Top 6 # Bệnh Xơ Cứng Bì Có Lây Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Nhân Xơ Cứng Bì

Rau má là một loài cây cỏ mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nó thích sống ở vùng ẩm ướt, nhiều mùn đất. Ngoài ra nó còn phân bố ở nhiều quốc gia trong châu Á, ở Việt Nam có nhiều người đem về trồng làm rau ăn và làm sinh tố uống.

Theo các chuyên gia, trong rau má có chứa nhiều hoạt chất như tricopen, saponin, acid amin, chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm mát cơ thể. Vì vậy rau má trở thành một thức uống quen thuộc của người dân, nhất là khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mọc nhiều mụn nọt.

Theo đông y rau má còn có tên là Tích huyết thảo, có vị đắng tính hàn tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc tán ứ chỉ thống làm khí huyết lưu thông tốt hơn.

Chính vì vậy khi sử dụng cho bệnh nhân xơ xứng bì rau má sẽ thúc đẩy sự phát triển, tái tạo của làn da, giúp phục phồi các tổn thương trên da. Ngoài ra hoạt chất bracoside A trong rau má còn kích thích mô sản xuất NO giúp giãn nở mạch máu làm tăng cường lưu thông máu giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn.

Cách sử dụng rau má đơn giản nhất là mỗi ngày dùng khoảng 50-100gram rau má tươi, giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày.

2. Các loại hạt

Thực phẩm hạt tự nhiên như óc chó, hạnh nhân, đậu đen, đỗ tương, hạt điều… đều rất giàu nitrit oxid NO giúp giãn nở tiểu động mạch làm tăng lưu thống máu khắp cơ thể, khiến làn da được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp tái tạo được những tổn thương trong bệnh xơ cứng bì .

Chính vì vậy nên bổ sung các loại ngũ cốc, hạt tự nhiên này vào chế độ ăn hàng ngày. Thay vì sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như hạt điều rang muối, hạnh nhân ướp đường, đỗ tương lên men… thì nên sử dụng nguyên hạt, ngâm trong nước vài giờ rồi bỏ ra ăn vào các bữa phụ.

3. Một số thực phẩm khác

Sử dụng các loại rau xanh, trái cây cung cấp vitamin, chất khoáng tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống các bệnh chuyển hóa, miễn dịch như rau diếp cá, cà chua, dưa chuột, ớt chuông, húng quế, nha đam… Tùy theo vườn nhà có loại thực phẩm nào, đảm bảo độ ăn toàn thì nên sử dụng.

Không nên chiên xào rán, mà sử dụng các món ăn nguyên bản bằng cách hấp, luộc hoặc chế biến thành salad để cơ thể hấp thu được lượng vitamin lớn nhất, giúp làn da được nuôi dưỡng tốt hơn và cải thiện được tình trạng xơ cứng bì mỗi ngày.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui long liên hệ dong y gia truyền Thọ Xuân Đường, số nhà 7, khu tập thể thủy sản(số 60 Lê Văn Thiêm rẽ vào), Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời gian làm việc: 8h – 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.

Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995

Tổn Thương Da Trong Bệnh Xơ Cứng Bì Hệ Thống.

Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT- systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh chủ yếu gặp ở giới nữ (75-80%), tần số mắc bệnh khoảng 1-2/10000 dân.

Bệnh gây tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết với cơ chế bệnh sinh đặc trưng bởi 3 đặc điểm: tổn thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể và rối loạn chức năng nguyên bào sợi dẫn tới sự tăng sản xuất, lắng đọng các sợi xơ ở tổ chức liên kết

Biểu hiện lâm sàng của XCBHT rất đa dạng với tổn thương ở da và các cơ quan nội tạng.

Mặc dù các triệu chứng ban đầu của bệnh là mạch máu, triệu chứng về da rất phổ biến bệnh nhân XCNHT. Các dấu hiệu như hội chứng Raynaud, dày da tiến triển, loét đầu ngón và vôi hóa đều tương quan tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2. Hiện tượng của Raynaud (Raynaud’s phenomenon) .

2.1 Biểu hiện lâm sàng.

Hiện tượng Raynaud (RP) được mô tả lần đầu tiên bởi Auguste-Maurice Raynaud vào năm 1862, là sự thay đổi màu sắc, có thể kèm theo đau ở bàn tay và bàn chân sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc stress.

