Top 10 # Bệnh Viêm Khớp Phản Ứng Ở Trẻ Em Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Viêm Khớp Phản Ứng Ở Trẻ Em

Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là

Do trẻ thường chạy nhảy nhiều dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp sau vận động.

Do đau mỏi xương khi đến tuổi phát triển hoặc dư chấn sau chấn thương

Viêm khớp cấp tính do nhiễm khuẩn dẫn đến viêm khớp phản ứng

Do trẻ bị nhiễm khuẩn. Khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức gây rối loạn miễn dịch sẽ xảy ra tình trạng viêm khớp phản ứng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu cấp

Ngoài ra, di truyền cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy mắc bệnh.

Biểu hiện ở trẻ thường gặp

Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường không được sớm phát hiện. Đến khi các biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng và nghiêm trọng thì cha mẹ mới hốt hoảng đưa con đi khám. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như:

Trẻ bị sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người. Mặc dù đã được dùng thuốc giảm đau nhưng cơn đau nhức vẫn kéo dài.

Khớp xương đau cứng nhiều vào buổi sáng và giảm dần về cuối ngày. Tình trạng này xảy ra ở các khớp như mắt cá chân, gót chân, mắt cá, đầu gối hoặc xuất hiện ở lưng, mông.

Trẻ lười vận động hoặc đi khập khiễng do đau.

Sưng một hoặc một vài khớp không rõ nguyên nhân. Thường gặp ở khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp mắt cá, khớp khuỷu tay và sưng ngón tay hoặc ngón chân.

Viêm kết mạc, mắt đỏ, ngứa và nóng. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu mủ.

Điều trị viêm khớp phản ứng ở trẻ em

Đối vở trẻ bị nhẹ

Nếu bé chỉ cảm thấy đau nhức, chán ăn, mệt mỏi thì nên thực hiện giảm đau cho bé bằng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vị trí đau mỏi. Thông thường, viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường kéo dài một vài ngày hoặc 1 tuần sẽ tự khỏi.

Bệnh cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong trường hợp nhẹ nên cha mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đau, đi khập khiễng, cơn đau xuất hiện thường xuyên, sưng khớp… thì nên cho đi khám ngay.

Đối với trẻ bị nặng

Viêm khớp mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra biến dạng khớp thậm chí là tàn phế. Vì vậy nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Một trong những phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng chính là sử dụng thuốc Tây. Có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ đau và đi khập khiễng.

Khi các triệu chứng bệnh đã hơn 1 tuần, không nên tự ý dùng thuốc mà nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh nặng bao gồm: Vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa, thuốc đặc trị và thuốc dùng hỗ trợ.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm khớp phản ứng ?

Khi trẻ bị viêm khớp phản ứng, ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Hạn chế cho trẻ vui chơi, vận động quá nhiều để tránh tình trạng các tổn thương thêm nghiêm trọng hơn.

Khuyến khích bé rèn luyện sức khỏe bằng các vận động nhẹ hoặc các môn thể thao như đạp xe, bơi lội…

Thường xuyên điều chỉnh tư thế ngủ cho bé để tình trạng viêm khớp không trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống thuốc đúng giờ, đủ liều, không uống quá nhiều cũng không nên bỏ giữa chừng. Và đừng quên hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa viêm khớp phản ứng cho trẻ

Để trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, cha mẹ nên sớm có biện pháp phòng ngừa. Cách ngăn ngừa viêm khớp phản ứng tốt nhất là:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin nhất là vitamin C, cho bé ăn nhiều rau củ. Như vậy sẽ giúp khả năng miễn dịch của bé được tăng cường, ngăn ngừa, hạn chế được nhiều chứng bệnh phát sinh.

Thường xuyên quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ

Không nên vì công việc quá bận rộn mà lơ là bỏ qua việc thường xuyên quan sát, hỏi thăm tình hình sức khỏe của con. Nhiều trẻ sẽ quấy khóc khi đau nhưng cũng có những trẻ âm thầm chịu đựng, ngại nói cho cha mẹ. Hơn nữa nhiều cha mẹ cũng thường bỏ qua các triệu chứng bệnh dẫn đến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng.

Môi trường sống trong sạch

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nhất là phòng trẻ để ngăn ngừa sự phát sinh của vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, tiết niệu… thì nên sớm điều trị để tránh nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng.

Mặc dù bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy luôn quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ và có biện pháp phòng bệnh hiệu quả để bé được phát triển tốt nhất.

Viêm Khớp Phản Ứng Ở Trẻ Em Và Thông Tin Mà Cha Mẹ Cần Tìm Hiểu

1. Viêm khớp phản ứng là bệnh gì?

Mọi người cần biết rằng viêm khớp phản ứng không phải là dạng phổ biến trong bệnh viêm khớp. Bệnh xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thường ở các vị trí hệ tiết niệu sinh dục hay tiêu hóa. Đó là khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại một cách quá mức nhiễm khuẩn đó vì vậy gây ra tình trạng trên. Nó có thể ảnh hưởng đến một vài khớp kèm theo các triệu chứng viêm khớp như chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, mắt và da bị ảnh hưởng, đau nhức người…

Trẻ em có thể gặp phải một số dạng viêm khớp

Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 – 40 và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên có nhiều trẻ, ở những độ tuổi khác nhau cũng có thể mắc phải tình trạng này.

