Top 4 # Bệnh Sốt Xuất Huyết English Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết

Gần đây dịch bệnh sốt xuất huyết trở nên ngày càng nghiêm trọng, không chỉ gây bệnh ở trẻ nhỏ mà cả với người lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh thậm chí còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra, có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua hình thức hút máu. Bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm, gồm xuất huyết não vầ xuất huyết tiêu hoá, làm sức khỏe giảm sút, suy gan thậm chí là tử vong.

– Sốt cao, lên tới 38 -40 độ

– Xuất hiện các vết xuất huyết là các chấm đỏ trên da

– Đau bụng, đau đầu, nhức mỏi toàn thân

– Buồn nôn, đi ngoài ra máu, chảy máu cam.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

– Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, phát quang các bụi rậm, dọn sạch các khu vực nước đọng, thả cá vào các vật chứa nước để ăn bọ gậy, không cho muỗi vằn có cơ hội sinh sôi nảy nở.

– Khi ngủ cần buông màn, có thể sử dụng một số phương pháp diệt trừ muỗi trong nhà như: phun thuốc diệt muỗi, đốt hương muỗi,…

– Không cho trẻ nhỏ chơi ở những khu vực ẩm thấp, xoa kem chống muỗi và mặc quần áo dài tay cho trẻ.

– Nếu có các hiện tượng mắc bệnh sốt xuất huyết cần đưa ngay tới các trạm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Ăn các thức ăn lỏng, dễ ăn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

– Uống nhiều nước, có thể cho uống oresol hoặc nước trái cây.

– Để bệnh nhân nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thoáng mát.

– Không cạo gió, đánh cảm cho bệnh nhân, có thể gây xuất huyết nhiều hơn và gây khó khăn trong việc chuẩn đoán của bác sĩ.

– Nếu bệnh nhân sốt xuất huyết có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Tìm Hiểu Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.

Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.

Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

Làm sao biết trẻ em bị sốt xuất huyết?

Khi thấy những dấu hiệu sau:

Sốt (nóng) cao 39-400 , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.

Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

Đau bụng.

Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:

Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã

Chân tay lạnh

Tiểu ít

Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.

Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?

Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.

Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…

Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…

Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.

Không cho trẻ uống Aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.

Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:

Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã

Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn

Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:

Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).

Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

Nguồn (TH)

Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết Hiệu Quả

Là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền, sốt xuất huyết được xếp vào một trong những bệnh mùa hè phổ biến và tương đối nguy hiểm.

Hai thể của bệnh sốt xuất huyết là sốt xuất huyết dengue hay sốt dengue, bệnh do vi rút dengue gây ra. Khi muỗi vằn hút máu của người bệnh có nhiễm vi rút sau đó lại đốt người lành thì chúng sẽ truyền bệnh cho người lành qua vết đốt đó. Aedes albopictus và Aedes aegypti là hai loại muỗi vằn truyền bệnh trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti. Càng những nơi ẩm thấp, tối tăm lại càng tạo điều kiện cho loại muỗi này phát triển. Thời gian hoạt động của chúng là cả vào ban đêm lẫn ban ngày.

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất. Tùy vào mức độ nhiễm bệnh của từng người mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là: có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải; đi ngoài ra máu; nôn mửa; chảy máu cam; có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da; trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt cao từ 38-39 độ C, sốt đột ngột nhưng không kèm theo sổ mũi hay ho, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng vài giờ sau khi cho trẻ uống. Đối với trẻ lớn hơn, có thể có biểu hiện sốt nhưng chỉ sốt nhẹ kèm theo các dấu hiệu xuất huyết, nhức mỏi toàn thân, đau khớp, nhức mắt, đau đầu.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

– Nơi ở của trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.

– Phát quang bụi rậm, vệ sinh cảnh quan môi trường sống.

– Đậy kín những nơi có nước như lu, vại,… để đảm bảo muỗi không có điều kiện để sinh sản và phát triển.

– Có thể sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: phun thuốc chống muỗi, thắp nhang muỗi, sử dụng bình xịt,…

– Khi đi ngủ cần mắc màn để tránh muỗi đốt dù là ban ngày hay ban đêm.

– Không để trẻ hoạt động ở những nơi có ao tù nước động, ẩm thấp hay môi trường tối tăm.

– Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy trẻ có những biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết.

Hiện nay vẫn có chưa vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị bếnh sốt xuất huyết. Nếu trẻ không may mắc bệnh sốt xuất huyết, người nhà cần áp dụng những phương pháp sau đây để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất:

– Việc mất nước khi sốt sẽ kéo theo chứng kém uống, kém ăn, mệt mỏi. Vì vậy, người nhà cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bù lại nước đã mất. Có thể uống các loại nước khác nhau tùy theo sở thích của trẻ như nước đun sôi để nguội, nước suối, nước chanh, nước dừa, nước cam,…

– Những loại nước có màu đen, nâu, đỏ như nước dưa hấu, nước củ dền, nước trái cây sậm mầu, nước xá xị không nên cho trẻ uống đề phòng trường hợp trẻ nôn ói sẽ khó phân biệt màu nước với chảy máu bao tử.

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, cơm nhão. Tránh huyết vịt, huyết heo và những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.

– Có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không uống Aspirin, Ibufrophen.

– Tuân thủ thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, thực hiện tái khám hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

– Nếu có các biểu hiện sau đây, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chữa trị: lạnh, tay chân mát, xuất huyết, đau bụng nhiều, ói nhiều, li bì hoặc bứt rứt, lừ đừ.

Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cha mẹ đưa trẻ đến viện trong tình trạng quá muộn. Vì vậy việc điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình người bệnh và bác sĩ. Quan trọng nhất là vai trò của người thân trong việc chăm sóc trẻ để góp phần bảo vệ sức khỏe của bé yêu một cách tốt nhất.

Tuyên Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết

Như chúng ta đã biết bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát như hiện nay thì chúng ta phải tích cực phòng dịch bệnh.

1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :

– Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus lây truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn.

– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn, ở những góc tối trong nhà.

– Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

* : thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.

– Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đến muộn có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong cao, đặc biệt là trẻ em..

2. Biểu hiện của bệnh:

– Bệnh thường có các dấu hiệu sau:

+ Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 38 o C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.

+ Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng

3. Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Cách tốt nhất để phòng chống sốt xuất huyết là thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngủ màn.

– Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…

– Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ màn kể cả ban ngày…

– Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

– Thường xuyên cọ, súc rửa những đồ dùng có thể đựng nước… , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp hoặc úp khô không cho muỗi vào đẻ trứng. Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy.

– Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở :

* Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

* Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.

* Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

· Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: ” Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

Tác giả: http://mamnonngoisao.com.vn/

Nguồn: https://mndothiviethung.longbien.edu.vn/pcdb-atvstp-pctntt-atgt/tuyen-truyen-benh-sot-xuat-huyet-c7820-221473.aspx