Phân loại :

RP nguyên phát hoặc vô căn (còn gọi là bệnh Raynaud) khi đó là biểu hiện duy nhất ở bệnh nhân, chiếm 5-10% dân số, thường gặp ở nữ 20-30 tuổi, có thể có yếu tố gia đình, biểu hiện bởi tím, đau đầu ngón đối xứng 2 bên.

RP thứ phát khi nó đi kèm với các bệnh khác, chủ yếu là rối loạn mô liên kết như SSc, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren.

– Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím và đau buốt.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.

Triệu chứng này xuất hiện và kéo dài có thể tới 3 năm hoặc lâu hơn nữa trước khi xuất hiện triệu chứng khác của XCBHT. Vì vậy, khi bệnh nhân đến khám với hiện tượng Raynaud cần làm các xét nghiệm miễn dịch và kiểm tra mao mạch nền móng để phát hiện sớm XCBHT.

2.2 Điều trị.

Điều trị hiện tượng Raynaud và các hậu quả của nó là vấn đề cấp thiết vì trên 90% bệnh nhân XCBHT có triệu chứng này. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của từng phương pháp.

(Nguồn: Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014)

2.2.1 Điều trị không dùng thuốc

Tư vấn cho bệnh nhân các yếu tố làm nặng bệnh và thay đổi lối sống là điều đầu tiên cho tất cả các trường hợp XCBHT. Các yếu tố này bao gồm:

Tránh lạnh: hạn chế dùng nước và ra ngoài vào mùa lạnh, sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, tất chân, mặc ấm. Ngoài ra, vào mùa nóng cũng cần khuyên bệnh nhân tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Hạn chế cảm xúc: tránh các cảm xúc mạnh kể cả vui hay buồn. Bệnh nhân XCBHT thường rất lo lắng về bệnh và tình trạng da căng cứng gây ngứa, khó chịu, mất ngủ. Nếu cần thiết có thể kê thêm kem dưỡng ẩm, thuốc an thần cho bệnh nhân.

Tránh chấn thương, nhiễm khuẩn: Khuyên bệnh nhân có môi trường sống an toàn, không lao động nặng, tránh các công việc có thể gây chấn thươngngoài da.

Bỏ thuốc lá.

2.2.2. Điều trị dùng thuốc.

Cơ chế bệnh sinh của tổn thương mạch máu trong XCBHT là rất phức tạp với nhiều yếu tố khác nhau nên các thuốc được sử dụng cũng rất đa dạng theo nhiều cơ chế khác nhau. Thông thường một loại thuốc tác động với nhiều cơ chế khác nhau nhưng dựa vào tác dụng chính có thể xếp vào 4 nhóm.

Nhóm thuốc tăng giãn mạch:

Chẹn kênh canxi: Thường được sử dụng là amlodipin và nifedipin, bắt đầu với liều thấp và tăng dần đến liều dung nạp được. Ngoài tác dụng giãn mạch, các thuốc này cũng góp phần ức chế tiểu cầu và chống oxy hóa.

Các Prostanoids: Đồng phân của prostacyclin như iloprost, epoprostenol, beraprost có tác dụng giãn mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu, sửa chữa mạch máu tổn thương. Trong đó, iloprost là first-line cho các trường hợp thiếu máu đầu chi nặng.

Ức chế phosphodiesterase: Các thuốc như sildenafil, tadalafil ức chế CGMP (cyclic guanosine monophosphate) – enzyme trong quá trình giáng hóa NO, từ đó tăng quá trình giãn mạch.

Nhóm thuốc giảm co mạch:

Ức chế men chuyển và chẹn thụ thể Angitensin 2 (AT2): AT2 ngoài gây co mạch còn là một yếu tố tiền xơ. Vì vậy, nhóm thuốc này có tác dụng vào cơ chế của tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi trên 210 bệnh nhân cho thấy quinapril không có hiệu quả sau 2-3 năm điều trị.

Chẹn α giao cảm: ít tác dụng. Hiện nay, đang nghiên cứu thuốc chẹn chọn lọc α2c – receptor đáp ứng với kích thích lạnh.

Chẹn thụ thể Endothelin-1 (ET-1): Thuốc thường được sử dụng là bosentan có tác dụng chẹn cả receptor ETa và ETb được sử dụng ưu tiên cho tăng áp lực động mạch phổi hơn là cho hiện tượng Raynaud. Các nghiên cứu đang tiếp tục để tìm ra thuốc ức chế chọn lọc receptor ETa.

