoài ra, hiện tượng mất máu, hoa mắt, buồn nôn, huyết áp tụt đột ngột, vùng vai gáy bị co rút, bụng đau dữ dội… cũng là những biểu hiện của thai ngoài tử cung.

* Khi mang thai ngoài tử cung chị em nên lưu ý:

– Địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội

– Cách phá thai an toàn hiện nay

– Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào hay làm thế nào khi mang thai ngoài tử cung? Khi mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ sẽ có những triệu chứng như: Trễ kinh, rong huyết hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau ở một bên và đôi khi sẽ bị đau nhói. Khi thử HCG thì báo có thai nhưng siêu âm lại không thấy bào thai nằm trong tử cung… Lúc đó, thai phụ cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý kịp thời và thích hợp.

Nguyên tắc điều trị thai ngoài tử cung là phải lấy được khối thai ra khỏi vị trí mà nó đi lạc hoặc ngăn khối thai phát triển và tự tiêu biến đi. Do đó, mà phương pháp điều trị thai ngoài tử cung thường được chỉ định nhất là:

1. Điều trị thai ngoài tử cung nội khoa: Tức là dùng một chất độc tế bào tiêm vào cơ thể thai phụ hoặc trực tiếp lên bào thai để phá hủy và làm chết các tế bào của khối thai. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp mang thai ngoài tử cung chưa vỡ, thai dưới 3cm và chưa có tim thai. Sau khi tiêm thuốc, thai phụ sẽ được theo dõi từ 3 – 4 tuần hoặc cho đến khi thai phụ không còn biến chứng gì.

2. Điều trị thai ngoài tử cung ngoại khoa: Tức là phẫu thuật lấy khổi thai ra khỏi cơ thể thai phụ. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi. Bac sĩ sẽ mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này thực hiện các thao tác để lấy khối thai đi lạc ra ngoài. Phương pháp này cũng được chỉ định cho trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ nhưng đã lớn. Nếu thai đã mỡ, phương pháp mổ hở sẽ được chỉ định.