Top 3 # Bệnh Lao Phổi Uống Thuốc Bao Lâu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Nhân Mắc Lao Phổi Sống Được Bao Nhiêu Lâu?

bệnh lao phổi sống được bao nhiêu lâu và cách chăm sóc để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân lao phổi như thế nào ạ?

Trả lời câu hỏi: Bệnh lao phổi sống được bao lâu?

Bệnh lao phổi hình thành ở cơ thể người do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn có tên Mycobacterim tuberculosis. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với người bệnh lao, mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch… rất có khả năng mắc bệnh lao phổi.

Đối với câu hỏi bệnh lao phổi sống được bao nhiêu lâu? Trước tiên, có thể khẳng định đây là một căn bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội rất nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.

Với sự tiến bộ về kỹ thuật đặc biệt là y tế thì bệnh lao phổi có thể chữa khỏi , tỉ lệ thành công lên tới 90%. Tuy nhiên, có điều trị triệt để hay không, người bệnh mắc lao phổi còn sống được khoảng bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm lý, mức độ phát triển của vi khuẩn, khả năng đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn,… Đặc biệt là có tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ hay không?

Nếu bệnh nhân chữa khỏi lao phổi, được chăm sóc, nghỉ ngơi tốt, lối sống lành mạnh thì có thể hoàn toàn yên tâm về tuổi thọ của mình.

Đối với trường hợp lao phổi kháng thuốc, tái phát lại thì thì sao, bệnh nhân lao phổi sống được bao nhiêu lâu? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này nhưng có thể khẳng định một điều là rất khó điều trị triệt để, các bác sĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Vậy khi bị lao phổi cần làm gì để người bệnh sống được lâu hơn?

– Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh lao phổi như: Ho nhiều, ra máu, tức ngực, khó thở… Cần đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ ngay lập tức.

– Đang trong đợt điều trị bệnh lao phổi t hì bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ, lộ trình điều trị của bác sĩ. Thông thường, thời gian điều trị có thể kéo dài tới 8 tháng. Trong giai đoạn này bệnh nhân cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Đặc biệt là không được quên uống thuốc.

– Bí quyết để bệnh nhân bị lao phổi sống được lâu hơn đó là ở những nơi thoáng mát, không bị ô nhiễm, khói bụi, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng…

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách để bệnh nhân lao phổi kéo dài tuổi thọ.

Biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi

Cách thức phòng ngừa lao phổi tốt nhất là tiêm phòng vac-xin ngừa lao đặc biệt là tiêm phòng cho trẻ nhỏ 6 tháng sau khi sinh và tiêm lại khi trẻ 15 tuổi.

Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để tránh khói bụi độc hại.

Hạn chế hút thuốc lá hay thuốc lào để bảo vệ trái phổi khỏe mạnh.

Theo thống kê ở nước ta số người mắc lao phổi ngày càng gia tăng. Mỗi người cần ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Chữa Bệnh Lao Phổi Bằng Phương Pháp Uống Trà Thuốc

Năm 1882, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nhánh khuẩn bacillus gây lao (gọi tắt là khuẩn lao), đồng thời khẳng định khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh duy nhất của bệnh lao. Sau khi nhiễm phải khuẩn lao chắc chắn người ta sẽ mắc bệnh lao, khi mắc phải sự truyền nhiễm của khuẩn lao hoặc sức kháng thể của cơ thể giảm, bệnh lao sẽ bị nặng hơn. Các cơ quan nội tạng của cơ thể đều có thể bị nhiễm bệnh do sự truyền nhiễm của khuẩn lao gây nên, nhưng bệnh lao phổi là căn bệnh dễ thấy nhất, chiếm hơn 80% trong các bệnh lao của cơ quan nội tạng.

Triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi là thân nhiệt thấp, người yếu, đổ mồ hôi trộm, ăn ít, ho, ra đờm nhiều, khạc ra máu, về lí thuyết là rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chế độ dinh dưỡng của con người đã được cải thiện, thể chất được tăng lên, những loại thuốc chống lao đã được ứng dụng rộng rãi, sau khi mắc bệnh lao phổi, những triệu chứng lâm sàng không còn ở dạng điển hình. Đặc biệt là tại những nơi truyền nhiễm nhẹ về sự giới hạn, cùng với sự tăng lên của hiện tượng vôi hóa ở người già trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, sau khi lây nhiễm sẽ bị cảm nhiều lần, có biểu hiện ho, dễ tạo ra lậu chẩn.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Hoa cúc thân nhẹ, dễ nổi, thanh nhiệt làm mát, thường dùng để phân tán phong nhiệt, hoặc người nóng, chất độc nóng lưu trong phổi, đau đầu, ho, thường dùng cùng với lá dâu, liên kiều, bạc hà, cát cánh, uống như trà lá dâu hoa cúc.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà mật ong ngọc lan

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa ngọc lan 3-5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 0,5-1 gam. Cho hoa ngọc lan, trà xanh vào nước sôi để trong năm phút, khi còn nóng cho thêm mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống.

Công dụng chữa trị: Chữa viêm, tiêu đờm.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị lao phổi, viêm phế quản mãn tính.

– Trà lười tươi ô liu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Quả lười tươi 9-10 gam, ô liu 5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 1-1,5 gam. Đổ nước sôi vào quả lười ươi, ô liu để trong năm phút rồi chắt bỏ cặn, khi còn nóng cho thêm trà xanh, mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, trơn họng, lợi âm.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm họng mãn tính, phổi nóng, ho.

– Trà lá hồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá hồng, trà xanh một lượng vừa đủ. Trước tiên lá hồng đem rửa sạch, lá hồng tốt nhất nên ngắt vào mùa thu, nghiền thành bột, cho vào ấm sứ. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần lấy ra 6 gam bột, cho vào cùng lá trà rồi đun lên, đợi nguội mới uống.

Công dụng chữa trị: Làm mát máu, cầm máu.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bị lao phổi, giãn khí quản do ho, đờm trong máu, xuất huyết dạ dày và các dạng xuất huyết như tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, ban xuất huyết.

– Trà táo sen

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tiểu mạch 200 gam, táo to 30 gam, hạt sen 25 gam, trà xanh 1 gam. Bỏ những hạt tiểu mạch nổi ra ngoài, cho nước vào nấu tiểu mạch cho chín, khi nước đang sôi cho trà xanh vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm 3-4 lần uống.

Công dụng chữa trị: Kiện vị, dưỡng tinh.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị lao phổi. Công dụng của thuốc trong hạt tiểu mạch nổi là ngăn mồ hôi.

– Trà ốc tuyết

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn dược tươi 45 gam, hạt ninh khuông (giã nát) 12 gam, bánh hồng ngâm 18 gam. Trước tiên đem sơn dược, hạt ninh khuông nấu lên, chắt bỏ cặn, cho thêm bánh hồng ngâm vào nước trên là có thể dùng được. Uống tùy lúc.

Công dụng chữa trị: Bổ tì nhuận phổi.

Chú ý: Phương trà này chủ trị âm khí phổi tì không đủ dẫn tới hư nhiệt, hơi thở ngắn, ít nói, tiếp nhận kém, cơ thể gầy yếu, ho do lao phổi. Sơn dược, cam bình, ích khí dưỡng âm, bổ tì, thận, phổi, có thể bổ cả khí tì, ích âm tì, lại có thể bổ khí phổi, ích âm phổi. Hạt ninh khuông (còn có tên gọi khác là hạt thiên lực) có chức năng thanh nhiệt lợi họng, còn có chức năng khống chế sự sinh trưởng của khuẩn cầu chuỗi màu vàng. Bánh hồng ngâm, vị ngọt và mát, có chức năng thanh nhiệt nhuận phổi, chữa ho tiêu đờm. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có nói về bánh hồng ngâm: “Có công dụng bổ máu, tì, phổi, vị ngọt giúp hòa khí, vị chát nhưng dễ hấp thụ, kiện tì bổ dạ dày, chữa ho.” Còn nói thêm: “Hồng ngâm, nước hồng ép rất có tác dụng đối với các bệnh về phổi.” Kết hợp ba loại thuốc, đều có chức năng bổ tì nhuận phổi, thanh nhiệt, chữa ho, tiêu đờm. Khi chữa được âm khí ở tì và phổi sẽ có tác dụng hơn để chữa ho lao.