Chính vì vậy mà cha mẹ cần tìm hiểu và có những kiến thức nhất định về bệnh để biết cách xử lý khi bệnh xảy ra, giúp trẻ không phải chịu cơn đau nhức, mệt mỏi kéo dài từ bệnh.

2. Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em và cách khắc phục

Theo TS. BS Lê Thị Minh Hương – Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, tình trạng đau nhức mỏi xương khớp ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường trẻ hay chạy nhiều hay bị đau sau vận động thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ bị tại phát lại nhiều lần, kéo dài khiến vận động của trẻ bị hạn chế thì cần phải đưa trẻ đi khám để sớm phát hiện nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ. Với bệnh viêm khớp ở trẻ thường bị đau mỏi xương khớp khi đến tuổi phát triển, bị viêm sau chấn thương, viêm khớp cấp tính do nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng…

Cha mẹ nên quan sát và hỏi thăm con để biết tình hình

Bệnh viêm khớp phản ứng hay còn được gọi là viêm khớp thoáng qua. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân viêm khớp nhưng rất khó để nhận biết được bởi nó có thể gây ra sau một bệnh nhiễm khuẩn nào đấy, thậm chí viêm họng, phản ứng với món ăn… cũng có thể khiến khớp bị tổn thương và viêm khớp phản ứng ở trẻ.

Viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường kéo dài vài ngày hoặc 1 tuần sau đó tự khỏi. Bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng nếu trẻ đau nhiều, đi khập khiễng cha mẹ cần cho trẻ đi khám và sử dụng một số thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cách khắc phục tình trạng viêm khớp phản ứng ở trẻ

Tuy không nguy hiểm như bệnh viêm khớp nhưng viêm khớp trẻ em nếu để kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính vì vậy cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc và điều trị viêm khớp cho trẻ đúng cách để nhanh chóng dứt điểm bệnh ở trẻ.

– Việc làm cần thiết nhất là giúp trẻ giảm các cơn đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh cho trẻ tại vị trí khớp bị đau mỏi.

– Đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa Cơ Xương Khớp để thăm khám và điều trị sớm

– Hạn chế cho trẻ vui chơi, chạy nhảy quá nhiều bởi nó có thể khiến tình trạng viêm khớp thêm nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ tập bơi để phòng ngừa viêm khớp phản ứng ở trẻ em

– Khuyến khích cho trẻ đi tập, chơi những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như bơi lội, đạp xe.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, ngoài canxi để phát triển hệ thống xương khớp thì bổ sung các loại vitamin qua rau, củ quả nhất là vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa và nhanh chóng khỏi viêm khớp phản ứng.

Có thể nói, bất cứ căn bệnh nào dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến trẻ vì thế để trẻ không phải chịu những cơn đau nhức khó chịu khi bị viêm khớp phản ứng ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý quan sát và có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Đồng thời chủ động đưa trẻ đi khám, không để đến khi bệnh nặng mới phát hiện và điều trị.

Trần Huế (Tổng hợp).

Viêm Khớp Phản Ứng (Hội Chứng Reiter)

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh gì?

Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây tổn thương ở một số cơ quan như kết mạc, niệu đạo, đại tràng, cầu thận…Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể là:

Viêm mắt: nhiều người mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt (viêm kết mạc), đỏ, ngứa và nóng mắt;

Vấn đề tiết niệu: người bệnh có thể tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu như: nóng bức hoặc cảm giác châm chích khi tiểu tiện; tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn);

Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng: trong một số trường hợp, các ngón chân hoặc ngón tay của bạn có thể bị sưng phồng lên;

Các triệu chứng khác bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi những không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng

Hội chứng Reiter thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm khớp phản ứng có thể là:

Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như chlamydia;

Bệnh ở dạ dày như ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột.

Viêm khớp phản ứng không lây nhiễm. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây ra nó có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc trong thực phẩm bị ô nhiễm. Nhưng chỉ một vài người đã tiếp xúc với các vi khuẩn bị viêm khớp phản ứng.

Nguy cơ bị viêm khớp phản ứng

Những ai nào thường bị viêm khớp phản ứng

Những người thường mắc hội chứng Reiter chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm khớp phản ứng

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng bao gồm:

Độ tuổi: viêm khớp phản ứng xảy ra thường xuyên nhất ở những người 20-40 tuổi;

Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới;

Di truyền: nếu bạn có người nhà, đặc biệt là cha mẹ bị viêm khớp phản ứng, bạn cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này;

Khoảng 75% người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng cao hơn, nhưng nếu bạn không có kháng nguyên này không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh.;

Điều trị viêm khớp phản ứng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm khớp phản ứng thông qua khám lâm sàng (quan sát và kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng của bạn).Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm cụ thể nào cho hội chứng Reiter, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm tốc độ lắng máu (ESR). Nếu mắc bệnh viêm khớp, kết quả tốc độ lắng máu của bạn sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong máu của bạn có tồn tại kháng nguyên HLA-B27 hay không. Khoảng 80% đến 90% bệnh nhân mắc hội chứng này có kháng nguyên trên. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang các khớp bị ảnh hưởng.

