Top 9 # Bệnh Xơ Cứng Bì Bacsinoitru Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Nhân Xơ Cứng Bì

Rau má là một loài cây cỏ mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nó thích sống ở vùng ẩm ướt, nhiều mùn đất. Ngoài ra nó còn phân bố ở nhiều quốc gia trong châu Á, ở Việt Nam có nhiều người đem về trồng làm rau ăn và làm sinh tố uống.

Theo các chuyên gia, trong rau má có chứa nhiều hoạt chất như tricopen, saponin, acid amin, chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm mát cơ thể. Vì vậy rau má trở thành một thức uống quen thuộc của người dân, nhất là khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mọc nhiều mụn nọt.

Theo đông y rau má còn có tên là Tích huyết thảo, có vị đắng tính hàn tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc tán ứ chỉ thống làm khí huyết lưu thông tốt hơn.

Chính vì vậy khi sử dụng cho bệnh nhân xơ xứng bì rau má sẽ thúc đẩy sự phát triển, tái tạo của làn da, giúp phục phồi các tổn thương trên da. Ngoài ra hoạt chất bracoside A trong rau má còn kích thích mô sản xuất NO giúp giãn nở mạch máu làm tăng cường lưu thông máu giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn.

Cách sử dụng rau má đơn giản nhất là mỗi ngày dùng khoảng 50-100gram rau má tươi, giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày.

2. Các loại hạt

Thực phẩm hạt tự nhiên như óc chó, hạnh nhân, đậu đen, đỗ tương, hạt điều… đều rất giàu nitrit oxid NO giúp giãn nở tiểu động mạch làm tăng lưu thống máu khắp cơ thể, khiến làn da được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp tái tạo được những tổn thương trong bệnh xơ cứng bì .

Chính vì vậy nên bổ sung các loại ngũ cốc, hạt tự nhiên này vào chế độ ăn hàng ngày. Thay vì sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như hạt điều rang muối, hạnh nhân ướp đường, đỗ tương lên men… thì nên sử dụng nguyên hạt, ngâm trong nước vài giờ rồi bỏ ra ăn vào các bữa phụ.

3. Một số thực phẩm khác

Sử dụng các loại rau xanh, trái cây cung cấp vitamin, chất khoáng tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống các bệnh chuyển hóa, miễn dịch như rau diếp cá, cà chua, dưa chuột, ớt chuông, húng quế, nha đam… Tùy theo vườn nhà có loại thực phẩm nào, đảm bảo độ ăn toàn thì nên sử dụng.

Không nên chiên xào rán, mà sử dụng các món ăn nguyên bản bằng cách hấp, luộc hoặc chế biến thành salad để cơ thể hấp thu được lượng vitamin lớn nhất, giúp làn da được nuôi dưỡng tốt hơn và cải thiện được tình trạng xơ cứng bì mỗi ngày.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui long liên hệ dong y gia truyền Thọ Xuân Đường, số nhà 7, khu tập thể thủy sản(số 60 Lê Văn Thiêm rẽ vào), Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời gian làm việc: 8h – 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.

Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995

Tổn Thương Da Trong Bệnh Xơ Cứng Bì Hệ Thống.

Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT- systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh chủ yếu gặp ở giới nữ (75-80%), tần số mắc bệnh khoảng 1-2/10000 dân.

Bệnh gây tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết với cơ chế bệnh sinh đặc trưng bởi 3 đặc điểm: tổn thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể và rối loạn chức năng nguyên bào sợi dẫn tới sự tăng sản xuất, lắng đọng các sợi xơ ở tổ chức liên kết

Biểu hiện lâm sàng của XCBHT rất đa dạng với tổn thương ở da và các cơ quan nội tạng.

Mặc dù các triệu chứng ban đầu của bệnh là mạch máu, triệu chứng về da rất phổ biến bệnh nhân XCNHT. Các dấu hiệu như hội chứng Raynaud, dày da tiến triển, loét đầu ngón và vôi hóa đều tương quan tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2. Hiện tượng của Raynaud (Raynaud’s phenomenon) .

2.1 Biểu hiện lâm sàng.

Hiện tượng Raynaud (RP) được mô tả lần đầu tiên bởi Auguste-Maurice Raynaud vào năm 1862, là sự thay đổi màu sắc, có thể kèm theo đau ở bàn tay và bàn chân sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc stress.

Phân loại :

RP nguyên phát hoặc vô căn (còn gọi là bệnh Raynaud) khi đó là biểu hiện duy nhất ở bệnh nhân, chiếm 5-10% dân số, thường gặp ở nữ 20-30 tuổi, có thể có yếu tố gia đình, biểu hiện bởi tím, đau đầu ngón đối xứng 2 bên.

RP thứ phát khi nó đi kèm với các bệnh khác, chủ yếu là rối loạn mô liên kết như SSc, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren.

– Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím và đau buốt.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.

Triệu chứng này xuất hiện và kéo dài có thể tới 3 năm hoặc lâu hơn nữa trước khi xuất hiện triệu chứng khác của XCBHT. Vì vậy, khi bệnh nhân đến khám với hiện tượng Raynaud cần làm các xét nghiệm miễn dịch và kiểm tra mao mạch nền móng để phát hiện sớm XCBHT.

2.2 Điều trị.

Điều trị hiện tượng Raynaud và các hậu quả của nó là vấn đề cấp thiết vì trên 90% bệnh nhân XCBHT có triệu chứng này. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của từng phương pháp.

(Nguồn: Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014)

2.2.1 Điều trị không dùng thuốc

Tư vấn cho bệnh nhân các yếu tố làm nặng bệnh và thay đổi lối sống là điều đầu tiên cho tất cả các trường hợp XCBHT. Các yếu tố này bao gồm:

Tránh lạnh: hạn chế dùng nước và ra ngoài vào mùa lạnh, sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, tất chân, mặc ấm. Ngoài ra, vào mùa nóng cũng cần khuyên bệnh nhân tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Hạn chế cảm xúc: tránh các cảm xúc mạnh kể cả vui hay buồn. Bệnh nhân XCBHT thường rất lo lắng về bệnh và tình trạng da căng cứng gây ngứa, khó chịu, mất ngủ. Nếu cần thiết có thể kê thêm kem dưỡng ẩm, thuốc an thần cho bệnh nhân.