Ức chế tái hấp thu serotonin: Fluoxetine đã được chứng minh là có hiệu quả trong cả Raynaud nguyên phát và thứ phát, ít gây tác dụng phụ giãn mạch hệ thống.

Nhóm thuốc chống đông.Trong XCBHT, tổn thương tế bào nội mô kích động hàng loạt phản ứng gây ngưng tập tiểu cầu và hình thành cục máu đông ở các mạch máu nhỏ gây tắc mạch, loét ngón. Dựa trên cơ chế này, một số loại thuốc đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng là có hiệu quả như aspirin liều thấp, wafarin, heparin trọng lượng phân tử thấp.

Nhóm thuốc chống oxy hóa.

Mặc dù N-acetylcystein đã được thử nghiệm cho thấy có hiệu quả trong điều trị loét ngón nhưng các thử nghiệm này cỡ mẫu còn ít, thời gian ngắn, bệnh nhân ở giai đoạn muộn nên ít được ưu tiên sử dụng trên lâm sàng.

3. Loét đầu ngón (Digital Ulcers)

3. 1 Biểu hiện lâm sàng.

Loét đầu ngón là một triệu chứng nặng về tổn thương da trên lâm sàng của xơ cứng bì hệ thống, gặp ở 38-50% bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống, thường gặp ở thể xơ cứng bì thể da lan tỏa hơn thể da giới han.

Loét đầu ngón được coi là một dấu hiệu cho mức độ nặng của bệnh.

Sẹo rỗ đầu ngón: là vết tích tổn thương loét cũ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới loét đầu ngón trong xơ cứng bì, nhưng 2 nguyên nhân chính là thay đổi về cấu trúc thành mạch ( tăng sinh nội mạch) và bất thường về chức năng ( co mạch quá mức) dẫn tới hình thành các cục huyết khối vi mạch gây tắc mạch.

3.2 Điều trị loét ngón.

Loét ngón là hậu quả thường gặp xảy ra khi hiện tượng Raynaud không được điều trị hiệu quả. Vì có cùng cơ chế nên điều trị loét ngón tương tự với điều trị Raynaud nhưng được tiến hành tích cực hơn, lựa chọn các thuốc mạnh hơn, trong đó đồng phân của prostacyclin là lựa chọn hàng đầu.

(Nguồn: Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014)

Khi các phương pháp trên điều trị không thành công, hậu quả cuối cùng là hoại tử đầu ngón. Khi này, phẫu thuật cắt cụt được tiến hành để tránh nhiễm trùng nặng lên.

4.Xơ cứng da (Skin Fibrosis). 4.1 Biểu hiện lâm sàng:

Xơ cứng da, dày da là triệu chứng rất thường gặp và đặc trưng cho bệnh xơ cứng bì hệ thống, gặp ở 98% bệnh nhân xơ cứng bì. Tổn thương da thường tiến triển qua 2 giai đoạn:

– Phù nề lan tỏa bàn tay, bàn chân: giai đoạn sớm.

– Dày da tiến triển: da dày, giảm đàn hồi, khó di động. Vị trí, mức độ và tiến triển dày da khác nhau giữa các thể:

– Bộ mặt đặc trưng: mất nếp nhăn, bộ mặt vô cảm.

– Tăng giảm sắc tố

Cho đến nay đã có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thương tổn da, nhưng thang điểm Rodnan sửa đổi là công cụ chủ yếu để đánh giá độ dày da.

4.2.1 Điều trị không dùng thuốc:

Giáo dục bệnh nhân và các kỹ thuật phục hồi chức năng như xoa bóp, kéo dãn, ngâm nước ấm giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

4.2.2 Điều trị dùng thuốc:

Một số tác dụng phụ của D-penicillamine đã được báo cáo: ngứa da (phổ biến nhất), pemphigus Vulgaris, bùng phát SLE, viêm đa cơ, Grover’s diseas, giảm tiểu cầu vô căn,..

Một nghiên cứu gần đây với 84 bệnh nhân XCBHT thể da lan tỏa gần đây cho thấy D-penicillamine ở liều trung bình 750mg / ngày vẫn đóng vai trò trong điều trị với giảm sự xơ cứng da cũng như cải thiện sự tham gia của thận, tim và phổi.