Phương pháp chữa bệnh bằng bánh hồng ngâm: Chỉ lấy những hạt hồng chín, cắt bỏ lớp vỏ ngoài, phơi cả ngày và qua đêm sương, sau một tháng thì gói kín vào đồ cói, khoảng một tháng sau sẽ thành bánh hồng ngâm, mặt ngoài có màu trắng như phấn, dùng chổi quét lớp ngoài là thành hồng ngâm. Bỏ hồng ngâm vào nồi đun cho nóng chảy đến khi thành dạng mật, đổ vào khuôn có hình dáng đặc biệt, phơi khô, khi phơi khô xong thì gọi là bánh hồng ngâm. Nên phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời để tránh chảy nước.

– Trà chữa lao

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Vỏ địa cốt 9 gam, sài hồ 6 gam, cam thảo tươi 3 gam. Những loại thuốc trên đem nghiền thành bột, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy nắp lại để trong 15 phút, uống nhiều như trà. Mỗi ngày uống một thang, khi hết nóng thì không uống nữa.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, chữa lao nhiệt.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chữa lao phổi, điều trị chứng tăng nhiệt và giảm nhiệt. Người bị cảm phong hàn, trúng gió độc không nên dùng. Vỏ địa cốt cũng giống như hạt khởi kỉ, vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, chủ trị đổ mồ hôi trộm, tăng nhiệt hư lao, phổi nóng do ho, nôn ra máu, chảy máu cam, chữa khát, cao huyết áp. Các thí nghiệm về dược lí đã chứng minh, phương thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và làm mát máu, có tác dụng giải nhiệt yếu hơn aminopyrine, nhưng lại tương đương với các loại thuốc giải nhiệt khác. Nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Sài hồ cũng giống như rễ cây cẩm chướng, vị ngọt và đắng, mát, có thể làm mát phổi, tì, vị, thận, có chức năng làm mát máu. Vì nó có tính năng giải độc nên có chức năng làm giảm nhiệt do lao. Phương thuốc trên cộng thêm một lượng nhỏ cam thảo có thể giải nhiệt và điều dưỡng. Dùng kết hợp ba loại thuốc trên, có tác dụng rất tốt đối với hiện tượng phát nhiệt do lao.

– Trà lá công lao

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá công lao còn tươi và non 60 gam. Trước tiên đem loại lá trên rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi chiếm nửa bình, đậy nắp lại trong 10 phút, uống thay trà. Uống hết trong một ngày nhưng chia làm nhiều lần uống, không uống cặn.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt từ âm.

Chú ý: Phương trà này chủ trị hiện tượng tăng nhiệt do lao, ho ra máu. Lá công lao, còn có tên gọi khác là lá hoàng thiên trúc, thổ hoàng bách, kích hoàng bách, kích hoàng kim (tiếng Tứ Xuyên), mộc hoàng liên. Sự phân biệt giữa các nơi ở Trung Quốc là khá nhiều, có thể mua được quanh năm. Phương thuốc này tốt nhất là dùng khi còn tươi. Nó có vị đắng mát, có chức năng thanh nhiệt từ âm, có thể chữa bệnh lao phổi. Lá công lao có chứa hàm lượng chất palmatisine, jatrorrhizine và magnolorine có khả năng tiêu diệt khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây thương hàn. Khi dùng phương trà này sẽ tăng khả năng kháng lao trong quá trình điều trị.

– Trà bách bộ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bách bộ, đường đen mỗi loại 20 gam. Đem bách bộ nghiền thành bột, đổ nước sôi vào để trong 20 phút, cho đường đen vào, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Chữa ho nhuận phổi.

Chú ý: Phương trà này chủ trị đối với những người bị ho kéo dài, ho ban ngày, ho do lao phổi. Bách bộ còn có tên gọi khác là thuốc dược sắt. Nên ngắt trước khi cây nẩy mầm vào mùa xuân và trước khi chồi héo vào mùa thu, rửa sạch hết đất, bỏ rễ, đổ nước sôi vào đun hoặc hấp cách thủy cho đến khi cây chuyển thành màu trắng, phơi khô, cắt thành đoạn, ăn sống hoặc nướng lên. Nó có vị ngọt dịu, đắng, có thể chữa ho nhuận phổi, người bị ho dữ dội, ho trong thời gian dài đều có thể dùng. Theo cuốn “Dược tính luận” có ghi: “Chữa nóng phổi, thượng khí, ho, chủ nhuận ích phổi”. Nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, trong bách bộ có chứa hàm lượng chất stemonine, stemonidine, protostemonine, có tác dụng chữa ho rõ rệt, có thể giảm cường độ của hệ hô hấp trung ương, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại kí sinh trùng trong cơ thể. Có tác dụng khống chế khuẩn que gây lao, khuẩn que gây bạch hầu, khuẩn cầu chuỗi, khuẩn cầu gây viêm phổi, khuẩn que gây mủ và các loại nấm trên da. Ngoài ra, bách bộ còn có thể dùng để chữa sởi, viêm da, bệnh acpet mảng tròn, muỗi đốt, lấy cây vẫn còn tươi rồi trà sát lên phần bị bệnh.