Tránh chấn thương, nhiễm khuẩn: Khuyên bệnh nhân có môi trường sống an toàn, không lao động nặng, tránh các công việc có thể gây chấn thươngngoài da.

Bỏ thuốc lá.

2.2.2. Điều trị dùng thuốc.

Cơ chế bệnh sinh của tổn thương mạch máu trong XCBHT là rất phức tạp với nhiều yếu tố khác nhau nên các thuốc được sử dụng cũng rất đa dạng theo nhiều cơ chế khác nhau. Thông thường một loại thuốc tác động với nhiều cơ chế khác nhau nhưng dựa vào tác dụng chính có thể xếp vào 4 nhóm.

Nhóm thuốc tăng giãn mạch:

Chẹn kênh canxi: Thường được sử dụng là amlodipin và nifedipin, bắt đầu với liều thấp và tăng dần đến liều dung nạp được. Ngoài tác dụng giãn mạch, các thuốc này cũng góp phần ức chế tiểu cầu và chống oxy hóa.

Các Prostanoids: Đồng phân của prostacyclin như iloprost, epoprostenol, beraprost có tác dụng giãn mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu, sửa chữa mạch máu tổn thương. Trong đó, iloprost là first-line cho các trường hợp thiếu máu đầu chi nặng.

Ức chế phosphodiesterase: Các thuốc như sildenafil, tadalafil ức chế CGMP (cyclic guanosine monophosphate) – enzyme trong quá trình giáng hóa NO, từ đó tăng quá trình giãn mạch.

Nhóm thuốc giảm co mạch:

Ức chế men chuyển và chẹn thụ thể Angitensin 2 (AT2): AT2 ngoài gây co mạch còn là một yếu tố tiền xơ. Vì vậy, nhóm thuốc này có tác dụng vào cơ chế của tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi trên 210 bệnh nhân cho thấy quinapril không có hiệu quả sau 2-3 năm điều trị.

Chẹn α giao cảm: ít tác dụng. Hiện nay, đang nghiên cứu thuốc chẹn chọn lọc α2c – receptor đáp ứng với kích thích lạnh.

Chẹn thụ thể Endothelin-1 (ET-1): Thuốc thường được sử dụng là bosentan có tác dụng chẹn cả receptor ETa và ETb được sử dụng ưu tiên cho tăng áp lực động mạch phổi hơn là cho hiện tượng Raynaud. Các nghiên cứu đang tiếp tục để tìm ra thuốc ức chế chọn lọc receptor ETa.

Ức chế tái hấp thu serotonin: Fluoxetine đã được chứng minh là có hiệu quả trong cả Raynaud nguyên phát và thứ phát, ít gây tác dụng phụ giãn mạch hệ thống.

Nhóm thuốc chống đông.Trong XCBHT, tổn thương tế bào nội mô kích động hàng loạt phản ứng gây ngưng tập tiểu cầu và hình thành cục máu đông ở các mạch máu nhỏ gây tắc mạch, loét ngón. Dựa trên cơ chế này, một số loại thuốc đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng là có hiệu quả như aspirin liều thấp, wafarin, heparin trọng lượng phân tử thấp.

Nhóm thuốc chống oxy hóa.

Mặc dù N-acetylcystein đã được thử nghiệm cho thấy có hiệu quả trong điều trị loét ngón nhưng các thử nghiệm này cỡ mẫu còn ít, thời gian ngắn, bệnh nhân ở giai đoạn muộn nên ít được ưu tiên sử dụng trên lâm sàng.

3. Loét đầu ngón (Digital Ulcers)

3. 1 Biểu hiện lâm sàng.

Loét đầu ngón là một triệu chứng nặng về tổn thương da trên lâm sàng của xơ cứng bì hệ thống, gặp ở 38-50% bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống, thường gặp ở thể xơ cứng bì thể da lan tỏa hơn thể da giới han.

Loét đầu ngón được coi là một dấu hiệu cho mức độ nặng của bệnh.

Sẹo rỗ đầu ngón: là vết tích tổn thương loét cũ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới loét đầu ngón trong xơ cứng bì, nhưng 2 nguyên nhân chính là thay đổi về cấu trúc thành mạch ( tăng sinh nội mạch) và bất thường về chức năng ( co mạch quá mức) dẫn tới hình thành các cục huyết khối vi mạch gây tắc mạch.

3.2 Điều trị loét ngón.

Loét ngón là hậu quả thường gặp xảy ra khi hiện tượng Raynaud không được điều trị hiệu quả. Vì có cùng cơ chế nên điều trị loét ngón tương tự với điều trị Raynaud nhưng được tiến hành tích cực hơn, lựa chọn các thuốc mạnh hơn, trong đó đồng phân của prostacyclin là lựa chọn hàng đầu.

(Nguồn: Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014)

Khi các phương pháp trên điều trị không thành công, hậu quả cuối cùng là hoại tử đầu ngón. Khi này, phẫu thuật cắt cụt được tiến hành để tránh nhiễm trùng nặng lên.

4.Xơ cứng da (Skin Fibrosis). 4.1 Biểu hiện lâm sàng:

Xơ cứng da, dày da là triệu chứng rất thường gặp và đặc trưng cho bệnh xơ cứng bì hệ thống, gặp ở 98% bệnh nhân xơ cứng bì. Tổn thương da thường tiến triển qua 2 giai đoạn:

– Phù nề lan tỏa bàn tay, bàn chân: giai đoạn sớm.

– Dày da tiến triển: da dày, giảm đàn hồi, khó di động. Vị trí, mức độ và tiến triển dày da khác nhau giữa các thể:

– Bộ mặt đặc trưng: mất nếp nhăn, bộ mặt vô cảm.