Cyclosporine A thuộc nhóm immunophilins – các protein ngăn chặn sự khử phospho của các tế bào T hoạt hóa (NFATc) cho các cytokine bị viêm, như IL-2 dẫn đến giảm số lượng tế bào TCD4 + và CD8 + trong da. Giảm đáng kể tình trạng dày da đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị trong CSA trong 48 tuần, nhưng hiệu quả trong điều trị tổn thương phổi và tim không được ghi nhận.

Methotrexate là một đồng phân của axit folic có khả năng ức chế cạnh tranh dihydrofolate reductase (DHFR), một enzym cần thiết trong quá trình tổng hợp nucleotide và purin.

Hiệu quả điều trị của MTX trong SSc đang còn gây nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu chỉ ra không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn đã được báo cáo ở nhóm MTX. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể (P = 0,03) về điểm dày da sau 24 tuần điều trị MTX so với giả dược.

Được chuyển hóa thành 6-mercillinurine (6-MP) sau khi hấp thụ, azathioprine là một chất tương tự purine kết hợp với DNA và RNA gây ức chế chuyển hóa purin và phân chia tế bào. Nó có hiệu quả điều trị với tổn thương dày da trong 1 số trường hợp, tái phát dày da xảy ra sau khi ngừng điều trị gợi ý thêm về tác dụng có lợi.

Tiềm năng sử dụng thuốc này như là một chất ức chế xơ hóa đã được đưa một số tác giả nêu ra. Nó đã được chứng minh là làm giảm quá trình tổng hợp RNA thông tin và fibronectin 1 trong SSc và các nguyên bào sợi da bình thường phụ thuộc vào liều gây ức chế sự tăng sinh của các nguyên bào sợi và xơ cứng bình thường. Một số thử nghiệm lâm sàng gần đây đã cho thấy hiệu quả của imatinib trong điều trị SSc với giảm dày da và tổn thương phổi. Tuy nhiên, cần có thêm các thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược.

Rituximab là một kháng thể đơn dòng chimeric ức chế sự tăng sinh và biệt hóa tế bào B qua trung gian CD20. Gần đây, một số báo cáo trường hợp và các thử nghiệm lâm sàng không được kiểm soát cho thấy rituximab có thể có hiệu quả trong điều trị SSc cho thấy sự cải thiện đáng kể về điểm số da và chức năng phổi. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp điều trị sinh học khác cần thực hiện nhiều thử nghiệm khác để xác nhận những kết quả này.

5. Lắng đọng calci dưới da (Calcinosis). 5.1 Biểu hiện lâm sàng:

Sự lắng đọng bất thường của canxi trong các mô mềm trong bệnh XCBHT và các bệnh lí tự miễn độc lập với nồng độ canxi và phospho trong huyết thanh.

Vị trí lắng đọng calci dưới da thường gặp ở vùng đầu chi, nếp gấp như gối, khủy tay,… ở 25% bệnh nhân XCBHT gây đau, viêm cục bộ, kích thích, teo cơ, loét khả năng nhiễm trùng thứ phát và co rút khớp.

Mặc dù có nhiều giả thuyết tồn tại khi cố gắng giải thích cơ chế gây calciosis trong bệnh SSc nhưng hiện nay cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng.

5.2 Điều trị lắng đọng calci dưới da. 5.2.1 Điều trị dùng thuốc

Berger et al đã báo cáo rằng liều thấp warfarin (1mg / ngày) trong 18 tháng có tác dụng ở những bệnh nhân bị calciosis trong các bệnh hệ thống với giả thuyết rằng warfarin ức chế quá trình carboxyl hóa glutamine, do đó ức chế sự hình thành axit car-carboxyglutamic, một loại axit amin có nồng độ cao trong calcinosi.

Cukierman et al đã báo cáo việc sử dụng warfarin. Hai trong số ba bệnh nhân xuất hiện calcinosis mới và nhỏ hơn đã đáp ứng với giảm kích thước tổn thương sau một năm điều trị, nhưng ngược lại, một bệnh nhân có tổn thương lớn hơn không đáp ứng. Không có trường hợp nào báo cáo xu hướng chảy máu gia tăng hoặc thay đổi thời gian đông máu với các thuốc chống đông máu liều thấp.