Những điều cần ghi nhớ

Tích cực giáo dục về vệ sinh thân thể, làm cho thanh niên hiểu được cách thức truyền nhiễm và sự nguy hiểm của bệnh lao phổi. Giáo dục tốt thói quen vệ sinh sạch sẽ là không được khạc nhổ đờm bừa bãi. Đờm của người bị lao phổi phải bị đốt hoặc tiêu hủy.

Phải kiểm tra sức khỏe định kì đối với thanh thiếu niên, phát hiện sớm, cách li sớm, điều trị sớm. Ngoài ra, còn cần kịp thời cho trẻ sơ sinh tiêm vacxin phòng lao để cơ thể sinh ra khả năng miễn dịch, giảm sự phát sinh bệnh lao phổi.

Khi phát hiện các triệu chứng thân nhiệt thấp, đổ mồ hôi trộm, ho khan, có máu trong đờm, người mệt mỏi, ăn ít, kém ăn v.v… cần kịp thời đến bệnh viện khám. Sau khi đã xác nhận là bệnh lao phổi cần lập tức tiến hành chữa bệnh, đồng thời phải tăng cường chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể chất. Chỉ cần phát hiện kịp thời, chữa trị triệt để thì bệnh lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Người bị bệnh lao phổi khi ở nhà cần tiến hành cách li. Cách li là biện pháp khống chế sự truyền nhiễm cho người khác. Người bị lao phổi là căn nguyên của các bệnh lao khác. Vì vậy nên bố trí người bệnh vào một không gian riêng biệt, chất thải và đồ dùng của người bệnh đều phải để riêng biệt khỏi người khỏe mạnh.

Các biện pháp cụ thể là:

Tốt nhất là đưa người bệnh ở phòng có không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, Nếu không có điều kiện, người bệnh có thể ngủ tại một chiếc giường riêng, chú ý thường xuyên mở cửa sổ để lấy gió.

Quần áo chăn màn người bệnh nên thường xuyên phơi ra ánh nắng để tiêu độc, sau khi bệnh được chữa khỏi, phòng phải được tiến hành tiêu độc triệt để. Có thể dùng cách đốt hoặc dùng 1-2 thìa giấm mỗi mét vuông cho vào lò rồi xông khói, lại lấy 3% bột tẩy trắng rửa sạch hoặc 3% nước lyzon phun lên khắp nhà và sàn, đóng cửa chính và cửa sổ từ 1-2 giờ.

Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, không được đi đến nơi công cộng.

Đồ ăn, dịch đờm, những thứ mà người bệnh nôn phải được tiêu độc, đặc biệt chú ý dịch đờm của người bệnh phải khạc ra giấy hoặc khạc vào ống nhổ, tiến hành đốt hoặc tiêu độc xong mới được vất đi.

Biện pháp cách li tốt nhất đối với người bị lao phổi là vào nơi cách li của bệnh viện chuyên khoa lao phổi, giảm khả năng truyền nhiễm với người trong ngành cũng như với người khác, có lợi cho gia đình và xã hội.

Bệnh Lậu Uống Thuốc Có Khỏi Không? Bao Lâu Thì Khỏi Nếu Có

Bệnh lậu uống thuốc có khỏi không? Là câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Vậy thực tế thì bệnh lậu có uống thuốc có hết bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây trong bài viết của bacsygioihn.com.

Những điều bạn nên biết về bệnh lậu

Lậu là một căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan và phát triển vô cùng chóng mặt. Bệnh bị gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là neisseria gonorrhoeae. Khi bị vi khuẩn lậu tấn công người bệnh sẽ phát bệnh rất nhanh chóng, thường là chỉ sau 3-5 ngày, trường hợp lâu nhất là 10 ngày.