– Tăng giảm sắc tố

Cho đến nay đã có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thương tổn da, nhưng thang điểm Rodnan sửa đổi là công cụ chủ yếu để đánh giá độ dày da.

4.2.1 Điều trị không dùng thuốc:

Giáo dục bệnh nhân và các kỹ thuật phục hồi chức năng như xoa bóp, kéo dãn, ngâm nước ấm giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

4.2.2 Điều trị dùng thuốc:

Một số tác dụng phụ của D-penicillamine đã được báo cáo: ngứa da (phổ biến nhất), pemphigus Vulgaris, bùng phát SLE, viêm đa cơ, Grover’s diseas, giảm tiểu cầu vô căn,..

Một nghiên cứu gần đây với 84 bệnh nhân XCBHT thể da lan tỏa gần đây cho thấy D-penicillamine ở liều trung bình 750mg / ngày vẫn đóng vai trò trong điều trị với giảm sự xơ cứng da cũng như cải thiện sự tham gia của thận, tim và phổi.

Cyclosporine A thuộc nhóm immunophilins – các protein ngăn chặn sự khử phospho của các tế bào T hoạt hóa (NFATc) cho các cytokine bị viêm, như IL-2 dẫn đến giảm số lượng tế bào TCD4 + và CD8 + trong da. Giảm đáng kể tình trạng dày da đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị trong CSA trong 48 tuần, nhưng hiệu quả trong điều trị tổn thương phổi và tim không được ghi nhận.

Methotrexate là một đồng phân của axit folic có khả năng ức chế cạnh tranh dihydrofolate reductase (DHFR), một enzym cần thiết trong quá trình tổng hợp nucleotide và purin.

Hiệu quả điều trị của MTX trong SSc đang còn gây nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu chỉ ra không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn đã được báo cáo ở nhóm MTX. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể (P = 0,03) về điểm dày da sau 24 tuần điều trị MTX so với giả dược.

Được chuyển hóa thành 6-mercillinurine (6-MP) sau khi hấp thụ, azathioprine là một chất tương tự purine kết hợp với DNA và RNA gây ức chế chuyển hóa purin và phân chia tế bào. Nó có hiệu quả điều trị với tổn thương dày da trong 1 số trường hợp, tái phát dày da xảy ra sau khi ngừng điều trị gợi ý thêm về tác dụng có lợi.

Tiềm năng sử dụng thuốc này như là một chất ức chế xơ hóa đã được đưa một số tác giả nêu ra. Nó đã được chứng minh là làm giảm quá trình tổng hợp RNA thông tin và fibronectin 1 trong SSc và các nguyên bào sợi da bình thường phụ thuộc vào liều gây ức chế sự tăng sinh của các nguyên bào sợi và xơ cứng bình thường. Một số thử nghiệm lâm sàng gần đây đã cho thấy hiệu quả của imatinib trong điều trị SSc với giảm dày da và tổn thương phổi. Tuy nhiên, cần có thêm các thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược.

Rituximab là một kháng thể đơn dòng chimeric ức chế sự tăng sinh và biệt hóa tế bào B qua trung gian CD20. Gần đây, một số báo cáo trường hợp và các thử nghiệm lâm sàng không được kiểm soát cho thấy rituximab có thể có hiệu quả trong điều trị SSc cho thấy sự cải thiện đáng kể về điểm số da và chức năng phổi. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp điều trị sinh học khác cần thực hiện nhiều thử nghiệm khác để xác nhận những kết quả này.

5. Lắng đọng calci dưới da (Calcinosis). 5.1 Biểu hiện lâm sàng:

Sự lắng đọng bất thường của canxi trong các mô mềm trong bệnh XCBHT và các bệnh lí tự miễn độc lập với nồng độ canxi và phospho trong huyết thanh.

Vị trí lắng đọng calci dưới da thường gặp ở vùng đầu chi, nếp gấp như gối, khủy tay,… ở 25% bệnh nhân XCBHT gây đau, viêm cục bộ, kích thích, teo cơ, loét khả năng nhiễm trùng thứ phát và co rút khớp.

Mặc dù có nhiều giả thuyết tồn tại khi cố gắng giải thích cơ chế gây calciosis trong bệnh SSc nhưng hiện nay cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng.

5.2 Điều trị lắng đọng calci dưới da. 5.2.1 Điều trị dùng thuốc

Berger et al đã báo cáo rằng liều thấp warfarin (1mg / ngày) trong 18 tháng có tác dụng ở những bệnh nhân bị calciosis trong các bệnh hệ thống với giả thuyết rằng warfarin ức chế quá trình carboxyl hóa glutamine, do đó ức chế sự hình thành axit car-carboxyglutamic, một loại axit amin có nồng độ cao trong calcinosi.

Cukierman et al đã báo cáo việc sử dụng warfarin. Hai trong số ba bệnh nhân xuất hiện calcinosis mới và nhỏ hơn đã đáp ứng với giảm kích thước tổn thương sau một năm điều trị, nhưng ngược lại, một bệnh nhân có tổn thương lớn hơn không đáp ứng. Không có trường hợp nào báo cáo xu hướng chảy máu gia tăng hoặc thay đổi thời gian đông máu với các thuốc chống đông máu liều thấp.

Nhôm hydroxit.Thuốc kháng axit này liên kết với phốt phát và làm giảm canxi photphat huyết tương bằng cách giảm thiểu sự hấp thu của nó trong đường tiêu hóa. Tác dụng phụ thương ít gặp, có thể gây táo bón. Báo cáo về hiệu quả của nó thường được kết hợp với các loại thuốc khác.

Minocyclin: Dẫn xuất tetracycline này đã được sử dụng rộng rãi trong da liễu vì đặc tính kháng sinh và chống viêm của nó, được sử dụng trong calcinosis có thể do khả năng ức chế hủy xương. Ngoài ra, nó có khả năng ức chế collagenase và metallicoproteinase trong ống nghiệm. Mặt khác, vì các tổn thương calcinosis thường bị loét, hoạt động kháng sinh của thuốc này cũng có thể góp phần cải thiện các tổn thương.