Nhôm hydroxit.Thuốc kháng axit này liên kết với phốt phát và làm giảm canxi photphat huyết tương bằng cách giảm thiểu sự hấp thu của nó trong đường tiêu hóa. Tác dụng phụ thương ít gặp, có thể gây táo bón. Báo cáo về hiệu quả của nó thường được kết hợp với các loại thuốc khác.

Minocyclin: Dẫn xuất tetracycline này đã được sử dụng rộng rãi trong da liễu vì đặc tính kháng sinh và chống viêm của nó, được sử dụng trong calcinosis có thể do khả năng ức chế hủy xương. Ngoài ra, nó có khả năng ức chế collagenase và metallicoproteinase trong ống nghiệm. Mặt khác, vì các tổn thương calcinosis thường bị loét, hoạt động kháng sinh của thuốc này cũng có thể góp phần cải thiện các tổn thương.

Diltiazem làm giảm dòng chảy nội bào của các ion canxi và nó giúp điều chỉnh rối loạn, do đó nó ức chế sự lắng đọng canxi trong các mô mềm. Một nghiên cứu của Vayssairat et al trên 12 bệnh nhân bị calci hóa điều trị bằng diltiazem 180mg/ngày có ba bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện X quang nhẹ. Các thử nghiệm khác khi sử dụng liều cao hơn (240-480mg/ngày) cho kết quả tốt hơn, điều này có thể cho thấy tác dụng có thể phụ thuộc vào liều.

5.2.2 Điều trị không dùng thuốc.

Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).

Thủ tục xâm lấn tối thiểu này đã được sử dụng thành công ở một bệnh nhân bị vôi hóa loạn trương lực cơ chân do tái phát trong hội chứng CREST. Mười lăm ngày sau buổi đầu tiên, cơn đau và loét giảm đáng kể. Sau hai lần điều trị nữa, bệnh nhân không còn calcinosis khi được đánh giá X quang.

Laser CO2 cho phép cắt bỏ chính xác các tổn thương, ít gây tổn thương mô lành xung quanh, ít gây chảy máu và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên vẫn còn ít báo các về hiệu quả điều trị laser CO2 trong calcinosis.

Phương thức điều trị này thường là biện pháp cuối cùng sau nhiều lần thất bại về y tế, hoặc cách khắc phục nhanh để kiểm soát cơn đau do tổn thương gây nên. Nhược điểm chính là gây tổn thương mô lành lân cận và gây thiếu máu cục bộ do làm tổn thương mạng lưới thần kinh.

Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014

Vitiello M, Abuchar A, 2012, An Update on the Treatment of the Cutaneous Manifestations of Systemic Sclerosis: The Dermatologist’s Point of View.

Generini S, Matucci Cerinic M. Raynaud’s phenomenon and vascular disease in systemic sclerosis. Adv Exp Med Biol. 1999.

LeRoy EC, Black C, Fleischmajer R, et al. Scleroderma (systemic sclerosis): classification, subsets, and pathogenesis. J Rheumatol. 1988

Krieg T, Takehara K. Skin disease: a cardinal feature of systemic sclerosis. Rheumatology. 2009.

Ferreli C,2017, Cutaneous Manifestations of Scleroderma and Scleroderma-Like Disorders: a Comprehensive Review.

Vitiello M,2012, Skin manifestation in systemic sclerosis.

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi

Đăng bài: Phòng CTXH

Bệnh Xơ Gan Có Lây Nhiễm Không?

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm, bệnh gây nên cái chất cho hàng ngàn người mỗi năm. Bệnh xơ gan có lây nhiễm không là điều mà nhiều người quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên, các chuyên gia sẽ phân tích cụ thể trong bài viết sau.

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan là gì không phải ai cũng có thể biết được, theo các chuyên gia, xơ gan là bệnh lý hình thành do lá gan bị tổn thương trong thời gian dài. Một người khi bị xơ gan, cấu trúc lá gan của họ sẽ bị thay đổi, các mô gan bị thay thế bởi các mô xơ, sẹo khiến chức năng của gan bị ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh xơ gan được chia làm 2 giai đoạn chính là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù (hay còn gọi là xơ gan cổ trướng). Căn bệnh này nếu như không được điều trị tích cực thì bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: Xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan (hôn mê gan), hội chứng suy gan-suy thận, ung thư gan.