Khi bị nhiễm song cầu khuẩn lậu chị em sẽ thấy thường xuyên nóng rát ở vùng kín. Đau rát khi đi tiểu, tiểu buốt, khí hư ra nhiều, có mùi hôi bất thường. Bệnh lậu lây lan rất nhanh qua đường quan hệ tình dục không an toàn, và phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn nam giới.

Không giống như sùi mào gà. Tuy cùng la hai căn bệnh xã hội cùng lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn. Nhưng lậu thì có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn, nhưng sùi mào gà thì không. Tuy nhiên việc điều trị lậu cần phải kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ. Đồng thời, thuốc điều trị bệnh lậu chỉ có thể điều trị được bệnh tại thời điểm bị bệnh, còn các trường hợp tổn thương vĩnh viễn do bệnh lậu gây ra thì thuốc không hề có tác dụng gây ra.

Ngày này bệnh lậu có rất nhiều biến thể khác nhau và có khả năng kháng thuốc kháng sinh cực tốt. Cho nên sau một vài ngày sử dụng thuốc điều trị mà các triệu chứng của bệnh lậu vẫn không có những dấu hiệu bị giảm sút thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được nghe tư vấn.

Không riêng gì bệnh lậu mà bất cứ một loại bệnh nào cũng thế. Việc điều trị bệnh lậu cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc. Để điều trị bệnh lậu, cần phải thực hiện theo những nguyên tắc sau:

– Khám, kiểm tra, xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh lậu để có thể đưa ra một phác đồ điều trị đúng đắn.

– Cần phải điều trị cả cho người bệnh và cả người có quan hệ tình dục với người bệnh.

– Cần phải tiến hành thử huyết thanh để chẩn đoán bệnh giang mai và HIV.

Để điều trị bệnh lậu thì hiện nay các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc ceftriaxone do tình trạng vi khuẩn lậu đã trở nên kháng thuốc với một số loại thuốc điều trị lậu khác. Các bước điều trị sẽ được tiến hành như sau:

– Tiêm một liều ceftriaxone 250mg một liều duy nhất vào bắp

– Spectinomycin 2g một liều duy nhất

– Uống ciprofloxacin 500mg một liều duy nhất.

Sau khi sử dụng thuốc thì sau khoảng đến 3 ngày điều trị tình trạng đau rát khi đi tiểu sẽ giảm hẳn và sau từ 3 đến 5 ngày thì biến mất. Khí hư sẽ không còn ra nhiều, không có mùi hôi trở về tình trạng bình thường. Khi đi xét nghiệm lại, các kết quả xét nghiệm cho thấy 2 lần liên tiếp âm tính với vi khuẩn lậu.

Ở chị em phụ nữ, bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng như:

Hình thành các mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng

Khả năng cao bị mang thai ngoài dạ con

Rất có thể có khả năng dẫn đến vô sinh

Gây ra đau bụng và đau vùng chậu trong thời gian dài

Không chỉ có thế, bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan vào máu hoặc vào khớp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi bị nhiễm vi khuẩn lậu thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị lây truyền HIV là rất cao.

Như đã nói ở trên lậu là một căn bệnh bị lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Chính vì thế cách tốt nhất để phòng chống bệnh lậu đó chính là:

Duy trì mối quan hệ chung thủy một vợ, một chồng

Không nên có các mối quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Khi quan hệ tình dục cần phải sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn

Nếu quan hệ bằng miệng cần phải có tấm bảo vệ miệng đúng cách.

Không giống như bệnh sùi mào gà, bệnh lậu là một căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh hơn và phát triển cũng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên thì lậu lại có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn áp dụng đúng, chính xác phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh lậu uống thuốc có khỏi không? Đương nhiên là có rồi, nhưng phải kết hợp với cả thuốc tiêm để đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn: http://bacsygioihn.com/

Một Số Bài Thuốc Trị Bệnh Lao Phổi

Trong Y học cổ truyền, lao phổi thuộc phạm vi chứng “phế lao” với các biểu hiện chủ yếu như ho, khái huyết, triều nhiệt (sốt về chiều), đạo hãn, đau tức ngực, gày sút…