Những phương pháp dùng để điều trị viêm khớp phản ứng

Việc điều trị hội chứng Reiter bao gồm: sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh, tập thể dục và vật lí trị liệu.Các loại kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng còn thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Nếu bị viêm khớp mãn tính, bạn sẽ cần thêm phương pháp khác để tăng miễn dịch và giảm đau như tiêm cortisone vào khớp. Thuốc nhỏ mắt steroid được chỉ định cho bạn nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng ở mắt.Vật lí trị liệu và tập thể dục rất quan trọng khi điều trị viêm khớp phản ứng. Bác sĩ vật lí trị liệu có thể hướng dẫn bạn giãn cơ và các bài thể dục thả lỏng khớp và cơ. Bạn cũng cần tập đi đứng và ngồi đúng tư thế nhằm giảm đau. Tư thế đúng còn giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.Bạn có thể hồi phục hoàn toàn trong 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, nếu bị nặng, bạn vẫn sẽ còn các triệu chứng viêm nhiễm ngay cả sau điều trị.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm khớp phản ứng

Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ;

Tập các bài tập thể dục giãn cơ hằng ngày để giữ khớp khỏi bị co cứng;

Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giúp đỡ tình trạng co cứng và đau. Dán miếng dán lạnh có thể giảm sưng;

Giữ tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách;

Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để giúp tránh lây lan bệnh nhiễm trừng quan đường tình dục.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những Điều Cần Lưu Ý Về Bệnh Viêm Khớp Phản Ứng

Viêm khớp phản ứng khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vậy thực chất bệnh viêm khớp phản ứng là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Và người bị viêm khớp phản ứng cần kiêng gì để quá trình điều trị bệnh có kết quả tốt? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi lý giải một cách cụ thể trong bài viết sau.

Viêm khơp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng là gì? Đây là bệnh viêm khớp vô khuẩn, gây đau và sưng đỏ. Hay nói cách khác, căn bệnh này xuất hiện sau khi một số cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể bị nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là viêm đường tiết niệu, bộ phận sinh dục và hệ tiêu hóa.

Bệnh viêm khớp phản ứng gây ảnh hưởng đến đến khớp đầu gối, mắt cá chân và các ngón chân, khiến người bệnh bị đau và khó khăn khi đi lại. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp phản ứng là gì?

– Do mẫn cảm hệ miễn dịch gây nhiễm trùng. – Cơ thể người bệnh chứa kháng nguyên HLA – B27. – Vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa gây nhiễm trùng. – Nhiễm trùng đường sinh dục. – Do các loại virus khác như: virus viêm gan, HIV, rubella…

Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không chắc hẳn là điều được nhiều người rất quan tâm nếu không may mắc phải căn bệnh này. Bệnh viêm khớp trước hết sẽ làm tổn thương các khớp xương như khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp vai… khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Ngoài ra bệnh viêm khớp phản ứng còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể, cụ thể là gây tổn thương da, mắt, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt…

Nhiều trường hợp, người mắc bệnh viêm khớp phản ứng có thể tự khỏi sau 1 thời gian. Tuy nhiên, vẫn có những người bệnh không thể tự khỏi mà kéo dài, tiến triển thành bệnh viêm khớp mãn tính. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và nếu tái lại nhiều lần có thể gây dính khớp, tăng nguy cơ bị bại liệt, tàn phế.

Bệnh viêm khớp phản ứng gây khó khăn khi vận động

Để tránh những tổn thương mà bệnh này gây ra, cách tốt nhất là khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên cơ thể thì cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Biết được viêm khớp phản ứng cần kiêng gì sẽ giúp bạn sớm khắc phục cũng như hạn chế những tổn thương mà bệnh gây ra. Theo đó, người bệnh viêm khớp phản ứng cần chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng cũng như có chế độ sinh hoạt hợp lý, cụ thể là:

– Người bệnh cần kiêng ăn quá nhiều trong 1 bữa, tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. – Đối với người bị béo phì mà bị viêm khớp phản ứng cần kiểm soát cân nặng. Không nên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học. – Thức ăn dầu mỡ có thể gây viêm ở mặt trong bao khớp, vì thế nên người bệnh cần kiêng những thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. – Người bệnh cũng cần giảm những thức ăn nhiều chất đạm như gan, thận, tim, thịt bò, thịt bồ câu, cá trích,… – Cần tránh sử dụng rượu, bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích…

Bệnh viêm khớp cần kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt, người bệnh viêm khớp phản ứng cần kiêng lao động quá sức hay mang vác vật nặng. Ngoài ra, người bệnh cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng phác đổ điều trị của bác sĩ để giúp khắc phục tình trạng bệnh, từ đó giúp cải thiện chức năng khớp.