➢ Xơ gan do virus: virus viêm gan B, C là tác nhân gây xơ gan phổ biến nhất hiện nay, những loại virus này khi khi xâm nhập vào gan sẽ sao chép, phát triển và tấn công gan một cách mạnh mẽ. Nếu như người bệnh không điều trị kháng virus thì sau 10-15 sẽ hình thành biến chứng xơ gan.

➢ Xơ gan do rượu: đây là tác nhân gây xơ gan phổ biến chỉ sau virus viêm gan. Chất độc trong rượu bia nếu như sử dụng quá nhiều, trong thời gian dài sẽ khiến cho gan bị tổn thương nặng dẫn đến xơ gan

➢ Xơ gan do ứ mật : khi các ống mật bị tắc nghẽn, dịch mật không thể lưu thông sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương tế bào gan, về lâu dài có thể gây nên bệnh xơ gan

➢ Nguyên nhân khác: kí sinh trùng Lỵ amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan, ứ đọng máu trong thời gian dài do suy tim hay viêm tĩnh mạch trên gan, nhiễm độc thuốc…là những tác nhân có thể khiến bạn bị xơ gan nếu không điều trị kịp.

Xơ gan có lây nhiễm không?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phong thì bệnh xơ gan có lây không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Cụ thể như sau:

Nếu bệnh nhân bị xơ gan do siêu virus viêm gan B, C gây ra thì bệnh có thể gây lây nhiễm. Những loại virus này có khả năng lây nhiễm dễ dàng qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con. Xơ gan do virus gây ra cũng có thể gây lây nhiễm khi dùng chung các đồ dùng sắc nhọn gây trầy xước da hay các vật dụng cá nhân còn dính máu của người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay…).

Trường hợp người bệnh bị xơ gan không phải do virus thì mọi người không cần lo lắng khi tiếp xúc bởi bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh xơ gan

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc nào để đặc trị bệnh xơ gan, với căn bệnh này thì vẫn nên ưu tiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này, mọi người nên lưu ý những điều sau:

✤ Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan như: tiêm phòng vacxin

✤ Đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không “làm tình” với người không biết rõ tình trạng sức khỏe

✤ Hạn chế uống bia rượu

✤ Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh

✤ Phòng chóng nhiễm sán lá gan

✤ Điều trị tốt các bệnh viêm gan, ngăn chặn bệnh tiến triển thành xơ gan.

✤ Điều trị tốt các bệnh đường mật.

✤ Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.

Địa chỉ chăm sóc và điều trị sức khỏe gan mật uy tín

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề xơ gan có lây nhiễm không. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh xơ gan là gì, phương pháp điều trị như thế nào…vui lòng liên hệ với để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/

Bệnh Xơ Gan Cổ Trướng Có Lây Không?

Hiện bệnh xơ gan cổ trướng là một căn bệnh nguy hiểm và không thể điều trị hết được. Khoảng 90% số bệnh nhân bệnh xơ gan cổ trướng thường tử vong sau khi mắc bệnh. Những phương pháp điều trị bệnh hiện nay hầu như chỉ có thể giảm bớt những triệu chứng của bệnh và giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân chứ không thể điều trị dứt điềm bệnh được. Vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này nên hiện nay phòng khám đa khoa chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về vấn đề bệnh xơ gan cổ trướng có lây hay không. Bài viết sau đây các chuyên gia của phòng khám đa khoa hồng phong sẽ giải đáp chính xác nhất về bệnh Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Bệnh xơ gan là hậu quả viến chứng của bệnh viêm gan do virus, do rượu, do dinh dưỡng kém và nhiễm độc hóa chất,… không được chữa trị kiph thời và đúng lâu dài làm cho các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, dần dần bị xơ hóa và diễn tiến thành xơ gan. Ở giai đoạn xơ gan cổ trướng, người bệnh thường rơi vào trạng thái kiệt sức, đau đớn nhiều và có thể biến chứng thành ung thư gan rồi dẫn đến tử vong. Bệnh xơ gan cổ trướng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bệnh xơ gan cổ chướng do những tác động của rượu, dinh dưỡng kém, nhiễm độc hóa chất thì sẽ không lây nhiễm cho người xung quanh. Ngoài ra bệnh xơ gan cổ trướng cũng không lây qua không khí, hô hấp và những tiếp xúc cơ thể thông thường.