Diltiazem làm giảm dòng chảy nội bào của các ion canxi và nó giúp điều chỉnh rối loạn, do đó nó ức chế sự lắng đọng canxi trong các mô mềm. Một nghiên cứu của Vayssairat et al trên 12 bệnh nhân bị calci hóa điều trị bằng diltiazem 180mg/ngày có ba bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện X quang nhẹ. Các thử nghiệm khác khi sử dụng liều cao hơn (240-480mg/ngày) cho kết quả tốt hơn, điều này có thể cho thấy tác dụng có thể phụ thuộc vào liều.

5.2.2 Điều trị không dùng thuốc.

Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).

Thủ tục xâm lấn tối thiểu này đã được sử dụng thành công ở một bệnh nhân bị vôi hóa loạn trương lực cơ chân do tái phát trong hội chứng CREST. Mười lăm ngày sau buổi đầu tiên, cơn đau và loét giảm đáng kể. Sau hai lần điều trị nữa, bệnh nhân không còn calcinosis khi được đánh giá X quang.

Laser CO2 cho phép cắt bỏ chính xác các tổn thương, ít gây tổn thương mô lành xung quanh, ít gây chảy máu và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên vẫn còn ít báo các về hiệu quả điều trị laser CO2 trong calcinosis.

Phương thức điều trị này thường là biện pháp cuối cùng sau nhiều lần thất bại về y tế, hoặc cách khắc phục nhanh để kiểm soát cơn đau do tổn thương gây nên. Nhược điểm chính là gây tổn thương mô lành lân cận và gây thiếu máu cục bộ do làm tổn thương mạng lưới thần kinh.

Gualtierotti R, A.G., Lubatti C, Digital ulcers management in patients with systemic sclerosis. AO Arthritis, 2014

Vitiello M, Abuchar A, 2012, An Update on the Treatment of the Cutaneous Manifestations of Systemic Sclerosis: The Dermatologist’s Point of View.

Generini S, Matucci Cerinic M. Raynaud’s phenomenon and vascular disease in systemic sclerosis. Adv Exp Med Biol. 1999.

LeRoy EC, Black C, Fleischmajer R, et al. Scleroderma (systemic sclerosis): classification, subsets, and pathogenesis. J Rheumatol. 1988

Krieg T, Takehara K. Skin disease: a cardinal feature of systemic sclerosis. Rheumatology. 2009.

Ferreli C,2017, Cutaneous Manifestations of Scleroderma and Scleroderma-Like Disorders: a Comprehensive Review.

Vitiello M,2012, Skin manifestation in systemic sclerosis.

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi

Đăng bài: Phòng CTXH

Bệnh Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ (Hội Chứng Als)

1. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ:

Hội chứng ALS còn được gọi là bệnh “Lou Gehrig”- Tên của một cầu thủ bóng chày sau khi người này được chẩn đoán mắc bệnh nêu trên. Cho tới nay, nguyên nhân gây ra Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Một số trường hợp được cho là do di truyền.

Bệnh thường bắt đầu với cơn co giật cơ, yếu ở một bên chi hoặc nói chậm. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ ảnh hưởng chủ yếu đến các nhóm cơ bên trái của cơ thể. Cuối cùng, bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kiểm soát các cơ cần thiết để di chuyển, nói, ăn và thở. Hiện nay chưa có cách điều trị cho căn bệnh này.

2. Triệu chứng xơ cứng cột bên teo cơ:

Các dấu hiệu và triệu chứng của ALS thường rất khác nhau tùy theo từng người và tùy thuộc vào loại tế bào thần kinh nào bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

Khó khăn trong việc đi lại hoặc thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày;

Thường xuyên bị vấp, ngã;

Yếu ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân;

Teo nhỏ dần các cơ nhiều vùng sau vai, chân tay 2 bên

Tay yếu và vụng về;

Nói chậm, khó nuốt;

Chuột rút cơ bắp, co giật ở cánh tay, vai và lưỡi;

Khóc, cười hoặc ngáp không bình thường;

Thay đổi nhận thức và hành vi.

Hội chứng ALS thường bắt đầu ở bàn tay, bàn chân, sau đó lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Khi bệnh bắt đầu tiến triển và các tế bào thần kinh bị phá hủy, cơ bắp của bệnh nhân sẽ yếu đi. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nhai, nuốt, nói và hít thở.

Nhìn chung, người bệnh hầu như không có cảm giác đau trong tất cả các giai đoạn của ALS. Hội chứng này cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát bàng quang hoặc các giác quan của cơ thể.

Người mắc hội chứng ALS thường gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày

3. Nguyên nhân của hội chứng ALS

Hội chứng ALS ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh có chức năng kiểm soát những chuyển động cơ bắp không ý thức, như đi bộ và nói chuyện (thuộc tế bào thần kinh vận động). Bệnh khiến cho các tế bào thần kinh vận động dần dần chết đi. Hệ thống tế bào thần kinh vận động kéo dài từ não đến tủy sống, đến các cơ dọc khắp cơ thể. Khi tế bào thần kinh vận động bị tổn thương, chúng sẽ chấm dứt quá trình dẫn truyền thông tin đến cơ bắp, vì vậy cơ bắp không thể hoạt động.

5 – 10% các bệnh nhân mắc xơ cứng cột bên teo cơ là do di truyền. Đối với các trường hợp còn lại, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến.

Khu trú của tổn thương ở bệnh xơ cột bên teo cơ là: thoái hoá các tế bào thần kinh vận động nằm ở sừng trước tủy sống, đặc biệt là ở phình tủy cổ và thắt lưng, các nhân dây thần kinh sọ não ở thân não: nhân dây XII, IX, X và nhân vận động của dây V, tổn thương các đường dẫn truyền ở cột bên của tuỷ sống, đặc biệt là bó tháp, có thể tổn thương ở các tế bào Betz nằm ở lớp thứ V và lớp thứ III của vỏ não. Đặc điểm của tổn thương là: phản ứng viêm và thoái hoá, các tế bào thần kinh bị thoái hoá hoặc huỷ hoại được thay bằng tổ chức xơ, các sợi thần kinh bị thoái hoá huỷ hoại bao myelin, các đường dẫn truyền thần kinh bị đứt đọan. Quanh các mạch máu có thâm nhiễm nhẹ các tế bào viêm. Tiến triển của tổn thương có xu hướng lan dần lên cao, bắt đầu thường từ phình tuỷ cổ lan dần lên hành não, cầu não và vỏ não.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố nguy cơ được thiết lập cho hội chứng ALS bao gồm:

Di truyền: Đối với phần lớn những người mắc hội chứng ALS, con của họ có 50% nguy cơ mắc bệnh;

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh này thường tăng theo tuổi, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến trước 70 tuổi;

Giới tính: Trước 65 tuổi, số bệnh nhân nam mắc hội chứng ALS nhiều hơn so với phụ nữ một chút. Sự khác biệt này biến mất sau 70 tuổi.

Đột biến trong di truyền: Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong các đột biến di truyền của những người mắc ALS do di truyền và những người mắc ALS khác. Những đột biến trong di truyền này có nguy cơ cao gây bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường cũng có thể gây ra hội chứng ALS:

Hút thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ môi trường duy nhất. Nguy cơ mắc bệnh do yếu tố này dường như cao hơn ở phụ nữ, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh;

Tiếp xúc với những độc tố từ môi trường: Một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiếp xúc với chì hoặc các chất độc khác ở nơi làm việc hoặc ở nhà có thể dẫn tới hội chứng ALS;

Đối tượng quân nhân: Một số nghiên cứu cho rằng những người từng phục vụ trong quân đội có nguy cơ mắc ALS cao hơn. Nguyên nhân có thể là do việc tiếp xúc với một số kim loại hoặc hóa chất trong chiến tranh, đối tượng bị chấn thương, nhiễm virus và gắng sức quá lớn.

5. Biến chứng do xơ cứng cột bên teo cơ:

Theo thời gian, hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ làm tê liệt các cơ dùng để thở. Bệnh nhân cần sử dụng một thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ thở vào ban đêm, tương tự như khi điều trị cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất của hội chứng ALS là suy hô hấp. Trung bình, khả năng tử vong xảy ra trong vòng 3 đến 5 năm kể từ khi các triệu chứng đầu tiên khởi phát. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn có thể sống trên 10 năm.

Hầu hết những người mắc hội chứng ALS đều gặp tình trạng khó nói chuyện. Ban đầu, triệu chứng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng, nhưng dần sẽ nghiêm trọng hơn qua thời gian. Cuối cùng, người bệnh không thể giao tiếp một cách bình thường mà phải dựa vào công nghệ hỗ trợ để giao tiếp.

Bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ thường bị suy dinh dưỡng và mất nước do tổn thương các cơ bắp kiểm soát hoạt động nuốt. Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ cao đưa thức ăn, chất lỏng hoặc nước bọt vào phổi, dẫn đến viêm phổi. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể dùng một ống dẫn, giúp cung cấp thức ăn, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân.

Một số người mắc hội chứng ALS có vấn đề với trí nhớ và khả năng ra quyết định. Một số bệnh nhân thậm chí được chẩn đoán mắc một dạng sa sút trí tuệ gọi là Sa sút trí tuệ trán – thái dương (frontotemporal dementia).

6. Xét Nghiệm- Cận Lâm Sàng:

ALS là một bệnh khó chẩn đoán, cần kết hợp các dấu hiệu lâm sàng và các kết quả xét nghiệm. ALS nên được đặt ra khi đã loại trừ những bệnh có biểu hiện tương tự (ví dụ u tủy sống, xơ cứng bì rải rác hoặc chèn ép thần kinh).

Trong hầu hết trường hợp xét nghiệm dịch não thấy bình thường, số ít trường hợp có biểu hiện tăng nhẹ protein.

Điện cơ có biểu hiện điển hình của rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, tuy nhiên cũng không phải là đặc hiệu của bệnh XCBTC mà nó cũng tương tự biểu hiện cơ của các bệnh lý tổn thương tuỷ sống khác.

Điện cơ khi không co cơ xuất hiện điện thế rung sợi cơ, khi co cơ tối đa điện cơ có biểu hiện giảm số lượng đơn vị vận động, tăng biên độ và kéo dài bước sóng điện thế đơn vị vận động.

Các xét nghiệm máu không thấy thay đổi gì rõ, có tác giả nêu có biểu hiện rối loạn chuyển hoá pyruvat. Có thể thấy tăng bài tiết creatinin và giảm creatinin trong nước tiểu.

Hình ảnh MRI có thể thấy tăng tín hiệu ở tuỷ sống và thân não (hình ảnh T2), teo thùy trán não.

Sinh thiết cơ có hình ảnh teo các sợi cơ giống như teo cơ do các bệnh thần kinh ngoại vi khác, với biểu hiện: teo, thoái hoá các sợi cơ trong một bó cơ các sợi cơ đều bị thoái hoá, không xen kẽ sợi cơ bình thường, nhưng có bó cơ không bị thoái hoá xen kẽ lẫn bó cơ bị thoái hoá. Không có rối loạn đáng kể cấu trúc của sợi cơ, không xen lẫn các tổ chức xơ và mỡ vào các cơ.

dựa trên sự kết hợp của các dữ liệu sau:

– Yếu cơ ở tay hoặc chân.

– Tăng phản xạ gân xương.

– Dấu hiệu Babinski dương tính.

– Xét nghiệm dịch não tủy bình thường.

– Xét nghiệm điện cơ.

– Xét nghiệm tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) não và tủy sống.

Trước hết cần phân biệt với teo cơ tiên phát như: loạn dưỡng cơ tiến triển, ở bệnh cơ tiên phát không có hội chứng hành não hoặc liệt giả hành não. Nếu có nghi ngờ thì điện cơ và sinh thiết cơ giúp ta loại trừ hoàn toàn bệnh lý của cơ.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của tuỷ sống và não như: xơ não tuỷ rải rác, hạ liệt cứng gia đình, viêm sừng trước tuỷ sống mạn tính tiến triển, thoái hoá cột sống có chèn ép các rễ thần kinh cổ, hốc tuỷ, thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch sống nền, u tuỷ cổ và giang mai thần kinh.