Về mặt trị liệu, người ta có thể sử dụng phương thức “biện chứng luận trị”, hoặc “biện bệnh luận trị” hoặc sử dụng các kinh nghiệm dân gian với mục đích chung là tiêu diệt hoặc ức chế trực khuẩn lao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

Có thể nói, kinh nghiệm dân gian trị liệu lao phổi là hết sức phong phú, có thể kể ra một số phương pháp điển hình như sau:

Dán huyệt liệu pháp:

Tỏi 10g, lưu hoàng 6g, bột nhục quế 3g, băng phiến 3g. Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát, trộn đều với các vị thuốc rồi đắp lên huyệt dũng tuyền cả hai bên, dùng băng cố định, cách ngày thay thuốc một lần. Vị trí huyệt dùng tuyền: nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Chủ trị chứng khái huyết do lao phổi.

Xoa bóp liệu pháp: Gừng tươi và quế chi lượng vừa đủ, tán nhỏ, sao nóng rồi cho thêm một chút long não, chườm vùng ngực trước và vùng liên sống bả. Dùng cho những trường hợp lao phổi có khó thở, vã mồ hôi trộm, ho ra máu.

Tạng phủ liệu pháp: Phổi lợn 250g, bạch cập 30g. Phổi lợn lọc bỏ màng máu, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm với bạch cập và một chút rượu vang, khi chín chế thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho những trường hợp lao phổi có ho nhiều, khái huyết.

Dược khí liệu pháp: Cây lang độc, còn gọi là tục tràng thảo, sơn đan hoa… 1kg, đại táo 2kg. Cho lang độc vào nồi đồng, đổ ngập nước, đặt giá hấp rồi đổ đại táo vào, hấp chừng 1 giờ là được, bỏ lang độc và nước thuốc, đựng đại táo vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 7 quả, dùng kiên trì trong 1 tháng.

Dược hoàn liệu pháp: Mật dê tươi mới vài cái, sữa bột và đường lượng vừa đủ. Đem mật dê cô thành dạng cao đặc bằng lửa nhỏ rồi cho sữa bột và đường vào, trộn đều, chế thành những viên hoàn nặng 0,5 – 1g, sấy kỹ cho thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2g, 3 tháng là một liệu trình.

Dược viên liệu pháp: Dã cúc hoa, bạch hoa xà thiệt thảo, lá liễu lượng bằng nhau, đem sắc thành dạng cao đặc rồi sấy khô, chế thành viên, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7 viên, lượng thuốc uống 1 ngày tương đương với 30g dược liệu khô.

Dược nhũ liệu pháp: Hạ khô thảo 1kg đem sắc với 2500ml cô lại còn 500ml, cho thêm đường đỏ với lượng thích hợp để tạo thành dạng cao sữa, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Đắp thuốc liệu pháp: Ngũ linh chi 15g, bạch giới tử 15g, cam thảo 6g, tỏi giã nhuyễn 15g, phân chim bồ câu trắng 15g, xạ hương 0,3g. Ngũ linh chi, bạch giới tử và cam thảo sấy khô tán bột, trộn đều với tỏi, phân chim và xạ hương, cho thêm một chút dấm chua rồi đắp vào các huyệt giáp tích ngang các đốt sống lưng (D1 đến D12) 1/2 thốn trong 1 đến 2 giờ, sao cho tại chỗ nóng lên là được, 7 ngày làm 1 lần. Dùng để hỗ trợ trị liệu lao phổi ho hen nhiều.

Xông tỏi liệu pháp: Tỏi 30 – 35g giã nát, cho vào nồi nhỏ, hâm nóng, lấy giấy bìa cuốn thành phễu, khoét lỗ rồi để cạnh hai lỗ mũi, hít lấy hơi thuốc trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Dược cao liệu pháp: Mật ong 120ml, nước cốt gừng tươi 120ml, nước ép cà rốt 1 bát, nước ép quả lê 1 bát, sữa mẹ 1 bát. Tất cả hòa đều, đem cô thành cao bằng lửa nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh với nước ấm.

Cứu huyệt liệu pháp: Mỗi ngày dùng điếu ngải cứu ấm 2 huyệt dũng tuyền (vị trí đã nêu ở trên)

Cháo thuốc liệu pháp: Hoàng tinh 30g đem ninh với 60g gạo tẻ thành cháo, cho thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook