Có thể nhiều người chưa biết, mô sụn chính là cơ quan bao bọc các đầu xương với chức năng chính là phân tán lực, giúp giảm ma sát và giúp khớp cử động linh hoạt, nhẹ nhàng. Khi mô sụn bị bào mòn do nguyên nhân nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng khớp đau nhức, giảm biên độ vận động và phát ra âm thanh khi đi lại. Có thể nói, mòn sụn khớp gối chính là tình trạng mô sụn ở khớp gối bị bào mòn, lão hóa.
Mòn sụn khớp gối có nguy hiểm không?
Câu hỏi này đang khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Với vai trò vô cùng quan trọng trong ổ khớp, tình trạng mòn sụn khớp gối có thể khiến cơ quan này bị tổn thương, khả năng vận động, đi lại sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Thậm chí, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không thăm khám và điều trị kịp thời, cụ thể:
Người bệnh đừng chủ quan mà hãy tìm hiểu về nguyên nhân để phòng ngừa hoặc dấu hiệu nhận biết để sớm phát hiện tình trạng trên và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết mòn sụn khớp gối
Nguyên nhân
Sụn khớp là nơi thường xuyên phải chịu áp lực từ các hoạt động của cơ thể nhưng đôi khi lại được nuôi dưỡng không đủ khiến chúng bị bào mòn, lão hóa. Một số yếu tố gây nên tình trạng trên bao gồm:
Các tế bào sụn khớp khi bị quá tải áp lực sẽ giải phóng ra các enzyme và tự phá hủy những chất căn bản của sụn khớp gây nên tình trạng mòn khớp.
Sợi collagen bên trong sụn khớp không được cung cấp đủ dinh dưỡng, lâu dần sẽ bị đứt gãy hoặc tạo ra các cấu trúc sắp xếp lộn xộn làm giảm sự dẻo dai, đàn hồi của sụn khớp và dần bị thoái hóa.
Sụn khớp trong quá trình bị bào mòn sẽ hình thành các mảnh vỡ nằm bên trong dịch khớp, lúc này cơ thể sẽ xem chúng như những vật thể lạ và kích hoạt phản ứng viêm xảy ra. Điều này vô tình làm tăng sự phá hủy sụn khớp và các cấu trúc khác xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến tình trạng trên như:
Tuổi tác cao: Theo thời gian, hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị suy giảm, tăng tốc độ phá hủy và giảm khả năng phục hồi, tái tạo. Vì vậy, nếu không chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mô sụn có thể bào mòn, lão hóa.
Lao động nặng: Mô sụn chính là cơ quan phân tán lực đồng đều trong ổ khớp. Tuy nhiên, nếu lao động nặng nhọc trong thời gian dài, liên tục sẽ làm tăng xu hướng giải phóng các enzyme gây phá hủy các chất căn bản của sụn như collagen và proteoglycan. Đây là nguyên nhân khiến sụn khớp bị bào mòn.
Nguyên nhân khác: Lối sống thiếu khoa học, ảnh hưởng của chấn thương khớp gối, bất thường trục khớp bẩm sinh, sự tác động của các bệnh xương khớp khác,…
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh thường âm ỉ, ở mức độ nhẹ và tăng dần theo thời gian. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên thì người bệnh nê đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa mòn sụn khớp gối
Không đi lại quá nhiều, đứng quá lâu, mang vác vật nặng,… Với người lao động chân tay cần sử dụng những thiết bị hỗ trợ.
Người trung niên và cao tuổi nên dành 3 – 4 buổi/ tuần để tập các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… để sụn khớp được vận động và dẻo dai hơn.
Xây dựng và điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học, hạn chế dùng thức ăn nhanh, chứa nhiều gia vị, chất bảo quản, sử dụng rượu bia,… và bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp.
Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì để giảm tải áp lực lên vùng khớp gối.
Nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường trên cơ thể, trong đó có xương khớp.
Chẩn đoán mòn sụn khớp gối
Để xác định chính xác tình trạng của bản thân và có hướng điều trị phù hợp thì việc chẩn đoán như thế nào là vô cùng quan trọng. Người bệnh khi thăm khám sẽ được bác sĩ tiến hành chẩn đoán theo những phương pháp điển hình như sau:
Phương pháp điều trị mòn sụn khớp gối
Tập vật lý trị liệu
Liệu pháp này giúp phục hồi chức năng, tăng tốc độ hồi phục mô sụn và giảm nhẹ các triệu chứng do mòn sụn khớp gối gây ra. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân bị mòn sụn khớp gối:
Bên cạnh điều trị bằng vật lý trị liệu thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về một số động tác giúp giảm thiểu áp lực lên khớp gối trong quá trình đi lại, sinh hoạt, lao động,… Điều này cũng góp phần không nhỏ trong quá trình phục hồi mòn sụn khớp gối.
Sử dụng thuốc tây
Phương pháp này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, để phục hồi mô sụn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng phục hồi sụn và ức chế các enzyme gây ra quá trình thoái hóa. Với những trường hợp bệnh nhân bị đau nhức và sưng đỏ ổ khớp thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng. Các loại thuốc được dùng phổ biến như:
Trong trường hợp khớp đau nhức và sưng đỏ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng, giảm đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn như:
Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Opioids (thuốc giảm đau gây nghiện),…
Nhóm thuốc chống viêm: NSAID (thuốc chống viêm không steroid), corticosteroid (hiếm khi được sử dụng),…
Tiêm acid hyaluronic để giảm ma sát lên ổ khớp,…
Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ theo phác đồ điều trị nhất định. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Với chi phí cao và phải thực hiện nhiều lần nên phương pháp này thường ít được áp dụng. Thực chất, đây là cách lấy máu của bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch rồi tiến hành quay ly tâm để chiết tách lấy tiểu cầu ra khỏi hồng cầu, bạch cầu và một số thành phần khác.
Sau đó, tiểu cầu sẽ được tiêm trực tiếp vào ổ khớp bị mòn sụn và thoái hóa. Các tế bào này có khả năng đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo và giúp sụn khớp đàn hồi, dẻo dai hơn. Ngoài ra, tiểu cầu còn có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện các cơ quan tổn thương trong khớp gối và cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý dành cho người bị mòn sụn khớp gối
Bên cạnh những phương pháp điều trị tình trạng khớp gối bị bào mòn như trên thì người bệnh cần đặc biệt chú ý:
Bên cạnh đó, hãy hạn chế hải sản, một số loại thực phẩm khiến dư lượng axit uric tăng cao. Việc hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà cũng có ảnh hưởng nhất định tới hệ xương khớp. Đặc biệt, người bệnh tránh vận động mạnh, đi lại quá nhiều, mang vác đồ nặng,… thay vào đó có thể đi bộ, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của khớp gối.