Các bệnh nhân trên đều có bảng lâm sàng riêng, có thể nêu những đặc điểm chính của bệnh khác với XCBTC như sau:

– Xơ não tủy rải rác, do tổn thương nhiều ổ, rải rác ở não và tuỷ nên lâm sàng đa dạng, thường thấy ở các triệu chứng như: giảm thị lực, liệt hai chi dưới, hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình, ít có biểu hiện teo cơ và rung giật bó sợi cơ.

– Hạ liệt cứng gia đình: biểu hiện bằng liệt trung ương chi dưới tiến triển nặng dần, có rối loạn cơ vòng, không tiến triển lên chi trên và hành não.

– Viêm sừng trước tuỷ sống mạn tính tiến triển: biểu hiện bằng liệt ngoại vi ở hai chi trên hoặc tứ chi kèm theo teo cơ, không có rối loạn cảm giác nhưng không có hội chứng tháp.

– Tổn thương các rễ thần kinh cổ do thoái hoá cột sống cổ: hội chứng Aran- Duchenne thực sự kèm theo rối loạn cảm giác, không bao giờ tăng phản xạ gân xương và có phản xạ bệnh lý bó tháp.

– Hốc tuỷ: có rối loạn cảm giác điển hình là phân ly cảm giác: mất cảm giác đau, nóng, lạnh, còn xúc giác và cảm giác sâu.

– U tuỷ cổ: có biểu hiện chèn ép tủy nên bao giờ cũng có rối loạn cảm giác như: đau rễ, giảm cảm giác theo kiểu khoanh đoạn và theo đường dẫn truyền thần kinh.

– Thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống – nền: ở mức độ nặng.

8. Điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ:

Các phương pháp điều trị hiện nay không thể đảo ngược diễn tiến của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và độc lập hơn. Tóm lại, mục tiêu điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt hai loại thuốc để điều trị hội chứng ALS:

Riluzole (biệt dược Rilutek): Dùng đường uống, đã được chứng minh là có khả năng làm tăng tuổi thọ từ 3 đến 6 tháng;

Edaravone (biệt dược Radicava): Dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch, đã được chứng minh là có thể làm giảm diễn tiến suy giảm chức năng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc khác để giải quyết những triệu chứng của bệnh.

8.2. Điều trị bằng liệu pháp

Hỗ trợ thở: Bệnh nhân sẽ dần cảm thấy khó thở hơn khi cơ bắp yếu đi. Các bác sĩ cần kiểm tra hơi thở thường xuyên và cung cấp các thiết bị để hỗ trợ hô hấp vào ban đêm;

Vật lý trị liệu: Nhằm cải thiện những vận động thường xuyên, như đi lại, di chuyển, giúp bệnh nhân không bị phụ thuộc vào người khác khi cần di chuyển. Các bài tập vật lý trị liệu còn giúp duy trì sức khỏe tim mạch, sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của cơ thể;

Trị liệu chức năng: Giúp bệnh nhân khắc phục hậu quả do yếu cơ tay bằng các thiết bị đặc biệt. Các thiết bị này giúp thực hiện những hoạt động thiết yếu, chẳng hạn như mặc quần áo, chải chuốt, ăn uống và tắm rửa;

Trị liệu về ngôn ngữ. Giúp người bệnh học các kỹ thuật để giao tiếp hiệu quả hơn. Các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ có thể khuyến khích bệnh nhân sử dụng thêm các vật dụng hỗ trợ khác, chẳng hạn như bảng chữ cái, bút, giấy.

Hỗ trợ dinh dưỡng: Để đảm bảo bệnh nhân ăn các loại thực phẩm dễ nuốt, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.

Hỗ trợ tâm lý và xã hội: Các chuyên gia tâm lý học sẽ hỗ trợ bệnh nhân khắc phục các vấn đề về tâm lý và kết nối với xã hội.

Mặc dù việc điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chất lượng cuộc sống và thời gian sống của bệnh nhân đã cải thiện đáng kể. Trong khi đó, các đánh giá lâm sàng về sử dụng thuốc và phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn đang được nghiên cứu và sẽ được ứng dụng trong tương lai gần.

Bệnh tiến triển nặng dần, khoảng 50% tử vong sau 3 năm, sau 6 năm tử vong khoảng 90%.

BS Đoàn Ngọc Sâm – Khoa PHCN

Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ (Als)

Xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) còn có tên khác là bệnh Lou Gehrig, được đặt theo huyền thoại bóng chày Mỹ, Lou Gehrig – người được mệnh danh là “Người sắt” khi còn thi đấu. Ông mắc phải chứng xơ cột bên teo cơ khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và qua đời chỉ 2 năm sau khi được chẩn đoán ở tuổi 39. Ngoài ra, nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking và tay guitar Jason Becker cũng là những nạn nhân của ALS.

Nhà vật lý Stephen Hawking là một trong những người nổi tiếng là nạn nhân của ALS

Vậy ALS là bệnh gì?

Ảnh của Kiến thức y học.

Xơ cột bên teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS) còn được gọi là bệnh Charcot (amyotrophic lateral sclerosis) được Charcot mô tả lần đầu tiên vào năm 1869 và còn được gọi là bệnh Lou Gehrig. Đây là một bệnh thoái hoá thần kinh, tiến triển mạn tính với đặc điểm lâm sàng chủ yếu là: teo cơ, rung giật các sợi cơ và kèm theo hội chứng bệnh lý bó tháp, do tổn thương các nơron vận động ngoại vi kết hợp với tổn thương hệ tháp, không giảm hoặc mất cảm giác. Trong bệnh xơ cột bên teo cơ, các tế bào thần kinh vận động ở não và tủy sống bị thoái hóa dần dần.