Bệnh xơ gan cổ trướng do viêm gan virus gây ra lây qua các con đường sau đây:

Sử dụng, tiêm bằng những xi lanh không sạch, an toàn, hoặc lây nhiễm thông qua thiết bị, dụng cụ y tế, cắt tóc, không được khử trùng. Người bệnh có thể bị lây nhiễm virus nếu như không để ý khi dùng chung đồ với những người mắc Bệnh xơ gan cổ trướng như: dùng chung dao cạo râu, bàn chải có thể lây qua vết trầy xước, xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng các vật dụng thiếu vệ sinh cũng có thể dễ dàng lây truyền bệnh.

Bệnh xơ gan cổ trướng do viêm gan virus lây truyền qua đường tình dục: virus Viêm gan siêu vi B có trong tinh dịch, dịch âm đạo của người bệnh và lây qua các vết trầy xước nhỏ trong lúc quan hệ tình dục không lành mạnh. Thường gặp ở những người hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới, những người có lối sống tình dục không lành mạnh.

Người phụ nữ bị nhiễm Bệnh xơ gan cổ trướng do bệnh viêm gan virus gây ra khi mang thai sẽ có thể truyền căn bệnh Viêm Gan B sang trẻ sơ sinh. Tỉ lệ lây truyền bệnh từ mẹ sang con còn tùy thuộc vào thời điểm mẹ mắc bệnh. Cụ thể, nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ là 1%, 10% trong ba tháng giữa, 60-70%trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Sau khi sinh trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm qua niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở, cho bé bú sữa mẹ cũng có thể bị lây nhiễm, các xét nghiệm cho thấy sữa mẹ dương tính với kháng nguyên Viêm Gan B (HBeAg); hoặc đầu nhũ hoa bị tổn thương, máu sẽ lẫn vào với sữa, khiến cho hàm lượng vi khuẩn Viêm Gan B tăng lên trong sữa mẹ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng như thể nào

Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám chuyên khoa gan hồng phong cũng chia sẽ để giảm bớt những biến chứng của bệnh xơ gan cổ trướng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân thì người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:

– Điều trị dứt điểm bệnh viêm gan B C

– Hạn chế uống rượu bia để gan không phải làm việc quá sức.

– Kê chân cao khi bệnh nhân nằm nghĩ để giảm triệu chứng phù chân

– Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu để đào thải lượng muối dư ra ngoài cơ thể. Những cần chọn ra một loại thuốc mà không có chưa kali vì nòng độ kali có thể làm tăng lên khi kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh xơ gan cổ chướng.

– Kiểm tra trọng lượng cơ thể mỏi ngày giúp cho người bệnh xơ gan cổ chướng có thể dễ dàng so sanh với thang điển chuẩn và liên hẹ với bác sĩ điều trị khi có bất cứ khi nào có sự tăng cân lên liên tục 2 kg mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp. Đây là một phương pháp tốt cho người bệnh xơ gan cổ chướng.

– Với chế độ ăn uống, người bệnh tuyệt đối kiêng bia rượu, đồ uống có cồn, có ga, không hút thuốc lá, không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều đường, muối, sắt, đạm động vật không ăn mỡ, nội tạng động vật, không ăn đồ chế biến sẵn. Ăn đồ dễ tiêu hóa như cháo, súp với các thực phẩm nhiều chất xơ, đạm thực vật, uống sữa hoặc sữa chua…

– Khi bị bệnh xơ gan cổ trướng chức năng gan của bệnh nhân đã bị giảm hoàn toàn do đó cơ thể rất dễ bị ngộ độc, do đó bệnh nhân có thể tham khảo các loại thảo mộc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và khuyến cáo bởi các chuyên gia như cây leo, cây cho đẻ để giúp củng cố chức năng giải độc của gan, Tế bào gan khỏe mạnh, đồng thời tăng cường miễn dịch, giúp bệnh nhân kéo dài cơ hội sống sót

– Với chế độ sinh hoạt, nên nằm nghỉ tại giường hoặc vận động hết sức nhẹ nhàng để thận có thể lọc được tốt hơn, kê cao chân hơn so với tim để dễ thở và giảm nhẹ đau đớn

– Bên cạnh đó hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress… để có một sức khỏe tốt.

Nếu có những thắc mắc xin vui lòng liên hệ Số Hotline: hoặc nhấn vào bản tư vẫn bên dưới các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong chúng tôi sẽ nhanh hồi âm.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/