Trong bệnh ALS các tế bào thần kinh vận động sẽ dần dần bị xơ hóa, dẫn đến việc bệnh nhân bị liệt dần dần. Ban đầu là các cơ ở tay, chân, rồi đến các cơ hầu họng, cơ lưỡi, cuối cùng là liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân tử vong.

Bệnh ALS là bệnh nặng và không có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy triển vọng sống của bệnh nhân kể từ khi được chẩn đoán chỉ khoảng 3 – 5 năm. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% bệnh nhân ALS sống được trên 10 năm kể từ khi chẩn đoán.

1.2. Nguyên nhân

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh ALS chưa được xác định.

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Ở nhiều bệnh nhân vẫn không tìm ra được một căn nguyên ngoại sinh nào. Có một số trường hợp có xuất hiện bệnh ở nhiều người trong gia đình ở một hay nhiều thế hệ. Ở một số bệnh nhân, xuất hiện sau những yếu tố ngoại sinh như: nhiễm khuẩn, chấn thương, rối loạn chuyển hoá, nhiễm độc kim loại nặng… trong các yếu tố trên, người ta lưu ý nhiều đến viêm não tủy do virut, có trường hợp xơ cột bên teo cơ xuất hiện kèm theo hội chứng Parkinson sau viêm não. Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện và tiến triển nặng dần sau chấn thương cột sống, tủy sống, có thể gặp xơ cột bên teo cơ ở bệnh nhân bị mắc kết hợp các bệnh khác của não tủy như: giang mai tủy sống, xơ não tuỷ rải rác, u tuỷ, rỗng tủy…

Ngày nay người ta thấy có sự biến đổi gen dẫn đến các rối loạn về men chuyển hoá, gây ứ đọng các gốc tự do như đồng, kẽm, superoxit, glutamat…

Còn có giả thuyết cho rằng đây là bệnh tự miễn dịch.

1.3. Mô bệnh học

Khu trú của tổn thương ở bệnh xơ cột bên teo cơ là: thoái hoá các tế bào thần kinh vận động nằm ở sừng trước tủy sống, đặc biệt là ở phình tủy cổ và thắt lưng, các nhân dây thần kinh sọ não ở thân não: nhân dây XII, IX, X và nhân vận động của dây V, tổn thương các đường dẫn truyền ở cột bên của tuỷ sống, đặc biệt là bó tháp, có thể tổn thương ở các tế bào Betz nằm ở lớp thứ V và lớp thứ III của vỏ não. Đặc điểm của tổn thương là: phản ứng viêm và thoái hoá, các tế bào thần kinh bị thoái hoá hoặc huỷ hoại được thay bằng tổ chức xơ, các sợi thần kinh bị thoái hoá huỷ hoại bao myelin, các đường dẫn truyền thần kinh bị đứt đọan. Quanh các mạch máu có thâm nhiễm nhẹ các tế bào viêm. Tiến triển của tổn thương có xu hướng lan dần lên cao, bắt đầu thường từ phình tuỷ cổ lan dần lên hành não, cầu não và vỏ não.

2. Lâm sàng và chẩn đoán

Bệnh khởi phát từ từ, bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ, chưa đầy dủ, sau đó xuất hiện dần các triệu chứng khác với mức độ ngày càng nặng.

Khởi phát bằng yếu và teo cơ ở bàn tay và cẳng tay là thể hay gặp nhất, chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân XCBTC. Lúc đầu biểu hiện yếu sức cơ và teo cơ ở một tay, sau đó một vài tuần hoặc có thể một vài tháng chuyển sang tay bên kia, đôi khi bệnh khởi phát cùng một lúc ở cả hai tay nhưng mức độ không đều nhau.

Khởi phát bằng yếu và teo cơ ở vai và thân ít gặp.

Khởi phát bằng bại và teo cơ ở bàn chân và cẳng chân đứng sau khởi phát ở chi trên, có thể thấy biểu hiện giống như tổn thương dây thần kinh hông to hoặc dây thần kinh hông khoeo ngoài, nhưng đã kèm theo tăng phản xạ gân xương và có thể thấy phản xạ bệnh lý bó tháp.

Hiếm gặp khởi phát bằng teo và bại các cơ đùi, nó chỉ thể hiện sau khi bệnh đã tiến triển nặng.

Khởi phát bằng triệu chứng tổn thương nhân dây thần kinh XII, IX và X biểu hiện bằng lời nói ngọng, nuốt khó, teo cơ lưỡi, gặp khoảng 1/5 số bệnh nhân XCBTC.

Khởi phát bằng rung giật các sợi cơ, các bó cơ ít gặp.

Hiếm có trường hợp khởi phát bằng co cứng tăng trương lực cơ và bằng tăng phản xạ gân xương trước khi có giảm sức cơ và teo cơ.

2.2. Triệu chứng lâm sàng đầy đủ

+ Yếu cơ, thường gặp ở một bên bàn tay, cẳng tay, bàn chân, cẳng chân. Sau đó yếu cả 2 bên. Theo thời gian, các cơ này teo nhỏ dần.

+ Rung giật bó sợi cơ. Bệnh nhân thấy từng bó sợi cơ bị rung giật một cách tự phát, họ không thể kiềm chế được sự rung giật này.

+ Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt biểu hiện bằng nói ngọng, nuốt khó, teo cơ lưỡi. Ở giai đoạn cuối của bệnh, các cơ hô hấp cũng bị ảnh hưởng gây khó thở.

– Triệu chứng thực thể:

+ Dấu hiệu bệnh lý bó tháp (Babinski dương tính).

+ Không giảm hoặc mất cảm giác.

2.3. Xét nghiệm

ALS là một bệnh khó chẩn đoán, cần kết hợp các dấu hiệu lâm sàng và các kết quả xét nghiệm. ALS nên được đặt ra khi đã loại trừ những bệnh có biểu hiện tương tự (ví dụ u tủy sống, xơ cứng bì rải rác hoặc chèn ép thần kinh).

Trong hầu hết trường hợp xét nghiệm dịch não thấy bình thường, số ít trường hợp có biểu hiện tăng nhẹ protein.

Điện cơ có biểu hiện điển hình của rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, tuy nhiên cũng không phải là đặc hiệu của bệnh XCBTC mà nó cũng tương tự biểu hiện cơ của các bệnh lý tổn thương tuỷ sống khác.

Điện cơ khi không co cơ xuất hiện điện thế rung sợi cơ, khi co cơ tối đa điện cơ có biểu hiện giảm số lượng đơn vị vận động, tăng biên độ và kéo dài bước sóng điện thế đơn vị vận động.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu:

Các xét nghiệm máu không thấy thay đổi gì rõ, có tác giả nêu có biểu hiện rối loạn chuyển hoá pyruvat. Có thể thấy tăng bài tiết creatinin và giảm creatinin trong nước tiểu.

Hình ảnh MRI có thể thấy tăng tín hiệu ở tuỷ sống và thân não (hình ảnh T2), teo thùy trán não.

Sinh thiết cơ có hình ảnh teo các sợi cơ giống như teo cơ do các bệnh thần kinh ngoại vi khác, với biểu hiện: teo, thoái hoá các sợi cơ trong một bó cơ các sợi cơ đều bị thoái hoá, không xen kẽ sợi cơ bình thường, nhưng có bó cơ không bị thoái hoá xen kẽ lẫn bó cơ bị thoái hoá. Không có rối loạn đáng kể cấu trúc của sợi cơ, không xen lẫn các tổ chức xơ và mỡ vào các cơ.

2.4. Chẩn đoán

2.4.1. Chẩn đoán bệnh ALS: dựa trên sự kết hợp của các dữ liệu sau:

– Dấu hiệu Babinski dương tính.

– Xét nghiệm dịch não tủy bình thường.

– Xét nghiệm tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) não và tủy sống.

2.4.2. Chẩn đoán phân biệt

Trước hết cần phân biệt với teo cơ tiên phát như: loạn dưỡng cơ tiến triển, ở bệnh cơ tiên phát không có hội chứng hành não hoặc liệt giả hành não. Nếu có nghi ngờ thì điện cơ và sinh thiết cơ giúp ta loại trừ hoàn toàn bệnh lý của cơ.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của tuỷ sống và não như: xơ não tuỷ rải rác, hạ liệt cứng gia đình, viêm sừng trước tuỷ sống mạn tính tiến triển, thoái hoá cột sống có chèn ép các rễ thần kinh cổ, hốc tuỷ, thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch sống nền, u tuỷ cổ và giang mai thần kinh.

Các bệnh nhân trên đều có bảng lâm sàng riêng, có thể nêu những đặc điểm chính của bệnh khác với XCBTC như sau:

– Xơ não tủy rải rác, do tổn thương nhiều ổ, rải rác ở não và tuỷ nên lâm sàng đa dạng, thường thấy ở các triệu chứng như: giảm thị lực, liệt hai chi dưới, hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình, ít có biểu hiện teo cơ và rung giật bó sợi cơ.

– Hạ liệt cứng gia đình: biểu hiện bằng liệt trung ương chi dưới tiến triển nặng dần, có rối loạn cơ vòng, không tiến triển lên chi trên và hành não.

– Viêm sừng trước tuỷ sống mạn tính tiến triển: biểu hiện bằng liệt ngoại vi ở hai chi trên hoặc tứ chi kèm theo teo cơ, không có rối loạn cảm giác nhưng không có hội chứng tháp.

– Tổn thương các rễ thần kinh cổ do thoái hoá cột sống cổ: hội chứng Aran- Duchenne thực sự kèm theo rối loạn cảm giác, không bao giờ tăng phản xạ gân xương và có phản xạ bệnh lý bó tháp.

– Hốc tuỷ: có rối loạn cảm giác điển hình là phân ly cảm giác: mất cảm giác đau, nóng, lạnh, còn xúc giác và cảm giác sâu.

– U tuỷ cổ: có biểu hiện chèn ép tủy nên bao giờ cũng có rối loạn cảm giác như: đau rễ, giảm cảm giác theo kiểu khoanh đoạn và theo đường dẫn truyền thần kinh.

– Thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống – nền: ở mức độ nặng.

3. Điều trị và phục hồi chức năng

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ALS. Chỉ có 1 loại thuốc được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là có tác dụng giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân ALS thêm khoảng vài tháng. Đó là Riluzose. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đáng kể trong việc giảm các triệu chứng và tăng chất lượng sống của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

– Các bài tập vật lý trị liệu.

– Ngôn ngữ trị liệu: giúp cải thiện các vấn đề về nói và nuốt.

– Các dụng cụ hỗ trợ: như gậy chống, xe đẩy, tay vịn, ghế tắm…

– Một số thuốc điều trị triệu chứng: như thuốc chống căng cứng cơ, thuốc giảm đau, thuốc làm giảm tiết nước bọt, thuốc chống trầm cảm, có thể dùng corticoid từng đợt, Có thể dùng Imuno – globulin….

– Cho ăn qua ống sonde (khi bệnh nhân không tự ăn được).

– Các biện pháp hỗ trợ hô hấp.

4. Tiên lượng

Bệnh tiến triển nặng dần, khoảng 50% tử vong sau 3 năm, sau 6 năm tử vong khoảng 90%.

Ảnh của Kiến thức y học.

Tài liệu tham khảo

1. Decarvalcho M, Cavaleiro Miranda P, Loudes Sales M. Neurophysiological features of fasciculation Potentials Evoked by Trancrannical magnetic stimulation in ALS. Neuro 2000, 247/3, 189 – 94.

2. Houston Merritt H. Neurology 1959, 481 – 488.

3. Martin Samuels. Neurologic therapeutics 1991, 384.

4. Raymond Adams. Principles of Neurology 1997, 1090.

5. Fratantoni S.A/Weisz. G/Pardal chúng tôi al. Amyotrophic lateral selerosis IgG – Treated neuromuscular Junctions ensitivity to L – Type calcium channel bloker. Muscle nerve 2000, 23/4, 543 – 550.

6. QuocBao. http://www.benhhoc.com/